You are on page 1of 9

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HSG CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2021 – 2022


(Đề thi có 10 câu, 02 trang) Môn thi: Hóa học – Bài 2
Thời gian làm bài: 150 phút
`Cho biết:
Nguyên tố H C N O Na Mg Al Si P S Cl K Ca Fe Cu Zn Ag
NTK 1 12 14 16 23 24 27 28 31 32 35,5 39 40 56 64 65 108

Câu 1: (2,0 điểm)


1. Có 5 ống nghiệm, mỗi ống chứa một trong các dung dịch sau: HCl (có hòa tan một giọt dung
dịch phenolphtalein), Al(NO3)3, FeCl2, Ca(HCO3)2. Lần lượt nhỏ từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào
từng ống nghiệm. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học xảy ra trong mỗi ống nghiệm.
2. Dung dịch CuSO4 loãng thường được dung làm thuốc diệt nấm cho cây trồng. Trình bày cách
pha chế 200 gam dung dịch CuSO4 2% từ:
a. dung dịch CuSO4 10%.
b. tinh thể CuSO4.5H2O
Câu 2: (2,0 điểm)
1. A là dung dịch H2SO4 aM; B là dung dịch NaOH b%. Cho 100 ml dung dịch A vào cốc chứa 80
gam dung dịch B tạo ra dung dịch C chỉ chứa một chất tan không làm đổi màu quỳ tím. Cô cạn cẩn thận
dung dịch C thu được 48,3 gam chất rắn D. Nung D đến khối lượng không đổi thì chỉ còn 21,3 gam chất
rắn. Tính giá trị a, b và tìm công thức hóa học của D.
2. Hỗn hợp chất rắn A gồm BaCO 3, Cu và FeO. Nung hỗn hợp A trong điều kiện không có không
khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn B và khí D. Cho hỗn hợp chất rắn B vào nước dư đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch E và hỗn hợp chất rắn F. Cho hỗn hợp F tác dụng với dung
dịch HCl dư, sau khi kết thúc thu được khí D, dung dịch G và chất rắn M. Xác định các chất trong B, D, E,
F, G, M và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 3: (2,0 điểm)
1. Viết các phương trình hóa học khi thực hiện trộn lẫn các dung dịch với nhau theo đúng tỉ lệ mol
1: 1 sau đây:
a. Dung dịch BaCl2 với dung dịch NaHSO4.
b. Dung dịch Ba(HCO3)2 với dung dịch KHSO4.
c. Dung dịch Ca(H2PO4)2 với dung dịch KOH.
d. Dung dịch Ca(OH)2 với dung dịch NaHCO3.
2. Bằng phương pháp hóa học em hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3.
Câu 4: (2,0 điểm)
Cho các lọ chứa riêng biệt các dung dịch không màu sau: NH 4Cl, Zn(NO3)2, (NH4)2SO4, NaCl,
phenolphtalein, Na2SO4, HCl bị mất nhãn. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy trình bày phương pháp
hóa học phân biệt các dung dịch trên.
Câu 5: (2,0 điểm)
1. Xác định các chất X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8 để hoàn thành các phương trình hóa học sau:
X1 + Br2 + H2O HBr + X2
X2 + NaOH X3 + H2O
X3 + Al X4 + Al2(SO4)3 + X5
X3 + X6 BaSO4 + X5 + CO2 + H2O
X6 + NaOH X7 + X8 + H2O
2. Ngâm một thanh kim loại R có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản
ứng thu được 0,56 lít H2 (đktc) và thấy khối lượng thanh kim loại giảm 3,25% so với ban đầu. Xác định tên
kim loại R.
Câu 6: (2,0 điểm)
Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong oxi dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm
các oxit. Hòa tan hết hỗn hợp Y bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 38,2 gam
muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính giá trị m.
b. Hòa tan hết 16,2 gam hỗn hợp Y bằng một lượng dung dịch vừa đủ gồm HCl 1M, H 2SO4 0,5M thu
được dung dịch chứa a gam muối (không có muối axit). Tính giá trị a?
Câu 7: (2,0 điểm)
Hòa tan hết 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO 3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa đủ
dung dịch HCl 7,3%, thu được dung dịch D và 3,36 lít (đktc) khí CO 2. Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch
D, được dung dịch E. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch E là 5%. Xác định kim loại R và
thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu 8: (2,0 điểm)
Cho m gam Na vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H 2SO4 1M và HCl 2M, sau phản ứng kết thúc
thu được dung dịch D và V lít khí H2 (đktc). Mặt khác, 2,24 lít CO2 (đktc) vào 50 gam dung dịch KOH
11,2% thu được dung dịch E. Dung dịch D phản ứng vừa đủ với dung dịch E. Viết các phương trình phản
ứng xảy ra, tính m và V. Biết không thu được muối hiđrosunfat.
Câu 9: (2,0 điểm)
Một bình kín có dung tích 5,6 lít chứa hỗn hợp khí X gồm SO 2, O2 và một ít bột V2O5. Ở đktc, X có
tỉ khối so với H2 là 25,6. Nung bình một thời gian, thu được hỗn hợp Y gồm 3 khí, tỉ khối của Y so với X
là 4/3.
a. Tính hiệu suất phản ứng.
b. Cho toàn bộ hỗn hợp Y đi chậm qua dung dịch Ba(HCO 3)2 dư, phản ứng thu được hai chất kết tủa
trắng và dung dịch Z có khối lượng giảm đi m gam so với khối lượng dung dịch muối ban đầu. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m?
Câu 10: (2,0 điểm)
Sử dụng các chất có sẵn: Cu, Fe, S, CuO, Cu(OH) 2, dung dịch Na2CO3, giấy quỳ tím, C12H22O11
(đường), dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết. Hãy nêu
các thí nghiệm và lập phương trình hóa học để chứng minh:
a. Axit H2SO4 loãng có tính chất hóa học chung của axit.
b. Axit H2SO4 đặc có tính chất hóa học riêng.

------------------- Hết -------------------


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm; Thí sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn.

Họ và tên thí sinh …………………………………………… Số báo danh: ……………………

HƯỚNG DẪN CHẤM


Câu Ý Nội dung Điểm
1 1 Ống chứa dung dịch HCl (có hòa tan một giọt dung dịch phenolphtalein)
Hiện tượng: Dung dịch chuyển dần sang màu đỏ 0.25
PTHH: NaOH + HCl NaCl + H2O
Ống chứa dung dịch Al)NO3)3.
Hiện tượng: Ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, lượng kết tủa tăng dần đến lớn
nhất. Sau đó kết tủa bị hòa tan dần đến hết tạo dung dịch trong suốt. 0.25
PTHH: 3NaOH + Al(NO3)3 Al(OH)3 + 3NaCl
NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O
Ống chứa dung dịch FeCl2.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng xanh, hóa nâu đỏ trong không khí. 0.25
PTHH: 2NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
Ống chứa dung dịch Ca(HCO3)2.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. 0.25
Ca(HCO3)2 + 2NaOH Na2CO3 + CaCO3 + 2H2O
2a * Tính toán: (gam)
0.25
(gam) => (gam)

* Cách pha chế:


- Cân lấy 40 gam dung dịch CuSO4 10% cho vào cốc có dung tích 250 ml. 0.25
- Cân tiếp 160 gam nước rồi cho vào cốc trên, khuấy đều thu được 200 gam dung
dịch CuSO4 2%
b * Tính toán:
0.25
(gam) => (mol)

=> (g) => (g)


* Cách pha chế:
- Cân lấy 193,75 gam nước cho vào cốc có dung tích 250 ml
- Cân lấy 6,25 gam tinh thể CuSO4.5H2O rồi cho vào cốc trên, khuấy đều thu được 0.25
200 gam dung dịch CuSO4 2%.
2 1 H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
(mol) 0,15 0,3 0,15
Dung dịch C: Na2SO4; Chất rắn D là tinh thể Na2SO4.nH2O; Chất rắn còn lại sau khi
nung D là Na2SO4.
0.5
(mol)

Theo PTHH: (mol) => (M)

Theo PTHH: (mol) =>

Lại có: (mol) => =>


Công thức của D: Na2SO4.10H2O 0.5
2 Nung hỗn hợp A sau một thời gian:
BaCO3 BaO + CO2
Chất rắn B: BaO, Cu, FeO, BaCO3 dư; Khí D: CO2
Cho B vào nước dư: 0.5
BaO + H2O Ba(OH)2
Dung dịch E: Ba(OH)2; Chất rắn F: Cu, FeO, BaCO3 dư.
Chò tác dụng với dung dịch HCl dư
FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
BaCO3 + 2HCl BaCl2 + CO2 + H2O 0.5
Dung dịch G: FeCl2, BaCl2, HCl dư; Chất rắn M: Cu; Khí D: CO2
3 1 a. BaCl2 + NaHSO4 BaSO4 + NaCl + HCl
b. Ba(HCO3)2 + KHSO4 BaSO4 + KHCO3 + CO2 + H2O
c. Ca(H2PO4)2 + KOH CaHPO4 + KH2PO4 + H2O 1.0

d. Ca(OH)2 + NaHCO3 CaCO3 + NaOH + H2O


2 Dẫn khí H2 dư đi qua hỗn hợp CuO, Fe2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn
thu được hỗn hợp chất rắn gồm Cu, Fe. Cho hỗn hợp này vào dung dịch HCl dư,
lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được CuO.
PTHH: CuO + H2 Cu + H2O
0.5
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2Cu + O2 2CuO
Dung dịch còn lại gồm FeCl2, HCl dư. Cho dung dịch NaOH dư vào phần dung
dịch, lọc lấy kết tủa nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
Fe2O3.
HCl + NaOH NaCl + H2O 0.5
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
4 Trích mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 đến dư 0.25
lần lượt vào các mẫu thử.
- Xuất hiện khí mùi khai, mẫu thử là dung dịch NH4Cl
Ba(OH)2 + 2NH4Cl BaCl2 + 2NH3 + 2H2O 0.25
- Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa bị hòa tan, mẫu thử là dung dịch
Zn(NO3)2.
Ba(OH)2 + Zn(NO3)2 Ba(NO3)2 + Zn(OH)2 0.25
Ba(OH)2 + Zn(OH)2 BaZnO2 + 2H2O
- Xuất hiện khí mùi khai và kết tủa trắng, mẫu thử là dung dịch (NH4)2SO4. 0.25
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
- Dung dịch chuyển dần sang màu đỏ, mẫu thử là dung dịch phenolphtalein. 0.25
- Xuất hiện kết tủa trắng, mẫu thử là dung dịch Na2SO4 0.25
Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaOH
- Tạo dung dịch trong suốt, mẫu thử là dung dịch HCl, NaCl.
Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O 0.25
Nhỏ lần lượt tới dư hai mẫu thử còn lại vào dung dịch hỗn hợp Ba(OH) 2,
phenolphtalein. 0.25
- Mẫu thử làm mất màu đỏ của dung dịch hỗn hợp là dung dịch HCl
- Mẫu thử còn lại là dung dịch NaCl.
5 1 SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4
(X1) (X2) 0.25
H2SO4 + NaOH NaHSO4 + H2O
(X2) (X3) 0.25
6NaHSO4 + 2Al 3Na2SO4 + Al2(SO4)3 + 3H2 0.25
(X3) (X4) (X5)
2NaHSO4 + Ba(HCO3)2 BaSO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
(X3) (X6) (X4)
Ba(HCO3)2 + 2NaOH BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O 0.25
(X6) (X7) (X8)
2 (mol), (gam)
Gọi n là hóa trị của kim loại R khi phản ứng với dung dịch HCl ( )
PTHH: 2R + 2nHCl RCln + nH2 0.5
(mol)

Theo PTHH, (mol)

Ta có: => => Thỏa mãn với n = 2 => R = 65 (Zn)


0.5
6 a Nung nóng hỗn hợp X.
2Mg + O2 2MgO
4Al + 3O2 2Al2O3
2Cu + O2 2CuO
0.5
Hỗn hợp Y gồm: MgO, Al2O3, CuO. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với dung dịch
HCl.
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O

(mol) => (gam)


0.5
BTKL: (gam)
b Hòa tan hỗn hợp Y bằng dung dịch hỗn hợp.
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O 0.25

MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O


Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
BTNT (O): (mol)
0.25
Gọi (lít) => (mol); (mol)
Theo PTHH:  => (mol)
0.25
=> (mol); (mol)
BTKL:
(g) 0.25
7 Gọi công thức của muối cacbonat: R2(CO3)n ( )
Hòa tan hết hỗn hợp bằng dung dịch HCl vừa đủ
MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O (1)
0.25
(mol) 0,1 0,1 0,1
R2(CO3)n + 2nHCl RCln + nCO2 + nH2O (2)

(mol) 0,05

(mol) => (mol) => (gam)


0.5
BTKL: (gam)
0.5
(gam)
(gam) => (mol)

Theo PTHH (1) và (2): (mol); (mol)

0.5
Ta có: =>

Thỏa mãn với n = 2 => R = 56 (Fe)

% ;
0.25
8 Hấp thụ CO2 vào dung dịch KOH.

(mol); (mol).

PTHH: CO2 + 2KOH K2CO3 + H2O (1) 0.5


(mol) 0,05 0,1 0,05
CO2 + K2CO3 + H2O 2KHCO3 (2)
(mol) 0,05 0,05 0,1
Sau phản ứng (1), (2), thu được dung dịch E: 0,1 mol KHCO3
Dung dịch D phản ứng với dung dịch E => trong E chứa bazơ hoặc axit dư.
(mol); (mol)
Th1: Dung dịch D chứa bazơ NaOH.
2Na + 2HCl 2NaCl + H2 (3)
(mol) 0,4 0,4 0,2
2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2 (4)
0.5
(mol) 0,4 0,2 0,2
2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (5)
(mol) 0,1 0,1 0,05
2NaOH + 2KHCO3 K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O (6)
(mol) 0,1 0,1
Theo PTHH (3), (4), (4) ta có:

(mol) =>

Th2: Dung dịch D chứa axit dư:


2Na + 2HCl 2NaCl + H2 (7)
(mol)
2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2 (8)
(mol)
KHCO3 + HCl KCl + CO2 + H2O (9) 0.5

2KHCO3 + H2SO4 K2SO4 + 2CO2 + 2H2O (10)

Theo PTHH (7) và (8): (*)

Theo PTHH (9) và (10):

=> (**)

Lấy (*) + (**) =>

0.5
=> => (lít)

Theo PTHH (7) và (8): (mol) => (gam)


9 a
(mol); (g/mol) => (gam)

0.5
Đặt: (mol) => => (mol)

Nung hỗn hợp X sau một thời gian. Đặt (mol)


2SO2 + O2 2SO3
(mol) x 0,5x x
0.5
Hỗn hợp Y gồm: x mol SO3; (0,15 – x) mol SO2 dư; (0,1 – 0,5x) mol O2 dư.

(g/mol)

.
BTKL: (g/mol) => (mol)

Ta có: => (mol)


0.5
=>

b Hỗn hợp Y: 0,125 mol SO3; 0,025 mol SO2 dư; 0,0375 mol O2 dư.
SO3 + Ba(HCO3)2 BaSO4 + 2CO2 + H2O
(mol) 0,125 0,125 0,25
SO2 + Ba(HCO3)2 BaSO3 + 2CO2 + H2O 0.5
(mol) 0,025 0,025 0,05
(gam)
10 a Thí nghiệm chứng minh axit H2SO4 loãng có tính chất hóa học của axit:
* Dung dịch axit H2SO4 loãng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
Nhỏ dung dịch axit H2SO4 loãng vào quỳ tím.
* Dung dịch axit H2SO4 loãng tác dung với kim loại tạo thành muối và khí H2
Nhỏ dung dịch axit H2SO4 loãng vào các ống nghiệm chứa Fe
PTHH: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
* Dung dịch axit H2SO4 loãng tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước
Nhỏ dung dịch axit H2SO4 loãng vào ống nghiệm chứa CuO.
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O 1.25
* Dung dịch axit H2SO4 loãng tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới
Nhỏ dung dịch axit H2SO4 loãng vào ống nghiệm chứa dung dịch Na2CO3.
Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + CO2 + H2O
* Dung dịch axit H2SO4 loãng tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
Nhỏ dung dịch axit H2SO4 loãng vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2.
Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O
b Thí nghiệm chứng minh axit H2SO4 đặc có tính chất hóa học riêng:
* Axit H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí H2.
Cho Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
PTHH: Cu + 2H2SO4 đăc, nóng CuSO4 + SO2 + 2H2O
* Axit H2SO4 đặc có tính hóa nước.
Cho dung dịch H2SO4 đặc vào cốc chứa đường.
C12H22O11 12C + 11H2O 0.75
C + 2H2SO4 đặc CO2 + 2SO2 + 2H2O
* Axit H2SO4 đặc tác dungk với một số phi kim.
Cho dung dịch H2SO4 đặc vào cốc bột lưu huỳnh
S + 2H2SO4 đặc 3SO2 + 2H2O

You might also like