You are on page 1of 14

1

BÍ KÍP TI NẾN
BY
JustTi aka Lê Hồng Ti UG
Chỉ 0.01% giới tinh hoa không biết

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


2

I. CẤU TẠO CỦA NẾN

Nến gồm: Thân nến và 2 râu.


Thân nến có:
- Open (Mở nến): Giá đầu tiên khi bắt đầu cây nến
- Close (Đóng nến): Giá cuối cùng của cây nến.
Hai râu nến được tạo thành từ:
- High (Giá cao nhất của nến)
- Low (Giá thấp nhất của nến).

Khi nến có Close cao hơn Open => thân nến màu xanh.
Khi nến có Close thấp hơn Open => thân nến màu đỏ.

Tại sao tôi lại giải thích kỹ như vậy, vì khi hiểu bản chất, chúng ta sẽ đến với một tầng cao
hơn. Đó là ghép nến.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


3

II. GHÉP NẾN

Ví dụ: Chúng ta có 2 nến: Nến số 1 và Nến số 2. Ta ghép 2 nến lại làm 1 bằng cách:
- Thân nến: Open của nến 1, Close của nến 2
- Râu nến: Low là giá thấp nhất của 2 nến, High là giá cao nhất của 2 nến.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


4

Tương tự với cách trên ta có thể ghép 3 nến hoặc nhiều hơn.

Sau khi thành thạo ghép nến ta sẽ hiểu được cách tạo nến .
- Nến 1 Phút = Ghép 60 Nến 1 Giây
- Nến 1 Giờ = Ghép 60 Nến 1 Phút
- Nến 1 Ngày = Ghép 24 Nến 1 Giờ
Từ đây bạn sẽ có tư duy về đa khung thời gian.
Khung lớn luôn bắt đầu từ những khung nhỏ nhất.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


5

III. ĐỌC NẾN

Tôi thấy các tên gọi nến hiện nay khá khó nhớ. Nên tôi dịch sang cách gọi thuần Việt cho
dễ. Có 2 loại nến chính quan trọng để tạo nên bộ nến đảo chiều.
1. Nến dài râu dài
2. Nến dài thân dài
1. Nến râu dài
Ví dụ: Nến xanh có Open ở 7, sau đó giảm xuống Điểm thấp nhất là Low ở 2, rồi bằng
một lực đẩy lên, giá được kéo từ 2 lên 10, sau đó giảm nhẹ một chút và Close ở 9, ta sẽ có
Điểm cao nhất High ở 10:

Nến đỏ có Open ở 5, sau đó Tăng lên điểm cao nhất là High ở 10, rồi bằng một lực đẩy
xuống, giá bị xả xuống từ 10 về 2, sau đó tăng nhẹ 1 chút và Close ở 3, ta sẽ có Điểm thấp
nhất là Low ở 2:

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


6

Điểm quan trọng ở đây là có MỘT LỰC ĐẨY nào đó, thì mới đẩy được giá từ 2 lên 10
hoặc từ 10 xuống 2. Có nghĩa là người mua sẵn sàng mua luôn ở các mức giá cao hơn do
người bán đặt với nến xanh và ngược lại có thể bán ở các mức giá thấp hơn để tạo nên nến
đỏ.

Nến râu dài là nến cơ bản và quan trọng nhất để ta xác định được sự đảo chiều.
Râu nến càng dài thì sự đảo chiều càng mạnh.

2. Nến thân dài


Ví dụ:
- Nến xanh có Open ở 2, lùi nhẹ xuống Low ở 1.5 lấy đà và phóng lên thẳng High ở
10 rồi Close ở 9,5
- Nến đỏ Có Open ở 9.5, tăng nhẹ lên High ở 10 rồi sập xuống Low ở 1.5 rồi Close
ở 2.

Nến thân dài (Full lực) biểu hiện cho sự tiếp diễn.
Thân nến càng dài chứng tỏ lực đẩy tiếp diễn càng mạnh.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


7

IV. BỘ NẾN ĐẢO CHIỀU


Như đã nói ở trên, nến râu dài là nền tảng cơ bản của sự đảo chiều, nên bộ nến đảo chiều
có thể bao gồm nến râu dài, hoặc chính là 1 nến râu dài tách ra.

Liên hệ công thức vật lý ta có: Gia tốc = Lực / Khối lượng.
Hiểu đơn giản: Một chiếc xe có gia tốc lớn tức là chạy nhanh, thì lực đẩy càng mạnh và
khối lượng càng nhẹ càng tốt. Lực mạnh ta quan sát độ dài của nến-thân nến-râu nến. Còn
muốn một chiếc xe nhẹ đi thì có thể tháo bớt phụ tùng hoặc đạp bớt mấy thằng trên xe
xuống :))

Bộ nến đảo chiều T1


Bắt đầu bằng cây nến đỏ thân dài là một lực đẩy xuống mạnh. Ở giữa là nến xanh râu dài
hãm lực đẩy xuống để đảo chiều lên. Cuối cùng là nến xanh thân dài đẩy lên mạnh.
Khi ghép bộ nến này ta sẽ có 1 nến xanh có râu siêu dài => Đảo chiều lên mạnh.

Áp dụng cách ghép nến-tách nến và đọc nến, tương tự ta có các bộ nến khác.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


8

Bộ nến đảo chiều T1S

Không cần nến hãm lực ở giữa nữa mà đẩy mạnh lên luôn.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


9

Bộ nến đảo chiều T2

Nến bé dần, nến cuối có thể có râu dài đảo chiều.


Nến đỏ bé dần nghĩa là lực đẩy xuống đang yếu dần và có thể đảo chiều lên.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


10

Bộ nến đảo chiều T2S

Tương tự T2 nhưng nến cuối đảo chiều mạnh mẽ hơn và đóng được nến màu xanh.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


11

Các bộ nến trên đã biểu thị về phần lực đẩy của một chiếc xe. Như đã nói, một chiếc
xe chạy nhanh ngoài lực đẩy mạnh, cần phải đẩy bớt người trên xe xuống cho nhẹ.
Bởi vậy ta sẽ suy nghĩ như sau:

Bộ nến đảo chiều T3: Gồm 1 nến râu dài và 1 nến râu dài hơn.
Bộ nến này hay còn gọi là Stoploss-Hunter.
Có nghĩa là khi nhìn thấy nến râu dài thứ nhất, đó là một tín hiệu đảo chiều lên. Sẽ có đám
đông nhảy vào mua và đặt Stoploss ở Low 1 (Vị thấp nhất của râu dưới nến thứ nhất)
Nến thứ hai lại có Low 2 nằm dưới Low 1. Tức là cây nến thứ hai này ngoài đảo chiều lên
còn quét hết stoploss của đám đông kia. Đó chính là việc vừa tạo lực đẩy lên mạnh hơn,
vừa đạp bớt người trên xe xuống cho nhẹ.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


12

Biến thể:
Bộ nến đảo chiều T3S: Là 2 bộ nến T1S liên tiếp, bộ T1S thứ hai đã quét được đám đông
đặt Stoploss ở bộ đầu tiên.

Đây là những nến siêu dài và có thể là kết thúc của một chu kỳ tăng hoặc giảm. Tôi thấy
thường là kết thúc một chu kỳ tăng. Ví dụ như con Doge: Ngày 8/5/21 có khung D1 có bộ
nến T3S xuống với các nến siêu dài, kết thúc chu kỳ uptrend và quay đầu giảm.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


13

Bộ nến đảo chiều T3 Max: Là sự kết hợp của tất cả những yếu tố trên, tạo nên bộ nến đảo
chiều mạnh nhất.
Bộ nến này hay được gọi là Fakey. Theo cách hiểu của tôi, fake là đánh lừa, key là chìa
khoá-then chốt quan trọng. Fakey là một cú lừa ở điểm then chốt quan trọng.
Cây nến đầu tiên là một cây nến dài. Tiếp đến là một vài cây nến nhỏ nằm bên trong cây
nến đầu tiên, chứng tỏ một sự tích lũy. Cây nến cuối sẽ có râu dài để quét hết stoploss và
đảo chiều lên mạnh mẽ.

Tôi tạo thêm bộ sticker gồm cả Bộ nến lên (Bull) và bộ nến xuống (Bear) cho dễ nhớ.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG


14

V. LƯU Ý
1. Giá phản ánh mọi điều của thị trường. Đọc nến là đọc hành động của giá (Price action).
Các bộ nến đảo chiều sẽ ảnh hưởng mạnh hơn nếu xảy ra tại các hỗ trợ, kháng cự, các
đường xu hướng tĩnh động.
2. Trend is friend. Thuận theo xu hướng sẽ tốt hơn nhiều.
3. Sau khi đã thành thạo cách đọc nến, trong quá trình trade, chắc chắn sẽ gặp vài vấn đề
kiểu: Tại sao tín hiệu đảo chiều lên mà không lên, nhìn con này đảo chiều xuống rõ thế mà
short cứ tăng tiếp =)))
Nến râu dài là cơ bản của sự đảo chiều, tuy nhiên nhiều nến râu dài cạnh nhau (4-5-6 nến
trở lên) không làm cho tín hiệu đảo chiều thêm mạnh mà ngược lại còn yếu đi.
Một bộ nến đảo chiều rất mạnh nhưng qua 3-4 nến mà nó vẫn không đảo chiều thì nên suy
nghĩ.
Giả tưởng bạn chạy xe trên đường, gặp tín hiệu là đèn xanh (Buy lên). Tín hiệu quá rõ ràng
để được đi tiếp. Tuy nhiên bạn chờ thêm vài giây mọi người vẫn cứ đứng yên. Điều này
có lẽ là đang có một vấn đề nào đó ở phía trước. (Trong trading có thể là một tin tức xấu,
hoặc một phốt to nào đó).
Hoặc giả tưởng bạn gặp đèn đỏ, là một tín hiệu dừng lại (Sell/Short xuống). Tuy nhiên mọi
người xung quanh đều đi hết. Lúc này bạn có 2 lựa chọn. Một là tấp vào lề đường quan sát
(đứng ngoài thị trường) và hai là thuận theo đám đông

Hình trên là ví dụ: Ở vòng tròn mũi tên màu đỏ ta có các tín hiệu đảo chiều xuống rất
mạnh. Tôi vào lệnh Sell/Short. Tuy nhiên giá Bitcoin chỉ giảm một chút bằng các nến bé.
Lúc này tôi bắt đầu suy nghĩ về việc có nên chốt lãi hay không. Đến khi có Cây nến xanh
thân dài ở mũi tên xanh, đó là một tín hiệu nên chốt lệnh Short hoặc đặt Stoploss. Nếu
mạnh mẽ hơn nữa có thể vào lệnh Buy/Long luôn và Stoploss dưới Low cây nến xanh đó.

JustTi aka Lê Hồng Ti UG

You might also like