You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH

ĐỂ TÀI SỐ: 01

Họ tên SV : NGUYỄN TUẤN ANH


Mã SV : 82185
Lớp : LQC60ĐH
Nhóm : N19
Người hướng dẫn : TS Nguyễn Minh Đức

HẢI PHÒNG – 2021

1
MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………..4

…………………………………………………………………………………..

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỢT THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH…………5

1.1 Tóm tắt quá trình đi Thực tập Cở sở ngành………………………………………..5

1.2 Khái quát kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm của sinh viên………………………..8

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CẢNG CHÙA VẼ……………………………9

2.1 Giới thiệu chung về cảng Chùa Vẽ……………………………………………….9

2.2 Vị trí địa lý……………………………………………………………………10

2.3 Lịch sử hình thành……………………………………………………………..10

2.4 Cơ cấu tổ chức của cảng………………………………………………………..12

2.5 Cơ sở vật chất của cảng………………………………………………………...15

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG TY INTERPLUS…19

3.1 Nhân viên hiện trường…………………………………………………………19

3.2 Nhân viên sales………………………………………………………………..21

3.3 Nhân viên chăm sóc khách hàng………………………………………………...22

3.4 Nhân viên chứng từ……………………………………………………………23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………24

2
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT THÔNG DỤNG TRONG BÁO CÁO TT CSN

CONT Container

ICD Inland Container Depot

CRM Customer Relationship Management

PE Polyethylen

CFS Container freight station

ODA Official Development Assistance

USD United States dollar

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hình Tên hình Trang

2.2 Vị trí địa lý cảng Chùa Vẽ 10

2.4.1 Sơ đồ bộ máy nhân sự cảng Chùa Vẽ 12

2.5.1 Sơ đồ cảng từ trên cao 15

3.1 Nhân viên hiện trường 20

3.3 Nhân viên chăm sóc khách hàng 23

3
PHẦN MỞ ĐẦU
Hải Phòng từ lâu được biết đến là thành phố cảng, thành phố công nghiệp xanh. Dải đất hình
chữ “S” của chúng ta may mắn có đường bờ biển dài, tiếp giáp với Biển Đông giao thương nhộn
nhịp là một điều kiện tuyệt vời để phát triển kinh tế, cảng biển, dịch vụ Logistics.

Ngành Logistics những năm gần đây mới được tách riêng ra thành 1 chuyên ngành thôi nhưng
không thể phủ nhận tiềm năng phát triển tuyệt vời của nó, là sinh viên K60 LQC em rất vinh dự
và tự hào về điều đó. Logistics là lĩnh vực rất rộng, cho nên với điều kiện tại Hải Phòng nói
riêng, em chọn dịch vụ hậu cần Logistics và hệ thống cảng biển là 2 mục tiêu cho đề tài báo cáo
này vì em tin đây là thế mạnh của Hải Phòng

Công ty Logistics, em muốn viết về INTERPLUS. Cong người vốn là yếu tố quan trọng hàng
đầu trọng mọi bộ máy, công ty không kén chọn nhân tài mà công ty đào tạo người thường thành
nhân tài, như cách mà CLB bóng đá Arsenal vận hành đội hình của họ và là cờ đội bóng châu Âu
luôn được đặt trong văn phòng công ty như một lời khích lệ chúng ta giỏi hơn. Điều đó cho
những người mới đến cảm giác không ai bị bỏ lại phía sau.

Về cảng biển, em lựa chọn cảng Chùa Vẽ vì ý nghĩa lịch sử lâu đời của cảng. Thời bình hiện
nay, cảng vẫn đón tàu, làm hàng như bao khu cảng bình thường khác. Nhưng quay về thời chiến,
cảng không chỉ hoạt động như vậy mà còn là điểm tiếp tế quan trọng mang tích chiến lược của
thành phố, gắn liền tuổi trẻ bao thế hệ cha ông và thậm chí đến bây giờ. Mới chỉ được nhìn cảng
qua video, em dự định một ngày nào đó sẽ ra tận nơi để chiêm ngưỡng khu cảng này.

Công ty INTERPLUS, cảng Chùa Vẽ và buổi giới thiệu TT CSN đầu tiên là 3 nội dung trong
bài báo cáo này. Đây là mọi kiến thức em tiếp thu được trong thời gian khoảng 1 tháng thực tập
vùa qua.

4
TÊN BÁO CÁO: TỔNG QUAN TT CSN, GIỚI THIỆU CẢNG
CHÙA VẼ VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG TY INTERPLUS

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỢT THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH

1.1 Tóm tắt quá trình đi Thực tập Cơ sở ngành

-Buổi 1

+Thời gian: Sáng thứ 2, 02/08/2021

+Hoạt động: Tham gia buổi định hướng trực tuyến qua Trans

8.30: Thầy Nguyễn Minh Đức gửi lời chào tới thầy cô, các bạn sinh viên, giới thiệu học phần
Thực tập Cơ sở ngành, mô tả khái quát các học phần Thực tập Chuyên ngành, Tốt nghiệp và
nhắc nhở sinh viên nghiêm túc tham gia học tập đúng giờ, đầy đủ

9.00-9.40: Cô Nguyễn Thị Nha Trang trình bày file mềm các tài liệu hướng dẫn làm báo cáo,
checklist yêu cầu đối với sinh viên khi tham quan cảng biển, trung tâm Logistics, kho hàng và
khi tiếp xúc với chuyên gia, một số lưu ý khác

-Buổi 2

+Thời gian: Sáng chủ nhật, 08/08/2021

+Hoạt động: Tiếp xúc doanh nghiệp INTERPLUS

8.00: Anh Nguyễn Danh Trung giới thiệu doanh nghiệp INTERPLUS qua việc trả lời 3 câu hỏi:
công ty kinh doanh dịch vụ gì? Khách hàng công ty là ai? Cơ hội việc làm tại công ty?

9.30-11.15: Anh Trung trả lời câu hỏi tương tác của các bạn sinh viên

-Buổi 3

+Thời gian: Sáng thứ 2, 09/08/2021

+Hoạt động: Tham quan phòng mô phỏng

5
8.00: Thầy Phan Minh Tiến giải thích thuật ngữ chuyên ngành, giới thiệu cơ sở vật chất của
phòng mô phỏng, phát video quay tại phòng mô phỏng (tầng 5, khu nhà A4)

9.30-11.00: Thầy trả lời các câu hỏi của các bạn sinh viên

-Buổi 4

+Thời gian: Chiều thứ 2, 09/08/2021

+Hoạt động: Tham quan cảng Chùa Vẽ

14.00: Chú Lê Mạnh Hùng giới thiệu bộ máy nhân sự tại cảng

14.30: Chú phát video quay tại cảng, thuyết minh về cơ sở vật chất tại cảng

15.30-17.20:Chú trả lời câu hỏi của sinh viên

-Buổi 5

+Thời gian: Chiều Thứ 7, 14/08/2021

+Hoạt động: Tham quan trung tâm Logistics tiểu vùng song Mê Kông

14.00: Thầy Phan Minh Tiến giới thiệu về vị trí trung tâm

14.10: Thầy phát video quay tại trung tâm, giới thiệu cơ sở vật chất trung tâm

14.45: Thầy Tiến phát video về công tác giám định cont

15.30-16.25: Thầy trả lời câu hỏi của sịnh viên

-Buổi 6

+Thời gian: Sáng chủ nhật, 15/08/2021

+Hoạt động: Tham quan cảng Vật Cách

8.15: Chú Ngô Quốc Hưng và chú Nguyễn Hùng Mạnh giới thiệu vị trí cảng

8.20: Chú phát video mô tả cơ sở vật chất tại cảng

9.30-10.00: Chú trả lời câu hỏi của sinh viên

-Buổi 7

6
+Thời gian: Sáng thứ 7, 21/08/2021

+Hoạt động: Tiếp xúc doanh nghiệp xuất nhập khẩu xà đơn Khánh Trình

8.15: Chú Lê Khánh Trình giới thiệu về công ty, kể lại quá trình lên ý tưởng start up

9.30-10.50: Chú giải đáp câu hỏi của sinh viên

-Buổi 8

+Thời gian: Chiều thứ 7, 21/08/2021

+Hoạt động: Tiếp xúc hang tàu TS Line

14.15: Anh Mạnh giới thiệu về hãng tàu TS Line, tuyến đi hãng tàu, sự tăng trưởng doanh thu
của hang tàu các năm gần đây

15.30-17.10: Anh trả lời câu hỏi của sinh viên

-Buổi 9

+Thời gian: Sáng chủ nhật, 22/08/2021

+Hoạt động: Tìm hiểu công nghệ khai thác cảng cont,công nghệ eport,công nghệ trao đổi dữ liệu
hải quan, công nghệ quản lý ICD

8.15: Anh Nguyễn Việt Anh mô tả công việc của công ty giải pháp cảng và hậu cần

9.30-10.50: Anh giải đáp câu hỏi của sinh viên

-Buổi 10

+Thời gian: Chiều chủ nhật, 22/08/2021

+Hoạt động: Tìm hiểu công nghệ khai thác cảng tổng hợp với case study Hoà Phát Dung Quất và

công nghệ phần mềm trong Logistics với INTERPLUS

14.15: Anh Trần Dựng giới thiệu phương án xếp dỡ,cơ sở vật chất tại cảng

15.15: Anh trả lời câu hỏi của sinh viên

7
15.50-17.10: Chị Hải Anh giới thiệu phần mềm CRM và quản lý Logistics trong quản lý tại
INTERPLUS

-Buổi 11

+Thời gian: Chiều thứ 7, 28/08/2021

+Hoạt động: Tham quan hệ thống kho bãi tiếp vận Nam Phát

14.30: Chú Long phát video, thuyết minh cơ sở vật chất, cơ cấu nhân sự tại kho

15.30-16.45.Chú giải đáp câu hỏi của sinh viên

1.2 Khái quát kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm của sịnh viên

Qua quá trình thực tập, bản thân em trau đồi được một số điều sau

-Kiến thức:

+Nhắc lại công dụng kho CFS

+Nhận biết cont lạnh

-Kinh nghiệm:

+Dùng PE, giấy bạc để bọc hay hút chân không hàng đi biển tránh bị ăn mòn

+Kỹ năng typing rất cần thiết khi tìm việc

+Sự cẩn thận với chứng từ là rất quan trọng vì sai là đền rất nhiều tiền

+Dùng đòn gánh cẩu hàng có thể hạn chế việc dây cáp siết chặt hàng gây hỏng

+Tự học giám định cont trên mạng rất khó, trên youtube Việt Nam gần như không có

+Xu hướng thay người bằng máy móc diễn ra mạnh ở châu Âu, Mỹ vì giá nhân công cao, còn ở
các nước đang phát triển thì chậm hơn vì nhân công rẻ, tiếp nhận công nghệ hiện đại khó

-Trải nghiệm:

+Được trò chuyện với nhiều chú, anh chị rất tài giỏi, được thầy cô tận tình chỉ dẫn

8
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CẢNG CHÙA VẼ

2.1 Giới thiệu chung về cảng chùa vẽ

-Tên Việt Nam: Chi nhánh công ty TNHH một thành viên cảng Hải Phòng - xí nghiệp xếp dỡ
Chùa Vẽ

-Tên quốc tế: CHUA VE PORT BRANCH – PORT OF HAI PHONG JSC.VIET NAM

-Số điện thoại: 0225 3827 102/ 0225 3765 863

-Fax: 84 31 3765784

-Website: www.haiphongport.com.vn

-Trụ sở: Số 5 đường Chùa Vẽ, phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng

-Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên sở hữu Nhà nước

-Ngành nghề kinh doanh: Bốc xếp hang hoá bằng các loại phương tiện, chuyển tải hàng hoá,
kinh doanh kho bãi, cung ứng dịch vụ hàng hải và kinh doanh xuất nhập khẩu

-Giấy chứng nhận kinh doanh số: 0204001192

2.2 Vị trí địa lý

9
Hình 2.2 Vị trí địa lý cảng Chùa Vẽ

Nằm trong phạm vi hữu ngạn sông Cấm, cách trung tâm thành phố 4km về phía Đông và cách
phao số “0” khoảng 20 hải lý, tàu vaod cảng phải qua luồng Nam Triệu và kênh đào Đình Vũ.
Cảng Chùa Vẽ là điểm trung chuyển hàng hoá cho các tỉnh phía Nam Trung Quốc và Bắc Lào.

2.3 Lịch sử hình thành

Cảng Chùa Vẽ là thành viên trực thuộc chi nhánh của cảng Hải Phòng. Cảng được xây vào
năm 1977 nhằm mở rộng quy mô sản xuất cũng như kinh doanh hàng hoá đa dạng hơn.

Vào thời điểm đó, cảng gồm 2 khu vực:

+Khu vực 1 ( khu vực chính) có các phòng ban làm việc, nơi giao dịch và điều tra hoạt động
cảng. Nằm cách ngã 3 phường Máy Chai khoảng 50m về hướng Bắc cảng có 350m cầu tàu, 2
nhà kho kiểu khung và khu bãi 5 héc-ta xếp chứa hàng hoá. Thời trước đổi mới 1986, cảng chủ
yếu khai thác hàng bách hoá, nông sản xuất khẩu và cả hàng viện trợ.

10
+Khu vực 2 ( bãi Đoạn Xá) cách khu vực chính 1km về phía Đình Vũ. Đất đai ở đây rất rộng
nhưng chỉ sử đụng 350m cầu tàu và 15 000 mét vuông bãi do chưa có nhiều kinh phí để mở rộng.
Những năm chiến tranh, nơi đây khai thác cát đá xây dựng, hang quân sự. Mãi cho tới năm 1995,
cảng Hải Phòng mới tách ra thành 2 xí nghiệp xếp dỡ riêng là Chùa Vẽ và Đoạn Xá.

Sau năm 1995 và 2001, Bộ giao thông vận tải và cảng Hải Phòng đầu tư xây dựng vào cảng
Chùa Vẽ nên quy mô cảng cơ bản thay đổi, làm sản lượng hàng hoá thông quan tăng lên nhiều

+Xây thêm 545m cầu tàu

+Xây 70 000 mét vuông bãi khai thác cont

+Xây mới 3200 mét vuông kho CFS

+Trang bị mới một số phương tiện, thiết bị tiên tiến

Hiện nay cảng Chùa Vẽ cũng tiếp nhận vốn ODA, nhiều hạng mục công trình đang được xây
dựng nhanh chóng, sớm hoàn chỉnh nhất có thể để đưa vào khai thác ngay. Một số trang thiết bị
mới được đưa vào làm tang năng suất xếp dỡ, giảm sức lao động của công nhân, tang hiệu quả
cho xí nghiệp

Đội cont Chùa Vẽ bao gồm 180 người, chia thành 10 tổ sản xuất với các chức năng riêng biệt:
giao nhận, khai thác, quản lý, bảo quản cont, chầm bay cho hãng tàu. Những năm 2008 việc áp
dụng hệ thống giám sát hiện đại đã nâng cao hiệu quả giao nhận nhanh chóng, tính chính xác, kịp
thời, an toàn

Cảng Chùa Vẽ là một cảng rộng, hiện đại, bắt mắt ,thu hút nhiều hãng tàu và chủ hàng vào xếp
dỡ, sử dụng dịch vụ, góp phần đưa sản lượng xếp dỡ của cảng Hải Phòng lên cao.

Quá trình này theo 3 giai đoạn:

+Giai đoạn 1: từ 1996 tới 2000, xây mới 1 cầu tầu 150m, cải tạo toàn bộ bãi cũ và làm mới 40
000 mét vuông bãi chuyên dụng cont theo chuẩn quốc tế. Xây dựng 3200 mét vuông kho CFS để
khai thác hang trung chuyển và gom hàng lẻ đóng cont.Tổng vốn đầu tư lên tới 40 triệu USD.

+Giai đoạn 2: từ 2001 tới 2006, xây mới them 2 cầu tàu 350m, hơn 60 nghìn mét vuông bãi,đầu
tư phương tiện chuyên dụng làm cont: 4 Quay side Crane, 12 Rubber Transfer Gantry crane,

11
đóng mới 4 tàu lai dắt, nân cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm số hoá công tác quản lý, tất
cả với tổng số tiền 80 triệu USD.

+Giai đoạn 3: từ 2007 tới 2010, xây mới 2 cầu tàu 348m, 50 nghìn mét vuông bãi, tiếp tục đầu
tư phương tiện khai thác cont: xe nâng hang, ô tô chở hàng, 2 cần trục bánh lốp.

Ngành nghề kinh doanh dịch vụ theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số
0214001387, do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 29/07/2008.

2.4 Cơ cấu tổ chức của cảng

2.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.4.1 Sơ đồ bộ máy nhân sự cảng Chùa Vẽ

Là một chi nhánh trực thuộc cảng Hải Phòng, giám đốc cảng Chùa Vẽ được phép tự ký hợp
đồng với điều kiện giá trị hợp đồng nhỏ hơn 500 triệu đồng. Thực tế theo cập nhật mới nhất hiện
nay, bộ máy nhân sự của cảng đã cắt giảm phó giám đốc kỹ thuật, chỉ còn phó giám đốc phòng
khai thác và kho hàng.

Cảng có 4 điều hành trưởng, chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất, hoạt động của cảng
trong ca của mình, mỗi ca 12 tiếng, tính từ 6 giờ sáng đến 18 giờ cùng ngày hoặc từ 18 giờ tới 6
giờ sáng hôm sau.

2.4.2 Các bộ phận trong cơ cấu quản lý

12
-Ban lãnh đạo chi nhánh: gồm giám đốc, các phó giám đốc và các đoàn thể hoạt động của Chi
nhánh

a)Giám đốc:

Giám đốc Chi nhánh là người chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, giám đốc cảng Hải Phòng về chỉ
tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo hiệu quả tổ chức sản xuất. Giám đốc là người lãnh đạo quyền
lực nhất Chi nhánh, chịu trách nhiệm: tổ chức vận hành, chăm lo đời sống cán bộ công nhân
viên, công tác ngoại giao, quản lý trực tiếp ban hành chính và tài vụ.

b)Các phó giám đốc:

Được thay mặt giám đốc phụ trách một mảng chuyên môn mà mình được giao từ trước. Trực
tiếp điều hành, chịu trách nhiệm và báo cáo với giám đốc công việc được phân công. Cũng có
thể thay mặt giám đốc trong các trường hợp cụ thể, trong phạm vi được giao.

+PGĐ khai thác: điều hành sản xuất.

+PGĐ kho hàng: chỉ đạo kinh doanh tiếp thị, đội bảo vệ, đội giao nhận tổng hợp.

+PGĐ kỹ thuật: quản lý, chỉ đạo sử dụng phương tiện, thiết bị cơ giới,đảm bảo ánh sáng, vật tư,
vật liệu dự trữ, trực tiếp chỉ đạo đội vận chuyển, đội cơ giới, đooij vật tư.

c)Ban kỹ thuật và vật tư an toàn:

Tham mưu cho cấp trên về công tác kỹ thuật, vật liệu , quy trình lao động an toàn. Căn cứ mục
tiêu, lập kế hoạch, sử dụng hiệu quả phương tiện, trang thiết bị. Theo dõi và kịp thời sửa chữa
các phương tiện hỏng hóc. Mua sắm vật tư mới, bồi dưỡng tay nghề, huần luyện an toàn cho
công nhân, ngăn chặn các hành vi tai nạn đáng tiếc cho người lao động.

d)Bộ phận trực ban hoạt động sản xuất:

Gồm 1 trưởng ban và 4 trực ban trưởng cùng các trợ lý tổ chức quản lý sản xuất trong ca, lập
kết hoạch khai thác hiệu quả và đảm bảo an toàn lao động trong ca. Ghi lại nhật ký kết quả sản
xuất, năng suất công nhân để ăn cứ trả lương , thưởng đồng thời đề xuất lên cấp trên tổ chức tập
thể hay cá nhân làm tốt.

-Các ban nghiệp vụ và các đơn vị trực tiếp sản xuất:

13
a)Các ban nghiệp vụ

+Ban tổ chức hành chính:

Công tác tổ chức: Tham mưu cho giám đốc về công tác cán bộ, tổ chức điều hành bộ máy sản
xuất, đảm bảo chính sách quyền và nghĩa vụ công nhân, sắp xếp việc làm cho người lao động.

Công tác tiền lương: tham mưu cho giám đốc phân công hợp lý việc làm cho lao động đúng
ngành nghề đào tạo. Nghiên cứu và đề xuất phương án cải tiến. Tính lương cho người lao động
theo chính sách nhà nước,theo quy định của cảng.

Chịu trách nhiệm về công tác văn thư, tổ chức mua sắm máy móc, công tác tiếp khách, hội họp
và các công tác khác.

+Ban kinh doanh tiếp thị:

Thực hiện và lên kế hoạch theo phân bổ từng tháng, quý, tham mưu cho cấp trên trong lĩnh vực
này. Ngoài ra còn lập hoá đơn, thu cước xếp dỡ, cấp lệnh giao nhận hàng hoá, tổng hợp và phân
tích số liệu sản xuất kinh doanh.

+Ban tài vụ:

Theo dõi hoạt động tài chính. Tập hợp các khoản thu, chi của doanh nghiệp. Nhận tiền mặt từ
phòng tài vụ của cảng về thanh toán lương, phụ cấp cho người lao động. Theo dõi việc xuất nhập
nhiên liệu, vật chất, vật tư.

b)Các đơn vị cơ sở trực tiếp sản xuất

+Đội bảo vệ:

Có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự trong xí nghiệp. Kiểm tra người hay phương tiện ra vào
cảng đảm bảo thực hiện nội quy cảng, chống hành vi tiêu cực trong trông coi tài sản, hàng hoá.

+Đội cơ giới:

Quản lý phương tiện,thiết bị sản xuất. Triển khai xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá. Đảm bảo trạng
thái kỹ thuật thiết bị, thường xuyên bảo dưỡng, bảo quản nhằm khai thác có hiệu qảu, kéo dài
tuổi thọ.

+Đội bốc xếp:

14
Là lực lượng khá đông đảo , vận chuyển hàng hoá qua lại giữa tàu và cảng, đảm bảo năng suất
khai thác, giải phóng tàu nhanh

+Đội giao nhận tổng hợp:

Giao nhận hàng hoá xuất nhập qua cảng, sắp xếp hàng hoá trên bãi,kho nhằm thuận tiện cho
hãng tàu, chủ hàng. Làm thủ tục, chứng từ, phiếu công tác để theo dõi, thanh toán, theo dõi thời
gian hàng hoá lưu bãi.

c)Các tổ sản xuất:

Là đơn vị nhỏ trong các đội với công việc triển khai kế hoạch được giao một cách cụ thể mà
phải đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn lao động.

2.5 Cơ sở vật chất của cảng

2.5.1 Hệ thống cầu tàu, kho bãi

Hình 2.5.1 Sơ đồ cảng từ trên cao

Cảng Chùa Vẽ có trên 800m cầu tàu, chính xác hơn là 860m/ 5 cầu tàu dạng bến cọc thép và bê
tông cốt thép thiết kế theo tiêu chuẩn bến cảng cấp I, độ sâu cảng dao động từ 5 đến 7 mét.

15
Bãi xếp hàng gồm có bãi cont 140 000 mét vuông, mặt nền là bê tông rải nhựa áp lực trên bề
mặt có thể chịu áp lực 8 đen 16 tấn mỗi mét vuông, cụ thể:

+Khu vực bãi chính: A(AA đến AD), B(BA đến BE), C(CA đến CE), E(EA đến EC), F(FA,FB)

+Khu vực cầu tầu: QA, HD. Hai khu cầu tầu riêng biệt này một khu có cẩu cũ số 1,2 với sức
nâng 32 cont mỗi giờ. Còn khu cẩu mới có tới 3 cẩu 3,4,5 với công suất lên tới 50 cont một giờ.
Một điểm lưu ý nữa là hai khu cẩu tàu này không thẳng với nhau mà lệch nhau một góc 150 độ,
nên nếu tàu di chuyển giữa hai khu này (cầu 2 sang cầu 3) cần hết sức chú ý.

+Khu vực kho CFS: FS. Đây là nơi chứa hàng lẻ, đợi hàng lẻ gom lại để đóng full cont.

+Khu vực kiểm hoá: KH

+Khu vực khác: CH, A0, HR

., 2 nhà cân 120 tấn

., Xưởng sửa chữa cơ khí

., Kho kín CFS rộng khoảng 3200 mét vuông

2.5.2 Công cụ xếp dỡ

2.5.2.1 Công cụ ngoài cầu tầu (tuyến cầu):

-Cần trục KIROV

+Số lượng: 01

+Công dụng: Xếp dỡ vỏ cont

Khai thác hàng hoá khác có trọng lượng nhỏ hơn 5 tấn

-Cần cẩu chân đế CONDOR

+Số lượng: 02

+Công dụng: Nâng hàng với sức nâng 40 tấn

-Cần cẩu chân đế TUKAL

+Số lượng: 02

16
+Công dụng: Cần cẩu này cũng có sức nâng 40 tấn

-Cần trục giàn chuyên dụng QC (bánh ray)

+Số lượng: 04

+Công dụng: Sức nâng cần cẩu này là 35,6 tấn

2.5.2.2 Thiết bị khai thác trong bãi cont (tuyến bãi)

-Dàn cẩu YARD RUBBER GANTRY CRANE

+Số lượng: 08

+Công dụng: Khai thác hàng cont 20 feet và 40 feet

-Xe nâng hàng vỏ KALMAR

+Số lượng: 01

+Công dụng: Nâng hạ vỏ cont nặng không quá 7 tấn

-Xe nâng hàng lớn

+Số lượng: 03

+Công dụng: Chụp tự động loại 40 feet và 20 feet có sức nâng dao động 40-45 tấn

-Xe nâng hàng nhỏ

+Số lượng: 10

+Công dụng: Đóng và rút các hàng có sức nâng từ 0,1-20 tấn, khai thác cont

-Đầu kéo moóc chuyên dụng

+Số lượng: 35

-Hệ thống đường sắt trong cảng

+Độ dài: 400m

+Công dụng: xuất nhập hàng từ Hải Phòng đi các tỉnh

+Đặc biệt: Tại Hải Phòng duy nhất có cảng Hoàng Diệu và Chùa Vẽ có đường tàu vào cảng

17
2.5.2.3 Một số điều thú vị về công cụ xếp dỡ

-Cần cẩu có 2 loại:

+Chạy dầu: Chi phí vận hành đắt nhưng linh hoạt hơn

+Chạy điện: Chi phí vận hành rẻ hơn nhưng chỉ hoạt động trong phạm vi nguồn điện

-Xe nâng có 8 chiếc, nhưng thường xuyên cho cảng khác mượn tạm 4 chiếc, khi cần thì thu về.

-Muốn kiểm tra cont khi xếp dỡ, thay vì dung thang để trèo lên thì cảng trang bị lồng có chốt an.
toàn để công nhân đi vào, kiểm tra nắp công sẽ an toàn hơn.

-Cảng có đòn gánh chống móp với đa dạng kích cỡ: 2,5m; 2,8m; 3,6m; 4,2m.

-Bên cạnh đòn gánh chống móp còn có đòn gánh phân lực khi sức nâng 2 cẩu không đều.

-Cảng có bàn để công nhân đóng hàng nhỏ vào bao.

-Cảng có phễu lớn, rót trực tiếp hàng rời vào thùng xe, giá đỡ phễu được gia cố bằng thanh kim
loại ở 2 mặt, 2 mặt còn lại rỗng để xe đi vào.

-Cảng cũng có gầu ngoạm tự động đóng lại khi nhấc hàng lên.

2.5.3 Lối vào cảng

-Cảng có tới 3 cổng riêng biệt, dành cho 3 nhóm người với chức năng khác nhau:

+Cổng cho công nhân, khách vào cảng

+Cổng vào khu nhà 5 tầng, khu vực điều hành dành cho nhân viên hành chính

+Cổng cho xe vận tải, trên cổng có biển giới hạn tốc độ 5m để đảm bảo an toàn cho xe vào cảng

-Xét về cổng cho xe vận tải vốn là cổng đẹp nhất:

+Cổng có 6 lối: Lối 1,2,3 để ra; lối 4,5,6 để vào, lối 6 rộng lớn hơn cho xe quá khổ

+Gần cổng vào có chòi soi nóc, nhân viên có thể yêu cầu dừng xe ngay nếu có vấn đề

-Ngay cạnh cổng là khu vực Hải Quan chi nhánh Khu vực 2, rất thuận tiện cho chủ hàng, 3PL
làm thủ tục.

18
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG TY INTERPLUS

3.1 Nhân viên hiện trường

-Khái niệm: Được biết đến với cái tên “nhân viên OPS” là người đảm nhận công việc giao nhận
ở hiện trường tại doanh nghiệp Logistics, các cảng xuất nhập khẩu.

-Công việc:

+Giao hoặc nhận toàn bộ chứng từ về nhập hàng, xuất hàng từ các bộ phận liên quan.

+Chịu trách nhiệm các thủ tục: thuế, khai báo hải quan.

+Đảm nhiệm công việc liên hệ đến khách hàng hay các nhà cung cấp vận chuyển để hoàn thành
về thủ tục cho việc xuất hay nhập các lô hàng sắp tới, đảm bảo cho quá trình xuất – nhập khẩu
hàng hoá được diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.

+Đảm nhiệm công việc về giao nhận các lệnh xuất hàng, nhâp hàng, đồng thời thực hiện
công việc giao – nhận hàng hóa đến các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, khách hàng khi
có yêu cầu.

+Nhân viên hiện trường Logistics cũng thường xuyên nhận các yêu cầu từ các bộ phận khác
như là sales, docs,… để đến các cơ quan thuế, luật làm các thủ tục cần thiết, các chứng từ
quan trọng cho hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa .

+Đây cũng là vị trí thường xuyên cần liên hệ, làm việc với khách hàng về những vấn đề liên
quan đến vận chuyển hàng hóa, hướng dẫn chi tiết, cụ thể các bước, thao tác để khách hàng
hoàn thành được các thủ tục, các tài liệu, giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc xuất – nhập
khẩu hàng hóa.

19
Hình 3.1 Nhân viên hiện trường

+Trực tiếp điều phối các hoạt động về bốc, dỡ, đóng gói hàng hóa, vận chuyển các đơn hàng
từ kho, từ các container đến khách hàng hay các khu vực phù hợp theo chỉ định của cấp trên.

+Nhân viên hiện trường Logistics cũng là người sẽ quản lý, giám sát toàn bộ các hoạt động
liên quan đến sự thay đổi số lượng hàng hóa tại các kho của doanh nghiệp.

+Thực hiện công việc liên hệ, làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan đến lĩnh vực xuất
– nhập khẩu hàng hóa, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp cũng như khách hàng như là
các cơ quan bảo hiểm, kiểm dịch, giám định, hun trùng,… và hoàn thành các thủ tục liên
quan.

+Làm nhiệm vụ đổi lệnh, lấy lệnh trên các hang tàu, cảng bãi theo tiêu chuẩn tùy thuộc vào
từng loại hình tờ khai báo hải quan.

+Lập các báo cáo công việc hàng ngày, tuần tổng kết quá trình làm việc, các vấn đề xảy ra,
khó khăn, vướng mắc hay đề xuất cần thiết và gửi lên cấp trên xem xét, phê duyệt cũng như
điều chỉnh phù hợp cho các hoạt động tiếp theo.

-Yêu cầu:

+Tốt nghiệp bậc đại học trở lên các chuyên ngành liên quan: xuất nh ập khẩu, kế toán, luật…

20
+Am hiểu về chứng từ, quy định hiện hành, nắm bắt tính chất công việc

+Kiến thức về luật, công ước quốc tế liên quan

+Trình độ ngoại ngữ tốt

+Trình độ giao tiếp tốt: truyền đạt thông tin rõ ràng, mạch lạc, xử lý tình huống tốt

+Kiểm tra, thu thập thông tin nhanh nhạy

+Chịu áp lực tốt

3.2 Nhân viên sales

-Khái niệm: Là những người làm việc tại công ty logistics hoặc trong đơn vị hậu cần của một tổ
chức. Họ chịu trách nhiệm tìm kiếm, thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ, cung cấp giá
cước, chi phí vận chuyển liên quan, hỗ trợ điều phối, lập kế hoạch và thực hiện, giám sát các
hoạt động của chuỗi cung ứng trong một tổ chức.

+Tìm kiếm khách hàng qua việc quảng bá, giới thiệu các dịch vụ vận chuyển của hãng.
+Thường xuyên liên lạc, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ giá cả, dịch vụ ưu đãi cho khách hàng.
+Cung cấp hỗ trợ cho nhóm hậu cần, đảm bảo rằng tất cả các lô hàng đi và đến đều không bị hư
hại hay nhầm lẫn.
+Yêu cầu khách hàng xác nhận đơn, đặt hàng bên ngoài với các nhà giao nhận vận chuyển hoặc
môi giới.
+Làm việc với các nhà vận chuyển để phối hợp trả lại hàng hóa và quản lý các tập tin vận
chuyển điện tử.
-Yêu cầu:
+Tối thiểu bằng tốt nghiệp Trung học.
+Kinh nghiệm xử lý tình huống, hiểu biết về các tiêu chuẩn an toàn.
+Kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là thành thạo Microsoft Excel.
+Kỹ năng giao tiếp: Công việc của một nhân viên kinh doanh Logistics bao gồm sự tiếp xúc
khách hàng nội bộ và bên ngoài, vì vậy điều quan trọng là họ phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
+Quản lý căng thẳng: Nhân viên Sales Logistics làm việc trong môi trường có nhịp độ nhanh và
buộc phải đáp ứng các mục tiêu trong khung thời gian quy định nên họ cần phải làm việc tốt
dưới áp lực.

21
+Kỹ năng tổ chức: Để làm nhân viên kinh doanh Logistics, ứng viên phải có kỹ năng lập kế
hoạch và đa tác vụ để ưu tiên và xử lý hiệu quả nhiều nhiệm vụ.
3.3 Nhân viên chăm sóc khách hàng
-Khái niệm: Là một điểm liên lạc giữa khách hàng và công ty để đảm bảo dịch vụ hiệu quả cho
khách hàng:
-Công việc:
+Kiểm tra giá với hãng tàu, hãng hàng không, nhà cung cấp
+Sắp xếp và theo dõi các hoạt động hậu cần hàng ngày
+Tài liệu NVOCC HBL, AN, DO, DN, CN
+Hỗ trợ cho các hoạt động cải tiến trong quá trình hoạt động
+Xử lý các yêu cầu từ đại lý và khách hàng
+Xử lý các lô hàng vận chuyển đường biển đường hàng không được chỉ định theo quy trình vận
hành tiêu chuẩn của công ty.
+Theo dõi lô hàng xuất nhập khẩu cho đến khi lô hàng được hoàn thành.
+Thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng về các lô hàng đang diễn ra.
+Các nhiệm vụ khác do người quản lý giao.
-Yêu cầu:
+Tiếng Anh đọc, viết tốt
+Có 2 năm kinh nghiệm trở lên ở vị trí tương đương.
+Có tinh thần làm việc nhóm, cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc, chủ động và sẵn sàng học hỏi.

22
Hình 3.3 Nhân viên chăm sóc khách hàng – Người giữ chân khách hàng

3.4 Nhân viên chứng từ


-Khái niệm: Là người xử lý quá trình làm hàng và làm chứng từ cho lô hàng
-Công việc:

+Hoàn thiện bộ chứng từ xuất nhập khẩu, vận chuyển, thủ tục giao nhận, thanh toán

+Liên lạc, đàm phán các điều khoản hợp đồng

+Theo dõi đơn hàng

+Làm bill tàu, giấy báo hàng đến, PL

-Yêu cầu:

+Cẩn thận, tỉ mỉ, tiếng Anh và tin học văn phòng tốt

+Chịu áp lực lớn

+Thành thạo quy trình xuất nhập

23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thời gian cho học phần thật ngắn ngủi, thời gian học ở kỳ hè càng trôi nhanh hơn nữa. Thực sự
em rất thích những tiết học thực tế đầy trải nghiệm như này. Việc trải nghiệm giúp em ghi nhớ
kiến thức nhanh hơn, sâu hơn, khó quên hơn, tạo hứng thú học tập hơn.Em đã tiếp thu khá nhiều
kiến thức về hoạt động kinh doanh Logistics, cơ sở vật chất Logistics.

Đến đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường, thầy cô đã đem tới cho sinh viên bọn em những
kỳ thực tập bổ ích như này. Em cũng xin cảm ơn các vị khách mời, thế hệ các chú, anh chị đi
trước đã dành thời gian, tâm huyết chía sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm quý báu của mình
kèm lời nhắn nhủ sau này các em lớn lên sẽ “truyền lửa” cho thế hệ trẻ hơn.

Về phần kiến nghị, em thực sự muốn nhà trường có nhiều kỳ thực tập như này. Nhà trưỡng sẽ
trợ giúp sinh viên tìm doanh nghiệp thực tập ở những đợt thực tập sau. Em xin chân thành cảm
ơn ạ !

24
25
26

You might also like