You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1.Tên học phần: Văn học Việt Nam 1945 - 1975


2.Số tín chỉ: 04
3. Thông tin về học phần:
3.1.Điều kiện tiên quyết: Đã học xong học phần Văn học Việt Nam 1900 - 1945
3.2. Loại học phần: Bắt buộc
4. Phân bố thời gian:
4.1. Lý thuyết: 48 giờ
4.2. Thực hành: 12 giờ
5. Mục tiêu học phần:
Giúp học sinh nắm được:
- Giúp sinh viên hình thành hệ thống kiến thức về những đặc điểm cơ bản và sự
phát triển của Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Nắm
được các sự kiện văn học chính và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này.
- Giúp sinh viên hình thành kỹ năng giảng dạy một số tác giả, tác phẩm văn học
giai đoạn này.
6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần gồm bài giảng: Đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học
Việt Nam 1945 – 1975; Văn học Việt Nam 1945 – 1954; Văn học Việt Nam 1955 –
1975; Văn học vùng tạm chiếm; Lý luận và phê bình văn học 1945 – 1975; Tố Hữu;
Chế Lan Viên; Nguyễn Đình Thi; Thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Thi; Tô
Hoài; Nguyễn Tuân.
7. Thông tin về giảng viên:
7.1. Giảng viên thứ nhất
- Họ và tên: Mai Thị Chín.
- Số điện thoại : 0916453838.
7.2. Giảng viên thứ hai
- Họ và tên: Ngô Thị Phượng
- Số điện thoại: 0974699251
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp: 72 giờ
- Tự học: 120 giờ
9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Điểm học phần gồm điểm bộ phận + điểm thi kết thúc học phần. Quy định
trọng số điểm như sau:
+ Điểm bộ phận: Bao gồm điểm điểm kiểm tra thường xuyêntrong quá trình
học tập, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm đánh giá phần
thực hành, điểm chuyên cần: có trọng số 50% điểm học phần.
+ Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 50%.
10. Điều kiện dự thi học phần:
Sinh viên được dự thi kết thúc học phần nếu đạt các điều kiện sau:
- Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp thực tế theo quy định cho từng học phần.
- Làm đầy đủ các bài thực hành, bài tập, tiểu luận được quy định của học phần.
11. Thang điểm : 10 điểm
12. Tài liệu:
12.1 Giáo trình chính:
(1). Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (1988), Văn học Việt Nam 1945 – 1975, tập
1, 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
(2). Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (2002), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
12.2. Tài liệu tham khảo:
(3). Truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1985 (1985), Nxb Văn học, Hà Nội.
(4). Thơ Việt Nam 1945 – 1985 (1987), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
(5). Nhiều tác giả (1987), Một thời đại văn học mới, Nxb Văn học, Hà Nội.
(6). Nhiều tác giả (1989), Cách mạng, kháng chiến và đời sống văn học, Nxb
Tác phẩm mới, Hà Nội.
(7). Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1990), Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
(8). Tuyển tập truyện ngắn kháng chiến 1945 – 1954 (1993), Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
(9). Tuyển tập Tô Hoài (1987), Nxb Văn học, Hà Nội.
(10). Thơ Tố Hữu (1999) Nxb Giáo dục, Hà Nội.
(11) Các tác phẩm của Nguyễn Khải: Xung đột, Mùa lạc, Gặp gỡ cuối năm,
Thời gian của người.
(12). Tuyển tập Chế Lan Viên (1987), tập 1, Nxb Văn học.
(13). Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập I, II (1984), Nxb Văn học.
(14). Các tập thơ và trường ca của các tác giả: Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh,
Thanh Thảo, Nguyễn Duy.
(15). Nguyễn Thi, Truyện và ký.
(16). Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà
Nội.
(17). Trần Đăng Khoa (2001), Thơ tinh tuyển, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
13. Nội dung chi tiết học phần
Tên bài, số tiết Nội dung lên lớp Nội dung SV tự học
Chương 1: 1. Bối cảnh lịch sử, xã hội , văn hoá tư - Sơ đồ hoá tiến trình
Đặc điểm cơ bản tưởng phát triển của văn học
và thành tựu chủ 2. Đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ 1900 đến
yếu của văn học 1945 -1975. 1975.
Việt Nam 1945 – 3. Thành tựu chủ yếu về: nội dung tư - Những thành công và
1975. tưởng, các thể loại văn học, đội ngũ hạn chế của nền văn học
[6; 4, 2] sáng tác. sáng tác theo khuynh
4. Thực hành: thảo luận về đặc điểm cơ hướng sử thi và lãng mạn
bản của văn học Việt Nam 1945 – Cách mạng.
1975. - Lấy 1 tác phẩm (thơ
hoặc văn xuôi) để chứng
minh tác phẩm đó thể
hiện đặc điểm của văn
học 1945 – 1954.
Chương 2: 1. Khái quát tình hình lịch sử xã hội -Tình hình lịch sử, văn
Văn học Việt Việt Nam 1945 – 1954. hoá, xã hội Việt Nam
Nam 1945 – 2. Đặc điểm và diễn biến của văn học giai đoạn 1945 – 1954.
1954. Việt Nam 1945 – 1954. [1; 38 – 41]
[4; 2, 2] 3. Thành tựu chủ yếu: thơ, truyện ký. - Phong trào văn nghệ
4. Phân tích một trong số các tác phẩm quần chúng những năm
sau: Làng (Kim Lân), Đôi mắt (Nam 1945 – 1954 có những
Cao), Đồng chí (Chính Hữu), Tây Tiến ưu, nhược điểm nào?[1;
(Quang Dũng). 45 – 48]
- Soạn các tác phẩm : Vợ
nhặt (Kim Lân), Đồng
chí (Chính Hữu).
Chương 3: 1. Khái quát tình hình lịch sử xã hội - Đọc giáo trình và các
Văn học Việt Việt Nam 1955 -1975. tài liệu tham khảo, tóm
Nam 1955 – 2. Văn học cách mạng ở miền Bắc và tắt những vấn đề cơ bản
1975 vùng giải phóng miền Nam với hai về tinh hình xã hội, lịch
[6; 4, 2] chặng đường 1955 -1964 và 1965 – sử giai đoạn này. [1; 91 –
1975. 94]
3. Thành tựu chủ yếu: thơ và truyện - So với giai đoạn trước,
ký. văn học giai đoạn này có
4. Thực hành: Phân tích một trong số những bước phát triển
các tác phẩm sau đây: Hòn đất (Anh như thế nào về các vấn
Đức), Rừng xà nu (Nguyễn Trung đề: Đội ngũ sáng tác và
Thành), Đất nước (Nguyễn Khoa đề tài của văn học.
Điềm), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh - Soạn bài: Rừng xà nu
Xuân). (Nguyễn Trung Thành),
Đất nước (Nguyễn Khoa
Điềm).
Chương 4: 1. Tình hình văn hoá xã hội vùng tạm Tóm tắt tính đa khuynh
Văn học vùng chiếm ở miền Nam. hướng của văn học vùng
tạm chiếm 2. Các khuynh hướng chính: văn học tạm chiếm.[1; 210 – 225]
[2; 2, 0] yêu nước và cách mạng, văn học đồi - Tìm, đọc các tác phẩm:
truỵ và chống cộng. Vòng tay học trò (?),
3. Thực hành: Thảo luận về tính đa Thác đổ sau nhà, Mưa
khuynh hướng của văn học vùng tạm đêm cuối năm Võ Phiến),
chiếm. Tìm về sinh lộ (Kỳ Văn
Nguyên).
Chương 5: 1. Vị trí của lý luận và phê bình văn Các giai đoạn phát triển
học trong nền văn học mới. của lý luận phê bình văn
Lý luận và phê 2. Quá trình phát triển và các vấn đề học từ 1945 – 1975.[1;
bình văn học của lý luận, phê bình văn học 1945 – 178 – 188].
1945 – 1975 1975. - Những yêu cầu đối với
[2; 2, 0] 3. Một số khuynh hướng và phong người làm công tác phê
cách phê bình văn học. bình văn học? [1; 175-
176]
- Đọc: Chân dung và đối
thoại của Trần Đăng
Khoa.
Chương 6: 1. Tiểu sử và con người - Đọc và tóm tắt giáo
Tố Hữu 2. Quan niệm thơ của nhà thơ cách trình phần tiểu sử, sự
[6; 4, 2] mạng. nghiệp sáng tác của Tố
3. Con đường sáng tác. Hữu.[3; 154 – 157]
4. Phong cách nghệ thuật: Thơ Tố hữu- - Nội dung chính trong
đỉnh cao thơ trữ tình chính trị, giọng sáng tác của Tố Hữu
điệu của tình thương mến, hồn thơ dân những năm cuối đời qua
tộc. hai tập thơ: Một tiếng
5. Phân tích bài thơ: Việt Bắc đờn và Ta với ta?[3; 180
– 182]
- Phong cách trữ tình
chính trị trong thơ Tố
Hữu được thể hiện cụ thể
như thế nào trong việc
lựa chọn đề tài.
- Tìm những câu thơ hay
viết về Chủ tịch Hồ Chí
Minh của Tố Hữu.
- Soạn các bài thơ: Từ ấy,
Tâm tư trong tù.
- Phân tích: Việt Bắc
Chương 7: 1. Tiểu sử và con người. - Đọc và tóm tắt giáo
Chế Lan Viên 2. Các chặng đường thơ qua các tập trình phần tiểu sử, sự
[6; 4, 2] thơ tiêu biểu nghiệp sáng tác của Chế
3. Phong cách nghệ thuật: Vai trò của Lan Viên.[3, 191 – 194]
trí tuệ, nghệ thuật xây dựng hình ảnh - Chế Lan Viên với tuỳ
và cấu tứ ngôn ngữ thơ. bút và phê bình văn học.
4. Phân tích thơ: Tiếng hát con tàu [3; 230 – 233]
- Quan niệm thơ của Chế
lan Viên trước Cách
mạng tháng Tám có gì
đặc biệt, giải thích
nguyến nhân?
- Soạn bài: Tiếng hát con
tàu.
Chương 8: 1. Tiểu sử và con người - Tóm tắt nội dung của
Nguyễn Đình 2. Thơ Nguyễn Đình Thi. tiểu thuyết Vỡ bờ của
Thi [4; 2, 2] 3. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Thi. Nguyễn Đình Thi.
4. Thực hành: Phân tích bài thơ Đất - Lí luận và phê bình văn
nước. học của Nguyễn Đình
Thi.
- Soạn bài thơ Đất nước.
Chương 9: 1. Sự xuất hiện và các chặng đường - Thế hệ các nhà thơ
phát triển của phong trào thơ trẻ. trước Cách mạng: (Tố
Thơ trẻ thời kỳ 2. Cái tôi thế hệ trong thơ trẻ chống Hữu, Chế Lan Viên,
chống Mĩ Mĩ. Xuân Diệu, Huy Cận...)
[6; 4, 1] 3. Một số tác giả tiêu biểu: Phạm Tiến và các nhà thơ trẻ có sự
Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh. khác nhau như thế nào
4. Chọn phân tích một trong các tác trong việc phản ánh hiện
phẩm sau đây: Sóng (Xuân Quỳnh), thực đời sống chiến
Lửa đèn (Phạm Tiến Duật), Hơi ấm ổ trường chống Mỹ ?.
rơm (Nguyễn Duy), Đàn ghi ta của - Đọc [14] các tập thơ
Lorca (Thanh Thảo) của các nhà thơ trẻ tiêu
biểu: Xuân Quỳnh,
Thanh Thảo, Nguyễn
Đức Mậu, Hữu Thỉnh.
- Soạn các bài: Sóng
(Xuân Quỳnh), Bài thơ
về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật).
Chương 10: 1. Tiểu sử và con người - Tiểu sử và con người
Nguyễn Tuân 2. Các chặng đường sáng tác và các đề - Các chặng đường sáng
[6; 4, 2] tài chính. tác.[2;123 – 138]
3. Phong cách nghệ thuật: Nhà nghệ sĩ - Sưu tầm những câu
tài ba, uyên bác, coi trọng sự độc đáo, chuyện để chứng minh:
thể tuỳ bút, ngôn ngữ nghệ thuật bậc Nguyễn Tuân là một nhà
thầy. văn rất trọng nhân cách.
4. Thực hành: Phân tích tác phẩm: - Trước và sau năm 1945
Người lái đò sông Đà. giọng văn của Nguyễn
Tuân có những thay đổi
nào?
- Soạn bài: Người lái đò
sông Đà
Chương 11: 1. Tiểu sử và con người - Đọc, tóm tắt nội dung
Tô Hoài 2. Các chặng đường sáng tác và các thể của Truyện Tây Bắc, tiểu
[6; 4, 2] loại chính. thuyết Miền Tây
3. Phong cách nghệ thuật: Nhãn quan - Đọc hồi ký: Cát bụi
phong tục, năng lực tạo hình, cách kể chân ai.
chuyện hấp dẫn.
4. Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ. - Soạn: Vợ chồng A Phủ.

Chương 12: 1. Tiểu sử và con người Tiểu sử và con người.[2;


Nguyễn Khải 2. Các chặng đường sáng tác. 249 – 252]
[6; 4, 2] 3. Phong cách nghệ thuật - Đặc điểm tiểu thuyết
4. Thực hành: Phân tích tác phẩm Một Nguyễn Khải.?
người Hà Nội . - Soạn bài: Một người
Hà Nội.
- Chỉ ra những triết lí
nhân sinh sâu sắc trong
các truyện: Mẹ và các
con, Anh hùng bĩ vận,
Lính cứu hoả, Đời khổ.
Chương 13: 1. Tiểu sử và con người .- Nguyễn Thi: nhà văn
Nguyễn Thi 2. Nguyễn Thi: nhà văn của cuộc của cuộc kháng chiến
[4; 2,2] kháng chiến chống Mĩ và người nông chống Mĩ và người nông
dân Nam Bộ. dân Nam Bộ.
3. Thực hành: Phân tích tác phẩm: - Đọc tác phẩm: Người
Những đứa con trong gia đình. mẹ cầm súng.
- Soạn bài: Những đứa
con trong gia đình.
Chương 14: 1. Tiểu sử và con người - Đọc: Trang giấy trước
Nguyễn Minh 2. Những sáng tác trước năm 1975 đèn, Tập truyện Bến quê,
Châu. 3. Nguyễn Minh Châu và công cuộc Người đàn bà trên
[6; 4, 2] đổi mới văn học những năm 80. chuyến tàu tốc hành.
4. Phong cách nghệ thuật - Viết thu hoạch sau khi
đọc : Hãy đọc lời ai điếu
cho một giai đoạn văn
nghệ minh hoạ [5; 127 –
139] để thấy được nhu
cầu đổi mới văn học của
nhà văn.
- Cảm hứng thế sự đời tư
trong truyện ngắn sau
năm 80 của Nguyễn
Minh Châu?
Chương 15 : Văn 1. Khái niệm, đặc trưng, đặc điểm của - Tóm tắt tiểu sử, sự
học viết cho văn học Thiếu nhi. nghiệp sáng tác của các
thiếu nhi từ sau 2. Những chặng đường phát triển của tác giả: Phạm Hổ, Trần
cách mạng tháng văn học Thiếu nhi Đăng Khoa, Nguyễn Huy
Tám 1945. 3. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm Tưởng.
[2; 2, 0] tiêu biểu Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, - Đọc các tác phẩm của
Nguyễn Huy Tưởng. các tác giả nói trên.
4. Thực hành: phân tích tác phẩm Hạt - Soạn bài: Hạt gạo làng
gạo làng ta (Trần Đăng Khoa) ta (Trần Đăng Khoa).
- Tóm tắt nội dung tác
phẩm: Lá cờ thêu sáu
chữ vàng (Nguyễn Huy
Tưởng) và Dế mèn phiêu
lưu ký (Tô Hoài) [13]

GIẢNG VIÊN XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG TRƯỞNG BỘ MÔN

ThS. Mai Thị Chín TS. Ngô Thị Phượng


TRƯỞNG KHOA HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS. Bùi Thanh Hoa TS. Đinh Thanh Tâm

You might also like