You are on page 1of 6

Chào mọi người, hôm nay tiếp tục đi vào 1 trường hợp phá thật và phá giả

từ đó xác định keylevel quan trọng chính xác hơn. Trường hợp này thì
chúng ta gặp không phải thường xuyên nhưng có thể nó cho bạn thêm ý
tưởng cũng như góc nhìn mới, và khách quan hơn vào việc lọc nhiễu.

Bắt đầu nhé


I. Mở bài
Với cá nhân mình, có những yếu tố sau tác động việc phá thật và phá giả:

1. Lực phá, momentum phá đỉnh hoặc đáy cũ


Momentum phá đỉnh và đáy thường dứt khoát, nếu nó phá kiểu toàn nến
thân nhỏ li ti đi rồi quay trở lại mạnh thì khả năng là chưa phá, dù những
cây nến ấy đóng nến trên đỉnh hoặc dưới đáy cũ.
(Ví dụ mình nhất thời chưa tìm ra)

2. Số lần giá phá đỉnh (đáy) cũ.


Nếu lần đầu phá mà nhìn 50/50 không biết là giả hay thật (nó làm bạn
phân vân trong quyết định thật giả) nhưng nếu nó quay lại lần 2 thì khả
năng nó nghiêng về thật
Nó khác với việc lần 1 bạn đã xác định là giả nhé.

3. Thời gian giá đứng lại sau khi phá đỉnh, đáy cũ
Nó phá xong đỉnh đáy cũ mà nó đứng lại ở đó càng lâu thì khả năng thật
càng cao

4. Momentum giá hồi lại sau khi phá


Đây là cái ít người để ý nhưng nó lại gây ra những cú SL ngay tắc lự mà
không kịp dời SL. Và bài viết hôm nay mình sẽ chỉ tập trung nói về cái
momentum giá hồi lại này.

(Anh em thấy mình mở bài này dài không )

II.Thân bài
Momentum giá hồi lại mà quá mạnh là 1 điểm đáng ngờ trong 1 phá vỡ
thật.
Trong xu hướng tăng giá đã phá qua được đỉnh cũ khẳng định xu hướng
tiếp tục uptrend, tiếp tục tăng tiếp. Thế thì lý do gì mà nó lại hồi lại mạnh
khi vừa phá đỉnh. Một dấu hỏi lớn mà chúng ta phải lưu ý nếu vẫn muốn
mạo hiểm vào lệnh.
Sau đây là 2 ví dụ cho điều này:

Ví dụ 1:
Cái cây nến xanh phá mạnh lên, nếu anh em kiểm tra timeframe nhỏ thì
cho rằng nó phá thật (vì các nến đóng ở trên đỉnh cũ và tiếp tục đi lên)
nhưng chắc gì nó đã như mọi người nghĩ.

Nhưng hãy nhìn ở đây xem, lực phá mạnh lên như này thì mọi người đều
cho rằng đỉnh cũ bị phá, mà với lực như này thì ai cũng dự đoán những
nến sau sẽ tăng tiếp. Nhưng nó chững lại ngay và giảm mạnh xuống. (Độ
dốc giảm lớn, momentum giảm lại mạnh)

Lý do gì lại xảy ra trường hợp này:


Đây là những gì mình suy đoán: Vì một lý do nào đó thị trường bị mất
thanh khoản tạm thời (thời điểm ra tin, bị cá mập làm giá…) nên giá chọc 1
cây cực dài nhưng không đi tiếp mà đâm mạnh trở lại.
Điều đó nói rằng thị trường không chấp nhận cú phá đấy và khả
năng cao nó chỉ là phá giả

=> Trường hợp này là phá giả

Ví dụ 2
Trường hợp này na ná giống, giá phá mạnh xuống nhưng cái khác nhau ở
đây là lực hồi lại. Hồi lại thoai thoải độ dốc không lớn, chứng tỏ là thị
trường chấp nhận cú phá đó nên quay trở lại chậm chứ không quay ngoắt
180 như ví dụ 1.
=> Trường hợp này là phá thật.

III. Kết bài


Ngoài việc đếm nến phá đỉnh đáy thì luôn để ý giá hồi lại như nào. Giá hồi
lại mạnh thì 1 là chạm Keylevel timeframe lớn hoặc là nó không chấp nhận
cú phá đằng trước.

Mình nhiều khi cũng mạo hiểm thấy giá hồi lại mạnh vẫn vào lệnh (tâm lý
vẫn chưa đến mức thượng thừa) và thường là không TP nổi. Mình nghĩ
anh em cũng bị nhiều như vậy rồi.

Thế nên là giá hồi mạnh là 1 điểm bất thường cần phải cảnh giác và nếu
muốn đặt lệnh limit thì nên đợi giá hồi lại 1 lúc xem mức độ thế nào hẵng
đặt lệnh chứ không nên đặt quá sớm.

You might also like