You are on page 1of 6

I.

Mốt
a) Khái niệm
-Mốt của một bảng phân bố tần số là giá trị có tần sất lớn nhất và được kí
hiệu là M0.
b) Phương pháp xác định
Vd:
Bảng 1: Số áo bán được trong một quý ở một cửa hàng bán áo sơ mi nam
Cỡ áo 36 37 38 39 40 41 42
Tần suất 13 45 126 184 126 40 5
(Số áo bán được)

Vì trong bảng 1, có hai giá trị là 38 và 40 có cùng tần suất lớn nhất là 126, trong trường
hợp này ta coi rằng có hai mốt là: M01=38 và M02=40
*Chú ý: Có hai giá trị tần số bằng nhau và lớn hơn tần số các giá trị khác thì ta nói trường
hợp này có hai Mốt, kí hiệu M01,M02 .
c) Vai trò, ý nghĩa của mốt trong đời sống
Kết quả từ việc xác định Mốt ở bảng 1 cho thấy rằng trong kinh doanh, cửa hàng nên ưu
tiên nhập hai cỡ áo số 38 và số 40 nhiều hơn.
 Mốt giúp nhanh chóng nhận biết giá trị lớn nhất trong bảng tần số. Trong thực tiễn
Mốt giúp ta dễ dàng tìm được giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tấn số, có thể áp
dụng trong thực tế như tìm người được bỏ phiếu nhiều nhất.
II. Phương sai và độ lệch chuẩn
1. Phương sai
a) Khái niệm
Bảng A: Bảng điểm giữa học kì II của bạn A

Môn Toán KHTN KHXH Ngữ Văn

Điểm 10 9.5 6.5 6

Bảng B: Bảng điểm giữa học kì II của bạn B

Môn Toán KHTN KHXH Ngữ Văn

Điểm 8.5 8 7.5 8

Áp dụng công thức tính số trung bình cộng đã học ở lớp 7, ta tính được điểm trung bình
của bạn A và bạn B là:
A=B=8

Ta thấy số trung bình cộng của bảng 1 và bảng 2 bằng nhau:


Tuy nhiên khi so sánh bảng A và bảng B, ta thấy các số liệu ở bảng B gần với số trung
bình cộng hơn, nên chúng đồng đều hơn. Khi đó, ta nói các số liệu thống kê ở bảng B ít
phân tán hơn bảng A.
 Đại lượng đại diện cho mức độ phân tán đó là phương sai.
b) Công thức
-Với mẫu số liệu kích thước n là {x1, x2,…xk} (1)
s²=[(x₁-x̅)²+(x₂-x̅)²+…+(xι-x̅)²]/N
Trong đó:
x: giá trị thống kê
N: số giá trị có trong mẫu
x̅: giá trị trung bình
Hay có thể viết ngắn gọn lại thành: s²=[Σnι(xι-x̅)²]/N với
Σ: Tổng
-Với mẫu số liệu được cho bởi bảng phân bố tần số, tần suất (2)

Với mẫu số liệu được cho bởi bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp (2)
Vd: Hãy xác định phương sai của dãy A và dãy B ở hai bảng trên.
*Áp dụng công thức (1) để tính phương sai:
+Phương sai dãy A

2 ( 10−8 )2+ ( 9,5−8 )2+ ( 6,5−8 )2+ ( 6−8 )2


s1= =3.125
4

+Phương sai dãy B

2 ( 8,5−8 )2 +2 ( 8−8 )2+ ( 7,5−8 )2


s2= =0.125
4
Vì s12 > s22 nên độ phân tán điểm so với trung bình 8 của bạn A lớn hơn bạn B
*Kết luận:
-Khi hai số liệu thống kê cùng đơn vị đo, có số trung bình cộng xấp xỉ hoặc bằng nhau
nếu phương sai càng nhỏ thì mức độ phân tán (so với số trung bình cộng) của số liệu càng
bé.

vd:
Bảng số liệu chiều cao 16 cây sau 1 tháng nuôi trồng của hai nhóm cây

Chiều cao 9 10 11 12 Chiều cao 9 10 11 12


(cm) (cm)
Số lượng 1 8 5 2 Số lượng 5 3 3 5
(Tần số) (Tần số)
Tần suất 6.25 50 31.2 12.5 Tần suất 31.25 18.75 18.75 31.25
(%) 5 (%)
y=10.5 cm x=10.5 cm

*Áp dụng công thức tính phương sai (2), ta được:


s12=0.625 cm2 s22=1.5 cm2

2. Độ lệch chuẩn
a) Khái niệm
-Nếu để ý đến đơn vị đo ở ví dụ trên thì ta thấy đơn vị đo của s2 là cm2 (bình
phương đơn vị đo của dấu hiệu được nghiên cứu). Muốn tránh điều này, có thể
dùng căn bậc 2 của phương sai gọi là độ lệch chuẩn, kí hiệu là s.
b) Công thức

-Ngoài ra người ta còn chứng minh được

3. Phân biệt phương sai và độ lệch


chuẩn
*Giống nhau: Phương sai và độ lệch chuẩn đều dùng để đánh giá mức độ
phân tán của số liệu (so với trung bình cộng). Khi cần chú ý đến đơn vị đo
ta dùng độ lệch chuẩn để đánh giá vì độ lệch chuẩn có cùng đơn vị đó với
dấu hiệu X được nghiên cứu.
*Khác nhau:
Phương sai Độ lệch chuẩn
Phương sai là một giá trị số mô Độ lệch chuẩn là thước đo mức
tả sự biến thiên của các quan sát độ phân tán của các quan sát
từ trung bình cộng của nó. trong tập dữ liệu so với giá trị
trung bình của chúng.

Phương sai là giá trị trung bình Độ lệch chuẩn là độ lệch bình
của các độ lệch bình phương. phương trung bình căn.

Phương sai đo lường mức độ lan Độ lệch chuẩn đo lường mức độ


tỏa của các cá nhân trong nhóm quan sát của tập dữ liệu khác với
trong tập hợp dữ liệu so với mức giá trị trung bình của nó.
trung bình.

4. Vai trò và ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn:


-Phương sai và độ lệch chuẩn đều dùng để đánh giá mức độ phân tán của số liệu (so với
trung bình cộng). Khi cần chú ý đến đơn vị đo ta dùng độ lệch chuẩn để đánh giá vì độ
lệch chuẩn có cùng đơn vị đó với dấu hiệu X được nghiên cứu.
-Phương sai: dùng xác định độ phân tán trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình. Bộ số
liệu có giá trị phương sai nhỏ là bộ số liệu có các giá trị gần với giá trị trung bình.
-Người ta thường dùng độ lệch chuẩn để đo sự chênh lệch với giá trị của từng thời điểm
đánh giá so với giá trị trung bình, hoặc đánh giá sự biến động, phân tán của giá trị trung
bình. Ngoài ra, độ lệch chuẩn còn giúp chuẩn hóa giá trị của hai dãy số khác nhau về
cùng một miền dữ liệu.
Ứng dụng của độ lệch chuẩn: độ lệch chuẩn có công dụng khá hay đó chính là giúp chuẩn
hóa giá trị của 2 dãy số khác nhau về cùng 1 miền dữ liệu. Ví dụ, bạn có 2 dãy số sau:
10, 7 ,3, 5, 7, 9 (với độ lệch chuẩn đã tính ở trên là 2.562) (1)
108, 89, 108, 89, 89, 47 (với độ lệch chuẩn được tính là 22.28) (2)
1249, 1512,945, 1721, 1023 ,1512 (với độ lệch chuẩn được tính là 305.97) (3)
-> Lấy từng phần tử trong dãy số chia cho độ lệch chuẩn. Ta được kết quả sau :
3.9 , 2.73 , 1.17, 1.95 , 2.73 , 3.51 (1)
4.84 , 3.99 , 4.84, 3.99 , 3.99 , 2.11 (2)
4.08 , 4.94, 3.08 , 5.62 , 3.34 , 4.94 (3)
Ở đây cả 3 dãy số (1) (2) (3) ban đầu có giá trị khác nhau nhưng khi đem chia cho độ lệch
chuẩn thì gía trị lại được đưa về miền giá trị từ [1 ,10].

You might also like