You are on page 1of 5

Toàn cầu hóa là kết nối các nền kinh tế trên khắp thế giới về thương mại, đầu

tư, lao
động, ngân hàng, dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, và con người.
Toàn cầu hóa cho phép các doanh nghiệp, con người trên toàn thế giới có thể kết nối với
nhau một cách dễ dàng. Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ,
những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc
gia, các dân tộc trên thế giới.
Trích: https://luathoangphi.vn/toan-cau-hoa-la-gi/

Toàn cầu hóa là một phong trào rộng lớn trong lịch sử phát triển của loài người và có
những hệ quả rộng lớn và sấu sắc với mọi mătj của đời sống con người, xã hội và thế giới
( David Held)
Làn sóng âm nhạc Hàn Quốc đang lan tỏa mạnh mẽ và gây hiệu ứng rộng rãi đặc biệt với
giới trẻ trên thế giới. Một người nước ngoài từ chỗ chưa hề có khái niệm gì về đất nước
Hàn Quốc, chưa từng đặt chân đến bất cứ địa phương nào của Hàn Quốc vẫn có thể nhận
ra những đặc điểm văn hóa, ẩm thực, con người của "xứ sở Kim Chi" qua âm nhạc.
Toàn cầu hóa đối với ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc:

- Vào những năm 1990 Hàn Quốc đã là nước dẫn đầu về Internet. Giai đoạn cho
chiến lược làn sóng Hàn lan tỏa được bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỉ XX, khi
các công ti phát thanh truyền hình triển khai mạng lưới phân phối các sản phẩm
mang nội dung trên các phương tiện truyền thông của họ để đưa ra thị trường châu
Á. Thông qua những hình ảnh trình chiếu ra đại chúng qua phương tiện truyền
thông, một Hàn Quốc mới với những kiểu thời trang, các kiểu tóc hợp thời trang
mới nhất, cùng với tiết tấu, nội dung được bố cục nhanh, âm nhạc lãng mạn, vui vẻ
và hình ảnh xúc tác đến thị giác người xem là những hình ảnh của các tòa nhà cao
tầng, thành phố hiện đại, các sản phẩm công nghiệp cao như như ô-tô, truyền hình,
và máy tính, điện thoại di động… những yếu tố hội đủ tiêu chuẩn về một cuộc
sống chất lượng cao.  Đây là thế mạnh của Hàn Quốc khi bắt đầu truyền bá những
video kpop dễ dàng, điển hình là các idol đời đầu như BOA, B- Rain,
SNSD,DBSK,.. đã mang một làng sóng mạnh mẽ nhanh chóng ra khắp khu vực
châu Á.
- Năm 2004, hiệu ứng Hallyu và làn sóng Kpop đóng góp 1,87 tỷ USD vào GDP
Hàn Quốc, chiếm tỷ lệ 0,2%. Từ đất nước có GDP 374 tỷ USD năm 1998, Hàn
Quốc tăng trưởng GDP vượt bậc lên 1.619 nghìn tỷ USD sau tròn 2 thập kỷ.
- Hiện nay, các công ty giải trí hàng đầu như SM, YG, JYP, Bighit,... thu hút các
nguồn đầu tư nước rót nguồn vốn đầu tư. Các ông lớn này không chỉ giúp nền âm
nhạc hàn quốc vươn cao, mà còn làm rất tốt trong việc bảo vệ nền văn hóa nước
nhà. Tạo nên làng sóng Halllyu đỉnh cao.
- K-Pop không chỉ là âm nhạc, K-Pop còn là khởi nguồn của những xu hướng thời
trang mới cho giới trẻ: từ quần áo, phụ kiện cho tới cách trang điểm. Thần tượng
“Idol” và nghệ sĩ K-Pop là nguồn khai thác cho các hãng thời trang, từ xa xỉ tới
bình dân, để quảng cáo cho thương hiệu của họ tới thị trường người hâm mộ K-
Pop. Chỉ cần được xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội, các món đồ mà
thần tượng sử dụng, dù là trên sân khấu hay ở sân bay, đều được người hâm mộ
lùng mua. Đây cũng là lí do ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đang chiếm ưu
thế rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khi sự phổ biến của nó có sức ảnh
hưởng rất mạnh.
- Điển hình các hình ảnh của các idol như BTS, Blackpink hiện có sức ảnh hưỏng rất
lớn đối với thị trường Châu Âu. Hàng loạt nhóm nhạc Kpop đang nối tiếp nhau phá
tan rào cản về khoảng cách địa lí, nối tiếp nhau “lũng đoạn” thị trường âm nhạc
nước ngoài.
- 2020 là năm bắt đầu một thập kỷ mới, nhưng cũng là năm khó khăn với toàn thế
giới. Vì đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới chịu nhiều ảnh hưởng, đời sống người
dân khó khăn và rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Đi ngược với những nền
kinh tế khác của thế giới, ngành công nghiệp không khói - tức ngành công nghiệp
xuất khẩu văn hóa, âm nhạc - của Hàn Quốc vẫn phát triển mạnh mẽ và mang về
lợi nhuận không tưởng. SCMP gọi tình cảnh trên là "nghịch lý Kpop". Bắt đầu từ
tháng 3, hàng loạt tour diễn ở Hàn Quốc và quốc tế của các nhóm nhạc phải hủy bỏ
vì tốc độ lây lan của dịch Covid-19, thích ứng nhanh với tình hình, các công ty
hang đầu nhanh chóng đưa ra giải pháp chuyển hướng sang tổ chức hòa nhạc trực
tuyến. Điển hình là nhóm nhạc nam BTS của ông trùm Hybe đã có đêm nhạc trực
tuyến đầu tiên thành công ngoài sức mong đợi, thu hút hơn 750.000 tài khoản trên
toàn cầu theo dõi, đã mở ra cánh cửa mới của ngành công nghiệp Kpop.. Trên đà
đó nhiều công ty đã bắt đầu mở concert online cho các nghệ sĩ của mình. Với mục
đích phát triển hệ thống concert trực tuyến, nhiều ứng dụng phát trực tiếp và hệ
thống sân khấu thiên về hình ảnh đồ họa đã ra đời. Thậm chí, hai "ông lớn" SM và
JYP còn bắt tay thành lập Beyond LIVE Corporation (BLC) – công ty đầu tiên ở
Hàn Quốc chịu trách nhiệm toàn bộ quy trình trong một buổi hòa nhạc trực tuyến .
Cách làm trên của nghệ sĩ Kpop đã làm thay đổi ngành công nghệp âm nhạc Hàn
Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Điều đó cungx đã góp phần giúp nền kinh tế
của Hàn Quốc vẫn ổn định và nguồn FDI tang ổn định trong đại dịch Covid.
Nguồn: taptrixahoi_kpophanquoc, baomoizingme

Sự hình thành của nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc:

Những ngày đầu tiên của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc:
- Thực tế, làng giải trí Kpop đã có từ rất lâu. Những hạt giống đầu tiên có lẽ đã xuất
hiện từ cuối thế kỷ 19 với những phòng trà ca nhạc hát trực tiếp. Nhưng ngành
công nghiệp này chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ khi những nhóm nhạc thần tượng
đầu tiên được thành lập vào đầu những năm 90.
- Seo Taiji and the Boys là những nhóm đã có những bước đi đầu tiên trong việc
phát triển K-pop chung. Những tiến bộ nhanh chóng dẫn đến sự hòa trộn giữa
phong cách hip hop và R&B vào nền âm nhạc Hàn Quốc. Đó là thông qua các
nghệ sĩ tiếp theo như Jinusean, Drunken Tiger và 1TYM. Đây cũng là thời điểm
các công ty giải trí nổi tiếng ra đời. Ví dụ như SM Entertainment, JYP
Entertainment và YG Entertainment.
Các nhóm nhạc thần tượng của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc ra đời
Các nhóm nhạc nam hiện nay đều bắt đầu từ một nhóm nhạc nam tên là HOT.
Nhóm nhạc được thành lập và ra mắt vào năm 1996. Có thể nói ngay sau đó là rất
nhiều nhóm nhạc tương tự, nối tiếp thành công của mô hình nhóm nhạc nam. Fin
KL, Sechs Kies, SES, Baby VOX, Shinhwa,… Những nhóm nhạc thần tượng này
tạo thành thế hệ đầu tiên của K-pop và tồn tại cho đến đầu những năm 2000.
Cú hit để bước tiến:
Năm 2016, sự không hài lòng của Trung Quốc trước việc chính phủ Hàn Quốc để
Hoa Kỳ triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ THAAD đã khiến nước này cấm làn
sóng Hallyu và nội dung văn hóa K-pop. Trớ trêu thay, đó lại là cú hích để các
công ty đào tạo nghệ sĩ Hàn Quốc chuyển hướng sang thị trường Âu-Mỹ. Kết quả
là, trong 3 năm qua, mức tiêu thụ âm nhạc Hàn Quốc tại Mỹ đã tăng gấp đôi, theo
Nielsen Music. Spotify báo cáo rằng tỷ lệ nghe nhạc K-pop tại Hoa Kỳ đã tăng
khoảng 65% mỗi năm kể từ năm 2015 và Apple Music là 86% trong khoảng 2017-
2018. Năm 2018, đài K-pop Girl Groups của Pandora Music đã tăng hơn 182% số
lượt nghe hằng năm, trong khi đài K-pop Boy Bands tăng 90%.
Về mặt kinh tế, Âu-Mỹ là thị trường rộng lớn, có sức tiêu thụ tiềm năng và đảm
bảo nguồn thu ngoại tệ cao. Về mặt văn hóa, việc xâm lấn thành công và trở thành
“đối trọng” của dòng nhạc mainstream US-UK khiến âm nhạc K-pop khẳng định
được chất lượng, tạo nên tầm ảnh hưởng có quy mô toàn cầu và phổ biến rộng rãi
đến những vùng văn hóa tiệm cận.
Sức mạnh mềm của âm nhạc K-pop trong chính sách đối ngoại được chứng minh
bằng màn trình diễn của CL và EXO trong lễ bế mạc Thế vận hội Olympic mùa
Đông ở Pyeongchang năm 2018, bài phát biểu của BTS tại Liên Hợp Quốc hay
cựu tổng thống Mỹ Barack Obama từng nhắc đến SHINee trong bài phát biểu tại
Hội nghị Lãnh đạo châu Á năm 2017. Tại sao tổng thống đương nhiệm Moon Jae
In lại mời EXO gặp Donald Trump trong chuyến thăm Hàn Quốc hay để Red
Velvet biểu diễn cho Kim Jong Un tại Panmunjom?

Những thế hệ tiếp nối

Thế hệ K-pop thứ 2


Một số nhóm nhạc K-pop thế hệ thứ 2 nổi tiếng bao gồm Boa, Bi-Rain, DBSK, Big
Bang, SNSD, 2NE1, ..
Thế hệ thứ 2 của K-pop được hình thành từ đầu những năm 2000. Đầu tiên là BoA
và Bi Rain. Nối tiếp ngay sau đó là TVXQ ( còn được gọi là DBSK – Dong Bang
Shin Ki). Thành công của họ đã mở đầu cho sự ra đời của hàng loạt nhóm nhạc nổi
tiếng như SS501, Big Bang, Super Junior, Wonder Girls, Girls ‘Generation,
SHINee và 2NE1. Nhiều người trong số này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay,
hơn 10 năm sau. Các nhóm nhạc này đã ghi lại dấu ấn vô cùng lớn cho ngành công
nghiệp Idol xứ sở kim chi.
Cũng chính thế hệ thứ 2 này đã lấn sân sang thị trường Châu Á bằng những sản
phẩm âm nhạc của mình. Đây cũng là khởi đầu của cái gọi là Làn sóng Hallyu. Tất
nhiên Làn sóng Hallyu không chỉ giới hạn ở K-pop, nó còn bao gồm các bộ phim
Hàn Quốc và các dòng mỹ phẩm nổi tiếng của đất nước này.
Thế hệ thứ 3 của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc
Ta không thể không kể đến thế hệ thứ 3 từ năm 2015 với sự ra đời của hàng loạt
tân binh và sự cố truyền thông của nhiều nhóm nhạc, nghệ sĩ đi trước. Đến năm
2017, một số nhóm nhạc nữ hàng đầu thế hệ mới cũng bắt đầu xuất hiện. Với
những cái tên mới TWICE, BLACK PINK và Red Velvet.
Tính đến năm 2018, một trong những ngôi sao tiềm năng và triển vọng nhất trong
làng nhạc K-pop chính là BTS và EXO. Trong suốt 20 năm phát triển mạnh mẽ, số
lượng nhóm nhạc và nghệ sĩ mới liên tục được các công ty giải trí đẩy ra thị
trường. Các số lượng nhân lên nhanh chóng.
Thế hệ thứ 4 của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc
Bùng nổ các tân binh tài năng nối tiếp thế hệ. Năm 2020 hàng loạt các nhóm nhạc
mới xuất hiện với độ nhận diện cao với những cái tên NCT, Straykid,.... Tính đến
năm 2021 2 nhóm nhạc mới triển vọng tạo ra nhiều cơn sôts cho giới trẻ với cái tên
AESPA và TREASURE.

You might also like