You are on page 1of 10

Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS.

Nguyễn Tuấn Anh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG
oOo

GIÁO TRÌNH
TIN HỌC ỨNG DỤNG NGÀNH MAY 1

Biên soạn: GV-ThS. Nguyễn Tuấn Anh

TP.HCM, ngày 28/03/2010

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 1


Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY VI TÍNH..............................................7
1.1. LỊCH SỬ MÁY TÍNH CÁ NHÂN.................................................................7
1.1.1. Lịch sử phát triển máy tính......................................................................7
1.1.2. Phân loại máy tính...................................................................................9
1.2. PHẦN MỀM VÀ PHẦN CỨNG. ..................................................................10
1.2.1. Phần mềm (Software)..............................................................................10
1.2.2. Phần cứng (Hardware).............................................................................11
1.3. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY VI TÍNH............................................13
1.3.1. Thùng máy và nguồn - Case and Power .................................................13
1.3.2. Bo mạch chủ - Mainboard.......................................................................15
1.3.3. Đơn vị xử lý trung tâm - CPU.................................................................20
1.3.4. Bộ nhớ ngẫu nhiên - RAM. ....................................................................23
1.3.5. Ổ mềm - FDD. ........................................................................................26
1.3.6. Ổ cứng - HDD.........................................................................................26
1.3.7. Ổ quang - CDROM ................................................................................29
1.3.8. Thiết bị ngoại vi. ....................................................................................31
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG SẢN XUẤT MAY MẶC......39
2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CAD∕CAM.....................................................39
2.1.1. Một số khái niệm.....................................................................................39
2.1.2. Mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của CAD/CAM: .......................40
2.1.3. Tình hình ứng dụng hệ thống CAD∕CAM tại Việt Nam.........................40
2.2. ỨNG DỤNG CAD∕CAM TRONG MAY MẶC.............................................41
2.2.1. Tình hình ứng CAD∕CAM trong ngành may mặc...................................41
2.2.2. Giới thiệu về một số hệ thống CAD∕CAM trong ngành may mặc..........42
2.2.3. Giới thiệu hệ thống cắt trải vải tự động và chuyền treo (Hanger)...........44
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CORELDRAW THIẾT KẾ CÁC
SẢN PHẨM MAY MẶC VÀ THỜI TRANG....................................................49

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 2


Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
3.1. GIỚI THIỆU....................................................................................................49
3.1.1. CorelDraw là gì.......................................................................................49
3.1.2. Cài đặt CorelDraw...................................................................................49
3.1.3. Khởi động CorelDraw X3. .....................................................................49
3.1.4. Hộp thoại Welcome to CorelDraw..........................................................50
3.1.5. Giới thiệu màn hình.................................................................................50
3.1.6. Một số phím tắt.......................................................................................51
3.1.7. Một số thuật ngữ......................................................................................52
3.1.8. Quản lý dữ liệu CorelDraw.....................................................................52
3.1.9. In ấn.........................................................................................................53
3.1.10. Các chế độ xem màn hình trong CorelDraw.........................................53
3.1.11. Thiết lập một số thuộc tính ban đầu......................................................54
3.2. CÔNG CỤ VẼ TRONG CORELDRAW........................................................55
3.2.1. Công cụ chọn và chỉnh sửa......................................................................55
3.2.2. Công cụ vẽ đường nét..............................................................................58
3.2.3. Vẽ các đối tượng cơ bản..........................................................................61
3.3. BIẾN ĐỔI ĐỐI TƯỢNG TRONG CORELDRAW.......................................64
3.3.1. Biến đổi vị trí (Position)..........................................................................64
3.3.2. Biến đổi xoay (Rotate)............................................................................64
3.3.3. Biến đổi tỷ lệ, co giãn (Scale and mirror)...............................................65
3.3.4. Biến đổi kích thước (Size).......................................................................65
3.3.5. Biến đổi xô nghiêng (Skew)....................................................................65
3.3.6. Cắt, xén, hàn, nối đối tượng (Shaping)...................................................66
3.3.7. Nhóm, liên kết, khóa đối tượng...............................................................68
3.3.8. Sắp xếp thứ tự đối tượng (Order)............................................................68
3.3.9. Phân bố, gióng hàng các đối tượng (Align and Distribute).....................69
3.4. MÀU SẮC CỦA ĐỐI TƯỢNG......................................................................70
3.4.1. Màu sắc trong tin học..............................................................................70
3.4.2. Thiết lập màu sắc cho đường nét (Outline).............................................70
3.4.3. Tô màu cho đối tượng (Fill)....................................................................71
3.4.4. Công cụ tô màu (Interactive Fill tool).....................................................73

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 3


Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
3.5. VĂN BẢN TRONG CORELDRAW..............................................................73
3.5.1. Các dạng văn bản....................................................................................73
3.5.2. Đặt văn bản lên đường dẫn mở...............................................................74
3.5.3. Đặt văn bản theo đường dẫn đóng...........................................................74
3.5.4. Chèn ký tự vào dòng văn bản..................................................................75
3.5.5. Đặt văn bản vào trong đối tượng đóng....................................................75
3.6. CÁC HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT TRONG CORELDRAW................................75
3.6.1. Hiệu ứng tạo các đối tượng trung gian (Blend).......................................75
3.6.2. Hiệu ứng tạo hình bao (Envelope)..........................................................78
3.6.3. Hiệu ứng tạo các đối tượng đồng tâm (Contour)....................................79
3.6.4. Hiệu ứng tạo chiều thứ 3 (Extrude).........................................................80
3.6.5. Hiệu ứng tạo bóng đổ (DropShadow).....................................................81
3.6.6. Hiệu ứng làm biến dạng đối tượng (Distortion)......................................82
3.6.7. Hiệu ứng tạo độ trong suốt (Transparency).............................................83
3.6.8. Hiệu ứng nhìn qua thấu kính (Lens)........................................................84
3.6.9. Hiệu ứng tạo phối cảnh (Add Perpective)...............................................85
3.6.10. Hiệu ứng đặt hình ảnh vào trong một đối tượng (PowerClip)..............86
3.7. ỨNG DỤNG CORELDRAW TRONG NGÀNH MAY MẶC.......................87
3.7.1. Ứng dụng CorelDraw thiết kế logo.........................................................87
3.7.2. Một số ứng dụng CorelDraw trong lĩnh vực Dệt - May - Thời trang.....89
3.7.3. Ứng dụng CorelDraw vẽ phác họa trang phục........................................91
3.7.4. Ứng dụng CorelDraw vẽ chi tiết trang phục...........................................98
3.7.5. Ứng dụng CorelDraw thiết lập tài liệu kỹ thuật......................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................102

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 4


Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh

LỜI NÓI ĐẦU


Công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò cực kỳ to lớn trong cuộc sống hiện đại.
CNTT góp mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ công nghiệp cho đến nông nghiệp, từ
những ngành phức tạp như nghiên cứu không gian vũ trụ cho đến những ngành giải
trí đơn thuần như game, truyền hình… Nhờ CNTT các quốc gia thu hẹp được
khoảng cách không gian, thu ngắn thời gian di chuyển, nhờ CNTT tốc độ phát triển
kinh tế, kỹ thuật… trên thế giới được đẩy nhanh vượt bậc. Minh chứng cho những
điều này đó là sự xuất hiện của trí thông minh nhân tạo, được xem là nguồn tài
nguyên tiềm năng đưa loài người vươn xa hơn nữa.
CNTT còn là chìa khóa giúp nhiều ngành nghề phát triển, đặc biệt là đối với các
ngành khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học… chính là nền tảng đưa các
ngành khoa học liên quan phát triển xứng tầm. Bên cạnh đó, nhờ CNTT con người
có một cuộc sống tiện nghi hơn bao giờ hết, cơ hội tiếp cận được với nguồn tri thức
khổng lồ của nhân loại một cách nhanh chóng, khám phá ra những điều mới mẻ của
cuộc sống… Thời điểm này, con người đã sẵn sàng bước vào một kỷ nguyên sáng
rực nhất trong lịch sử tiến hóa của mình - kỷ nguyên của Công nghệ thông tin.
Hòa vào sự phát triển chung của các ngành khoa học kỹ thuật, ngành Công nghệ
Dệt - May - Thời trang cũng đang có những bước tiến dài và mạnh mẽ. CNTT đã
len lỏi vào trong nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, trên cả những mặt hàng
quần áo thông thường hay những sản phẩm thời trang cao cấp. Nhờ CNTT, việc tự
động hóa sản xuất ngành may đạt hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm thời gian, nhân
công, chi phí sản xuất. Mặc dù vậy, so với các ngành công nghiệp dịch vụ khác như
cơ khí, xây dựng hay viễn thông… thì mức độ tin học hóa sản xuất của ngành may
vẫn chưa cao và chưa đồng bộ. Phần lớn CNTT chỉ được áp dụng ở một số khâu
triển khai sản xuất nhất định như khâu thiết kế sản phẩm… còn ở các khâu khác
trong quá trình sản xuất việc ứng dụng CNTT còn gặp nhiều trở ngại. Những lý do
chính khiến việc áp dụng CNTT vào trong sản xuất may mặc chưa đạt hiệu quả
mong muốn đó là đặc thù của ngành rất khó tin học hóa, chưa có sự đầu tư cao về
tin học mặc dù lợi nhuận từ đó không phải là nhỏ, trình độ lao động ngành may còn
nhiều hạn chế…
Những năm gần đây, nhiều tập đoàn sản xuất phần cứng và phần mềm nổi tiếng
trên thế giới đã xâm nhập vào lĩnh vực may mặc trong đó phải kể đến Lectra hay
GGT. Bên cạnh đó sự cạnh tranh về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm diễn
ra ngày càng gay gắt khiến các doanh nghiệp Dệt - May - Thời trang phải nỗ lực
đưa công nghệ mới vào sản xuất, trong đó việc ứng dụng CNTT được xem là một
trong những nhân tố quyết định sự phát triển hay thành công của một doanh nghiệp.
Đào tạo nguồn nhân lực cao, am hiểu về CNTT cho ngành Dệt - May - Thời
trang là một trong những định hướng phát triển vững bền và hiệu quả cho mỗi
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này. Khoa Công nghệ May và
Thời trang thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là nơi hỗ trợ đắc lực

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 5


Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
nguồn nhân lực ngành may và thời trang cho cả nước. Khoa đã đổi mới chương
trình đào tạo theo hướng tiếp cận công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, phù
hợp với đặc điểm phát triển chung của ngành. Bên cạnh những kiến thức chuyên
ngành, các nội dung về CNTT cũng đang được khoa tăng thời lượng. Sinh viên
ngành may ngoài việc phải biết các phần mềm thông dụng như xử lý văn bản, xử lý
số liệu, mạng Internet… thì việc thành thạo các phần mềm chuyên ngành đóng vai
trò hết sức quan trọng. Thực tế, để tiếp cận sâu về CNTT, khoa đã ứng dụng CNTT
vào quá trình giảng dạy và học tập để sinh viên làm quen với môi trường máy tính.
Đặc biệt là các nội dung giảng dạy về CNTT đã được chọn lọc và mang tính thực
tiễn cao.
Nằm trong khối kiến thức về CNTT, môn học “Tin học ứng dụng ngành may
1” giúp sinh viên ngành may nắm bắt những kiến thức cơ bản về tin học, có thể vận
dụng cụ thể vào trong sản xuất ngành may sau khi ra trường. Khối lượng kiến thức
này không những cần thiết đối với sinh viên ngành may để đi làm trong các doanh
nghiệp mà còn là cơ sở để các em tiếp cận được với các môn học khác dễ dàng hơn
nhờ hiểu biết về máy tính và sự liên quan chặt chẽ giữa CNTT đối với khối kiến
thức chuyên ngành khác.
Nội dung môn học “Tin học ứng dụng ngành may 1” được chia làm ba phần:
- Phần một trình bày tổng quan kiến thức về máy vi tính như phần cứng, phần
mềm, nguyên lý hoạt động, cấu tạo và chức năng của những thiết bị nội vi, ngoại
vi…
- Phần hai giới thiệu về tình hình ứng dụng CNTT trong ngành may, những khó
khăn, thuận lợi và khả năng ứng dụng CNTT vào trong các quá trình sản xuất của
ngành may.
- Phần ba giới thiệu phần mềm CorelDraw, một phần mềm nổi tiếng và hữu ích
đối với lĩnh vực thiết kế đồ họa. Qua đó cũng giới thiệu về những khả năng ứng
dụng của CorelDraw trong thực tế ngành may và thời trang.
Những nội dung tiếp theo về các phần mềm chuyên ngành may được đề cập
trong môn học Tin học ứng dụng ngành may 2.
Trong quá trình biên soạn tài liệu này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai
sót không mong muốn, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp,
các em sinh viên và quí vị độc giả để chúng tôi hoàn thiện tài liệu này hơn trong lần
chỉnh sửa sau.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 6


Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY VI TÍNH
1.1. LỊCH SỬ MÁY TÍNH CÁ NHÂN.
1.1.1. Lịch sử phát triển máy tính cá nhân.
Năm 1975 công ty MITS (Mỹ) giới thiệu chiếc máy tính cá nhân Altair đầu tiên
trên thế giới, chiếc máy này sử dụng bộ vi xử lý 8080 của Intel, không có màn hình
mà chỉ hiện kết quả thông qua các đèn Led.
Năm 1977 công ty Apple đưa ra thị trường máy tính Apple II có màn hình và
bàn phím đầu tiên.

(a) (b) (c)


Máy tính Altair (a) và Apple II (b, c)
Năm 1981 công ty IBM sản xuất máy tính cá nhân (PC) có hệ thống mở, tức là
máy có nhiều khe cắm mở rộng để có thể cắm thêm phụ kiện quan trọng, thiết kế
này đã phát triển thành tiêu chuẩn của máy tính ngày nay.
Công ty IBM (một công ty khổng lồ lúc đó) đã tìm đến một công ty nhỏ có tên là
Microsoft để thuê viết phần mềm cho máy tính PC của mình, kể từ đó Microsoft trở
thành công ty phần mềm lớn nhất thế giới.
Sau khi phát minh ra chuẩn PC mở rộng, IBM đã cho phép các nhà sản xuất PC
trên thế giới bắt chước (nhái) theo chuẩn này và chuẩn máy tính IBM PC đã nhanh
chóng phát triển thành hệ thống sản xuất máy PC khổng lồ trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, IBM đã không có thỏa thuận độc quyền về MS DOS cho nên
Microsoft có thể bán hệ điều hành MS DOS cho bất cứ ai, vì vậy mà Microsoft đã
nhanh chóng trở thành một công ty lớn mạnh.
Phần mềm PC đã được Microsoft kiểm soát và thống trị trong suốt quá trình phát
triển của máy tính cá nhân.
+ Từ năm 1981 đến 1990 là hệ điều hành MS DOS phát triển qua nhiều phiên
bản và đã có trên 80% máy tính PC trên thế giới sử dụng hệ điều hành này.
+ Năm 1991 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 3.1 và có trên 90% máy
tính PC trên thế giới sử dụng.

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 7


Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
+ Năm 1995 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 95 và có khoảng 95%
máy tính PC trên thế giới sử dụng.
+ Năm 1998 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 98 và có trên 95% máy
tính PC trên thế giới sử dụng.
+ Năm 2000 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 2000 và năm 2002
Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window XP với khoảng 97% máy tính PC sử
dụng. Năm 2007 xuất hiện hệ điều hành Window Vista nhưng đã không được đón
nhận, năm 2010 Microsoft đã đưa ra phiên bản Window 7 thay thế hệ điều hành
Vista và đã qua giai đoạn thử nghiệm.
Hiện nay có trên 95% máy tính cá nhân trên thế giới sử dụng các sản phẩm
Windows của Microsoft, vì vậy các công ty sản xuất thiết bị ngoại vi muốn bán
được ra thị trường thì phải có trình điều khiển do Microsoft cung cấp hoặc một thoả
thuận với Microsoft để sản phẩm ấy được Windows hỗ trợ. Một thiết bị máy tính
không được Window hỗ trợ thì coi như không bán cho ai được, đó là lý do làm cho
Microsoft trở thành không những là nhà thống trị phần mềm mà còn đóng vai trò
điều khiển sự phát triển phần cứng PC.
IBM là nhà phát minh và phát triển hệ thống máy tính PC nhưng họ chỉ nắm
được quyền kiểm soát trong 7 năm từ 1981 đến 1987, sau đó quyền kiểm soát đã
thuộc về công ty Intel (Intel được thành lập năm 1968 với mục tiêu sản xuất các
chip nhớ).
+ Năm 1971 Intel đã phát minh ra bộ vi xử lý đầu tiên có tên 4004 có tốc độ là
0.1MHz.

Bộ vi xử lý đầu tiên của Intel 4004


+ Năm 1972 Intel giới thiệu chipset 8008 có tốc độ 0.2MHz.
+ Năm 1979 Intel giới thiệu chipset 8088 có tốc độ 5MHz hãng IBM đã sử dụng
để lắp cho chiếc PC đầu tiên của mình.
+ Năm 1988 Intel giới thiệu chipset 386 có tốc độ 75MHz.
+ Năm 1990 Intel giới thiệu chipset 486 có tốc độ 100-133MHz.
+ Năm 1993-1996 Intel giới thiệu chipset 586 có tốc độ 166-200MHz.
+ Năm 1997-1998 Intel giới thiệu chipset Pentiun 2 có tốc độ 233-450MHz
+ Năm 1999-2000 Intel giới thiệu chipset Pentium 3 có tốc độ 500-1200MHz

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 8


Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
+ Từ năm 2001 đến nay Intel giới thiệu chipset Pentium 4 có tốc độ từ 1500MHz
đến 3800MHz và nhiều chip khác mà vẫn chưa có giới hạn.
Intel không những dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản suất CPU mà còn là nhà
cung cấp hàng đầu về Chipset và Mainboard kể từ năm 1994 đến nay.
IBM và Compact là hai nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới trong
những năm 1981 đến 1997, hai công ty này đã cung cấp phần lớn máy tính cá nhân
cho thị trường thế giới trong thập niên 90 của thế kỷ trước, các công ty này đã sử
dụng bộ xử lý của Intel và thuê công ty Microsoft viết hệ điều hành.

Máy vi tính hiện nay của hãng IBM và hãng Compact


1.1.2. Phân loại máy tính.
a. Phân loại theo chức năng sử dụng.
- Mainframe là một siêu máy tính của hãng IBM với tốc độ nhanh nhất thế giới
hiện nay. Đây là những máy tính có cấu hình phần cứng lớn, tốc độ xử lý cao được
dùng trong các công việc đòi hỏi tính toán lớn như làm máy chủ phục vụ mạng
Internet, máy chủ để tính toán phục vụ dự báo thời tiết, vũ trụ...
- PC (Personal Computer - Máy vi tính cá nhân) là tên gọi khác của máy tính để
bàn (Desktop), đây là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay.
- Laptop, Desknote, Notebook là những máy tính xách tay, kê đùi tiện ích cho
việc di chuyển, giảng dạy và hội thảo.
- PDA (Personal Digital Assistant) là những thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân
có các tên gọi khác như máy tính cầm tay, máy tính bỏ túi (Pocket PC). Ngày nay
rất nhiều điện thoại di động có tính năng của một PDA.

Mainframe, PC, Laptop và PDA


b. Phân loại theo chức năng của thiết bị tin học.

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 9


Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
- Thiết bị nhập (Input Devices) là những thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính như
bàn phím, chuột, máy quét, máy scan...
- Thiết bị xử lý (Processing Devices) là những thiết bị xử lý dữ liệu bao gồm bộ
vi xử lý, bo mạch chủ.
- Thiết bị lưu trữ (Storage Devices) là những thiết bị lưu trữ dữ liệu gồm bộ
nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
+ Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ chỉ đọc ROM, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên
RAM.
+ Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD, DVD, ổ cứng USB, thẻ nhớ
và các thiết bị lưu trữ khác.
- Thiết bị xuất (Output Devices) là những thiết bị hiển thị và xuất dữ liệu từ
máy tính như màn hình, đèn chiếu, máy in...
1.2. PHẦN MỀM VÀ PHẦN CỨNG.
1.2.1. Phần mềm (Softwares).
Phần mềm là tập hợp tất cả các câu lệnh do các nhà lập trình viết ra để hướng
dẫn máy tính làm một số công việc cụ thể nào đó. Không như các thiết bị điện tử
khác, máy vi tính không có phần mềm thì không thể hoạt động.
Để có được phần mềm, các nhà lập trình phải sử dụng các ngôn ngữ lập trình
để viết. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ trung gian giữa ngôn ngữ giao tiếp của con
người với ngôn ngữ của máy tính. Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ con người thì được
gọi là ngôn ngữ lập trình bậc cao, gần với ngôn ngữ máy tính được gọi là ngôn
ngữ lập trình bậc thấp.

Ngôn ngữ thông dịch giữa máy tính và con người


a. Một số chương trình phần mềm thông dụng.
- Trình điều khiển thiết bị - Driver Control: Đây là các chương trình làm việc
trực tiếp với phần cứng, là lớp trung gian giữa hệ điều hành và thiết bị phần cứng.
Các chương trình này thường được nạp vào trong bộ nhớ ROM trên Mainboard và
trên các Card mở rộng, hoặc được tích hợp trong hệ điều hành và được tải vào bộ
nhớ lúc máy khởi động.
- Hệ điều hành - Operation System (OS): Là tập hợp của rất nhiều chương
trình có nhiệm vụ quản lý tài nguyên máy tính, làm cầu nối giữa người sử dụng với

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 10

You might also like