You are on page 1of 21

Phần 1: Đánh giá sản phẩm

1. Lịch sử phát triển của PS

Photoshop là phần mềm dẫn đầu về chỉnh sửa ảnh.

PS được sử dụng gần như trong mọi hoạt động liên quan đến
ảnh bitmap.

Được coi là chuẩn cho các ngành liên quan đến chỉnh sửa ảnh.
2. Lịch sử ra đời của chỉnh sửa phim ảnh
Bức ảnh đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm
1826 bởi Joseph Nicéphore Niépce tại vùng Burgundy của
Pháp. Hình ảnh được chụp với sự kết hợp của nhựa
đường phủ lên một mảnh thủy tinh hoặc kim loại, quá trình
này được gọi là heliography.

Năm 1841, William Henry Fox Talbot được cấp bằng sáng chế
calotype, quy trình chụp ảnh thực tế đầu tiên tạo ra âm bản có
thể tạo ra nhiều bản sao. Chỉ 5 năm sau, vào năm 1846, ví dụ
nổi tiếng đầu tiên về thao tác trên ảnh được ghi lại bởi Calvert
Richard Jones, đồng nghiệp của Talbot.
Đến năm 1878, quá trình collodion tấm ướt được phát minh,
tiếp theo là các quá trình quang gelatin-bạc (khô). Cả hai quy
trình này lúc đầu đều sử dụng âm bản thủy tinh, rất thích hợp
cho việc chỉnh sửa hình ảnh thủ công. Phim âm bản cũng trở
nên phổ biến sau năm 1913 và cũng được sửa lại bằng các
phương pháp tương tự.
Bức ảnh màu đầu tiên trên thế giới được chụp vào năm 1861
bởi nhà vật lý toán học James Clerk Maxwell. Bức ảnh có ảnh
hưởng đáng kể đến sự phát triển của chỉnh sửa nhiếp ảnh.

Năm 1879, J. Swan đã mở xưởng sản xuất giấy ảnh bạc


halogen đặc biệt dựa trên gelatin đầu tiên, loại giấy này đã trở
thành nguyên tố chính trong sản xuất giấy ảnh và ngày nay vẫn
được sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Vào thời điểm này,
các công nhân tham gia sản xuất bản in ảnh đã có thể điều
chỉnh một chút tông màu và độ tương phản của hình ảnh.

Vào năm 1880 chủ ngân hàng người Mỹ George Eastman đã


mở "Công ty Eastman Dry Plate" tại Mỹ. Sau đó nó được đổi
tên và đăng ký thành "KODAK" vào năm 1888, bắt đầu lịch sử
lâu dài và đầy biến cố của công ty Kodak.
Năm 1911, Oskar Barnack bắt đầu làm việc trong công ty Leitz
của Đức. Ông đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển hơn nữa
của lịch sử chỉnh sửa ảnh. Nhờ những nỗ lực và nghiên cứu
của ông, vào năm 1925, một loại máy ảnh định dạng nhỏ mới,
hoạt động trên phim tiêu chuẩn, đã được bán ra thị trường.
Năm 1975, kỹ sư Steven Sassoon của Kodak đã thiết kế và
giới thiệu chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên đến công chúng
và bắt đầu lịch sử của máy ảnh kỹ thuật số.
Các kỹ thuật chỉnh sửa hình ảnh hiện đại đang được cải thiện
hàng ngày, làm cho cuộc sống của nhiều người làm nghề
nhiếp ảnh trở nên dễ dàng hơn. Ngày nay, bất kỳ ai cũng có
thể dễ dàng loại bỏ hoặc thêm bất kỳ yếu tố nào vào ảnh.
3. Thương hiệu Adobe
Tập đoàn Adobe (Adobe Systems Incorporated; phát âm: a-
DOE-bee, giống như A-đô-bi; mã NASDAQ: ADBE) của Hoa
Kỳ có trụ sở chính đặt tại San Jose, California, Hoa Kỳ.
3.1 Tập đoàn Adobe
Tập Đoàn Adobe - Vũ Trụ Phần Mềm Của Ngành Thiết Kế Đồ Họa

3.2 Trụ sở
Trụ sở chính tọa lạc tại San Jose, California.

Khu phức hợp bao gồm ba tòa tháp: Tây, Đông và Almaden. Tòa tháp
Tây 18 tầng, 78,9 m được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1996, là
tòa nhà cao thứ sáu ở thành phố San Jose. Tòa tháp Đông 16 tầng,
71,9m và được xây dựng bên cạnh Tháp Tây vào năm 1998. Năm
2003, Almaden 17 tầng 72 m. Tòa tháp được hoàn thành với diện
tích 25400 m2. Cả hai tòa tháp phía Tây và phía Đông đều có các bộ
phận Nghiên cứu và Phát triển và Bán hàng và Tiếp thị của Adobe,
trong khi Tháp Almaden là nơi quản lý và nhân viên.

Tháp Almaden của Adobe cũng đáng chú ý vì có "San Jose


Semaphore", một tác phẩm sắp đặt bao gồm bốn đèn xoay được tạo
ra vào năm 2006 bởi nghệ sĩ Ben Rubin. Đèn quay 7,2 giây một lần
theo một mã; mô hình này được giải mã vào năm 2007 bởi Mark
Snesrud và Bob Mayo, những người đã khám phá ra thông điệp cuối
cùng là The Crying of Lot 49 của Thomas Pynchon Bộ đôi đã xuất bản
một whitepaper ghi lại quá trình giải mã của họ.
Kể từ năm 2012, một câu đố mới đã được hiển thị; mật mã mới được
giải mã vào năm 2017 bởi giáo viên trung học Jimmy Waters từ
Tennessee. Anh ấy nhận thấy rằng một chuỗi cụ thể trong mã có thể
đại diện cho sự im lặng của âm thanh. Chạy trình tự đầy đủ thông
qua phần mềm âm thanh và thay đổi cao độ, anh ấy đã nghe thấy bài
phát biểu Một bước nhỏ cho con ngườicủa Neil Armstrong từ cuộc
hạ cánh lên mặt trăng của tàu Apollo năm 1969.
3.3 Giá trị của Adobe
Thành thật: Chân thành, đáng tin cậy và đáng tin cậy.
Đặc biệt: Cam kết tạo ra những trải nghiệm đặc biệt làm hài lòng
nhân viên và khách hàng của chúng tôi.
Đổi mới: Có óc sáng tạo và luôn nỗ lực kết nối những ý tưởng mới với
thực tế kinh doanh.
Có liên quan: Toàn diện, cởi mở và tích cực tương tác với khách hàng,
đối tác, nhân viên và cộng đồng mà chúng tôi phục vụ
3.4 Hệ thống sản phẩm của Adobe:
Tập Đoàn Adobe - Vũ Trụ Phần Mềm Của Ngành Thiết Kế Đồ Họa
Photoshop: chỉnh sửa ấn phẩm ảnh tĩnh (dạng pixel)
Illustrator: thiết kế ấn phẩm ảnh tĩnh (dạng vector)
Indesign: thiết kế layout in ấn
Incopy: hỗ trợ xử lý văn bản in ấn
Lightroom: quản lý thư viện ảnh
Bridge: quản lý thư viện media
Premiere Pro: biên tập video
After Effect: tạo hiệu ứng, kỹ xảo video
3.5 Đánh giá của nhân viên về Adobe
https://www.comparably.com/companies/adobe/mission
4. Đặc điểm cấu tạo
Về Logo: Logo đầu tiên được thiết kế bởi Marva Warnock được
sử dụng từ năm 1982 cho đến năm 1990.
Logobao gồm Adobe được viết bằng chữ hoa trên một hình tứ
giác với màu xám với slogan: Systems incoporated bên dưới.
Logo hiện tại là chữ A màu trắng lấy từ logo ban đầu năm 1982
trên nền đỏ và chữ Adobe bên dưới được viết bằng màu đen.
Cả hai logo đều đơn giản và dễ nhớ.
Có thể thấy tổng thể logo chỉ thay đổi về màu sắc và phông
chữ. Phong cách logo rất gần gũi, dễ hiểu.
https://www.facebook.com/thuyuyentraining/posts/
3267235716724964/ )
5. Đặc điểm kỹ thuật:
Giao diện của PS được tải về trên PC:
Toolbar- Thanh công cụ

Thanh công cụ (còn được gọi là Hộp công cụ hoặc bảng Công
cụ) là nơi Photoshop chứa tất cả các công cụ của nó. Bạn sẽ
nhìn thấy nó dọc bên trái giao diện của Photoshop. Các công
cụ này dùng để thực hiện các lựa chọn, chỉnh sửa hình ảnh, để
vẽ, hoặc thêm các yếu tố khác nhau vào vào tài liệu của bạn và
hơn thế nữa.

Options Bar – Thanh tùy chọn


Được liên kết trực tiếp với Toolbar (Thanh công cụ) là Options Bar
(Thanh tùy chọn) của Photoshop. Khi bạn chọn một công cụ trên
Toolbar, Option Bar sẽ hiện thị các tuỳ chọn cho công cụ ấy. Options
Bar (Thanh tùy chọn) nằm ngang suốt đầu giao diện, ngay phía trên
cửa sổ tài liệu.( người thuyết trình nói: Ở hình minh hoạ bên dưới, vì
hiện đã chọn Công cụ Rectangular Marquee, Options Bar đang hiển
thị các tùy chọn cho Công cụ Rectangular Marquee)

Menu Bar – Thanh menu


Ngang suốt màn hình trên cùng của giao diện Photoshop là
Thanh Menu. Thanh Menu là nơi bạn có thể truy xuất các tùy
chọn và lệnh khác nhau, tất cả được nhóm thành các danh
mục. ( người thuyết trình nói hoặc ko nói Ví dụ: File menu –
Tệp chứa các tùy chọn để mở, lưu và đóng tài liệu. Layer Menu
– Lớp liệt kê các tùy chọn để làm việc với các lớp. Nhiều bộ lọc
của Photoshop sẽ nằm trong menu Filter menu, v.v. Chúng ta
sẽ lướt qua phần tìm hiểu Menu ở đây, nhưng sẽ tìm hiểu tất
cả về chúng trong các bài học trong sau nếu có liên quan. Lưu
ý rằng danh mục “Photoshop CC” ở bên trái Thanh Menu trong
ảnh chụp màn hình chỉ được thấy trong phiên bản Photoshop
dành cho Mac)

Panels – Các bảng điều khiển


Dọc bên phải giao diện của Photoshop là vị trí các Panel –
bảng điều khiển. Panel là nơi bạn truy xuất tất cả các loại lệnh
và tùy chọn. Có nhiều Panel khác nhau cho các tác vụ khác
nhau. Panel quan trọng nhất là bảng điều khiển Lớp – Layers
Panel. Đó là nơi bạn kiểm soát các lớp của một tài liệu.
- Phần 1: Thanh menu chính của Photoshop online.

- Phần 2: Thanh tùy chọn nơi chứa các tùy chọn khi bạn chọn các công cụ
cần photoshop.

- Phần 3: Thanh công cụ chính nơi chứa các công cụ cho các bạn chọn để
chỉnh sửa ảnh.

- Phần 4: Nơi hiển thị hình ảnh mà bạn chỉnh sửa.

- Phần 5: Phần quản lý các layer của hình ảnh đang chỉnh sửa.)))))))

Giao diện PS trên điện thoại di động:


Công cụ chỉnh sửa ảnh “thần thánh” trên máy tính là Adobe
Photoshop nay đã có bản dành riêng cho thiết bị di động dưới cái tên
Photoshop Express. Ứng dụng Photoshop Express hiện được cung
cấp miễn phí cho cả 3 nền tảng di động phổ biến là Android, iOS và
Windows.
Giao diện chính của ứng dụng hiện ra với 4 lựa chọn nguồn ảnh như
chụp mới (Camera), chọn từ thư viện ảnh trong máy (Gallery) hay từ
đám mây của Adobe (Creative Cloud và CC Library).

Chọn bộ lọc màu (Filter): Photoshop Express cung cấp cho người
dùng rất nhiều bộ lọc màu khác nhau, đồng thời bạn cũng có thể
tăng giảm màu sắc của mỗi bộ lọc màu đã chọn.

Cắt ảnh: Sau khi đã chọn được bộ lọc màu ưng ý, bạn đến
bước tiếp theo là cắt phần ảnh dư thừa, xoay ngang hoặc dọc
tuỳ theo ý muốn của mình. Lời khuyên dành cho bạn là nên cắt
đi phần ảnh dư thừa để làm nổi bật chủ thể.
Chỉnh

Sửa màu sắc: Nếu những bộ lọc màu mà Adobe cung cấp sẵn
chưa đủ giúp bức ảnh trở nên đẹp hơn, bạn hoàn toàn có thể
tự tinh chỉnh màu sắc nâng cao ở phần này như độ sắc nét
(sharpness), độ tương phản (contrast), độ sáng (highlight),…

Xoá mắt đỏ: Chụp chân dung bằng điện thoại dễ xảy ra tình
trạng chủ thể bị mắt đỏ, do đó Adobe có cung cấp sẵn trong
Photoshop Express chế độ xoá mắt đỏ để bạn bỏ đi hiện tượng
khó chịu này, đồng thời giúp chủ thể trở nên tự nhiên và đẹp
hơn.
Thêm viền màu: Sau khi đã chọn bộ lọc màu, cắt hình, tinh
chỉnh màu sắc cũng như xoá mắt đỏ, một bước nhỏ không kém
phần quan trọng khác là chọn viền màu cho bức ảnh. Để tạo
hiệu ứng giống như bạn chụp bằng máy ảnh chuyên dụng, bạn
có thể chọn các viền có màu đen nhẹ (Vignette Black). Hoặc
chọn viền ảnh màu trắng lớn như dưới hình để làm nổi bật chủ
thể.

6. Chức năng
Photoshop là một phần mềm được phát triển với chức năng
chính để chỉnh sửa hình ảnh. Trong lĩnh vực thiết kế,
photoshop là phần mềm bắt buộc phải biết của các designer.
Ngoài công việc chỉnh sửa anh, photoshop còn được sử dụng
rất nhiều trong thiết kế hiển thị.
Nó là phần mềm đồ họa bitmap mạnh nhất trên thị trường,
cũng được đưa vào giáo trình giảng dạy chính thức của các
trường đào tạo nghề cũng như các trường cao đẳng, đại học.
Bởi vì các tính năng của nó mang tính thực tế, giúp các học
viên sau khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng kiếm được việc
làm.
Photoshop trong thiết kế đồ họa:
Rất nhiều người cho rằng, biết chỉnh sửa ảnh bằng photoshop
thì đã được xem là một nhà thiết kế đồ họa. Tuy nhiên thực tế
không hẳn là vậy. Bởi Photoshop dùng để chỉnh sửa anh là
điều tiết nhiên. Nhưng đó không phải là những bức ảnh xóa
mụn, làm trắng da, thay nền để post lên Facebook. Mà công
dụng của Photoshop còn tuyệt vời hơn thế rất nhiều.
Chỉnh sửa ảnh ở đây là việc sử dụng photoshop để chỉnh sửa
các bức ảnh hay các mẫu ảnh bitmap có sẵn, giúp loại bỏ
những chi tiết không mong muốn, hay đơn thuần chỉ là tách lấy
1 phần của bức ảnh để làm tài nguyên cho quá trình thiết kế.
Cả quá trình này, người thiết kế se phải sử dụng các hình ảnh đã
được xử lý hoặc sử dụng các nguồn tài nguyên khác bên ngoài và
dùng các công cụ của photoshop để cắt ghép và thêm văn bản để có
các cản phẩm thiết kế như mong muốn.
1. Chỉnh sửa ảnh bitmap
- Phục chế ảnh cũ: Nếu bạn có những bức ảnh cũ, được chụp từ rất
lâu rồi, bạn hoàn toàn có thể phục chế nó. Cho dù chất lượng ảnh suy
giảm và hỏng hóc, bạn có thể sử dụng photoshop để chỉnh sửa và
phục chế những bức ảnh này;. biến chúng trở lại như lúc mới chụp.
- Chỉnh sửa ảnh: Tất nhiên rồi, điều này thì ai cũng biết cả. Bạn có thể
sử dụng PS để khắc phục được hầu hết những lỗi trên hình ảnh.
Photoshop cho phép bạn đổi màu, thêm bớt, xoá bỏ vật thể. Bạn
cũng có thể dễ dàng tạo ra những hiệu ứng tuyệt đẹp bằng
photoshop.

2. Thiết kế với photoshop


- Thể hiện sự sáng tạo với chữ(text): Với photoshop bạn có thể sử
dụng text biến chúng thành các tác phẩm nghệ thuật. Việc sử dụng
văn bản, sắp đặt tùy biến chúng tạo thành những hình ảnh có tính
biểu tượng cao. Việc sắp đặt text được gọi tắt là typography.
- Thiết kế banner, quảng cáo: trong thực tế rất nhiều người sử dụng
Ps cho quá trình thiết kế của mình. Lợi dụng khả năng cắt ghép, chỉnh
sửa ảnh linh hoạt; mà người dùng có thể sử dụng các hình ảnh có sẵn
để tạo ra các sản phẩm thiết kế mang dậm dấu ấn cá nhân. Những
sản phẩm này có thể sử dụng để đăng lên website, hay in ấn.
- Thiết kế thời trang: Trong thiết kế thời trang, bạn không chỉ có các
phần mềm đồ họa vector. Bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng PS
trong công việc thiết kế thời trang một cách hiệu quả.

3. Thiết kế khối
- Thiết kế web, icon, apps: Photoshop cũng thường xuyên được sử
dụng để thiết kế web. Bạn có thể dùng Ps để thiết kế các icon đơn
giản, các giao diện của apps trên các thiết bị di động.
- Dựng phối cảnh: Với những trường hợp cần phối cảnh không quá
phức tạp. bạn có thể sử dụng photoshop để dựng phối cảnh một
cách dễ dàng.
- Thiết kế 3d: Dù không thực sự mạnh mẽ, nhưng ps hoàn toàn có
thể giúp bạn tạo các hiệu ứng 3d. Tuy nhiên thông thường người ta
rất ít khi sử dụng tính nằng này cho các đối tượng cũng như nhân vật
của mình.
7. Đánh giá sản phẩm của thị trường
Biểu đồ lượng người dùng:

Doanh thu không ngừng tăng:


Doanh thu không ngừng tăng qua từng năm: Doanh thu của Adobe là
3,8 tỷ USD năm 2010 và 12,87 tỷ USD năm 2020.
Lợi nhuận kinh doanh là 933 triệu USD năm 2010
Tổng tài sản là 8,141 tỷ USD năm 2010 và 24,28 tỷ USD năm 2020)
Biểu đồ tăng trưởng:

Adobe mang lại lợi nhuận theo cấp số nhân:


Biểu đồ cổ phiếu ADBE của Adobe

You might also like