You are on page 1of 4

Câu 1: (CĐR L2; 2 điểm)

Bạn đang là sinh viên vừa mới hoàn thành kiến thức năm thứ hai của trường Đại
học A và bạn có một mục tiêu cần đạt trong thời gian tới là ra trường đúng thời hạn để
xin vào vị trí công việc tốt mà bạn đã được gia đình tư vấn, định hướng trước.
a) Trên cơ sở các kết quả học tập đã đạt được và các điều kiện bản thân đang có hãy phân
tích mục tiêu trên theo phương pháp SMART.
b) Áp dụng phương pháp 5WH để lập kế hoạch cho mục tiêu của bạn.
a) Phương pháp SMART:
- S-Specific (rõ ràng chi tiết): Mọi mục tiêu đặt ra phải cụ thể, dễ hiểu tránh mơ hồ để
dễ hình dung ra nó.
+) Mục tiêu: ra trường đúng thời hạn để xin vào vị trí công việc tốt mà bạn đã được gia
đình tư vấn, định hướng trước.
- M- Measurable: đo lường được.
Đang là sinh viên vừa mới hoàn thành kiến thức năm thứ hai của trường Đại học A.
- A-Attainable khả thi ngoài việc cụ thể và đo lường được thì nó phải nằm trong khả
năng của bạn.
+) Dành thời gian để học tập và rèn luyện.
+) Lập kế hoạch cho công việc học tập và rèn luyện .
- R-Relevant (hiện thực): Mỗi mục tiêu đều phải hướng đến mục đích chung, liên quan
đến cái tầm nhìn chung, đó là liên quan đến mục tiêu dài hạn của bạn.
+)Có đủ kinh phí và thời gian thực hiện.
- T-Time-bound (thời gian hoàn thành): Đặt ra thời gian, thời hạn cụ thể cho từng mục
tiêu.
+) Hoàn thành trong các kỳ học để ra trường đúng hạn và xin vào vị trí công việc tốt
mà bạn đã được gia đình tư vấn, định hướng trước.

b) Áp dụng phương pháp 5WH để lập kế hoạch cho mục tiêu của bạn
1. Why: tại sao
- Lý do hiện tại đang là sinh viên năm thứ hai của trường Đại học A và đang có một
mục tiêu cần đạt trong thời gian tới là ra trường đúng thời hạn để xin vào vị trí công việc
tốt mà đã được gia đình tư vấn, định hướng trước.
2. What: Nội dung công việc đó là gì
- Học xong hết tất cả các môn theo khung chương trình đào tạo của Trường ĐH A
- Không để nợ môn nào, Tất cả các môn học phải đạt điểm trung bình là A hoặc B+
- Làm sẵn hồ sơ để chuẩn bị xin việc vào vị trí công việc tốt mà đã được gia đình tư
vấn, định hướng trước.
3. Where: Ở đâu
- Học tại trường, học tại thư viện, học tại nhà
- Học tại chỗ làm thêm
4. When: Công việc được thực hiện khi nào
- Sẽ thực hiện khi bắt đầu vào học kỳ đầu tiên của năm ba đại học sẽ thực hiện liên
tục khi rảnh, khi lên lớp ngoài ra đi làm cũng có thể thực hiện
5. How: Công việc sẽ được thực hiện như thế nào
- Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp
- Tìm tài liệu học hỏi
- Tham khảo thầy cô, bạn bè
- Học bất cứ khi nào có cơ hội

Câu 2: (CĐR L5; 4 điểm)


a) Khi thực hiện các công việc chuyên môn người kỹ sư cần có những trách nhiệm đảm
bảo sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho đối tượng nào? Vì sao?
- Khi thực hiện các công việc chuyên môn người kỹ sư cần có những trách nhiệm đảm
bảo sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho đối tượng:
+) Khách hàng, người tiêu dùng vì đây là đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm làm
ra, sản phẩm làm ra phải đảm bảo được lợi ích, sức khỏe và mong muốn của người sử
dụng nó.
+) Các Công ty tham gia vào dự án vì công việc hoàn thành tốt thì công ty mới lấy
được lòng tin của khách hàng, đối tác. Đảm bảo cho lợi ích và sự phát triển của công ty
+) Xã hội vì việc làm không chỉ đảm bảo lợi ích của riêng cá nhân, tập thể mà cần có
ý thức, trách nhiệm chung cho cộng đồng và toàn xã hội
+) Ngoài ra vì Kỹ sư là một nghề quan trọng và đòi hỏi trình độ học vấn. Là một
người kỹ sư, cần phải đạt được các tiêu chuẩn cao nhất về tính trung thực, tính chính trực
và có trách nhiệm cao. Kỹ thuật có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến đời sống của
mọi người. Do đó, khi cung cấp các dịch vụ, người kỹ sư cần trung thực, vô tư, công
bằng, sẵn sàng cống hiến để bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của cộng đồng, và phúc lợi xã
hội.

b) Tình huống:
Bạn và A - một đồng nghiệp cùng thực hiện dự án thiết kế và lắp đặt hệ thống xử
lý nước thải cho một nhà máy công nghiệp. A chịu trách nhiệm xử lý nuớc thải rồi thải ra
sông vùng lân cận. Bạn nhận thấy A thường chấp nhận mức độ các hóa chất độc hại cao
hơn tiêu chuẩn cho phép. Bạn nói với A về điều này nhưng A bảo rằng mức độ quá
không cao nên không có vấn đề gì nghiêm trọng về an toàn và đạo đức. Vì vậy, không
cần thiết phải đầu từ nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để hoàn thiện dự án.
Hãy phân tích các vấn đề sau và đưa ra quan điểm của bạn?
Câu 3: (CĐR L6; 4 điểm)
a) Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp? Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiêp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh.
- Phải đăng kí kiểu dáng công nghiệp vì:
+) Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh thêm trên cơ sở Bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp theo thủ tục đăng kí
kiểu dáng công nghiệp.
+) Doanh nghiệp cần phải tiến hành nộp đơn đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
trước khi đưa sản phẩm ra thị trường để hạn chế rủi ro.
+) Kiểu dáng công nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình
trên thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng và thực hành
thương mại trung thực.
+) Kiểu dáng công nghiệp tăng thêm giá trị cho sản phẩm doanh nghiệp. Nó cho làm
sản phẩm hấp dẫn và thu hút khách hàng.
+) Nhờ có kiểu dáng công nghiệp, doanh nghiệp có thể sẵn sàng phân khúc thị trường,
phát triền chiến lược làm thay đổi kiểu dáng, màu sắc sản phẩm theo yêu cầu của khách
hàng tại các thị trường mục tiêu và tạo lập các thị trường mới phù hợp cho các sản phẩm
mà doanh nghiệp sản xuất ra.
+) Kiểu dáng công nghiệp giúp doanh nghiệp tăng uy tín, góp phần lớn cho mục tiêu
gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp nhờ sự gắn kết của doanh nghiệp với một kiểu dáng
cụ thể của sản phẩm.

b) Tình huống:
Đài truyền hình Việt Nam (VTV) là chủ sở hữu tại Việt Nam của những nhãn hiệu
dịch vụ “ Đường lên đỉnh Olympia” ( nhóm 41- dịch vụ giải trí). Bộ giáo dục và Đào tạo
tổ chức cuộc thi Olympic Mac-LeNin. VTV yêu cầu Bộ giáo dục và Đào tạo phải đổi tên
cuộc thi để tránh nhầm lẫn với nhãn hiệu “Olympia” của mình. Bộ GD&ĐT cho rằng tên
gọi hai cuộc thi là khác nhau, vả lại Olympic là tên gọi phổ biến nên không thể được bảo
hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa.
Anh ( chị) đồng ý với ý kiến của ai?
* Trong tình huống trên tôi đồng ý với ý kiến của Bộ GD- ĐT.
- Hai tên gọi hai cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” và “ Olympic Mac- Lenin”
là khác nhau và không dễ gây nhầm lẫn.
+) Olympia là tên một thành phố của Hi Lạp ngày nay, Olympia trước đây là nơi diễn
ra thế vận hội Olympic cổ đại. Tên gọi Olympic là tên phiên âm tiếng việt của Olympiad
(có từ cách đây gần 3000 năm) bắt nguồn từ cuộc tranh tài thể thao giữa các quốc gia
toàn thế giới và dần dần phổ biến và mở rộng sang các cuộc thi về các môn khoa học
ngoài thể thao mang tầm quốc tế (có sự tham gia của rất nhiều quốc gia trên thế giới)
như: IMO (Olympic toán học quốc tế), IPhO (Olympic vật lý quốc tế), IChO (Olympic
hóa học quốc tế),…. Việc sử dụng từ Olympic trong tên cuộc thi của Bộ GD& ĐT nhằm
thể hiện tinh thần của thi đấu và cũng nhằm để công bố là đây là 1 cuộc thi về kiến thức
triết học Mac- Lenin. Còn chương trình truyền hình “ Đường lên đỉnh Olympia” thể hiện
sự vinh quang khi vượt qua bao khó khăn để chiến thắng của người chơi, mượn ý nghĩa
của đỉnh Olympia trong thần thoai Hy lạp trước để chỉ nơi đạt đến vinh quang. => tính
chất hai cuộc thi là khác nhau và tên gọi cũng khác biệt.
+) Olympic là tên gọi phổ biến
(+) Tên gọi Olympic đã có từ cách đây rất lâu (gần 3000 năm), được biết đến rộng rãi
nên biểu tượng cũng như tên gọi Olympic thuộc về tất cả mọi người và được sử dụng
rộng rãi, thường xuyên. Hiện nay, mọi cuộc thi có tính mở rộng, người ta có thể sử dụng
từ Olympic kèm tên lĩnh vực thi làm tên gọi cuộc thi.
(+) Theo tiết b khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ, tên Olympic do quá thông dụng
nên được coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt.
(+)Theo khoản 2 điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, tên Olympic không được bảo hộ dưới
dạng nhãn hiệu hàng hóa bởi không có khả năng phân biệt.
(+) Mặt khác, theo khoản 2 điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, những dấu hiệu không được
bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với tên viết tắt, tên đầy đủ của tổ chức quốc tế nếu không được tổ chức đó cho phép. Từ
Olympic trùng với tên Ủy ban quốc tế về thể thao nên sẽ không được bảo hộ dưới dạng
nhãn hiệu.
=> Tên gọi cuộc thi “Olympic Mac- Lê nin” sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu
hàng hóa mà bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có thể sử dụng từ Olympic, hơn nữa tên gọi
hai cuộc thi là khác nhau như trên đã giải thích nên việc VTV yêu cầu bộ GD&ĐT đổi
tên cuộc thi để tránh nhầm lẫn với nhãn hiệu Olympia của mình là không hợp lý và không
được pháp luật chấp nhận.

You might also like