You are on page 1of 2

Trường THCS Lê Mao

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 7


A. Lý thuyết
Chương 1: Quang học
1. a. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
b. Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy mọi vật vì mắt có thể
phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể
nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận quan niệm như vậy là sai lầm.
Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định sự sai lầm đó.
2. Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? Cho ví dụ minh họa?
3. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Lấy ví dụ về ứng dụng của định luật
truyền thẳng ánh sáng?
4. Bóng tối là gì? bóng nửa tối là gì? Giải thích hiện tượng Nhật thực? Nguyệt thực?
5. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
6. Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi 3 loại gương đã học (gương phẳng, gương cầu lồi,
gương cầu lõm)? So sánh vùng nhìn thấy của các gương đó?
Chương 2: Âm học
7. Nguồn âm là gì? Nguồn âm có chung đặc điểm gì?
8. a. Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số? b. Khi nào vật phát ra âm cao (âm thấp)?
9. a. Biên độ dao động là gì? b. Khi nào vật phát ra âm to (âm nhỏ)?
10. a. Âm truyền được trong môi trường nào? Âm không truyền được trong môi trường nào?
b. Sắp xếp vận tốc truyền âm trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí theo thứ tự tăng dần?
11. a. Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì?
b. Thế nào là vật phản xạ âm tốt? Vật phản xạ âm kém? Mỗi trường hợp lấy 3 ví dụ.
B. Bài tập
Chương 1: Quang học
1. Thực hiện các yêu cầu tương ứng với các hình vẽ:
1.1. Trên hình vẽ, SI là tia sáng được chiếu tới
gương phẳng.
a. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và xác định độ lớn
của góc phản xạ?
b. Giữ nguyên hướng của tia tới, quay gương
sao cho tia phản xạ thẳng đứng hướng lên. Vẽ
hình và tính góc mà ta đã xoay gương?
c. Giữ nguyên hướng của tia tới, quay gương sao cho tia phản xạ nằm ngang, hướng
sang phải. Vẽ hình và tính góc hợp bởi tia tới và gương lúc đó.
d. Giữ nguyên hướng của tia tới, phải quay gương một góc bao nhiêu để tia phản xạ
quay một góc ?
1.2. Cho điểm sáng S đặt trước gương phẳng. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính
chất ảnh qua gương phẳng).
Trường THCS Lê Mao
1.3. Một vật hình mũi tên AB đặt trước gương
phẳng như hình vẽ. Hãy xác định ảnh A’B’
của vật AB qua gương.

1.4. Một điểm sáng S đặt trước và chiếu một


chùm sáng phân kỳ lên một gương phẳng như
hình vẽ. Hãy xác định chùm tia phản xạ.

2. Một người cao 1,7m đứng cách gương G treo sát tường một khoảng 1,3m. Hỏi ảnh của
người đó cao bao nhiêu và cách gương G bao nhiêu?
3. Hải đứng trước gương G cách gương 1,8m để soi gương. Do nhìn không rõ, Hải đã tiến
lại gần gương G một khoảng. Tại vị trí đó khoảng cách từ Hải đến ảnh của Hải là 2,2m. Hỏi
Hải đã tiến lại gần gương một khoản là bao nhiêu?
Chương 2: Âm học
1. Một lá thép thực hiện 3000 dao động trong 2 phút. a. Tính tần số dao động của lá thép?
b. Ta có nghe được âm thanh mà lá thép phát ra không? Vì sao?
2. Một bạn khi thực hiện thí nghiệm ghi lại kết quả dao động của các vật như sau: Vật A
thực hiện được 300 dao động trong 20 giây; Vật B thực hiện được 2400 dao động trong 1
phút; Vật C thực hiện được 1800 dao động trong 0.5 phút.
a. Các vật có phát ra âm không? Vì sao?
b. Ta có nghe được âm các vật đó phát ra không? Vì sao?
c. Sắp xếp theo thứ tự các vật phát ra âm từ trầm đến bổng?
4. Khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như vậy trong phòng
nhỏ thì không nghe thấy tiếng vang.
a. Trong phòng nào có âm phản xạ? Giải thích tại sao lại có hiện tượng trên?
b. Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết
âm thanh truyền trong không khí với vận tốc là 340m/s.
5. Một tàu dùng sóng siêu âm để xác định độ sâu của đáy biển. Sau khi phát tín hiệu 0,1
phút thì nhận được tín hiệu trở lại. Hãy xác định độ sâu của đáy biển ở vị trí đó biết vận tốc
truyền âm là 1500m/s và trong các trường hợp: a. Tàu đứng yên khi phát siêu âm.
b. Tàu chuyển động đi xuống, vuông góc với đáy biển với vận tốc là 20m/s.
6. Một người đứng cách vách núi 170m đánh một tiếng trống. Người đó nghe được âm phản
xạ sau 1s. a. Vận tốc âm thanh trong không khí là bao nhiêu?
b. Người đó đứng cách vách núi một khoảng ít nhất là bao nhiêu sẽ nghe được tiếng vang?
7. Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lửa tại điểm M làm âm truyền đến điểm N
cách M 1590m. Cho vận tốc truyền âm trong đường ray là 5 300m/s, vận tốc truyền âm
trong không khí là 340m/s. Hỏi thời gian truyền âm từ M đến N là bao lâu nếu: a) Âm
truyền qua đường ray. b) Âm truyền trong không khí.

You might also like