You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ 17: THÀNH NGỮ GỐC HÁN

I. Định nghĩa:
- Thành ngữ gốc Hán dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định, phổ
thông, cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Hán, được du nhập vào
tiếng Việt và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay.

- Đặc điểm: thường gồm bốn chữ, một số thành ngữ có ba hoặc trên bốn chữ. Kết
cấu thành ngữ thường theo dạng biền ngẫu, đăng đối dễ dàng nhận thấy trong
các thành ngữ 4 chữ, hoặc 8 chữ ví dụ:

 Công thành danh toại (功成名遂): công thành (功成) <> danh toại (名遂)
-
II. Các loại thành ngữ gốc Hán:
1. Sử dụng nguyên gốc:
- An phận thủ thường
• Nguồn gốc: 安分守常
→ 安分: an phận; 守: phòng thủ, coi giữ; 常: thường, thông thường.

• Ý nghĩa:  Một người biết “an phận thủ thường” là người hiểu rõ thân phận của
mình mà hành xử cho đúng đạo lý, không làm điều gì quá phận mình. Ví dụ, một người
vợ biết “an phận thủ thường” sẽ không ngoại tình, không đành hanh lớn lối, mà tiết
hạnh ôn nhu, giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng.

- Điệu hổ ly sơn

• Nguồn gốc:  調虎離山

→ 調: điều chỉnh; 虎: con hổ; 離: rời bỏ; 山: sơn( ngọn núi).

•Ý nghĩa: Tìm cách đưa kẻ thù đi xa, hoặc cách ly từ địa điểm thuận lợi của họ, để
họ không thể dựa vào sự thuận lợi đó nữa nhằm làm suy yếu hoặc giảm bớt mức
độ nguy hại do họ gây ra.

- Đồng cam cộng khổ:

• Nguồn gốc: 同甘共苦

→ 同: tương đồng, giống nhau; 甘: vị ngọt/trái cam; 共: cùng, chung; 苦: vị đắng/


đau khổ

• Ý nghĩa: có nghĩa là cùng nhau hưởng vị ngọt, cùng nhau nếm vị đắng. Hay hiểu
rộng ra là trong cuộc sống có nhiều niềm vui hạnh phúc nhưng cũng có không ít khó
khăn, đắng cay, con người cùng nhau chia niềm vui thì cũng sẽ san sẻ cả những
khó khăn, đau khổ. Có như vậy niềm vui mới nhân đôi và nỗi buồn mới vơi đi. Điều
này được thấy rõ khi đất nước ta đang oằn mình chống lại đại dịch covid 19. Trong
bối cảnh ấy, có người góp gạo, có người góp tiền, có người lại góp sức, cả dân tộc
đồng cam cộng khổ cùng nhau vượt qua đại dịch.

- Môn đăng hộ đối:

• Nguồn gốc: 門當戶對

→ 門: cửa; 當:? ; 戶: hộ gia đình; 對:?

• Ý nghĩa: là hai bên thông gia cân xứng với nhau về gia thế. Đây là một quan
niêm cũ cho rằng nếu bên nhà trai có "môn" thì bên nhà gái phải có "môn" để đương
lại; bên nhà gái có "hộ" thì bên nhà trai phải có "hộ" để đối lại. Nếu không, thì không
đương đối.

- Vạn sự khởi đầu nan

• Nguồn gốc: 萬事起頭難

→萬: mười nghìn; 事: sự tình, công việc; 起: khởi/ đứng lên; 頭: đầu; 難: khó khan,
gian khổ

• Ý nghĩa: mọi việc lúc bắt đầu làm đều có khó khăn, nhiều thử thách được đặt ra
(hàm ý nếu cố gắng sẽ vượt qua được, sẽ làm được).
2. Dịch nghĩa hoặc phỏng nghĩa:
- Bằng mặt nhưng không bằng lòng
• Nguồn gốc: 面和心不和 (Diện hòa tâm bất hòa)
→面: nét mặt, khuôn mặt; 和: hòa nhã; 心: trái tim; 不: không.
• Ý nghĩa: thể hiện bên ngoài mặt thì vui tươi, cười nói hòa nhã, nhưng trong suy
nghĩ thì đang ngược lại(không vui, không đồng tình với quan điểm của người đối
diện) với biểu hiện ra bên ngoài.
- Cá lớn nuốt cá bé:
• Nguồn gốc: .大魚吃小魚 ( Đại ngư cật tiểu ngư)
→ 大: to lớn; 魚: cá; 吃: ăn; 小: nhỏ bé.
• Ý nghĩa: ám chỉ kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu, những người yếu thế dù có phản
kháng ra sao thì vẫn nhận thất bại, sẽ luôn bị ‘cá lớn ăn thịt’.
- Cáo mượn oai hùm:
• Nguồn gốc: 狐假虎威 ( Hồ giả hổ uy)
→ 狐: cáo, 假: vay mượn/ giả dổi; 虎: con cọp, con hùm; 威: oai, uy.
• Ý nghĩa: là thành ngữ để chỉ những người có thủ đoạn mượn thế kẻ mạnh làm
lá chắn, đi hù dọa, lòe bịp người khác nhằm phục vụ mục đích riêng của mình.
- Kẻ tám lạng người nửa cân:
• Nguồn gốc: 八兩半斤 ( Bán lượng bán cân)
→八: tám; 兩: chỉ số lượng; 半: phân nửa; 斤: cân
• Ý nghĩa: chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong
một cuộc tranh đấu được thua nào đó. Có khi nó là sự nhận xét về mức độ
tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên .
3. Thay đổi từ ngữ hoặc vị trí từ ngữ:
- Hổ phụ sinh hổ tử:
• Nguồn gốc: 虎父無犬子 ( Hổ phụ vô khuyến tử)
→虎: con cọp, con hổ; 父: cha, phụ thân; 無: không; 犬: con chó; 子: hậu duệ,
con cái
• Ýnghĩa: ý nói người cha như thế nào thì sẽ nhất định có người con như thế ấy,
biểu thị người cha sẽ có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với con cái, và ở
đây thường dùng với nghĩa tích cực, như là người cha giỏi giang thì cũng sinh ra
đứa con có tài.
- Thập tử nhất sinh:
• Nguồn gốc: 九死一生 ( Cửu tử nhất sinh)
→ 九: chín; 死: cái chết; 一: một, nhất; 生: sống
• Ý nghía: ý nói đến sự đau đớn bội phận, sắp lìa xa cõi đời. Hoặc có thể hiểu
đơn giản là mười phần là chết, chỉ còn một phần là sống( rất nguy hiểm).
- Thấu tình đạt lý:
• Nguồn gốc: 通情達理 ( Thông tình đạt lý)
→ 通: thông hiểu; 情:tình cảm; 達:đạt đến; 理: lý trí
• Ý nghĩa: thường chỉ về một người xử lí ổn thỏa công việc hoặc sự kiện, mâu
thuẩn nào đó về mặt lí trí lẫn tinh thần. Được nhiều người tôn trọng vì giải quyết
đúng với lẽ phải, thấu được long người.
- Khẩu phật tâm xà :
• Nguồn gốc: 蛇口佛心 ( Xà khẩu phật tâm)
→蛇: con rắn; 口:khẩu, miệng; 佛 Phật; 心: trái tim.
•Ý nghĩa: là lời nói thì như phật nhưng trong thâm tâm như loài rắn độc. Đây là
câu thành ngữ dành riêng cho những người giả tạo, thật sự tâm địa rất độc ác
nhưng lúc nào cũng tỏ ra lương thiện.

You might also like