You are on page 1of 10

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI


CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA ĐẢNG
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

I. YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HÌNH THỨC


Bài tập lớn (BTL/TL): Bài tập lớn là một tiểu luận được thực hiện theo nhóm
(mỗi nhóm tối đa 5 sinh viên). Mỗi nhóm tiến hành 01 đề tài (bốc thăm hoặc do giảng
viên phân công).
Kết quả của Bài tập lớn đồng thời là kết quả của cả nhóm. Sau khi nhận được đề
tài, nhóm trưởng cùng các thành viên chủ động nghiên cứu, hoàn thành đề cương, phân
công nhiệm vụ, triển khai thực hiện. Để đạt kết quả tốt, đòi hỏi mỗi thành viên trong
nhóm phải phát huy hết khả năng tự học và trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm
vụ chung. Mọi khó khăn liên hệ trực tiếp với giảng viên để được hướng dẫn cụ thể.
Về dung lượng và hình thức: Tiểu luận được trình bày tối thiểu 15 trang A4, đánh
máy kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, giãn dòng 1.5; bìa tiểu luận phải có đầy
đủ tên đề tài, thứ tự của nhóm và họ tên, MSSV của thành viên trong nhóm.
Trang đầu tiên (sau trang bìa) trình bày Báo cáo kết quả làm việc của Nhóm (cần
ghi rõ thông tin thành viên tham gia, nhiệm vụ được phân công, mức độ hoàn thành của
từng thành viên (đạt được bao nhiêu phần trăm nhiệm vụ được giao), có chữ ký của từng
thành viên và Nhóm trưởng (xem mẫu Báo cáo)
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM….
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký
1.
2.
3.
4.
5.
6.
NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)

1
Về bố cục: Tiểu luận gồm: PHẦN MỞ ĐẦU, PHẦN NỘI DUNG, PHẦN KẾT
LUẬN và DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC (nếu có). Kết thúc mỗi
phần phải qua trang mới.
Quy định trích dẫn tài liệu: các thông tin trong bài viết cần phải chú thích nguồn.
Thực hiện tốt trích dẫn nguồn góp phần tăng tính khoa học, thuyết phục của đề tài, nâng
cao chất chất lượng đề tài.
Cách chú thích trong bài: Chú thích đặt ở cuối trang theo chế độ footnote tự động,
chọn restart each page. Tài liệu trích dẫn trình bày theo thứ tự: tên tác giả (năm xuất
bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang trích dẫn.
Ví dụ:
Nnnn: “….”1
Mmmmm: “bbbbbbbbbbbbbbbbbbb”2.
Trong công tác xây dựng Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng yêu cầu: “Tập
trung nâng cao hơn nữa chất lượng tổng kết thực tiễn gắn với nghiên cứu lý luận, trên cơ
sở nắm vững và và vận dụng sáng tạo phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”3. Tháng…
Cách viết Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo đặt cuối bài viết, xếp thứ tự A,
B, C,…; ghi theo trình tự: Tên tác giả/ tên cơ quan ban hành tài liệu (năm xuất bản), tên
tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Chú ý năm xuất bản đặt trong ngặc đơn, tên tài liệu in
nghiêng.
Ví dụ:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt
Nam (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh).
2. Bộ Quốc phòng – Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Đại thắng mùa
Xuân 1975, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội.

1
Bộ Quốc phòng – Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Đại thắng mùa Xuân 1975, sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.108, 110-111, 98.
2
Đào Thị Bích Hồng (2011), Hồ Chí Minh với sự nghiệp thống nhất quốc gia, dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 23-24.
3
Hồng Điệp, Nâng cao hơn nữa chất lượng tổng kết thực tiễn gắn với nghiên cứu lý luận,
https://dangcongsan.vn/thoi-su/nang-cao-hon-nua-chat-luong-tong-ket-thuc-tien-gan-voi-nghien-cuu-ly-luan-
578715.html, truy cập ngày 26/02/2022.

2
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 27, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. Lương Xuân Quỳ (Chủ biên) (2015), Tư duy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
trong bối cảnh mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Dũng (2015), Giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh: nơi quá tải, chỗ
vắng hoe, http://news.zing.vn/Giao-duc-tai-TP-HCM-Noi-qua-tai-cho-vang-hoe, ngày
truy cập, 22/05/2021.

II. ĐỀ CƯƠNG VÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT ĐỀ TÀI:

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Trình bày được các ý: làm rõ lý do chọn đề tài, thực hiện tốt đề tài này có ý nghĩa gì
đối với sự phát triển của đất nước hiện nay…Cụ thể như:
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt việc khủng hoảng đường lối
cứu nước, trở thành đảng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng quyết định đến thành công trong cách mạng Việt Nam….
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 trước hết là thắng lợi của đường lối
giải phóng dân tộc đúng đắn của Đảng Cộng sản và tư tưởng độc lập tự do của Hồ
Chí Minh. Để khẳng định định đường lối đó, Đảng Cộng sản đã trải qua một quá
trình nhận thức thực tiễn và vận dụng, phát triển lý luận cách mạng. Đó là một quá
trình đấu tranh nội bộ, có lúc rất gay gắt, xung quanh hai quan điểm về chiến lược
đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, đi tới khẳng định đường lối chiến lược giải
phóng dân tộc và đưa Cách mạng tháng Tám 1945 đến thành công.

- Lý do nhóm chọn chọn đề tài: “…. Tên đề tài” làm bài tập lớn để kết thúc môn
học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhiệm vụ của đề tài


Một là, làm rõ được đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị, khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng;
Hai là, phân tích được nội dung của Luận cương chính trị, làm rõ ưu điểm, hạn chế
của Luận cương và chủ trương của Đảng từ năm 1930 đến năm 1939;

3
Ba là, làm rõ những chủ trương của Đảng từ năm 1939 đến năm 1945 và sự hoàn
chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng.
Bốn là, làm rõ giá trị của việc hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đối
với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
VIỆT NAM DƯỚI CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ, KHAI THÁC THUỘC ĐỊA
CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam trước khi Đảng ra đời
1.1.1. Tình hình thế giới, Việt Nam
1.1.2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản từ
cuối thế thể XIX đến đầu năm 1930
- Khái quát tình hình thế giới, Việt Nam và các phong trào yêu nước theo khuynh
hướng chính trị phong kiến và tư sản từ cuối thế thể XIX đến đầu năm 1930.

1.1.3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và Hội nghị thành lập Đảng
- Khái quát về quá trình phát triển của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô
sản và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên
(Chú ý phân tích từng nội dung của văn kiện. Dựa vào thực tiễn Việt Nam ở phần Bối
cảnh lịch sử để làm rõ sự đúng đắn của văn kiện này. Đọc tài liệu liên quan có trong BK
E-learning)
Nhận xét: ?????
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Khái quát nội dung trọng tâm của Chương 1.
Chương 2
LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG (1930 - 1939)

2.1. Luận cương chính trị


2.1.1. Bối cảnh ra đời Luận cương chính trị
4
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua Hội nghị thành lập Đảng xác định
nhiều nội dung quan trọng, phù hợp với đặc điểm Việt Nam…
- Tuy nhiên, những quan điểm dung đắn của Cương lĩnh lại chưa được Quốc tế Cộng
sản công nhận…..
- 4/1930, theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Trần Phú được cử từ Liên xô về
nước…
…………………..
2.1.2. Nội dung của Luận cương chính trị
Chú ý phân tích từng nội dung của văn kiện. Dựa vào thực tiễn Việt Nam dưới chính
sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vào đầu năm 1930 để làm rõ từng
nội dung của văn kiện; làm rõ những ưu điểm và hạn chế của Luận cương. Đọc tài liệu
liên quan có trong BK E-learning.
………………………………………………………
Do còn hạn chế trong đánh giá thực tiễn của xã hội thuộc địa với những tàn tích
phong kiến còn nặng nề ở Việt Nam, ảnh hưởng hưởng bởi những nhận thức không đúng
về các nước thuộc địa ở phương Đông của Quốc tế Cộng sản, nên Hội nghị lần thứ nhất
của Đảng đã không thừa nhận những quan điểm đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu
tiên, thậm chí phê bình gay gắt những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam
cách mạng Thanh niên tại Hội nghị thành lập Đảng, đồng thời ra Án nghị quyết thủ tiêu
Cương lĩnh hcin1h trị đầu tiên. Đây là quyết định không đúng của Đảng lúc bấy giờ. Hạn
chế này của Đảng cần có thời gian khắc phục.

2.2. Quá trình Đảng từng bước khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị
2.2.1. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3/1935)
- Làm rõ bối cảnh Việt Nam, thế giới và những nội dung của Nghị quyết Đại hội lần
thứ Nhất. Đặc biệt tập trung vào những nội dung: Về nhiệm vụ cách mạng (nhiệm vụ
chiến lược, nhiệm vụ cụ thể; xung quanh vấn đề chống đế quốc và phong kiến); Về
tập hợp lực lượng cách mạng; về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.
- So với Hội nghị 10/1930, nhận thức của Đảng về đường lối cách mạng giải phóng
dân tộc như thế nào? Những hạn chế đã khắc phục được chưa?
2.2.2. Chủ trương đấu tranh đòi quần dân chủ, dân sinh (1936-1939)
- Làm rõ những chủ trương của Đảng qua nghiên cứu 2 văn kiện: (1) Chủ trương đấu
tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh (7/1936); và (2) Chung quanh vấn đề chiến sách
mới (10/1936). Chỉ cần tập trung vào những nội dung: Về nhiệm vụ cách mạng
(nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ cụ thể); Về tập hợp lực lượng cách mạng; về phạm vi
giải quyết vấn đề dân tộc.
5
- So những chủ trương (1936-1939) với Luận cương chính trị (10/1930), nhận thức
của Đảng về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Những hạn chế đã
khắc phục đến đâu rồi? ((nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ cụ thể; xung quanh vấn đề
chống đế quốc và phong kiến); Về tập hợp lực lượng cách mạng; về phạm vi giải
quyết vấn đề dân tộc.)
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Khái quát nội dung trọng tâm của Chương 2.
Chương 3
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 VÀ
SỰ HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

3.1. Bối cảnh lịch sử mới và chủ trương của Đảng (1939-1945)
3.1.1. Bối cảnh lịch sử mới và những yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam
- Làm rõ bối cảnh Việt Nam, thế giới khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, lan
rộng…; những nhiệm vụ thực tiễn Việt Nam đặt ra cần giải quyết???
3.1.2. Chủ trương của Đảng
3.1.2.1. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939
- Làm rõ nội dung của Nghị quyết Hội nghị 11/1939. Đặc biệt tập trung vào những
nội dung: Về nhiệm vụ cách mạng (nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ cụ thể); Về tập
hợp lực lượng cách mạng; về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.
- So với Hội nghị 10/1930 và chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh
(1936-1939), nhận thức của Đảng về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc như thế
nào? Những hạn chế đã khắc phục đến đâu rồi? Chủ trương của Đảng có điểm mới gì
không?
3.1.2.2. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940
- Làm rõ nội dung của Nghị quyết Hội nghị 11/1940. Đặc biệt tập trung vào những
nội dung: Về nhiệm vụ cách mạng (nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ cụ thể); Về tập
hợp lực lượng cách mạng; về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.
- So với Hội nghị 11/1939, nhận thức của Đảng về đường lối cách mạng giải phóng
dân tộc như thế nào? Những hạn chế đã khắc phục đến đâu rồi? Chủ trương của Đảng
có điểm mới gì không?
3.1.2.3. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 05/1941
- Làm rõ nội dung của Nghị quyết Hội nghị 11/1940. Đặc biệt tập trung vào những
nội dung: Về nhiệm vụ cách mạng (nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ cụ thể); Về tập
hợp lực lượng cách mạng; về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.
6
- So với Hội nghị 11/1939, nhận thức của Đảng về đường lối cách mạng giải phóng
dân tộc như thế nào? Những hạn chế đã khắc phục đến đâu rồi? Chủ trương của Đảng
có điểm mới gì không?
(Chú ý phân tích từng nội dung của Nghị quyết Hội nghị tháng 11/1939 đặc biệt là
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương (5/1941); so với Luận
cương chính trị 10/1930 để làm rõ sự khắc phục hạn chế của Đảng; so với Cương
lĩnh chính trị đầu tiên để thấy được sự khẳng định quan điểm đúng đắn của Hồ Chí
Minh và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; đọc Giáo trình và
những nguồn tài liệu liên quan có trong BK E-learning)
3.2. Sự bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc
3.2.1. Nội dung bổ sung, hoàn chỉnh
Một là, về chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phóng kiến
Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Luận cương chính trị năm 1930
Chủ trương 1936-1939
11/1939
11/1940
5/1941
Khái quát quá trình Đảng khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị và hoàn chỉnh
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc tại Hội nghị lần Tám (5/1941)
Hai là, về tập hợp lực lượng cách mạng
Khái quát quá trình Đảng từng bước có những nhận thức mới trong đánh giá khả năng
tham gia cách mạng của các giai cấp ngoài công nhân và nông dân và hoàn chỉnh đường
lối cách mạng giải phóng dân tộc trong tập hợp lực lượng cách mạng tại Hội nghị lần
Tám (5/1941)
Ba là, về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc
Khái quát quá trình Đảng khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị và hoàn chỉnh
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc tại Hội nghị lần Tám (5/1941)
Bốn là, về mô hình Nhà nước
Khái quát quá trình Đảng từng bước có những nhận thức mới trong xác định mô hình
Nhà nước từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên – Luận cương chính trị - Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 6 (11/1939) - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (5/1941).

7
3.2.2. Giá trị việc hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc (1930-1945)
đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
Một là, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc (1930-1975)
Đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ
quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của phátxít Nhật, lập nên nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt Nam , đưa dân tộc ta bước
vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Đảng ta và nhân dân ta đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc và giành quyền dân chủ.
Đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập tự do.
Sự lãnh đạo tài ba của Đảng ta còn thể hiện rõ trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp 1946-1954.Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân và dân ta đã tiến hành cuộc
kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính” và đã giành
được thắng lợi vẻ vang, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vang dội năm
châu, chấn động địa cầu, giải phóng miền Bắc, tạo điều kiện cơ bản để hoàn thành nhiệm
vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài ba của Đảng, nhân dân cả nước bước vào cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 với tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng và
quả cảm, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Giải phóng miền Nam, xây dựng CNXH ở
miền Bắc.
Hai là, đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
Hơn 30 năm đổi mới là giai đoạn lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam, đánh
dấu sự trưởng thành mọi mặt về sự lãnh đạo của Đảng ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý
nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện và triệt để, là sự nghiệp cách
mạng to lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, thể hiện tài năng lãnh đạo của Đảng
ta. Đất nước ta đã đạt được những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đã ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, đang
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá;
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước được hình thành; chính trị - xã hội
ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa, xã hội có bước phát triển mới;
đời sống nhân dân từng bước được nâng lên; dân chủ XHCN được phát huy và ngày càng
mở rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng
8
Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức
mạnh tổng hợp của đất nước được tăng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi
vào chiều sâu. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng
cao.
(Làm rõ giá trị của sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng
đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước hiện nay).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Khái quát nội dung trọng tâm của Chương 3.

PHẦN KẾT LUẬN


(Trình bày tóm lại kết quả nghiên cứu được thực hiện ở những nội dung trên. Khẳng định
nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã hoàn thành)

Một là, làm rõ được đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị, khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng;
Ví dụ cách viết cho ý 1: Dưới chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp đã làm ảnh hưởng đến Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Nhiệm vụ của Việt Nam
đặt ra là phải chống thực dân Pháp, giải phóng cho dân tộc và lựa chọn con đường phát
triển cho dân tộc Việt Nam. Đứng trước yêu cầu đặt ra của dân tộc Việt Nam, nhiều
phong trào yêu nước diễn ra với nhiều khuynh hướng đấu tranh khác nhau đều không
thành công.
Sau 10 năm lựa chọn con đường cánh mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc tích cực tập
trung chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng ở Việt Nam. Sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đúng đắn đã đã đề
cao quyền tự quyết của dân tộc, tập hợp lực lượng toàn dân tộc cho cuộc đấu tranh chống
đế quốc, giải phóng cho dân tộc Việt Nam)
Hai là, phân tích được nội dung của Luận cương chính trị, làm rõ ưu điểm, hạn chế
của Luận cương và chủ trương của Đảng từ năm 1930 đến năm 1939;
Ba là, làm rõ những chủ trương của Đảng từ năm 1939 đến năm 1945 và sự hoàn
chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng.
Bốn là, làm rõ giá trị của việc hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đối
với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Cần lưu ý: thông qua nguồn tài liệu tham khảo thể hiện việc thực hiện nghiêm túc đề
tài khoa học. Những tài liệu sử dụng phải được trích dẫn trong bài. Trình bày Tài liệu
tham khảo và trích dẫn khoa học theo đúng quy định).

1. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Đào Thị Bích Hồng (2010), Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Philippe Devillers (2003), Paris - Saigon - Hanoi, Nxb.Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh.
PHỤ LỤC

Phụ lục 1

(Nguồn:…………………………………….)

Phụ lục 2

(Nguồn:…………………………………….)

LƯU Ý: TẤT CẢ NHỮNG BÀI LÀM GIỐNG NHAU HOẶC SAO CHÉP TỪ
NHỮNG KHÓA TRƯỚC ĐỀU KHÔNG CÓ ĐIỂM
Phần nội dung có tô màu là phần cô hướng dẫn cách thực hiện, các em xem cho
biết cách làm.
Nghiên cứu thật kỹ phần hướng dẫn cách thực hiện, có gì không rõ các em trao
đổi trực tiếp với cô trong những hướng dẫn thực hiện Bài tập lớn.
Chúc các em hoàn thành tốt nhiệm vụ!

10

You might also like