You are on page 1of 3

Dòng điện thoại Bphone của BKAV:

1. Sơ lược về Bphone:
Bphone là dòng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android, được thiết kế và sản xuất
bởi Công ty Cổ phần Bkav, ra mắt thế hệ đầu tiên vào ngày 26 tháng 5 năm 2015, đây là một
trong những chiếc điện thoại thông minh được sản xuất bởi Việt Nam. Với tổng doanh số dưới
100.000 máy (từ Bphone 1 đến Bphone 3), thị phần của Bphone thấp dưới 1% và không xuất
hiện phổ biến trên bản đồ thị trường smartphone Việt Nam.
2. Quyết định quản trị dẫn đến thất bại:
*Không có cơ sở khoa học trong việc đưa ra quyết định (slide c4 tr.10)
- Nhu cầu: lòng yêu nước, khát vọng, niềm đam mê công nghệ và mong muốn Việt Nam có
thương hiệu điện thoại thông minh riêng
- Hoàn cảnh thực tế: VN không phải là một đất nước công nghệ, không có công ty phụ trợ, khó
khăn trong tìm kiếm và thuyết phục đối tác, thị trường nhiều cạnh tranh
- Khả năng của tổ chức: không có nhiều nguồn lực: không có vốn ngân hàng, phải tự bỏ vốn ra
đề sản xuất, quy mô công nghiệp nhỏ...Ta có thể thấy ở đây môi trường không có sự chắc chắn
- Mục tiêu: Ban đầu là nhắm tới tổng thể phải tốt, sau đó là chiếm lĩnh dần thị phần, đưa ra thị
trường Mỹ, được giới thiệu tại CES
- Không có nghệ thuật sáng tạo trong quản trị: Nếu ở Apple đó là tính bảo mật, tính “sang trọng,
đẳng cấp” và tạo ra một hệ sinh thái đi kèm, nếu ở SamSung đó là kiểu dáng và sự tiện dụng, ở
Nokia đó là tư duy “ăn chắc mặc bền” và máy ảnh “khủng” thì Bphone không tạo được dấu ấn
gì đặc biệt dù slogan quản bá sản phẩm là "không thể tin nổi"
*Hạn chế về thời gian: Do gặp nhiều khó khăn nên BKAV bắt đầu sản xuất Bphone từ 2009 và
mất 6 năm để cho ra đời Bphone thế hệ thứ 1 và ra dòng thứ 2 sau 2 năm, trong khi các ông lớn
luôn phát hành những dòng mới mỗi năm vì công nghệ điện thoại luôn đổi mới theo thời gian
khiến Bphone không được mới mẻ so với các dòng điện thoại cùng thời.
*Xác định vấn đề và mục tiêu:
BKAV đặt ra mục tiêu lớn trong khi năng lực sản xuất bị giới hạn bởi nhiều điều kiện khó khăn
*Vấn đề trong việc đề xuất các phương án:
- Không có nhiều phương án tích cực:
+ BKAV gửi lời đề nghị cho nhiều công ty làm chip trên thế giới như Qualcomm, Benatek cùng
hợp tác nhưng không công ty nào nhận.
+ Gửi lời đề nghị cho công ty Freescale - một công ty không hề có tên tuổi trong lĩnh vực chip
và smartphone và được nhận.Và cuối cùng, mất 3 năm để BKAV thuyết phục được Qualcomm.
+ Tự phát hành trái phiếu để lấy vốn đầu tư vì không có vốn của ngân hàng.
+ Định giá sản phẩm cao so với mặt bằng chung thị trường.
+ Truyền thông và quản bá quá đà khi tự so sánh với các dòng điện thoại cao cấp trên thế giới.
+ Vẫn kiên trì sản xuất điện thoại khi đã tự bỏ ra 500 tỷ trong 10 năm mà chưa thu được lãi và
lợi nhuận.
- Phương án tình thế không xuất sắc:
+ Dòng Bphone 1 sau 3 tuần lên kệ chỉ 5 chiếc được bán ra trong đó có chiếc nhân viên BKAV
giả làm khách mua.
+ Tháng 1/2016, BKAV đã chính thức giảm 3 triệu đồng cho tất cả các phiên bản.
+ 26/1/2016, BKAV cho đổi các điện thoại cũ đã qua sử dụng của các hãng điện thoại nổi tiếng
khác để lấy Bphone mới.
- Phương án lâm thời không giải quyết dứt điểm:
+ Ngày 26/5, BKAV ra mắt Bphone và tuyên bố ngày 9/6 sẽ giao hàng nhưng lại dời đến 18/6,
29/6 và tiếp tục dời đến 3/7 nhưng đến ngày 6/7 nhiều người vẫn tiếp tục phải chờ. Thế nhưng
BKAV vẫn chưa một lần đưa ra lời xin lỗi chính thức nào.
+ Ngay khi vừa tiến hành lần giao hàng đầu tiên, BKAV đã phải thu hồi 600 điện thoại vì các lỗi
lớn trong chất lượng, sau đó tạm ngừng giao hàng để nâng cấp lại chất lượng sản phẩm.
- Các phương án có quá nhiều rủi ro:
+ Rủi ro từ khách hàng: Rõ ràng Bphone sẽ không được đông đảo khách hàng đón nhận khi
chưa chứng minh được chất lượng, giá trị, độ bền và cam kết về sau đối với sản phẩm. Ngoài ra
giá thành điện thoại quá cao khi chỉ bán online, sẽ là rủi ro đối với một khách hàng khi bỏ gần
10tr để mmua một điện thoại mà không thể dám chắc về chất lượng.
+ Rủi ro về đối thủ cạnh tranh: Ngay từ ban đầu, đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà Bphone 1
hướng đến là Iphone 6s. Điều được lợi duy nhất là thu hút được truyền thông, tuy nhiên nếu
sản phẩm của học không đáp ứng được chất lượng bằng hoặc hơn thì sẽ gặp ngay sự quay lưng
từ phía khách hàng
+ Rủi ro ngành: BKAV còn sai lầm trong chất lượng sản phẩm khi máy nóng, lag giật khi sử
dụng, camera chất lượng không tốt so với quảng cáo. 17/5/2020, một tuần sau khi Bphone B86
ra mắt nhiều người có phản ứng cho rằng Bphone 86 đang bị lỗi nghiêm trọng, phổ biến nhất là
vẫn đề loa thoại. Hai phiên bản B40 và B60 được ra mắt năm 2020 bị lừi lịch bán vì thiếu chứng
chỉ Google dẫn đến chất lượng không xứng so với số tiền bỏ ra.
+ Rủi ro về pháp luật: BKAV vi phạm luật thương mại khi so sánh sản phẩm của mình với Apple
Iphone 6, nghi vấn đánh cắp thông tin người dùng khi có dấu hiệu bị lộ thông tin cá nhân người
dùng.
Từ lâu, lĩnh vực F&B đã không còn xa lạ với mọi người. Và nhắc đến F&B, chúng ta không thể
nào nhắc đến Lý Quý Trung- Người đã có hơn 20 năm vật lộn trong lĩnh vực F&B, nếm trải bao
nhiêu cú ngã đau đớn sau mỗi lần thất bại.
Năm 1996, ông trùm khởi nghiệp mô hình quán bar Jazz Club phải sang quán vào năm 1999,
đồng thời phải đem hết tài sản cá nhân để trả nợ cho Bar này trong vòng 3 năm. Lý do là do xây
dựng mô hình quán bar nhỏ nhưng chi phí đầu tư quá cao, trong khi bản thân không làm bài tập
nhà, không nắm kỹ, không tính toán số lượng khách vào ra, tiêu xài đầu người bao nhiêu, kế
hoạch tổng doanh thu không lại chi phí chi ra. Ông nói: “Tất cả đều liên quan đến sơ suất của
mình, những điều mình đã biết vẫn có thể sai. Kinh doanh F&B chỉ cần bất cẩn một cái là rất dễ
thất bại”.
Năm 2009, trong vòng 1 năm, ông Trung đã phải đóng cửa 2 tiệm phở ở Sin vì ông không tính
toán được thói quen ăn uống của khách hàng và tìm phương án dự phòng bán đồ khác khi
không có khách ăn Phở vào buổi tối. Theo ông Trung: “Tiệm mở ra bị lỗ vì buổi tối không có
khách đến ăn phở mặc dù buổi trưa ăn rất đông. Trong khi buổi tối muốn bán thêm món gì đó
thì cấu trúc cửa hàng được thiết kế chỉ để làm phở nên không linh hoạt được. Sai ở chỗ cấu trúc
cái tiệm sai ngay từ ban đầu.
Cùng năm 2009, ông Trung khởi nghiệp với quán Viva Saigon nhưng lại thất bại do ham mặt
bằng rẻ. Ông cũng chia sẻ: Do chính bản thân ham mặt bằng rẻ và chọn sai vị trí ngay từ đầu
nên đã thất bại. Ông cũng vô cùng đau khổ và tiêu tốn khá nhiều tiền của vào đây. Quán nằm
trên tầng lầu nên kén khách đến ăn, trong khi đối tượng khách hàng nhắm đến là người giàu có
hoặc khách Tây nhưng chủ yếu họ tập trung ở Q.1. Trong khi đó, dân cư tại Q.7 đa số là khách
bình dân nên quán nhanh chóng đóng cửa vì không đủ chi phí hoạt động.

You might also like