You are on page 1of 18

TRUYỀN THÔNG TRUNG QUỐC

Nhóm 4 :

Lê Thoại Huy – 2210060164


Huỳnh Thị Bích Chi – 2210060134
Trần Ngọc Bảo Trân – 2210060216
Nguyễn Thị Thùy Dương – 2210060044
Huỳnh Ngọc Sang – 2210060087
Trần Lưu Bảo – 2210060130
Lương Thị Phương Trang – 2210060220

I. Lịch sử phát thanh Trung Quốc

  Năm 1920, Trung Quốc gia nhập tổ chức "Công ước điện báo vô  tuyến
quốc tế". 
  Ngày 30 tháng 12 năm 1940, với sự ra mắt của Đài phát thanh Tân Hoa
Diên An, Đài phát thanh nhân dân đầu tiên ở Khu vực giải phóng, điều này
cũng đánh dấu sự ra đời của phát thanh Trung Quốc
 Năm 1945 sự phát triển nhanh chóng của phát thanh Trung Quốc bị gián
đoạn bởi chiến tranh. Tuy nhiên thời kì này một số nhà đài đã dùng phát
thanh để tuyên truyền cho cách mạng. 

Video về chương trình phát thanh năm 1945 “đài phát thanh Ngôi Sao” Thượng
Hải
              https://www.bilibili.com/video/BV1t44y1n7vV/

 Sau khi thành lập nước Trung Quốc mới, phát thanh Trung Quốc đã khôi
phục và xây dựng một số đài.
 Từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 10 tháng 4 năm 1983, Hội nghị Công tác Phát
thanh và Truyền hình Toàn quốc lần thứ 11 được tổ chức tại Bắc Kinh. Đây
là hội nghị công tác toàn quốc đầu tiên được tổ chức sau khi thành lập Bộ
Phát thanh và Truyền hình, chủ trương "bốn cấp phát sóng, bốn cấp truyền
hình và bốn cấp phủ sóng hỗn hợp" được đề xuất tại đây.
 Vào ngày 15 tháng 12 năm 1986, Đài phát thanh kinh tế Chu Giang, được tổ
chức lại từ Đài phát thanh nhân dân Quảng Đông cũ số 2, chính thức ra mắt,
đây cũng là đài kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc, đồng thời đưa ra một chương
trình mới tích hợp thông tin, dịch vụ và giải trí, người mẫu.
 Vào ngày 1 tháng 1 năm 1993, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc bắt đầu
phát sóng với ký hiệu mới CHINA RADIO INTERNATIONAL (viết tắt là
CRI).
 Vào tháng 12 năm 1996, với sự chấp thuận của chính quyền trung ương, Đài
Phát thanh Nhân dân Trung ương và Đài Phát thanh Quốc tế Trung ương đã
được nâng cấp thành cơ quan cấp Thứ trưởng. Cũng trong năm này, chính
sách “quan bốn cấp” bị chấm dứt.
 Vào tháng 3 năm 2018, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
ban hành "Kế hoạch cải cách sâu sắc thể chế Đảng và Nhà nước".
 Vào ngày 28 tháng 10 năm 2020, Đài phát thanh nhân dân Thượng Hải,
Tiếng nói của đồng bằng sông Dương Tử, bắt đầu phát sóng, đây là chương
trình phát sóng khu vực đầu tiên trong cả nước do một đài phát thanh địa
phương mở.

II. Lịch sử ra đời của truyền hình

- Năm 1958: đài đã phát sóng lần đầu tiên dưới cái tên Đài Truyền hình Bắc Kinh
Chương trình đầu tiên của truyền hình Trung Quốc phát sóng, là "Nhật ký của một
người nông dân".

- Năm 1960-1970: Thời kỳ truyền hình Trung Quốc tuyên truyền các giá trị cách
mạng và giáo dục nhân dân

- Năm 1978: Truyền hình Trung Quốc chuyển từ hướng tuyên truyền sang chương
trình giải trí và phim truyền hình.
- Năm 1980-1990: Truyền hình Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, với sự tham gia
của các nhà sản xuất và đạo diễn nổi tiếng. Các chương trình giải trí và phim
truyền hình như "Nhất đỏ nhì đen" và "Hoàng cung" trở thành đề tài phổ biến trong
cuộc sống của người Trung Quốc.

- Năm 1990-2000: Bước ngoặt quyết định cho truyền hình Trung Quốc, khi nó
được cải cách và mở rộng. Các chương trình truyền hình thực tế và cuộc thi tìm
kiếm tài năng như "Chuyển động Trung Quốc" và "Tôi có tài" được khai thác để
giúp truyền hình Trung Quốc thu hút khán giả trên toàn quốc.
- Năm 2000-2010: Sự phát triển của công nghệ tham gia vào truyền hình Trung
Quốc, khi truyền hình số và truyền hình Internet bắt đầu nổi lên. Các chương trình
thực tế, giải trí và phim truyền hình vẫn là những đề tài phổ biến.
VD: Phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa
- Năm 2010-2020: Truyền hình Trung Quốc tiếp tục mở rộng với sự phát triển của
công nghệ, như truyền hình thông minh và truyền hình giải trí trực tuyến. Các
chương trình âm nhạc, thực tế và game show tiếp tục là những chương trình phổ
biến. VD: Running man, Thanh xuân có bạn,….
III. Lịch sử ra đời của các cơ quan truyền thông Trung Quốc

Năm 1965 Trung Quốc có 15 đài truyền hình và 93 đài phát thanh. Truyền thông
Trung Quốc phát triển nhanh, tính đến nay đã có hơn 7.000 đài truyền hình theo kỹ
thuật analog thông thường, 3.000 kênh truyền hình cáp, 20 kênh truyền hình vệ
tinh và 1.000 đài phát thanh. Dưới đây là một số cơ quan truyền thông nổi tiếng
của Trung Hoa Dân Quốc.

1. Tân Hoa Xã ( Xinhua News Agency hay gọi gọn là Xinhua) 


https://english.news.cn/ 

Hay còn gọi là Cơ quan thông tấn Trung Hoa mới được thành lập vào tháng 11
năm 1931 tại Thụy Tân, Giang Tây. Có trụ sở tại Bắc Kinh và một trụ sở ngoại
quốc tại
New York, Mỹ. 

Tân Hoa Xã là cơ quan truyền thông lớn nhất ở Trung Quốc, là hãng thông tấn
chính thức của chính phủ Trung Quốc và là trung tâm thu thập thông tin lớn nhất,
cơ quan ngôn luận lớn nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một trong
hai cơ quan ngôn luận lớn của Trung Quốc, cơ quan kia là Trung Quốc Tân Hoa
Xã. 

- Năm 1931 Tân Hoa Xã có tên là Thông tấn xã Đỏ Trung Quốc. 


- Năm 1935, đổi tên thành Tân Hoa Xã
- Năm 1937, khi Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai bùng nổ, tờ báo của Tân Hoa
Xã đã dịch sang tiếng anh các tin tức từ CNA Quốc dân đảng, và cả tin tức quốc tế
từ các cơ quan như TASS và Havas sang tiếng Trung. 
- Năm 1940, Tân Hoa Xã lần đầu tiên bắt đầu sử dụng kỹ thuật in letterpress. 
- Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương, cơ quan này đã phát triển khả năng
phát sóng ở nước ngoài và thành lập các chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài.
- Năm 1957, Tân Hoa xã chuyển từ định dạng tạp chí sang định dạng báo.
- Vào tháng 9 năm 2022, Fu Hua - cựu Bí thư Đảng ủy ĐCSTQ tuyên bố, "Tân
Hoa Xã sẽ không bao giờ rời khỏi đường lối của đảng, dù chỉ một phút, cũng như
không đi lạc khỏi con đường mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã vạch ra ".

2. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc ( China Radio International - CRI)
http://www.cri.cn/ 

Là đài phát thanh đối ngoại cấp quốc gia duy nhất của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, đồng thời là một trong hai mạng lưới đài phát thanh có tính toàn quốc
của Trung Quốc (Đài còn lại là Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương) . Tôn chỉ
làm việc của Đài là "Tăng thêm sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân Trung
Quốc và nhân dân thế giới". Tiền thân của Đài là Đài Phát thanh Bắc Kinh. 

- 1940, Trung Quốc đang trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật Bản. Để tuyên
truyền kháng chiến chống Nhật, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập Đài Phát
thanh Tân Hoa tại Diên An (tiền thân của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc CRI)
tại miền Tây Bắc để giới thiệu tình hình trong và ngoài nước lúc bấy giờ. 
- Năm 1941, chương trình đầu tiên của Đài đã lên sóng. Thời kỳ mới thành lập mỗi
ngày chỉ có 15 phút phát thanh bằng tiếng Nhật.
- Năm 1945, sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc, Quốc dân Đảng đã từ
chối thành lập chính phủ liên hiệp với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời mở
cuộc tấn công Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong tình hình chiến tranh, Đài Phát
thanh Tân Hoa Diên An vừa phát thanh vừa di chuyển.
- Năm 1949, Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An dời lên Bắc Kinh, đổi tên là Đài
Phát thanh Tân Hoa Bắc Kinh.
- Năm 1949, nước Trung Hoa mới thành lập, tại lễ chào mừng thành lập nước
Trung Hoa mới, nữ phát thanh viên Đinh Nhất Lan đảm nhiệm người dẫn chương
trình phát thẳng tại thành lầu Thiên An Môn
- Qua vài lần đổi tên, trở thành Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI)
- Năm 1950, đài phát thanh đối ngoại của Trung Quốc bắt đầu sử dụng lời xướng
tiếng Anh "This's Radio Peking" (Đây là Đài Phát thanh Bắc Kinh) phát vào đầu
mỗi buổi phát thanh bằng các thứ tiếng, nhạc nền là bài "Đông phương hồng"
- Năm 1965, Đài đã phát thanh bằng 27 thứ tiếng nước ngoài cùng tiếng phổ thông
Trung Quốc và 4 thứ tiếng địa phương Trung Quốc.
- Năm 1970, chương trình phát thanh đối ngoại của Đài dã lên tới 43 thứ tiếng.
- Cuối những năm 70 thế kỷ trước, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa,
điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển lớn mạnh của CRI.
- Năm 1980, Đài đã bắt đầu lần lượt thành lập cơ quan thường trú ở nước ngoài. 
- Năm 1999, Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc
đã phê chuẩn Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc xây dựng và cung cấp chương
trình truyền hình thời sự quốc tế cho các Đài truyền hình địa phương trong cả
nước. 
- Năm 2006, Đài FM đầu tiên mở ở nước ngoài của Đài Phát thanh Quốc tế Trung
Quốc - Đài FM Nairobi Kenya (CRI 91,9FM) - lên sóng.
- Năm 2011, CRI lại khai trương đài FM Milan tại Milan, đô thị thời thượng Italia. 
- Hiện nay, CRI đã mở 32 cơ quan thường trú trên phạm vi toàn cầu, và sẽ xây
dựng 8 Trung tâm thường trú tại khu vực châu Phi, Trung Đông, châu Âu, châu
Mỹ trong 10 năm tới

3. Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (The China National Radio
Headquarters - CNR)
cnr.cn
Là mạng lưới phát thanh quốc gia của Trung Quốc, có trụ sở chính tại Bắc Kinh. 

- Năm 1940, Cơ quan này sử dụng tên gọi XNCR (" Đài phát thanh Trung Quốc
mới ") hay còn gọi là Đài phát thanh Tân Hoa Diên An để phát sóng, và là đài phát
thanh đầu tiên do Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập
- Mao Trạch Đông nhấn mạnh rằng tất cả người dân nên nghe đài vào ngày 5 tháng
5 năm 1941.
- Năm 1949, nó được đổi tên thành Đài phát thanh Tân Hoa Sơn Bắc sau khi rời
Diên An
- Cuối năm 1949, nó chính thức được đặt tên là Đài Phát thanh Nhân dân Trung
ương.
- Năm 1960, 70 triệu loa đã được lắp đặt cho 400 triệu dân nông thôn.
- Năm 1966, Trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản , Đài phát thanh Trung
ương đã cung cấp các lịch phát sóng hàng ngày phong phú và dày đặt hơn. 
- Ngày nay, CNR hình thành dịch vụ phát thanh quốc gia của Tập đoàn Truyền
thông Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước , tiếp tục sứ mệnh phát sóng nhiều
chương trình phát thanh cho thính giả trên khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới.

4. Nhân dân Nhật báo (People’s Daily)


Trang web: http://english.peopledaily.com.cn/ 

Nhân dân Nhật báo là thời báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời
vào ngày 15 tháng 6 năm 1948 với số báo đầu tiên được xuất bản tại Thạch Gia
Trang, tỉnh Hà Bắc. Tháng 3 năm 1949, báo chuyển trụ sở về quận Triều Dương,
Bắc Kinh. Nhân Dân nhật báo là một cơ quan của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong các giai đoạn 1948-1958 và 1958-1966, tổng
biên tập của báo là Đặng Thác và Ngô Lãnh Tây, nhưng thực chất tờ báo nằm dưới
sự kiểm soát của Hồ Kiều Mộc, tức thư ký riêng cho Mao Trạch Đông.
Trong cuộc Cách mạng văn hóa, Nhân Dân nhật báo là một trong số ít các nguồn
để người Trung Quốc và người nước ngoài khai thác thông tin về những hoạt động
của chính phủ Trung Quốc.

Từ giữa thập niên 1990, Nhân Dân nhật báo phải đối diện với khó khăn do chính
phủ cắt giảm tiền hỗ trợ và gia tăng sự cạnh tranh từ các hãng tin quốc tế cũng như
báo khổ nhỏ Trung Quốc. Như một phần của nỗ lực hiện đại hoá, Nhân Dân nhật
báo ra ấn bản điện tử năm 1997 và các diễn đàn trên mạng. 

Từ năm 1993, Nhân Dân nhật báo chịu trách nhiệm xuất bản một ấn phẩm mang
nặng tính dân tộc chủ nghĩa là Thời báo Hoàn Cầu.(Global Times) Đúng như tên
gọi, tờ báo Thời báo Hoàn Cầu tập trung chủ yếu vào các vấn đề quốc tế. 

5. Đài phát thanh và truyền hình Hồ Nam 


Đài phát thanh nhân dân Hồ Nam
- Ngày 7 tháng 11 năm 1949, Đài phát thanh nhân dân Hồ Nam được thành lập,
kênh chính của Đài phát thanh nhân dân Hồ Nam chính thức được phát sóng.
- Năm 1993, kênh chính của Đài phát thanh nhân dân Hồ Nam được đổi tên thành
Đài truyền hình nhân dân Hồ Nam. 
- Năm 1992, kênh kinh tế Hồ Nam chính thức bắt đầu phát sóng.
- Năm 1995, Kênh Văn học Nghệ thuật bắt đầu phát sóng. 
- Năm 1997, Kênh Giao thông bắt đầu phát sóng.
- Năm 2000, Đài đổi tên thành "Kênh tin tức của Đài phát thanh truyền hình nhân
dân Hồ Nam" và "Đài truyền hình nhân dân Hồ Nam".
- Ngày 25 tháng 1 năm 2010, thành lập và tái cơ cấu Đài phát thanh và truyền hình
Hồ Nam, Đài phát thanh nhân dân Hồ Nam bị bãi bỏ và Trung tâm truyền thông
phát thanh truyền hình Đài phát thanh và truyền hình Hồ Nam được thành lập. 
Đài Truyền hình Hồ Nam 
Trang web: http://www.hunantv.com/ 
Truyền hình vệ tinh Hồ Nam có trụ sở chính tại Trường Sa, Hồ Nam và Tây Ninh,
Thanh Hải. Đây là một trong những đài truyền hình tỉnh phổ biến nhất của Trung
Quốc hiện nay. Đây là kênh được xem nhiều thứ hai của Trung Quốc, chỉ đứng sau
CCTV. Kênh có các chương trình truyền hình khác nhau và phim truyền hình độc
quyền.
- Năm 1960, đài truyền hình Trường Sa-tiền thân của đài truyền hình Hồ Nam bắt
đầu phát sóng và sau đó ngừng phát sóng vào năm 1962. 
- Năm 1970, đổi tên thành Đài truyền hình Hồ Nam. 
- Năm 1987, kênh truyền hình nghệ thuật Hồ Nam bắt đầu phát sóng. 
- Năm 1993, kênh thông tin đồ họa Hồ Nam bắt đầu phát sóng.
- Năm 1997, chương trình đầu tiên của Đài truyền hình Hồ Nam chính thức được
phát sóng trên vệ tinh, và được đổi tên thành Kênh truyền hình vệ tinh Hồ Nam
(gọi tắt là Truyền hình vệ tinh Hồ Nam).
- Năm 2003, kênh công cộng của đài truyền hình Hồ Nam được ra mắt với tên gọi
là "Hunan Public TV".
- Năm 2004, Đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam đưa ra khái niệm "Trung Quốc hạnh
phúc" và đi đầu trong việc nỗ lực xây dựng "Thương hiệu giải trí truyền hình năng
động nhất Trung Quốc".
- Năm 2004, chương trình truyền hình vệ tinh Golden Eagle Cartoon được phát
sóng thử nghiệm, và chính thức ra mắt vào ngày 30 tháng 10.
- Năm 2005, Kênh phim Xiaoxiang được phát sóng thử nghiệm và chính thức ra
mắt vào ngày 1 tháng 1 năm 2006
- Năm 2009, kênh quốc tế truyền hình vệ tinh Hồ Nam bắt đầu phát sóng và phủ
sóng trên toàn thế giới.
6. Trung Quốc Tân Văn Xã (China News Service - CNS) 
http://chinanews.com.cn/

- CNS là hãng thông tấn quốc doanh lớn thứ hai ở Trung Quốc, sau Tân Hoa xã,
được thành lập vào năm 1952 với tư cách là người kế thừa Thông tấn xã Quốc tế
của ĐCSTQ, được điều hành bởi Văn phòng các vấn đề Hoa kiều. 
Nó có các văn phòng và đài tin tức ở mọi tỉnh ở Trung Quốc đại lục, cũng như ở
Hồng Kông và Ma Cao. CNS cũng có văn phòng tin tức ở nước ngoài, bao gồm
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, New Zealand và Úc.

- Năm 1990, nhân viên của CNS được cử đến Hoa Kỳ để thành lập SinoVision và
The China Press nhằm chống lại những nhận thức tiêu cực về chính phủ Trung
Quốc sau các cuộc biểu tình và thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

- Từ năm 2001, CNS đã tổ chức Diễn đàn truyền thông tiếng Hoa toàn cầu hai năm
một lần tại Trung Quốc.

- Năm 2007, CNS thành lập Trung tâm Dịch vụ Tin tức Trung Quốc ở nước ngoài,
nơi cung cấp các bản tin, bài xã luận và bố cục cho các cơ quan truyền thông Trung
Quốc ở nước ngoài. 

- Năm 2018, CNS được hợp nhất vào Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Đảng
Cộng sản Trung Quốc. 

- Năm 2019, CNS bắt đầu chiến dịch tăng cường ảnh hưởng trên các phương tiện
truyền thông xã hội ở nước ngoài.
7. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), 
Trang web: http://english.cctv.com/ 

- CCTV là đài truyền hình quốc gia của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được
thành lập vào năm 1958 có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, được phát sóng chủ
yếu tại Trung Quốc đại lục. CCTV có mạng lưới 50 kênh chương trình (gồm 25
kênh miễn phí và 19 kênh trả tiền) và tiếp cận được khoảng hơn một tỷ người xem.
CCTV phát sóng bằng 5 ngôn ngữ. Phần lớn chương trình của đài này là tin tức,
phim tài liệu, chương trình giáo dục, hài kịch, chương trình giải trí và phim truyền
hình. 

- Năm 1954, Chủ tịch ĐCSTQ Mao Trạch Đông đề xuất rằng Trung Quốc nên
thành lập đài truyền hình của riêng mình.
- Ngày 1/5/1958, đài cho thử nghiệm phát sóng
- Ngày 2/9/1958, đài đã phát sóng lần đầu tiên dưới cái tên Đài Truyền hình Bắc
Kinh.
- Năm 1963, phát sóng kênh thứ hai. 
- Năm 1969, phát sóng kênh thứ ba
- Cuối những năm 1970, CCTV chỉ phát sóng buổi tối, ngừng phát sóng lúc nửa
đêm.
- Năm 1972, phát sóng các chương trình vệ tinh đồng bộ đầu tiên trên toàn quốc
- Ngày 1 tháng 5 năm 1978, Đài đổi tên từ Đài Truyền hình Bắc Kinh sang CCTV 
- Năm 1985, CCTV đã trở thành một mạng lưới truyền hình hàng đầu ở Trung
Quốc
- Năm 1987, CCTV đã phát sóng Hồng Lâu Mộng - phim truyền hình 36 tập - bộ
phim truyền hình Trung Quốc đầu tiên tham gia vào thị trường toàn cầu. 
- Năm 2009, CCTV đã mở rộng phạm vi phủ sóng và đối tượng khán giả bằng
cách tung ra dịch vụ CCTV- ‫العربية‬, kênh quốc tế bằng ngôn ngữ tiếng Ả Rập. 
- Ngày 17 tháng 6 năm 2013, CCTV công bố Kênh tổng hợp, Kênh Tin tức, và 24
kênh công cộng khác bắt đầu phát sóng trên trang web mới của CCTV
- Ngày 31/12/2016, các kênh quốc tế của CCTV tách thành một nhánh riêng, có tên
là Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (China Global Television
Network, viết tắt là CGTN). 

8. Trung Quốc Nhật Báo (China Daily) 


http://www.chinadaily.com.cn/ 

China Daily hay còn gọi là Trung Quốc nhật báo, là một nhật báo nhà nước bằng
tiếng Anh phát hành tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1 tháng 6 năm
1981, có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Có một số văn phòng đại diện ở ngoại
quốc gồm Washington D.C, Luân Đôn, và Bruxelles. Nội dung của báo được
truyền qua vệ tinh để in tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Tờ báo được đánh giá là công cụ
biện hộ bằng tiếng Anh của chính quyền Trung Quốc.

Trang trực tuyến của China Daily, ở địa chỉ Chinadaily.com.cn, được mở từ tháng
12 năm 1995, và là một trong số các từ báo chính đầu tiên của Trung Quốc cung
cấp bản trực tuyến. 

Năm 2007, China Daily gặp phải cuộc cạnh tranh với tờ báo phiên bản tiếng Anh
Global Times của Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo này chủ yếu là dịch sang tiếng Anh
các bài báo tiếng Trung. 

IV. Những thành tựu nổi bật


Trước những năm 1980 ngược về thời điểm thành lập nuớc CHND Trung Hoa năm
1949, truyền thông Trung Quốc đơn thuần chỉ là truyền thông truyền thống: truyền
hình, phát thanh, báo in và tạp chí.
Năm 2000, Internet và báo điện tử mới chính thức xuất hiện và lập tức trở thành
dạng truyền thông quan trọng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Truyền hình phát triển nhanh nhất. Nếu như năm 1978, cứ 100 người dân Trung
Quốc mới có một người được tiếp cận với sóng truyền hình mỗi ngày và chỉ có
chừng 10 triệu hộ gia đình có máy thu hình thì tới năm 2003, tỉ lệ này là 35/100 và
cả nước có khoảng 1 tỉ chiếc tivi. Năm 1965 Trung Quốc có 15 đài truyền hình và
93 đài phát thanh, hiện nay có khoảng 7.000 đài truyền hình theo kỹ thuật analog
thông thường, 3.000 kênh truyền hình cáp, 20 kênh truyền hình vệ tinh và 1.000
đài phát thanh. Đứng ở vị trí hàng đầu là Đài truyền hình trung ương Trung Quốc
(CCTV) với 16 kênh phủ sóng quốc gia.

 Các kênh truyền hình:

CCTV-1: Tổng hợp


CCTV-2 : Tài chính
CCTV-3 : Nghệ thuật và Giải trí
CCTV-4 : Kênh quốc tế
CCTV-5 : Thể thao
CCTV-6 : Phim truyện
CCTV-7 : Quân sự và Quốc phòng
CCTV-8 : Phim truyền hình
CCTV-9 : Phim tài liệu
CCTV-10 : Khoa học và Giáo dục
CCTV-11 : Sân khấu
CCTV-12 : Xã hội và luật pháp
CCTV-13 : Tin tức
CCTV-14 : Kênh cho trẻ em
CCTV-15 : Ca nhạc
CCTV-17 : Nông nghiệp và nông thôn
CCTV-4K : Kênh 4K tổng hợp

* Sẽ không thể nói được gì nhiều về truyền thông Trung Quốc nếu không nói đến
Tân Hoa xã. Trong gần 80 năm xây dựng và phát triển (thành lập ngày 7/11/1931),
Hãng đã trở thành trung tâm thu thập và phân phối thông tin lớn nhất Trung Quốc
với đội ngũ nhân viên lên tới 10.000 người làm việc tại 31 trụ sở trên cả nước và
107 văn phòng đại diện trên khắp thế giới. THX còn có 20 đầu báo và hơn 10 tạp
chí bằng nhiều thứ tiếng. Trung bình mỗi ngày THX phát đi 1.700 thông tin bằng
chữ và 1.500 thông tin hình ảnh, 700 phút thông tin video, duy trì mạng thông tin
bằng 8 thứ tiếng. Năm 2008, THX đã khai trương sàn giao dịch thông tin tài chính
tại Thượng Hải (TH08). Ngày 1/7/09, THX khai thông dịch vụ thông tin trên máy
di động.
V. Tầm ảnh hưởng đến các khu vực và Việt Nam
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào truyền thông, xây
dựng các nhà báo, cơ quan thông tin, trang web, các kênh truyền hình quốc tế như
CGTN, Xinhua News,..
Truyền thông Trung Quốc có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các khu vực, chủ yếu
là khu vực Châu Á.
- Ảnh hưởng đến chính sách và quan hệ quốc tế
- Tác động đến các dịch vụ và sản phẩm Trung Quốc
- Ảnh hưởng đến kiến thức và quan điểm của công chúng
Truyền thông Trung Quốc hiện đang rất mạnh mẽ trong các nền văn hóa, thương
mại, giải trí,… đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một trật tự kinh tế và chính
trị mới cho khu vực.
Truyền thông Trung Quốc cũng có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ đối với nước Việt
Nam. Minh chứng cho việc đó là có rất nhiều người Việt thích xem các bộ phim,
những bài nhạc, những chương trình của Trung Quốc.
Ví dụ :
Nhiều ca sĩ, nhóm nhạc, diễn viên,.. của Trung Quốc được truyền tải đến các kênh
truyền thông của Việt Nam, góp phần đưa các sản phẩm của Trung Quốc lan rộng
và trở thành xu hướng của giới trẻ Việt Nam
Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc còn có những tác động rất tiêu cực với Việt
Nam, đặc biệt là vấn đề biển Đông.
Một trong những ví dụ cụ thể là việc Trung Quốc tung ra những thông tin không
chính xác về các hoạt động của Việt Nam trên biển Đông, nhằm tạo ra sai lệch về
bức tranh chính trị và quân sự ở khu vực này.

You might also like