You are on page 1of 6

Điều gì tạo nên một trader thành công một cách nhất quán?

Đó là việc ta cần phải xác định phương pháp và tuân thủ một cách kỷ luật. Tuy nhiên, như vậy thì không đủ. Để
trở thành một trader thành công, cần có nguồn vốn tốt, kỹ năng quản lý vốn, khả năng kiểm soát bản thân.
Tuy nhiên trong tất cả những điều tôi vừa kể trên- và cả những điều tôi chưa đề cập đến, đâu là điều quan trọng
nhất đối với một trader? Tôi tin rằng đó là sự kiên nhẫn: kiên nhẫn ở đây là việc chờ đợi để có một cú trade có
xác suất tốt hơn.
Hãy nhìn cách mà việc đếm sóng, gắn nhãn lại có thể dạy ta sự quan trọng của tính kiên nhẫn. Chúng ta đều biết
rằng trong lý thuyết sóng, 3 sóng được xem như sóng hiệu chỉnh, và đó là con sóng ngược với xu hướng chính.
Chúng ta cũng hiểu rằng, sóng hiệu chỉnh thường có xu hướng nằm gọn trong kênh giá, và trong ba con sóng A-
B-C thì A và C thường có xu hướng bằng nhau. Hơn nữa, chúng ta biết rằng, mức 0.618 là mức hồi phổ biến của
sóng 2, và 0.382 là mức hồi phổ biến của sóng 4.
Mặc dù hiểu và biết về những đặc trưng đó của sóng hiệu chỉnh, vậy tại sao trader lại trade khi mẫu hình sóng
chỉ đang thể hiện 1 hay 2 đặc trưng của nó? Đó là vì những trader đó, họ thiếu sự kiên nhẫn. Họ thiếu sự kiên
nhẫn để chờ đợi những cơ hội thật sự thoả mãn điều kiện về sóng Elliott hay phân tích kỹ thuật.
Vậy đâu là căn nguyên của việc thiếu kiên nhẫn? Nó xuất phát từ việc bạn không có một phương pháp cụ thể
hoặc bản không thể điều khiển cảm xúc của mình. Tuy nhiên, tôi nghĩ sự thiếu kiên nhẫn xuất phát từ việc chúng
ta sợ hụt mất gì đó. Và vì chúng ta sợ lỡ mất một bước chuyển động lớn, nên chúng ta muốn nhảy vào một vị
thế, hay hành động với những cú trade rất thiếu ý tưởng.
Lí do khác nữa là do sự buồn chán? Nghe có vẻ lạ nhỉ- tuy nhiên vì những cú trade có mẫu hình, ý tưởng có xác
suất thắng cao không thường xuất hiện. Thực ra, tôi có những quy tắc nhất định đối với những thị trường cụ thể
và nó chỉ cho phép tôi có thể vào 2 hoặc 3 vị thế ở một khung thời gian cụ thể. Ví dụ, với những trader trong
ngày, thì thường đảm bảo chỉ có 2 hoặc 3 cú trade. Trong khi đó, với những trader swing trong vài tuần thì
thường thực hiện 2 đến 3 cơ hội trade tốt. Và với những long-term traders họ chỉ vào 2, 3 lệnh trong một năm.
Và nếu ta chờ đợi những mẫu hình trong sách giáo khoa, những ý tưởng tốt, và những set up có xác suất cao thì
sự buồn chán sẽ xuất hiện. Chúng ta sẽ cảm thấy ngứa tay với bất kỳ mẫu hình nào có vẻ giống với những mẫu
hình trong sách.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để bạn có thể kiên nhẫn được? Phải hiểu được điều gì tạo nên nó, đó là FOMO và
boredom(buồn chán). Bước đầu tiên là tối thiểu bạn phải đặt ra được những điều kiện cần thiết cho phép bạn
trade, và bạn phải thề là tuân thủ theo nó. Sau đó, phải cảm thấy thoải mái và hiểu rằng thị trường vẫn ở đó vào
ngày mai, tuần sau, năm sau và mãi mãi, vì vậy hãy chờ đợi để có những cơ hội thật sự tốt. Nhớ rằng, trading
không phải là cuộc đua, việc over-trading chỉ giúp bạn cải thiện rất ít trình độ của mình.
Nếu có thể tối muốn nói một lời khuyên tới mọi người, đó là cải thiện kỹ năng giao dịch của mình, sau đó bạn
sẽ kiên nhẫn hơn.
Lý thuyết sóng cải thiện kỹ năng trading của bạn như thế
nào?
Mỗi trader, mỗi nhà phân tích và mỗi nhà phân tích kỹ thuật đều có những kỹ thuật yêu thích của họ khi giao
dịch. Lý thuyết sóng bổ sung cho sự thiếu sót ở các phương pháp truyền thống khác, đó là cung cấp mục tiêu giá
có xác suất cao. Và còn một điều quan trọng nữa là nó giúp ta tìm ra những set-up trade tốt từ những set-up mà
chúng ta nên bỏ qua.
Ý kiến người dịch: câu trên của tác giả nghĩa là: lý thuyết sóng giúp bạn bỏ qua những cú trade rủi ro và sẵn
sàng cho những cú trade có hiệu quả, xác suất tốt hơn. Ví dụ: trong ba bước sóng giảm ABC, nếu đã nhận ra
được A, thì nên bỏ qua B vì trade B rất rủi ro, thay vào đó nên chuẩn bị cho cú trade sóng C với hiệu quả và xác
suất tốt hơn.
Các kỹ thuật cổ điển thiếu sót ở điểm nào?
Trong các nghiên cứu về phân tích kỹ thuât, có 3 nhóm indicator được chia ra, đó là trend-following (chỉ báo xu
hướng), oscillators( động lượng), sentiment(tâm lý). Nhóm chỉ báo xu hướng tiêu biểu gồm MACD, ADX, MA.
Một số chỉ báo động lượng được ưa chuộng có thể kể đến như Stochastics, ROC, RSI, CCI. Chỉ báo liên quan
đến tâm lý thị trường như Put-Call ratios(tỉ lệ mua bán quyền chọn), báo cáo COT.
Những công cụ phân tích kỹ thuật như trên đều hoạt động tốt cho người giao dịch, nhưng mỗi công cụ kể trên
đều có sự thiếu sót, và lý do chính là: nó giới hạn tầm nhìn, sự hiểu biết của trader với hành động giá hiện tại và
cái nhìn toàn cảnh của thị trường. Ví dụ, với chỉ báo MACD trong trường hợp cổ phiếu XYZ nào đó, nó thể hiện
chỉ số dương, có nghĩa là xu hướng là tăng. Đây là một thông tin có ích, nhưng nó sẽ có ích hơn nếu nó có thể
giúp ta trả lời những câu hỏi sau đây. Trend hiện tại là trend mới hay cũ? Liệu trend tăng này sẽ đi đến đâu? Hầu
hết các chỉ báo không tiết lộ được thông tin qua trọng như, độ chín(điểm kết thúc) của trend và mục tiêu giá-
Nhưng lý thuyết Sóng có thể làm được điều này.
Lý thuyết Sóng cải thiện trading như thế nào?
Có 5 điều mà lý thuyết sẽ giúp bạn:
1. Xác định xu hướng(trend)
Năm bước sóng tăng sẽ xác định xu hướng chính là tăng và ngược lại. Tại sao thông tin này lại quan
trọng? Bởi vì rất dễ để chúng ta trade theo xu hướng chính, đây là giai đoạn mà chúng ta gặp ít những
rào cản(kháng cự, hỗ trợ), và luôn có một câu nói rằng “The trend is your friend”. Hiểu một cách đơn
giản là, chúng ta đặt mình vào vị thế có xác suất thành công tốt hơn. Ví dụ, sẽ là khôn ngoan nếu bạn
long đậu nành khi ta thấy các loại hạt khác đều tăng giá.
2. Xác định sóng ngược xu hướng(countertrend)
Lý thuyết sóng của xác định được những con sóng ngược xu hướng chính. Mẫu hình 3 sóng là mẫu hình
hiệu chỉnh, và sử dụng để dự đoán con sóng đẩy. Việc hiểu được bước sóng hiện tại đang là hiệu chỉnh
của một con sóng lớn hơn là vô cùng quan trọng đối với trader, bởi vì hiệu chỉnh là cơ hội để trader
nhảy vào xu hướng chính của thị trường.
3. Xác định độ chính của trend
Theo như Elliott đã quan sát, các mẫu hình sóng cũng lặp đi lặp lại ở cấp độ lớn hơn. Sự trùng lặp ở cấu
trúc này có nghĩa là giá chuyển động theo fractal(tạm dịch các cấu trúc giống nhau), như mô tả ở hình
2-1. Sóng (1) được chia thành 5 con sóng, và nó cũng là một phần của 5 con sóng ở cấp độ lớn hơn.
Thông tin này có ích như thế nào? Nó giúp trader có thể nhận ra được độ chín của thị trường. Nếu giá
đang di chuyển trong sóng 5, và sóng 5 đã hoàn thành sóng 3 hoặc 4, thì trader hiểu rằng giờ không phải
là lúc để thêm vị thế vào nữa, mà thay vào đó là chốt lời hoặc dời dần mức stop loss để bảo vệ lợi nhuận
của mình.
Khi mà lý thuyết Sóng có thể xác định trend, dự đoán sóng ngược xu hướng và báo hiệu độ chín của thị
trường, thì cũng không có gì bất ngờ khi nó cũng đưa ra những tín hiệu quay trở lại của xu hướng chính.
Một khi sóng hiệu chỉnh lấp đầy 3 sóng A-B-C, thì cấu trúc này cũng là tín hiệu báo rằng xu hướng
chính đang quay lại, đặc biệt khi giá vượt qua điểm kết thúc của sóng B. Hiểu về sự quay lại của xu
hướng chính sẽ mang lại cho bạn lợi thế, đó là tăng xác suất thành công với cú trade, kết hợp điều này
với các phương pháp cổ điển xác suất thành công sẽ càng tăng cao.
4. Cung cấp mục tiêu giá
Những phương pháp phân tích
cố điển không cung cấp cho
chúng ta điều gì? Đó là các
mục tiêu giá có xác suất cao-
và Elliott Wave lại có thể làm
được điều này. Khi R.N.Elliott
Viết về lý thuyết sóng trong tác
phẩm Nature’s Law, ông đã
phát biểu rằng “ Dãy Fibonacci
là nền tảng toán học của lý
thuyết sóng”. Trong sóng
Elliott, cả sóng đẩy và hiệu
chỉnh đều có quan hệ chặt chẽ
với tỉ lệ Fibonacci, như hình 2-
2. Ví dụ, mức độ mục tiêu phổ
biến cho sóng 3 thường là
1.618 đến 2.618 của sóng 1.
Trong các đợt hiệu chỉnh, sóng
2 thường hồi về gần 0.618 của
sóng 1 và sóng 4 thường hồi
0.382 của sóng 3. Đây là những mục tiêu giá có xác suất cao hỗ trợ chúng ta đặt chốt lời hoặc các điểm
đảo chiều tiềm năng.
5. Cung cấp điểm phá vỡ
Tại điểm nào thì cú trade thất
bại? Nhiều trader sử dụng
phương pháp quản lý vốn để trả
lời câu hỏi này. Các phương
pháp phân tích kỹ thuật cổ điển
thường không cung cấp điều
này. Elliott wave có thể trả lời
cho câu hỏi này với 3 quy tắc
sau:
Quy tắc 1: sóng 2 không được
hồi quá 100% sóng 1
Quy tắc 2: sóng 4 không được
kết thúc ở vùng giá của sóng
1( cần phân biệt rõ giữa kết thúc
và đi vào)
Quy tắc 3: trong 3 con sóng
1,3,5 thì sóng 3 không được
ngắn nhất
Sự phá vỡ một trong ba quy tắc
trên hàm ý rằng cách đếm sóng
của bạn đang bị sai. Và traders
sẽ sử dụng thông tin này thế nào? Nếu các phân tích kỹ thuật đang chỉ ra một đợt tăng giá, và mô hình
sóng hiện tại đang ở sóng 2, vậy thì traders sẽ biết được đâu là điểm mà cú trade thất bại- đó là khi giá
vượt qua bắt đầu của sóng 1. Những hướng dẫn như thế này sẽ rất khó nếu không có một bộ khung cụ
thể như lý thuyết sóng Elliott.
Đâu là những cơ hội giao dịch mà lý thuyết sóng chỉ ra?
Lý thuyết sóng cũng chỉ ra những cơ hội giao dịch với xác suất cao thông qua những setup trade mà traders nên
bỏ qua, và đặc biệt khai thác những con sóng 3, 5, A và C.
Tại sao? Khi 5 sóng xác định cho một xu hướng lớn hơn, thì 3 sóng hiệu chỉnh sẽ cho chúng ta cơ hội tham gia
vào xu hướng chính. Trong hình 2-3, những con sóng 2, 4, 5 và B là những setup có xác suất lớn để ta trade sóng
3, 5, A và C.
Ví dụ, một cú pull back của sóng 2 sẽ cung cấp cho chúng ta cơ hội để nhảy vào sóng 3. Và sóng 5 sẽ cho chúng
ta cơ hội trade với sóng A. Bằng cách kết hợp với những phương pháp trade cổ điển, traders có thể tăng xác suất
thành công trong từng cú trade.
Phân tích kỹ thuật có thể cho chúng ta rất nhiều rất nhiều cơ hội để vào lệnh, nhưng lý thuyết Sóng sẽ cho bạn
những setup có xác suất cao nhất trong những cơ hội đó. Bởi vì lý thuyết sóng là bộ khung cung cấp cho ta thông
tin về quá khứ, hiện tại và đỉnh ở tương lai. Nếu chúng ta đặt những phương pháp phân tích kỹ thuật khác vào
bộ khung của Elliott Wave, chúng ta sẽ có một nền tảng tốt hơn để hiểu về hành động giá hiện tại.
Làm sao để xác nhận rằng bạn đếm đúng sóng?
Lý thuyết sóng mô tả 13 mẫu hình sóng – không nhắc đến các mẫu hình kết hợp. Với việc có nhiều mẫu hình có
thể chọn lựa, làm sao để bạn biết được mình đếm đúng sóng hay không? Thông thường con sóng trước trong
một mẫu hình sóng đang phát triển sẽ cho bạn biết nên kỳ vọng vào điều gì( ví dụ sóng 4 sẽ theo sau sóng 3,
sóng C theo sau sóng B). Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra sau khi chúng ta tự tin 100% rằng chúng ta biết con sóng
vừa hoàn thành là loại gì. Vì vậy, trong thực tế, khi nhìn vào các mẫu sóng đang phát triển ta thường tự hỏi: nhìn
nó giống 5 sóng đẩy, nhưng nó là sóng A hay 1 hay là 3? Ở đây có 3 con sóng, nhưng nó là cái nào trong A, B
hay là X?
Làm sao để ta có thể chỉ ra khác biệt giữa cách
đếm sóng sai và đúng? Câu trả lời hiển nhiên là
khi giá đi theo hướng mà bạn muốn. Tuy nhiên,
tôi tin rằng câu trả lời xác đáng hơn là giá chạy
theo hướng mà nó nên chạy. Ví dụ, nếu giá trong
sóng 3 không thể chạy dài nhất và trong khoảng
thời gian ngắn nhất thì cách đếm sóng của bạn
đang có vấn đề. Mặc dù, đôi lúc sóng 1 và 5
cũng mở rộng (đặc biệt là ở thị trường hàng
hoá), nhưng không phổ biến, giá trong sóng 3
chạy xa nhất và trong thời gian ngắn nhất. Hay
có thể nói rằng: tính chất của từng con sóng sẽ
xác nhận cho chúng ta biết cách đếm sóng đúng
hay sai.
Mỗi con sóng Elliott đều có tính chất riêng biệt
và nó hỗ trợ cho việc gắn nhãn. Ví dụ, sóng 2
thường hồi sâu và kết thúc với volume bé. Vì
vậy khi bạn rơi vào trường hợp mà một con sóng
kết hồi 0.382 của sóng trước đó và kết thúc với volume lớn thì nhãn dán phù hợp của nó là B của A-B-C thay vì
2 của 1-2-3. Tại sao? Bởi vì con sóng đó không có tính chất của sóng 2.
Trong Elliott Wave Principle của Prechter và Frost, ở trang 78-84 có mô tả về tính chất của từng sóng Elliott.
Nhưng đối với người mới bắt đầu, trước khi ghi nhớ từng con sóng, tôi khuyến khích việc hiểu về tính chất của
sóng đẩy và hiệu chỉnh.
Sóng đẩy( Impulse wave): luôn được chia thành 5 sóng, và có tính chất mạnh mẽ, di chuyển rất nhanh trong
thời gian ngắn và thường rất dốc.
Sóng hiệu chỉnh( Corrective wave): thường di chuyển chậm, lừ đừ và ngược hướng với sóng đẩy. Sóng hiệu
chỉnh thường xuất hiện rất nhiều các đoạn giá
chồng lên nhau( overlapping), và kiểu đi
choppy cũng là đặc trưng của sóng hiệu chỉnh.
Áp dụng “ tính chất sóng” vào thực tế, hãy
nhìn chart daily của Wheat, từ tháng 8 đến
tháng 9.
Ở hình 3-1, từ tháng 8 ta thấy giá đang
bearish, và được kỳ vọng sẽ giảm mạnh hơn
khi giá đi vào sóng 3 nhỏ của 3. Trong thời
gian đầu của tháng 9, ta thấy thị trường vô
cùng thiếu sức sống. Thông thường, kiểu đi
sideway thế này được gắn bearish, bởi vì nó
là một sóng hiệu chỉnh của con sóng tăng ở
cấp độ lớn hơn. Tuy nhiên, với kế hoạch ban
đầu khi tôi gắn nhãn là 1-2, 1-2 thì chúng ta
nên thấy cách giá di chuyển phải nhanh, dốc
trong đợt bán tháo sóng 3 nhỏ của sóng 3.
Và khi tôi nhận ra hành động giá hiện tại không tuân theo tính chất trên, tôi quyết định thay đổi cách gắn nhãn
của mình. Bạn có thể thấy ở hình 3-2, với cách gắn nhãn này chúng ta có một kịch bản dự đoán hoàn toàn khác
với kịch bản ở hình 3-1. Và trên thực tế, giá đã tăng rất mạnh kể từ đáy, mặc dù tôi đã kỳ vọng vào một đáy thấp
hơn. Vào tháng 10 giá đã đạt 353.
Đó là cách mà tôi sử dụng tính chất của sóng để xác nhận xem mình đúng hay sai. Nếu bạn quan sát ở bức tranh
lớn, và dõi theo những con sóng di chuyển mạnh(impulse) hay những con sóng lừ đừ(corrective) thì bạn có thể
sắp xếp hành động giá vào những còn sóng chính xác, hợp lý.

You might also like