You are on page 1of 8

Chuyên đề Hình học không gian (chương trình 11)

Tác giả: Võ Hoàng Trọng

Trong Toán học, hình học là ngành nghiên cứu liên hệ không gian gồm
hình học phẳng, hình học vi phân, hình học đại số, hình học không gian,
hình học Euclide, hình học mêtrix,………Mỗi loại đều có công dụng
riêng, hỗ trợ lẫn nhau và có nhiều giá trị thực tiễn trong cuộc sống. Trong
cuốn chuyên đề này, tôi trình bày về hình học không gian, có ứng dụng
nhiều trong các ngành kiến trúc và là 1 trong những phần quan trọng của
các kỳ thi tuyển sinh Đại học-Cao Đẳng.

Trong chương trình Phổ thông, học hình không gian có khó lắm không?
Xin thưa là không, trái lại đơn giản hơn ta tưởng. Trong chuyên đề này, hi
vọng các bạn sẽ khám phá ra nhiều ứng dụng của hình không gian vào
cuộc sống, làm thế nào thợ xây có thể xây bức tường vuông góc với mặt
đất, tại sao vật dụng ba chân lại vững hơn bốn chân,……Tất cả sẽ được
trình bày trong chuyên đề này.

Trong chuyên đề có sử dụng tư liệu từ cuốn “Tài liệu chuyên toán 11 –


Phần hình học không gian” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và từ
thầy Nguyễn Trọng Sinh – Giáo viên toán trường THPT Chuyên Lê
Hồng Phong, TP. Hồ Chí Minh.

A. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

I. Một số ký hiệu:

- Điểm: biểu thị bằng các chấm nhỏ và được đặt tên bằng chữ in lớn

Ví dụ: (Điểm A)

- Đường thẳng: Biển thị bằng các nét thẳng và kí hiệu bằng chữ in thường

Ví dụ: (đường thẳng d)

* Lưu ý: Trong hình học không gian, đường thẳng nào được vẽ nét liền là
những đường thẳng “thấy được”, tức chúng không bị yếu tố nào che
khuất, được thằng nào vẽ nét đứt là đường thẳng “không thấy được”, tức
chúng bị yếu tố nào đó che khuất, dễ thấy nhất là mặt phẳng che đường
thẳng.

Ví dụ:

Đường thẳng không bị Đường thẳng bị che khuất một


che khuất phần, chỗ che khuất được ký hiệu
bằng nét đứt

- Mặt phẳng: Thường được biểu thị bằng hình bình hành và ký hiệu bằng
các chữ cái Hi Lạp hay chữ in hoa và để trong dấu ngoặc đơn

Ví dụ: (α );( β );( P );(Q )

Ví dụ về mặt phẳng:

Đường thẳng và mặt phẳng là các tập hợp điểm

+ Nếu điểm A thuộc đường thẳng (a), ta ký hiệu A ∈ ( a )


A ∈ (α )
+ Nếu điểm A thuộc mặt phẳng (α ) , ta ký hiệu
+ Nếu đường thẳng (a) chứa trong mặt phẳng (α ) , ta ký hiệu
(a ) ⊂ (α )

Có ý kiến cho rằng thay vì ký hiệu (a ) ⊂ (α ) thì ta có thể ký hiệu


(a ) ∈ (α ) được hay không? Bây giờ ta quay lại khái niệm tập hợp:
- Nếu n là phần tử của tập N, ta viết n ∈ N
- Nếu mọi phần tử của tập N đều là phần tử của tập M, ta viết N ⊂ M
(xem thêm trong chương I, sách giáo khoa Đại số 10)

-Ta nhận thấy rằng, điểm là một phần tử của mặt phẳng nên nếu nói điểm
thuộc mặt phẳng, ta sử dụng ký hiệu ∈

-Vậy giải thích như thế nào về đường thẳng trong mặt phẳng?

+ Ta nhận thấy rằng đường thẳng là tập hợp của vô số điểm thẳng hàng
nên nếu coi đường thẳng là tập N, mặt phẳng là tập M thì dễ thấy rằng khi
đường thẳng nằm trong mặt phẳng thì điều đó có nghĩa, mọi phần tử của
đường thẳng (tức vô số điểm thẳng hàng) đều trở thành phần tử của mặt
phẳng. Hay nói cách khác, mọi phần tử của tập N đều là phần tử của tập
M nên theo định nghĩa về tập hợp, ta ký hiệu N ⊂ M .

- Như vậy, khi nói đường thẳng (a) nằm trong mặt phẳng (α ) , ta ký hiệu
(a ) ⊂ (α )

* Mở rộng: Bằng cách giải thích như trên, khi nói mặt phẳng (α ) chứa
trong mặt phẳng ( β ) , ta ký hiệu (α ) ⊂ ( β )

Trong thực tế, ta có thể gặp hình ảnh mặt phẳng như hình ảnh bức
tường, mặt biển không gợn sóng,…

- Khi học hình học phẳng, ta đã làm quen một số tiên đề nổi tiếng của
Euclide thì trong hình không gian cũng có những tiên đề khác, từ đó, các
nhà toán học đã triển khai ra nhiều tính chất quan trọng của hình không
gian. Nhưng đó chưa phải là tất cả, chính bạn cũng có thể triển khai ra
được, nếu như bạn vững được các tiên để sau đây:

II. Một số tiên đề:

- Tiên đề là miệnh đề toán học được thừa nhận mà không chứng minh.
Trong hình học không gian, bên cạnh việc lấy điểm, đường thẳng, mặt
phẳng làm các đối tượng cơ bản thì chúng ta còn thừa nhận một số sự
tương quan giữa chúng, xuất phát từ những nhận định đơn giản nhất về
mối quan hệ giữa điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian gọi là
các tiên đề.
TIÊN ĐỀ 1
Trong không gian với 2 điểm phân biệt cho trước, có một và chỉ một
đường thẳng đi qua 2 điểm đó

TIÊN ĐỀ 2
Trong không gian với 3 điểm cho trước không cùng thuộc một đường
thẳng, có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm đó

 Như vậy, với tiên đề 2 này, ta nhận thấy rằng trong thực tế, vì sao
những vật dụng có ba chân lại có xu hướng vững hơn vật dụng 4 chân.
Trong nhiếp ảnh cũng như đo lường, quay phim, người ta đã ứng dụng
tiên đề 2 này để chế tạo chân đỡ cho máy quay phim, máy chụp hình có
thể đứng vững trên địa hình gồ ghề vì 3 chân ấy tương ứng với 3 điểm
không cùng thuộc một đường thẳng và theo tiên đề 2, chúng sẽ tạo thành
một mặt phẳng nên đứng rất vững, còn nếu như có chân thứ 4, tức điểm
thứ 4 xuất hiện thì nếu đỉnh đó không thuộc mặt phẳng do 3 điểm kia tạo
nên thì vật dụng sẽ rất mấp mô, gồ ghề, khó vững

TIÊN ĐỀ 3
Trong không gian, 2 mặt phẳng phân biệt có 1 điểm chung thì chúng phải
có điểm chung thứ 2

TIÊN ĐỀ 4
Trong không gian có ít nhất 4 điểm không cùng thuộc bất kỳ một mặt
phẳng nào

 Theo tiên đề 2 “Trong không gian với 3 điểm cho trước không cùng
thuộc một đường thẳng, có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm đó”
thì chỉ cần 3 điểm là tạo thành mặt phẳng (P) nên điểm thứ 4 có thể nằm
ngoài mặt phẳng (P), dễ thấy nhất trong thục tế là bếp lò 3 chân, 3 chân
tiếp xúc với mặt đất tạo thành 3 điểm thuộc mặt phẳng mặt đất, còn cái
bếp đặttrên lò được coi như “điểm thứ 4” và rõ ràng điểm này không
thuộc mặt phẳng mặt đất.

TIÊN ĐỀ 5
Trong mỗi mặt phẳng của không gian, các tiên đề của hình học phẳng đều
đúng
- Như vậy, khi ta xét một hay vào đối tượng nào đó tồn tại trong mặt
phẳng thì ta có quyền sử dụng những tính chất, tiên đề của hình học
phẳng (như chứng minh song song, vuông góc, thẳng hàng,…). Lưu ý
rằng nếu các đối tượng đó không cùng thuộc một mặt phẳng thì chúng ta
không thể sử dụng các cách của hình học phẳng.

III. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng

- Ở trong hình học phẳng, vị trí tương đối của 2 đường thẳng là 2 đường
thẳng đó có thể cắt nhau, song song hoặc trùng nhau.

- Còn trong hình không gian, đường thẳng và mặt phẳng vẫn xảy ra các
trường hợp đường thẳng song song mặt phẳng, đường thẳng cắt mặt
phẳng tại 1 điểm, đường thẳng trùng mặt phẳng

- Đường thẳng (d) và mặt phẳng (α ) không có điểm chung, trong trường
hợp này, ta nói đường thẳng (d) song song với mặt phẳng (α ) và ký hiệu
(d ) / /(α )

- Đường thẳng (d) và mặt phẳng (α ) có đúng 1 điểm chung , trong


trường hợp này ta nói đường thẳng (d) cắt mặt phẳng (α ) tại điểm A và
ký hiệu (d ) ∩ (α ) =
A ( có một số tài liệu sử dụng ký hiệu (d ) ∩ (α ) =
{ A} )
- Ở đây chắc các bạn sẽ thắc mắc vì sao tôi lại tô đậm chữ đúng 1 điểm
chung, vậy nếu như đường thẳng cắt mặt phẳng nhiều hơn 1 điểm thì
chuyện gì sẽ xảy ra? Ví dụ như 2 điểm chung chẳng hạn?

- Vậy giả sử (d) cắt (α ) tại 2 điểm P và Q (đương nhiên P và Q phải phân
biệt), như vậy điều hiển nhiên là P và Q phải cùng thuộc mặt phẳng (α ) .

- Xét mặt phẳng (α ) , giả sử có 1 đường thẳng (a) đi qua P và Q thì theo
tiên đề 1 “Trong không gian với 2 điểm phân biệt cho trước, có một và
chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm đó” ⇒ (d ) ≡ (a) (do đường thẳng (d)
cũng đi qua P và Q)

- Mà (a ) ⊂ (α ) ⇒ (d ) ⊂ (α )

- Chứng minh tương tự với trường hợp đường thẳng (d) và mặt phẳng (α )
có nhiều hơn 2 điểm chung. Đừng lo liệu các điểm chung ấy có thẳng
hàng hay không, chúng thẳng đấy vì chúng cũng thuộc đường thẳng (d) .

- Như vậy, ta có nhận xét rằng: “ Nếu đường thẳng (d) và mặt phẳng
(α ) có nhiều hơn một điểm chung thì ( d ) ⊂ (α ) ”

- Qua đó ta có kinh nghiệm sau:

Muốn chứng minh đường thẳng nằm trong mặt phẳng, ta chứng minh
đường thẳng đi qua ít nhất 2 điểm thuộc mặt phẳng đó

 A; B ∈ (α )
 ⇒ (d ) ⊂ (α )
 ( d ) ∩ (α ) =
{ A; B}

IV . Vị trí tương đối của 2 mặt phẳng

- Cũng như vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng, 2 mặt phẳng
(α ) và ( β ) có thể xảy ra 3 trường hợp sau : (α ) / /( β ) ; (α ) và ( β ) cắt
nhau ; (α ) và ( β ) trùng nhau.

- (α ) / /( β ) tức (α ) và ( β ) không có điểm chung, tức (α ) ∩ ( β ) =


Ví dụ :
- Hai mặt phẳng (α ) và ( β ) cắt nhau:

+ Điều đó cho thấy rằng 2 mặt phẳng đó phải có í nhất một điểm chung,
mà theo tiên đề 3 “Trong không gian, 2 mặt phẳng phân biệt có 1 điểm
chung thì chúng phải có điểm chung thứ 2” thì 2 mặt phẳng (α ) và ( β )
phải có 2 điểm chung là A và B, tạo thành 1 đường thẳng (d) đi qua A và
B

+ Mà theo kinh nghiệm ta có được ở phần mối quan hệ giữa đường


thẳng và mặt phẳng “Nếu đường thẳng (d) và mặt phẳng (α ) có nhiều hơn
một điểm chung thì (d ) ⊂ (α ) ” thì đường thẳng (d) phải nằm trong mặt
phẳng (α ) , đồng thời đường thẳng (d) cũng nằm trong mặt phẳng ( β ) (do
2 điểm A và B vừa nằm trong mặt phẳng (α ) vừa nằm trong mặt phẳng
( β ) ).

- Có ý kiến nhận xét rằng nếu thế thì mặt phẳng (α ) và mặt phẳng ( β ) có
1 đường thẳng (d) chung, điều đó có nghĩa 2 mặt phẳng sẽ có vô số điểm
chung thẳng hàng. Nhận xét này đúng hay sai ?

+ Giả sử có 1 điểm C chung của 2 mặt phẳng (α ) và ( β ) mà không


thuộc đường thẳng (d), điểu đó cho thấy 2 mặt phẳng (α ) và ( β ) đi qua
3 điểm không cùng thuộc 1 đường thẳng, mà theo tiên đề 2 “Trong không
gian với 3 điểm cho trước không cùng thuộc một đường thẳng, có một và
chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm đó”. Điều đó cho thấy (α ) ≡ ( β ) chứ
không còn cắt nhau nữa.

- Như vậy, ta đi đến kết luận nếu mặt phẳng (α ) cắt mặt phẳng ( β ) thì 2
mặt phẳng đó phải có 1 đường thẳng (d) chung. Sau này, đường thẳng (d)
gọi là GIAO TUYẾN của 2 mặt phẳng (α ) và ( β )

- Qua đó ta có thêm 2 kinh nghiệm sau:


* Kinh nghiệm 1:

Muốn chứng minh hai mặt phẳng trùng nhau, ta chứng minh 2 mặt phẳng
có ít nhất 3 điểm chung không cùng thuộc một đường thẳng.
(α ) ∩ ( β ) =
{ A; B; C}

 A; B ∈ (d ) ⇒ (α ) ≡ ( β )
C ∉ (d )

* Kinh nghiệm 2:

Muốn tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng, ta cần tìm ít nhất 2 điểm chung
thuộc 2 mặt phẳng đó
(α ) ∩ ( β ) =A
 ⇒ (α ) ∩=
( β ) (d );( A; B ∈ (d ))
 (α ) ∩ ( β ) =
B

You might also like