You are on page 1of 6

PHÂN TÍCH CƠ CẤU XÃ HỘI GIAI CẤP VÀ LIÊN

MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ


QUÁ ĐỘ LÊN CNXH.
I. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
1. Khái niệm và vị trí cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội
1.1. Khái niệm cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội giai cấp
Cơ cấu xã hội – giai cấp (còn gọi là cơ cấu giai cấp) là hệ thống các
giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan, hoạt động hợp pháp trong
một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sỡ hữu
tư liệu sản xuất, về quản lý sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội giữa
các giai cấp và tầng lớp đó.

1.2. Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội
- Cơ cấu xã hội – giai cấp là nội dung cơ bản nhất của cơ cấu xã hội và
do cơ cấu kinh tế của xã hội quy định. Mỗi chế độ xã hội, tương ứng
với một cơ cấu kinh tế sẽ hình thành một cơ cấu giai cấp nhất định.
- Cơ cấu giai cấp trong CNXH (CCGC XHCN) là cơ cấu bao gồm các
giai cấp, tầng lớp xã hội được hình thành trong lịch sử và sự tác động
qua lại giữa các giai cấp, tầng lớp trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội XHCN.

2. Xu hướng biến đổi cơ cấu – giai cấp trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội
2.1. Xu hướng chủ yếu
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, quá trình biến đổi cơ cấu xã hội – giai
cấp nói chung sẽ diễn ra theo những xu hướng mang tính quy luật, không
tách rời nhau và được thể hiện trên cac lĩnh vực chính trị, phát triển lực
lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần. Cụ thể:
- Một là: sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp trong quan hệ
với TLSX. Xu hướng này được thể hiện qua quá trình hoàn thiện
QHSX mới từ thấp đến cao, qua chủ trương phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần  tạo ra sự liên doanh, liên kết, từ đó tạo
điều kiện để các giai cấp, tầng lớp xích lại gần nhau, đan xen với nhau
để cùng phát triển.
- Hai là: sự xích lại gần nhau về tính chất lao động: Thông qua việc đẩy
mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật và ứng dụng những thành tựu của
nó trong sản xuất.
- Ba là: sự xích lại gần nhau trong mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu
dùng giữa các giai cấp, tầng lớp: Thông qua việc hoàn thiện chế độ
phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế.
- Bốn là: sự xích lại gần nhau trong tiến bộ về đời sống tinh thần giữa
các giai cấp, tầng lớp: Thông qua việc đẩy mạnh cách mạng XHCN
trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa.
2.2 Những vấn đề có tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp
- Thứ nhất, sự biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp gắn liền và được quy
định bởi sự biến đổi của cơ cấu kinh tế.
Đó là cơ cấu ngành nghề kinh tế, thành phần kinh tế, cơ chế hành chính,
kinh tế xã hội… Các cơ cấu kinh tế này quy định một cơ cấu xã hội giai cấp
đa dạng trong thời kỳ quá độ, vận động theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN.
- Thứ hai, quá trình biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp cũ sang cơ cấu xã hội
– giai cấp mới là một quá trình diễn ra dần dần từng bước và là một quá
trình liên tục, đa dạng trong suốt TKQĐ.
Giai đoạn đầu, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi nhanh chóng, mạnh mẽ,
có những yếu tố mang tính tự phát và sẽ dần đi vào ổn định ở giai đoạn
cuối của TKQĐ.
- Thứ ba, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi và phát triển trong mối quan hệ
vừa đấu tranh, vừa liên minh (đặc biệt là liên minh công – nông – trí
thức), xích lại gần nhau, tiến tới từng bước xóa bỏ hiện tượng bóc lột giai
cấp trong xã hội.
Đấu tranh giai cấp để xóa bỏ giai cấp bóc lột.
Liên minh giai cấp để khắc phục sự khác biệt giữa các giai cấp lao động.
Đấu tranh giai cấp và liên minh giai cấp để đi đến xóa bỏ sự phân chia
giai cấp, tiến đến một xã hội không có giai cấp.
- Thứ tư, sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp mang tính đa dạng và
thống nhất.
Do tác động của cơ chế thị trường mà cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi đa
dạng, phức tạp, trong đó có những yếu tố mang tính tự phát.
Sự biến đổi này là thống nhất, mang tính định hướng XHCN.

II. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
1. Tính tất yếu của Liên minh công – nông – trí thức trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1. Quan điểm của Mác – Ăngghen về tính tất yếu của liên minh
- Thời kỳ C. Mác – Ph. Ăngghen, thuật ngữ liên minh công – nông – trí
thức chưa có trong các tác phẩm (mà chỉ có thuật ngữ liên minh công
– nông) nhưng trong tư tưởng các ông đã đề cập đến liên minh giữa
giai cấp công nhân với các tầng lớp lao động khác không phải vô sản.
- Mác – Ăngghen đã tổng kết thực tiễn các phong trào đấu tranh của
công nhân ở Châu Âu và chỉ ra rằng: Nhiều cuộc đấu tranh của công
nhân bị thất bại chủ yếu là do không tổ chức liên minh với người bạn
đồng minh tự nhiên của mình là “giai cấp nhân dân”, do vậy Cách
mạng vô sản đã trở thành những bài “đơn ca ai điếu”.

1.2. Quan điểm của V.I. Lênin


- Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận về liên minh công – nông và
các tầng lớp lao động khác của Mác – Ăngghen trong giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa, đã làm rõ hơn tư tưởng về liên minh công – nông – trí
thức: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh
giữa giai cấp vô sản – đội tiền phong của những người lao động, với
đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu
chủ, nông dân, trí thức,..)” (V.I. Lênin: toàn tập t38, Nxb Tiến Bộ,
Matxcơva 1977, tr452).

1.3. Tính tất yếu của liên minh do sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
qui định
- Để thực hiện thành công SMLS của mình, giai cấp công nhân phải
thực hiện đường lối liên minh giai cấp. Đó là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược của toàn bộ tiến trình cách mạng của giai cấp công nhân.
- Trong tiến trình xây dựng CNXH, cùng với sự liên minh về chính trị -
xã hội về kinh tế giữa giai cấp công nhân với các giai cấp và tầng lớp
khác là nhân tố quyết định cuối cùng thắng lợi của CNXH.
- Ở góc độ liên minh về kinh tế giữa công – nông – trí thức đối với 1
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH, cần nhận thức rõ mấy
điểm cơ bản sau đây:
+ Tất yếu phải gắn chặt nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, khoa
học công nghệ trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
+ Từ một nước nông nghiệp tiến lên CNXH, phải đặc biệt chú trọng
đến nông nghiệp, ci nông nghiệp thực sự lầ cơ sở để công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
- Liên minh công – nông – trí thức là nhu cầu giữ vững vai trò lãnh đạo
của giai cấp công nhân, nhu cầu tự giải phóng của nông dân và nhu
cầu phát triển của trí thức.

2. Nội dung của liên minh công – nông – trí thức


- Liên minh công – nông – trí thức là sự hợp tác toàn diện giữa công
nhân, nông dân và trí thức trong tất cả các mặt khác nhau của đời sống
xã hội.
- Trong cách mạng XHCN, liên minh công – nông – trí thức là một quy
luật khách quan. Điều đó được quy định bởi những lý do cơ bản về
chính trị và kinh tế:
+ Về chính trị, liên minh công – nông – trí thức là nhu cầu nội tại
khách quan của Cách mạng XHCN.
 Nhu cầu thống nhất các lực lượng chính trị - xã hội cơ bản của
cách mạng để tạo thành một động lực to lớn đảm bảo thắng lợi
của cách mạng , cả trong giai đoạn giành chính quyền cũng như
trong giai đoạn xây dựng XHCN.
 Nhu cầu đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông
qua đội tiền phong là Đảng Cộng Sản.
“Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản là duy trì khối
liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản
có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”
(V.I. Lênin Toàn tập t44, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva 1997, tr57).
+ Về kinh tế. liên minh công – nông – trí thức là do sự gắn bó thống
nhất giữa công nghiệp – nông nghiệp và khoa học công nghệ, nhất là ở
những nước nông nghiệp đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Đây là vấn đề giữ vai trò quyết định trong quá trình xây dựng
CNXH.
 Liên minh để đảm bảo các lực lượng đông đảo nhất trong xã hội
thống nhất về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 Liên minh để gắn bó chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, sản
xuất với dịch vụ, khoa học và công nghiệp để đảm bảo thỏa
mãn lợi ích kinh tế, cả trước mắt và lâu dài, cơ bản của mọi
thành viên trong xã hội. Trong vấn đề này trí thức có vai trò
quan trọng.
+ Về văn hóa – xã hội, liên minh công – nông – trí thức nhằm xây
dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Có khả năng
tiếp thu các giá trị văn hóa của loài người.

Ý nghĩa của nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa đối với Việt Nam hiện nay
Trung thành, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về liên minh giai cấp, tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,tư tưởng Hồ Chí
Minh về liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức vào điều kiện cụ thể cách mạng Việt Nam, ngay từ văn kiện Đại hội lần thứ II
của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Đảng ta đã chỉ rõ: “Chính quyền của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân… Lấy liên
minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng do giai cấp công nhân
lãnh đạo”

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam năm 1991, Đảng ta xác định: xây dựng khối liên minh công - nông - trí làm
nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là khối đại
đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và trí thức do Đảng lãnh đạo”
Việc nghiên cứu cơ cấu xã hội có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc lãnh
đạo và quản lý xã hội. Nó trang bị những tri thức cơ bản để hiểu được sự hình
thành các đặc trưng và các mối quan hệ của các giai cấp, các nhóm xã hội khác
nhau. Trên cơ sở đó giúp Đảng và Nhà nước đề ra được các quyết định chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với thực tiễn, nhát huy được tiềm năng của con
người nhằm hướng vào các mục tiêu đã được hoạch định, thông qua đó mà hoàn
thiện công tác quản lý và hoàn thiện cơ cấu xã hội.
Ở Việt Nam, cơ cấu xã hội có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cho chúng ta một
bức tranh tổng quát, một bộ khung, bộ dàn về xã hội, từ đó mà vạch ra được chiến
lược xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưu. Nghiên cứu cơ cấu xã hội, đặc biệt là
nghiên cứu sự phân tầng xã hội cho phép đi sâu vào phân tích thực trạng xã hội,
nhận diện được một cách chân thực những đặc trưng và xu hướng phát triển của
đất nước, từ đó có cơ sở khoa học để vạch ra những chính sách xã hội phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, và từ đó có thể quản lý, điều hành xã hội
một cách có hiệu quả, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Trong những năm gần đây, cùng với sự nghiệp đổi mới, đặc
biệt là bước quá độ chuyển biến từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường, trong cơ cấu xã hội đã có những sự biến đổi căn bản ở tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Để chủ động đưa sự nghiệp đổi mới đạt được những
thành tựu cao hơn nữa, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang triển khai một
loạt công trình nghiên cứu khoa học về tất cả các lĩnh vực đang đặt ra trong sự
nghiệp đổi mới, trong đó có nghiên cứu những đặc trưng và xu hướng chuyển đổi
của cơ cấu giai cấp trong điều kiện hiện nay.

Tài liệu tham khảo


1. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản C. Mác – Ph. Ăngghen toàn tập: tập IV, Nxb
ST, HN 1995.
2. V.I. Lênin Tuyển tập: Quyển II phần II, Nxb ST, HN 1959, Tr155 – 256.
3. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. CTQG – ST, HN, 2014.

You might also like