You are on page 1of 71

CHUYÊN ĐỀ

QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LÊNIN


VỀ CNXH VÀ THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CNXH
PGS.TS. Đỗ Phú Trần Tình
ĐH Kinh tế - Luật 1
I. Quan điểm của K.Marx và F.
Engels về thời kỳ quá độ lên
CNXH
NOÄI
DUNG II. Quan điểm của V.I. Lênin về
CHUÛ thời kỳ quá độ lên CNXH
YEÁU

III. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở


Việt Nam
2
v Taøi lieäu tham khaûo chính:
1. Karl Marx, F. Engels, Toàn tập, tập 4,
17, 19, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội,
1995.
2. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 33, 43, 44, 45,
Nxb tiến bộ, Matxcơva, 1976.
3. Hội đồng LLTW, Giáo trình Kinh tế học
chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1999
3
v Taøi lieäu tham khaûo chính:
4. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế
chính trị Mác – Lênin (dành cho khối kinh tế -
QTKD), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội
Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb. CTQG,
Hà Nội, 2008.
6. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2011.
4
I. Quan điểm của K.Marx và F. Engels
về thời kỳ quá độ lên CNXH

1. Tính tất yếu khách quan của sự xuất


hiện hình thái KT-XH CSCN

5
Thứ nhất, xuất
phát từ thế giới quan
duy vật lịch sử

6
Engels K.Marx
Thứ hai, trên cơ
sở phân tích PTSX
TBCN
- Ưu điểm
- Hạn chế

7
Engels K.Marx
Marx kết luận:
Chủ nghĩa cộng sản sẽ thay
thế PTSX TBCN, đây là một tất
yếu khách quan, phù hợp với
yêu cầu của quy luật quan hệ
sản xuất phải phù hợp với trình
độ phát triển của LLSX.
8
Lực lượng sản xuất xã hội
phát triển cao

Chế độ sở hữu xã hội được thiết lập, chế độ


2. Những
người bót lột người bị thủ tiêu
dự báo
của
Sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi
K. Marx
thành viên trong xã hội
và F. Engels
Về Nền sản xuất được tiến hành theo một kế
đặc trưng hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội
cơ bản
của CNCS Sự phân phối sản phẩm bình đẳng

Xóa bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông


thôn, giữa lao động trí óc và chân tay, xóa
bỏ giai cấp 9
3. Về Thời kỳ quá độ lên CNCS

Mác : “ Giữa xã hội TBCN và CSCN là


một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã
hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với
thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính
trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không
thể là cái gì khác hơn là nền chuyên
chính cách mạng của giai cấp vô sản”
10
Về giai đoạn đầu của CNCS, Mác
chỉ ra rằng, đó là một xã hội về
phương diện kinh tế, đạo đức, tinh
thần còn mang những dấu vết của xã
hội cũ mà nó lọt lòng, sau những cơn
đau đẻ kéo dài.
Chính vì vậy, trong giai đoạn này
còn nhiều thiếu sót không thể tránh
khỏi.
11
Về kinh tế
Đó là sự thiếu sót trong phân phối.
Trong giai đoạn này, việc phân phối
được thực hiện theo nguyên tắc phân
phối sản phẩm tiêu dùng theo số lượng
và chất lượng lao động.
Sự tiến bộ của nguyên tắc này là ở
chỗ nó không thừa nhận một sự phân
biệt giai cấp nào cả, bất cứ người lao
động nào cũng như nhau.
12
Để thực hiện cuộc cách mạng
từ xã hội nọ sang xã hội kia
thì phải cải biến cách mạng
trong quan hệ sản xuất, trong
lực lượng sản xuất, trong kinh
tế và trong xã hội.
13
Tất cả đều nhằm phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất
làm điều kiện thỏa mãn nhu cầu
vật chất và văn hóa của mọi
thành viên trong xã hội, tạo ra
những tiền đề cần thiết để giải
phóng con người.

14
Xuất phát từ sự nghiên cứu tình hình
nước Nga thời ấy, K. Marx và F. Engels
đã nêu ra luận điểm : Những nước lạc
hậu có thể bước vào “con đường phát
triển rút ngắn”, có thể chuyển thẳng
lên hình thức sở hữu cộng sản chủ
nghĩa” bỏ qua toàn bộ thời kỳ tư bản
chủ nghĩa”,
15
II. Quan điểm của V.I. Lênin về thời
kỳ quá độ lên CNXH

V.I. Lenin
1870 - 1924
16
II. Quan điểm của V.I. Lênin về thời
kỳ quá độ lên CNXH
Những quan điểm của V.I.Lênin
về chủ nghĩa xã hội hình thành vào
những năm 90 của thế kỷ 19.
Đặc biệt, Lênin đã vận dụng và
phát triển thành kế hoạch xây dựng
CNXH ở nước Nga

17
1. Những điểm mới của Lênin về
CNXH và thời kỳ quá độ
Thứ nhất, lý luận về khả năng thắng lợi của
cách mạng vô sản trước tiên ở một số nước, thậm
chí một số nước tư bản riêng lẻ.
Trong điều kiện trước CNTBĐQ, K.
Marx và F. Engels đã rút ra kết luận: cách
mạng CSCN không thể xảy ra ở riêng một
nước TBCN mà sẽ đồng loạt xảy ra trong
tất cả các nước văn minh, ít nhất cùng phải
xảy ra ở Anh, Pháp, Đức.
18
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn phát triển
của CNTB trong giai đoạn mới, Lênin đã
vạch rõ rằng: Sự phát triển CNTB trong thời
đại đế quốc chủ nghĩa cực kỳ không đều.
Quy luật phát triển không đều về kinh tế
chính trị của các nước TBCN đã làm cho
cách mạng vô sản phát triển không đều ở các
nước.
Lênin rút ra kết luận về khả năng thắng
lợi của CNXH trước tiên ở một số nước hoặc
ở một nước riêng lẻ và CNXH không thể
thắng lợi cùng một lúc. 19
Thứ hai, lý luận về thời đại mới và khả năng
quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới
Theo Lênin, dưới CNTBĐQ, xã hội hóa
lao động ngày càng tăng nhanh và sự phát
triển ghê gớm của tư bản tài chính đã làm
cho mâu thuẫn của CNTB ngày càng gay
gắt. CNĐQ đã tạo ra những tiền đề vật chất
làm cơ sở hiện thực cho sự thay thế CNTB
bằng CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

20
Với sự bắt đầu của thời đại mới, mọi
quốc gia dù đã phát triển hay kém phát
triển về kinh tế đều có khả năng khách
quan để vượt thời đại tư bản chủ nghĩa
và bước vào thời đại XHCN.
Lênin là người mácxít đầu tiên đã
lãnh đạo GC vô sản Nga giành thắng lợi
trong cuộc cách mạng XHCN đầu tiên
trên thế giới.
21
Những điều kiện để CM XHCN
thắng lợi:
- Sự thống trị của giai cấp vô sản
trong nước.
- Sự ủng hộ kịp thời của cách mạng
XHCN ở một nước hay một số nước
tiên tiến.
- Sự liên minh giữa giai cấp vô sản
đang nắm chính quyền với đại đa số
nông dân.
22
Thứ ba, lý luận về con đường quá độ lên
CNXH ở những nước CNTB chưa phát triển

Một là, luận điểm về việc giành chính


quyền là điều kiện tiên quyết để xây dựng tiền
đề kinh tế cho CNXH.
Theo Lênin: ở một nước kém phát triển có
thể và cần phải tạo ra những điều kiện tiên
quyết để thực hiện CNXH bắt đầu bằng một
cuộc cách mạng thiết lập chính quyền công
nông, thông qua chính quyền ấy mà tiến lên
và đuổi kịp các dân tộc khác. 23
VI. Lênin cho rằng: “ Nếu như cách
mạng tư sản thắng lợi đánh dấu sự
kết thúc của thời kỳ quá độ từ xã hội
phong kiến lên chủ nghĩa tư bản, thì
cách mạng vô sản thắng lợi chỉ là
sự khởi đầu cho thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.”

24
Hai là, luận điểm về thời kỳ quá độ
với “một loạt những bước quá độ”
+ Không thể quá độ trực tiếp lên
CNXH mà phải trải qua con đường gián
tiếp chứ không thể “ quá vội vàng, thẳng
tuột, không được chuẩn bị”.
+ Những bước quá độ ấy theo Lênin là
CNTB nhà nước và CNXH. Lênin nói: “
Để chuẩn bị … việc sang CNCS, thì cần
thiết một loạt những bước quá độ từ CNTB
nhà nước và CNXH ”
25
+ Bước qua độ từ CNTB nhà nước
được thể hiện trong chính sách kinh tế
mới (NEP) mà việc trao đổi hàng hóa
được coi là “ đòn xeo chủ yếu” cho nên
cần thiết phải nhượng bộ tạm thời, cục
bộ đối với CNTB nhằm phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất, từng bước xã
hội hóa sản xuất trong thực tế.
26
Phân kỳ theo quan điểm của Lênin

Hình thái kinh tế – xã hội CSCN


Hình thái kinh tế –
xã hội TBCN Giai đoạn thấp (CNXH) Giai đoạn cao (CNCS)

t
TKQĐ CNXH CNCS

27
Ba là, luận điểm về mâu thuẫn cơ bản của
TKQĐ lên CNXH
Lênin đã chỉ ra cuộc đấu tranh quyết liệt
giữa một bên là CNXH mới ra đời còn non trẻ
với một bên là các thế lực TBCN và tự phát
TBCN.
Cuộc đấu tranh này theo nguyên tắc “ai
thắng ai”, nghĩa là CNXH có thể thành công
mà cũng có thể thất bại.
Để giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để thì
CNXH phải tao ra cho mình một năng suất
lao động cao hơn CNTB. 28
2. Đặc điểm kinh tế của TKQĐ
lên CNXH
Đặc điểm cơ bản xuyên suốt và bao
trùm của thời kỳ quá độ là sự tồn tại
nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội
nhiều giai cấp.
Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế có
tính chất quá độ: nó không còn là nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng không
hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
29
Lênin viết: “ Danh từ quá độ có
nghĩa là gì?
Vận dụng vào kinh tế, có nghĩa là
trong chế độ hiện nay, có những
thành phần, những bộ phận, những
mảng của CNTB và CNXH không?
Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là
có”.
30
Nền kinh tế nhiều thành phần là đặc
trưng của nền kinh tế nước Nga. Xuất
phát từ tình hình cụ thể nước Nga,
Lênin đã chỉ ra những thành phần kinh
tế là:
- Nông dân kiểu gia trưởng
- Sản xuất hàng hóa nhỏ
- Chủ nghĩa tư bản tư nhân
- Chủ nghĩa tư bản nhà nước
- Chủ nghĩa xã hội 31
Trong đó, các thành phần kinh tế cơ bản
là: Sản xuất hàng hóa nhỏ, chủ nghĩa tư bản
tư nhân và chủ nghĩa xã hội.
Tương ứng với nền kinh tế nhiều thành
phần, trong xã hội tồn tại nhiều giai cấp,
trong đó 3 giai cấp cơ bản là:
- Giai cấp tiểu tư sản
- Giai cấp tư sản
- Giai cấp công nhân, người lao động tập
thể. 32
Nền kinh tế nhiều thành phần và
xã hội nhiều giai cấp như trên là sự
thống nhất biện chứng các mâu
thuẫn của tồn tại xã hội. Những
mâu thuẫn này bắt nguồn từ tính
độc lập tương đối về kinh tế do các
hình thức sở hữu khác nhau về tư
liệu sản xuất.

33
Vì vậy, cuộc đấu tranh giữa
CNTB và CNXH là quá trình
cách mạng hết sức gay go,
phức tạp và quyết liệt, để tiến
tới đảm bảo cho thành phần
kinh tế XHCN giữ vị trí chủ đạo
thống trị.
34
Muốn giành thắng lợi trong
cuộc đấu tranh này, giai cấp vô
sản phải xây dựng được chính
quyền cách mạng, thiết lập
chính quyền chuyên chính vô
sản để bảo vệ và xây dựng xã
hội mới – xã hội chủ nghĩa.
35
3. Đặc điểm nền kinh tế XHCN

Theo Lênin, trong giai đoạn


XHCN, nền kinh tế XHCN được
xây dựng trên cơ sở chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất
dưới hai hình thức sở hữu toàn
dân và sở hữu tập thể.
36
- Hình thức sở hữu toàn dân về tư
liệu sản xuất thuộc loại hình sở hữu
chung của toàn thể nhân dân lao động.
Ở đây TLSX là của chung toàn xã hội
mà người chủ cao nhất đại diện cho
toàn xã hội, là nhà nước XHCN.
Theo Lênin, đây là hình thức sở hữu
cao nhất, đóng vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân.

37
- Hình thức sở hữu tập thể về TLSX là
hình thức sở hữu do người lao động đóng
góp vốn, TLSX để xây dựng nên. Sở hữu
tập thể được thể hiện ở các hợp tác xã. Nó
phát triển cả trong nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương nghiệp…Con đường
đường thích hợp để phát triển hình thức sở
hữu này là hợp tác hóa.
Quá trình này đang diễn ra theo nguyên
tắc tự nguyện, tiến dần từ thấp đến cao, có
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự giúp
đỡ của nhà nước chuyên chính vô sản. 38
Theo Lênin mục đích của nền sản xuất
XHCN là nhằm thỏa mãn phúc lợi vật chất
cho toàn xã hội và sự phát triển tự do, toàn
diện của mỗi thành viên của nó. Muốn vậy
phải phát triển toàn diện LLSX dựa trên
thành tựu khoa học kỹ thuật mới.
Lênin đặc biệt chú ý đến năng suất lao
động trong sự phát triển của CNXH. Theo
Lênin suy cho cùng thì “năng suất lao động là
cái quan trọng nhất, quyết định nhất cho sự
thắng lợi của CNXH”.
39
Về phân phối, theo Lênin, phân phối theo
lao động là nguyên tắc phân phối cơ bản của
CNXH. Ông đưa ra 2 nội dung :
- Người nào không làm thì không có
ăn. Theo Lênin, đây là cơ sở của sự tồn
tại CNXH, sức mạnh đảm bảo cho sự
thắng lợi của CNXH
- Với số lượng lao động ngang nhau
thì được hưởng số lượng sản phẩm
như nhau.
40
Lênin phê phán chế độ phân phối bình quân.
Dưới CNXH, bình đẳng là giải phóng cho con
người thoát khỏi mọi sự bóc lột, mọi người được làm
theo khả năng lao động của mình và hưởng thụ theo
lao động của mình.
Bình quân là sự san bằng thu nhập của những
người lao động khác nhau. Thực hiện bình quân dẫn
đến người làm tốt lại có thu nhập bằng người làm
xấu; người làm siêng lại có thu nhập như người làm
biếng; người có chuyên môn lại có thu thập bằng
người lao động giản đơn, như vậy là không công
bằng.
41
Để nâng cao NSLĐ, đánh giá
đúng mức cống hiến, hưởng thụ
của người lao động, đảm bảo lợi
nhuận cho các doanh nghiệp nhằm
tích lũy cần thiết để phát triển kinh
tế, theo Lênin cần phải thực hiện
nghiêm ngặt chế độ hoạch toán
kinh tế.
42
- Nền kinh tế quốc dân XHCN được quản
lý có kế hoạch, tập trung, thống nhất trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nhà nước XHCN có vai trò kinh tế đặc
biệt. Trong điều kiện XHCN, nhà nước phải
thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế
quốc dân.
Chức năng này gắn liền với quá trình kế
hoạch hóa tập trung, thống nhất, quản lý sản
xuất và phân phối sản phẩm, kiểm tra chặt
chẽ mức lao động và mức độ tiêu dùng.
43
Để có nền kinh tế XHCN như mô
hình trên, theo Lênin việc đầu tiên
giai cấp vô sản phải tiến hành là
quốc hữu hóa xã hội chủ nghĩa.
Quốc hữu hóa XHCN là sự thủ
tiêu sở hữu tư nhân của giai cấp
bóc lột về tư liệu sản xuất, chuyển
nó thành sở hữu toàn dân.
44
Có hai phương pháp quốc hữu hóa:
- Thứ nhất, tịch thu không hoàn lại.
Phương pháp này tước đoạt không bồi
thường những TLSX của giai cấp bóc lột
để chuyển nó sở hữu toàn dân.
- Thứ hai, tịch thu có bồi thường một
phần cho giai cấp bóc lột. Đây là
phương pháp cải tại hòa bình. Phương
pháp này được thực hiện thông qua các
hình thức khác nhau của CNTB nhà
nước.
45
Theo Lênin, CNTB nhà nước là hình
thức kinh tế cao hơn so với “sản xuất
nhỏ”. Việc sử dụng CNTB nhà nước là
cần thiết để phát triển LLSX.
Sử dụng CNTB nhà nước, nhà nước
vô sản huy động được vốn, vật tư – kỹ
thuật, kinh nghiệm quản lý của các nhà
tư bản và cuối cùng thay thế CNTB
bằng CNXH một cách êm thấm mà
những người tư sản vẫn có thể chấp
nhận được.
46
Những hình thức của CNTB nhà nước:

Một là, hình thức tô nhượng: nhà


nước vô sản nhường cho tư bản nước
ngoài quyền khai thác một số doanh
nghiệp, hầm mỏ, khu rừng dưới sự
kiểm soát của nhà nước.
Nhà nước vô sản và nhà nước tư
bản nước ngoài ký kết hợp đồng quy
định thời hạn tô nhượng, quy mô doanh
nghiệp, khối lượng đầu tư, sản lượng…
47
Hai là, cho các nhà tư bản tư nhân
trong nước thuê để kinh doanh một
doanh nghiệp, một cửa hàng, một khu
đất nào đó của nhà nước.
Ba là, giao cho nhà tư bản với tư
cách một nhà buôn, bán những sản
phẩm của nhà nước và mua sản phẩm
của những người sản xuất cụ thể, theo
dõi tình hình sản xuất và phân phối sản
phẩm.
48
Nhìn chung, phương pháp
tịch thu không hoàn lại diễn ra
nhanh hơn. Song phương
pháp cải tạo hòa bình là rẻ
nhất, dễ tiếp thu nhất với giai
cấp tư sản và có hiệu quả
kinh tế cao.
49
4. Kế hoạch xây dựng CNXH của Lênin
a. Mục tiêu của kế hoạch
Nhằm phát triển sản xuất để giải phóng
người lao động trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến,
kết tinh của những phát minh mới nhất của
KH hiện đại, xây dựng quyền làm chủ của
nhân dân lao động, thực hiện nền dân chủ
XHCN, xây dựng nhà nước chuyên chính vô
sản, quản lý xã hội theo một tiêu chuẩn
thống nhất trong việc sản xuất và phân phối
sản phẩm. 50
b. Nhiệm vụ của kế hoạch
Thực hiện xã hội hóa sản xuất trong
thực tế.
Đó chính là cơ sở kinh tế tuyệt đối
cần thiết để tạo ra năng suất lao động
cao, đảm bảo cho CNXH chiến thắng
hoàn toàn và triệt để CNTB, đảm bảo
thỏa mãn nhu cầu hợp lý ngày càng
tăng của mọi thành viên trong xã hội.
51
Nhiệm vụ thứ nhất, công nghiệp
hóa để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ
thuật CNXH, cho sự xã hội hóa trong
thực tế.
Theo Lênin, cơ sở vật chất – kỹ
thuật của CNXH là nền sản xuất đại
cơ khí được áp dụng trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, kể cả trong sản
xuất nông nghiệp.
52
Cơ sở vật chất- kỹ thuật ấy thể hiện
được những thành tựu mới nhất của
KH-KT.
Điều quan trọng là cơ sở vật chất ấy
phải ở mức có thể đảm bảo sử dụng
mọi nguồn lao động xã hội, bảo đảm
những nhu cầu vật chất cho toàn xã hội
phù hợp với trình độ phát triển cao của
lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt
được.
53
Kế hoạch công nghiêp hóa của Lênin
bao gồm những tư tưởng chủ yếu: bắt
đầu từ kinh tế nông dân, khôi phục,
củng cố, cải thiện kinh tế nông dân;
phát triển nhanh công nghiệp sản xuất
tư liệu sản xuất, công nghiệp nặng.
Lênin đã đưa ra công thức: “ Chủ
nghĩa cộng sản là chính quyền Xô viết
cộng với điện khí hóa toàn quốc. ”

54
Nhiệm vụ thứ hai là đưa dần nền kinh
tế tiểu sản xuất (đặc biệt là nông dân)
lên nền đại sản xuất thông qua con
đường hợp tác hóa.
Tiền đề quan trọng nhất của hợp tác
hóa là chế độ công hữu giữ vai trò chủ
đạo, ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng, bảo đảm cơ sở vật chất – kỹ thuật
của CNXH trong nông nghiệp.

55
Kế hoạch hợp tác hóa của Lênin là kế
hoạch nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa
yêu cầu phát triển đại công nghiệp với
kinh tế nhỏ cá thể. Nó bao gồm mọi lĩnh
vực từ sản xuất, lưu thông, đến dịch vụ
chứ không chỉ bó hẹp trong nông
nghiệp.
Kế hoạch đó đòi hỏi nhà nước XHCN
phải giúp đỡ toàn diện, kể cả về tài
chính để phát triển hợp tác xã.
56
Chính sách hợp tác hóa khi
thành công sẽ giúp cho nền
kinh tế nhỏ quá độ trong một
thời hạn nhất định trở thành
nền đại sản xuất trên cơ sở
liên hiệp tự nguyện của
những người lao động.
57
Nhiệm vụ thứ ba, tiến hành cuộc cách
mạng văn hóa. Để xây dựng CNXH phải
đạt tới một trình độ văn hóa nhất định.
Do vậy, thời kỳ quá độ cũng là thời kỳ
lịch sử đặc biệt nhằm làm cho mọi
người lao động trước mắt đều có trình
độ học vấn phổ thông, một trình độ hiểu
biết đầy đủ về công việc, biết sử dụng
các phương tiện của nền công nghiệp
để tham gia vào quản lý đất nước.
58
Cách mạng văn hóa sẽ có
nhiều khó khăn. Trong một số
nước kém phát triển về kinh tế,
các mạng văn hóa càng đòi hỏi
sự nỗ lực phi thường của toàn
dân, của những người lao động
giác ngộ, của đội tiên phong.

59
5. Chính sách kinh tế mới (NEP) của
V.I. Lênin
a. Điều kiện ra đời của NEP
Sau cách mạng tháng 10 năm 1917,
việc thực hiện kế hoạch xây dựng
CNXH của Lênin bị gián đoạn bởi nội
chiến 1918 – 1920.
Trong thời kỳ này, Lênin đã áp dụng
Chính sách cộng sản thời chiến.
60
Nội dung của Chính sách này là
trưng thu lương thực thừa của nông
dân sau khi dành cho họ mức ăn tối
thiểu. Đồng thời, xóa bỏ quan hệ
hàng - tiền, xóa bỏ việc buôn bán tự
do lương thực trên thị trường, thực
hiện chế độ cung cấp hiện vật cho
quân đội và bộ máy nhà nước.

61
Chính sách cộng sản thời chiến đã vai trò
quan trọng trong thắng lợi của nhà nước Xô
Viết. Nhờ đó mà quân đội đủ sức để thắng
kẻ thù, bảo vệ nhà nước Xô viết non trẻ.
Tuy nhiên, hòa bình lập lại, Chính sách
này không còn thích hợp, kìm hãm sự phát
triển, làm mất tính năng động của nền kinh
tế. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính trị diễn
ra sâu sắc.
Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế
tích ứng thay thế. NEP ra đời.
62
b. Nội dung chính sách kinh tế mới (NEP)

63
Một là, thay đổi Chính sách trưng thu
lương thực bằng Chính sách thuế
lương thực
Người nông dân chỉ nộp thuế lương thực ở
một mức cố định trong nhiều năm. Mức thuế này
căn cứ vào điều kiện tự nhiên
ã của đất canh tác.
Theo Lênin: “thuế là cái nhà nước thu của
nhân dân mà không bù lại”
Số lượng lương thực còn lại sau khi nộp,
người nông dân được tự do trao đổi, mua bán trên
thị trường. 64
Hai là, tổ chức thị trường, thiết
lập quan hệ hàng hoá - tiền tệ
giữa nhà nước và nông dân,
giữa thành thị và nông thôn,
giữa công nghiệp và nông
nghiệp.

65
Ba là, sử dụng sức mạnh kinh tế
nhiều thành phần
Sử dụng và cải tạo dần dần
cơ cấu kinh tế cũ, làm cho nền
kinh tế cũ thích ứng với chủ
nghĩa xã hội chứ không phải
đập tan ngay bằng hình thức
hành chính.
66
Bốn là, phát triển đến mức
nhất định chủ nghĩa tư bản
trong nước và hướng nó vào chủ
nghĩa tư bản nhà nước.

67
Năm là, thu hút tư bản nước ngoài
và sử dụng nó có lợi cho việc xây dựng
chủ nghĩa xã hội dưới những hình thức
và trình độ khác nhau của chủ nghĩa tư
bản nhà nước.
Sáu là, thu hút dần những người
tiểu sản xuất vào các loại hình khác
nhau của hợp tác xã trên cơ sở tự
nguyện và sự giúp đỡ, ưu đãi của nhà
nước công - nông.
68
Bảy là, sử dụng nhiều hình thức phân
phối theo nguyên tắc khuyến khích bằng lợi
ích vật chất và sự quan tâm về lợi ích vật
chất đối với người sản xuất kinh doanh, kết
hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.
Tám là, chuyển các xí nghiệp quốc
doanh sang chế độ hợp tác kinh tế . Chuyển
từ quản lý kinh tế bằng biện pháp hành
chính sang biện pháp kinh tế là chủ yếu.
69
III. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam

Những nhân tố cản trở con


đường quá độ lên CNXH ở Việt
Nam ?

70
The end

71

You might also like