You are on page 1of 48

Quy luật Wyckoff - Những nguyên tắc cơ bản hàng đầu cho

giới phân tích kỹ thuật

DuongHuy
Bỏ theo dõi tác giả
23/06/2017
11,926 lượt xem

Nói đến Richard Wyckoff là chúng ta đang nói đến 1 trong những tượng đài của
giới trader toàn cầu. Mặc dù ông đã qua đời từ lâu nhưng những gì ông đóng góp cho
giới trader sử dụng phân tích kỹ thuật là điều không thể chối cãi. TraderViet đã từng
giới thiệu phương pháp Spring / Upthrust từ ông và nay xin giới thiệu tiếp về những quy
luật cơ bản trong Trading do ông biên soạn.

Đây là 3 quy luật nổi tiếng, được gọi chung với tên "The laws of Wyckoff"

1. Quy luật Wyckofff về Cung và Cầu giúp xác định hướng giá đi
Đây là điểm cốt lõi của phương pháp giao dịch và đầu tư. Khi cầu > cung ==> giá tăng,
khi cung > cầu ==> giá giảm. Trader có thể xem sự cân bằng của cung cầu thông qua
việc so sánh giá và khối lượng giao dịch.
2. Quy luật Wyckoff về Nguyên nhân và Kết quả giúp xác định
mục tiêu giá
Quy luật này giúp trader có thể xác định mục tiêu giá bằng cách tính toán khoảng giá đi
được sau khi giá phá vỡ 1 vùng giá nào đó. Phần Nguyên nhân được Wyckoff đo lường
bằng số chấm ngang theo biểu đồ point-and-figure, trong khi đó phần Kết quả là
khoảng giá dự đoán có thể đi được dựa trên độ rộng của chấm ngang nói trên.
Quy luật này hiểu nôm na là khi giá tích lũy (đi ngang) càng nhiều thì khi nó thoát ra
khỏi vùng đi ngang đó, nó sẽ đi theo xu hướng càng mạnh.

3. Quy luật Wyckoff về Nỗ lực và Kết quả cảnh báo sự đảo chiều
sớm của xu hướng
Sự phân kỳ giữa hướng đi của giá và khối lượng giao dịch thường là dấu hiệu cảnh
báo của việc thay đổi xu hướng. Ví dụ, có nhiều nến có khối lượng giao dịch lớn (nỗ lực
lớn) nhưng thân nến lại nhỏ sau 1 đợt tăng / giảm theo xu hướng, và giá không thể tạo
đỉnh / đáy mới thì điều này gợi ra rằng các Tay To đang chốt lệnh dần, dẫn đến dự báo
có sự thay đổi về xu hướng
Tổng kết về quy luật Wyckoff
Quy luật Wyckoff là những đúc rút rất hay dành cho anh em Trader, có thể áp dụng cho
dân Stock thậm chí tốt hơn so với dân Forex. Wyckoff còn có chiêu VSA khá hay nữa
mà khi nào có thời gian tôi sẽ viết bài giới thiệu luôn, đảm bảo anh em sẽ mê.

Tạm thời anh em cứ nghiên cứu 3 cái quy luật Wyckoff trên là tạm đủ dùng nhé

Happy and safe trading !!!

Wyckoff Method - Ứng dụng Quy luật nhân quả trong giao
dịch
Vũ Thái Dương
Bỏ theo dõi tác giả
23/06/2019
2,557 lượt xem

Chào anh em,

Phương pháp Wyckoff được sáng tạo ra bởi Richard Demille Wyckoff - một trong 5 trụ
cột của giới phân tích kỹ thuật cùng với Dow, Gann, Elliott và Merrill. Phương pháp này
được phát triển dựa trên quan điểm về nguyên nhân và hệ quả, kèm với đó là lý thuyết
về Composite Man - Người đứng sau hậu trường thao túng vận động của giá theo
mong muốn của anh ta.

Phương pháp này hiện đang được giảng dạy bởi các học trò của Wyckoff - những
Wyckoffian nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, ace nào quan tâm có thể tham khảo thông
tin tại https://www.wyckoffanalytics.com/wyckoff-method

Wyckoff Primer — Wyckoff Analytics

WYCKOFFANALYTICS.COM

Hôm nay mình muốn chia sẻ với ae tổng quan về PP Wyckoff

Đầu tiên, nhắc tới Wyckoff là phải nói đến 3 quy luật nhân quả mà ông sử dụng làm nền
tảng trong phương pháp phân tích của mình:

1. Quy luật CUNG và CẦU:

Quy luật Cung Cầu là nền tảng quan trọng nhất của PP Wyckoff. Mặc dù chỉ đơn giản
là khi Cầu vượt Cung, giá tăng, khi Cung vượt Cầu, giá giảm, nhưng để diễn giải một
cách tương đối chính xác sự cân bằng Cung Cầu qua từng thời điểm, trader cần
nghiêm túc xem xét chuyển động giá qua từng nến, từng Swing một cách liên tục.

2. Quy luật Nguyên Nhân và Hệ Quả:

Quy luật Nhân Quả được áp dụng như một cách tính mục tiêu dựa trên thời gian tích
luỹ của chuyển động giá thông qua đồ thị Point & Figure

3. Quy luật Nỗ lực và Kết quả:

Quy luật Nỗ lực và kết quả giúp trader nhận ra các dấu hiệu sớm của sự thay đổi đặc
tính giá, tại những thời điểm nỗ lực và kết quả không còn tỷ lệ thuận với nhau, ví dụ
như khi các nến có khối lượng lớn xuất hiện trên những nến có thân ngắn sau nhịp
giảm mạnh, kèm với đó giá không thể tiếp tục tạo đáy mới chính là dấu hiệu cho thấy
sự tham dự của Cá Voi - những kẻ bắt đầu thu mua lại tài sản khi giá đã về đến vùng
giá trị và có thể dẫn đến sự thay đổi về đặc tính của giá trong tương lai gần.
Từ 3 Quy luật trên, Wyckoff đưa ra mô hình về chu kỳ giá:

Đồng thời, Wyckoff cũng cho rằng, cuộc chiến giữa Cung và Cầu trên thị trường được
diễn ra giữa 2 phe, phe "Strong hand" - Những kẻ chiến thắng và phe "Weak hand" -
Những con mồi.
Phần lớn trader nhỏ như chúng ta đều thuộc về phe "Weak hand" bởi vì chúng ta không
hiểu được cuộc chơi của "Strong hand".

Cách duy nhất để có thể kiếm lời trên TT rộng lớn này là phải học được cách lần ra dấu
vết của phe "Strong hand", sau đó đi cùng với họ. Đương nhiên chúng ta sẽ không thể
nào tham gia đúng phe tại mọi thời điểm, sẽ có những lúc ta nhận định sai lầm và gia
nhập hàng ngũ "Weak hand", nhưng chúng ta không cần lo lắng, vì Stoploss sẽ giúp
chúng ta thoát khỏi sai lầm với thiệt hại ít nhất.

PP Wyckoff dựa trên việc diễn giải Nhân Quả, do đó nó sẽ không "ẢO", không mông
lung, không khó hiểu nhưng cũng vì thế, PP Wyckoff yêu cầu trader phải bỏ ra một
lượng lớn công sức để diễn giải từng nến, từng thanh giá tại mọi thời điểm để có thể
xác định đúng PHE.

Hôm nay chia sẻ đến đây thôi, viết dài quá ace lại không kiên nhẫn xem. Hi vọng các
bạn sẽ cảm thấy hứng thú với 3 quy luật của Wyckoff và lý thuyết về chu kỳ giá,
Composite Man, Strong hand và Weak hand.

Ở phần sau, mình sẽ nói đến kịch bản tích luỹ, các sự kiện và ý nghĩa. Anh em nào
hứng thú có thể like để mình có động lực ngồi viết

Mô hình Spring trong phương pháp Wyckoff - chuyện chưa


kể
The Blade
Bỏ theo dõi tác giả
25/01/2019
4,061 lượt xem

Nhắc đến Spring and Upthrust chắc hẳn anh em cũng đã biết tôi sắp nhắc đến phương
pháp nào rồi đúng không? Đó là phương pháp Wyckoff. Tuy nhiên, phương pháp này
khá là phức tạp không phải chỉ một vài bài viết là có thể lột tả được mọi ngóc ngách của
nó.

Nhưng những bài viết của tôi sẽ giúp anh em hiểu hơn về phương pháp này và cách áp
dụng thực tế như thế nào. Chủ đề hôm nay tôi muốn chia sẻ với anh em là mô hình
Spring và Upthrust trong phương pháp của Mr. Wyckoff. Hai mô hình này được xem là
khá đặc biệt và cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn bề ngoài thì khó mà áp dụng
được thành công, do đó, tôi sẽ nói kỹ hơn về những quy tắc và cách sử dụng theo kiến
thức chuẩn chứ không tản mạn bởi một số thông tin bên ngoài. Hy vọng nó có thể giúp
ích được anh em cải thiện hệ thống của mình.
Kiến thức mà tôi sắp chia sẻ ở đây nằm trong quyển sách của John Hill mang tên "The
Ultimate Trading Guide". Quyển sách này rất hay, đặc biệt nó dành cho các Short
term trader nhiều hơn là các trade đánh dài hạn. Tôi không muốn review quyển sách
này nhiều vì nội dung chính là các mô hình Spring và Upthrust. Nhưng quyển sách này
có một kiến thức khá mới mẻ đó là cách vẽ và ứng dụng đường trendline theo phong
cách John Hill đã được chia sẻ trên traderviet cách đây không lâu. Anh em có thể
search lại để xem sách ông John Hill viết có hay hay không nhé.
Bây giờ quay lại nội dung chính thôi.

MÔ HÌNH ĐẢO CHIỀU SPRING

Mô hình Spring hay còn được gọi là mô hình thể hiện hành động cầu vượt qua cung
của thị trường. Nhìn Spring có vẻ như False breakout nhưng nó có một số quy tắc riêng
và nếu không hiểu được quy tắc này thì sẽ không thể nhận diện Spring hiệu quả.

Spring là hành động giá tạo một điểm Pivot (đáy) thấp hơn Pivot cũ khiến cho toàn bộ
stoploss của các Long trader bị hit hết và tạo ra một số lượng cầu không hề nhỏ từ
các trader bị bẫy đó.

Khi thị trường bị thiếu cung (cung lúc này nhỏ hơn cầu) nên chỉ cần 1 lượng cầu vừa
đủ, không quá lớn là có thể đẩy giá lên cao hơn, và các dòng tiền lớn lúc này đủ sức để
tung ra lượng cầu đó.

Mô hình Spring thường xuất hiện ở cuối xu hướng hoặc 1 con sóng.

Lưu ý, nó hiệu quả nhất khi có vùng giá đi ngang tích lũy và nỗ lực đẩy giá đi lên khỏi
vùng tích lũy đó (cái này phân biệt với false breakout thông thường.

Sau đây là một số quy tắc giao dịch với mô hình Spring:

1. Một điểm pivot đáy được hình thành nhưng không phải là cái đáy cuối cùng của con
sóng đó. Điểm pivot đó tạo ra mức hỗ trợ ban đầu.

2. Từ điểm pivot, giá phải bật mạnh lên, thể hiện lực đẩy dứt khoát.

3. Sau khi tăng chóng vánh thì đột ngột giảm xuống và breakout qua đáy cũ nhưng
không giảm thêm nữa.

4. Lúc này giá tạo ra điểm pivot thứ hai, nhưng không tăng liền mà tạo vùng giá tắc
nghẽn (congestion zone), vùng này được coi là vùng tích lũy giá. Vùng tích lũy giá chỉ
nên diễn ra tối đa trong 4 cây nến, và hai cây nến cuối phải có giá đóng cửa cao hơn 2
cây nến đầu.

Cuối cùng, thị trường tạo một cây nến tăng vượt ra khỏi vùng tắc nghẽn đó chính thức
xác nhận phe mua hoàn toàn kiểm soát thị trường và đảo chiều xu hướng tăng. Lúc
này, anh em hoàn toàn có thể vào lệnh BUY với xác suất chiến thắng cực kỳ cao.

Như đã nói từ ban đầu, mô hình này bị hiểu nhầm false breakout, tuy nhiên nó có một
số quy tắc riêng làm cho mô hình này trở nên hiệu quả hơn. Anh em có thể kiểm
nghiệm lại đồ thị của mình.
Anh em có quan tâm thì like và comment cho bài viết nhé. Lucky Trading!

Tham khảo từ John Hill / The Ultimate Trading Guide

5 giai đoạn khi giá tích lũy chuẩn bị tăng mạnh


theo phương pháp Wyckoff
Thảo luận trong 'Phân tích thanh khoản - volume' bắt đầu bởi Bảo Khánh, 27/5/19.
Lượt xem : 613

1.
Bảo KhánhChứng sỹ
Tham gia ngày:

23/10/18

Bài viết:

463

Đã được thích:

211
Như chúng ta đã biết Wyckoff là một trong ngũ thánh trong giới phân tích
kỹ thuật. Cho dù phương pháp của ông đã được sáng tạo từ rất lâu nhưng
cho đến bây giờ thì giá trị gần như không thay đổi. Nó vẫn đúng với các thị
trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán.

Trong bài viết ngày hôm nay, tôi xin giới thiệu với anh em 5 giai đoạn trong tích
lũy trong phương pháp Wyckoff. Hy vọng anh em nó có thể giúp ích được cho
anh em.
Giai đoạn A - Khởi đầu
Giai đoạn A đánh dấu sự dừng lại của xu hướng giảm trước đó. Cho đến thời
điểm này, nguồn cung đã chiếm ưu thế. Điều này được thể hiện qua hành động
Preliminary support (PS) và Selling Climax (SC) của thị trường.

Những sự kiện này thường rất rõ ràng trên các biểu đồ giá, trong đó mở rộng lan
rộng và khối lượng lớn mô tả việc chuyển một số lượng lớn cổ phần từ công
chúng sang lợi ích chuyên nghiệp lớn. Một khi những áp lực bán mạnh này đã
được giải tỏa, một đợt tăng giá tự nhiên (AR), bao gồm cả lực cầu của dòng tiền
lớn cũng như lực chốt lời của lệnh short từ trước.

Một hành động test lần thứ hai - Secondary Test (ST) trong vùng SC sẽ cho thấy
lực bán đã ít đi, nến về thanh khoản cũng dần thu hẹp lại, đáy của hành động
test lần hai cũng dừng lại ở đáy Selling Climax.

Nếu ST xuống thấp hơn so với SC, chúng ta có thể dự đoán rằng giá còn giảm
một chút nữa hoặc vùng sideways không xu hướng sẽ kéo dài hơn. Các dáy tạo
bởi SC và ST cùng với đỉnh của AR tạo thành một vùng trading range (vùng biên
trên và biên dưới khi giá đi ngang).

Đôi khi xu hướng giảm có thể kết thúc từ từ trong im lặng mà không có hành
động giá và thanh khoản nào nổi bật. Tất cả các thanh giá và thanh khoản vẫn
cứ bình thường, vẫn cứ đều đều.

Trong vùng giá tái tích lũy (xảy ra trong xu hướng tăng dài hạn), các điểm đánh
dấu cho hành động PS, SC và ST không rõ ràng trong giai đoạn A như vùng tích
lũy ở đáy. Thay vào đó, trong các trường hợp như vậy, giai đoạn A nhìn sẽ giống
với giai đoạn A trong vùng phân phối hơn. Các pha B - E thường có thời gian
ngắn hơn và biên độ nhỏ hơn, nhưng cũng tương tự như các pha trong vùng
tích lũy ở đáy.

Lưu ý: có thể giai đoạn A (Phase A) khá quan trọng trong việc xác định giá đã
kết thúc xu hướng giảm và tiến tới việc tích lũy đi ngang. Do đó, Selling Climax
và Automatic Rally chính là đầu mối để phát hiện ra giai đoạn A.
Giai đoạn B - Hành động

Trong phân tích của Wyckoff, giai đoạn B thể hiện "nguyên nhân" trong quy luật
"nguyên nhân - kết quả" mà nền tảng Wyckoff đã đề cập. Mod @Nguyen Lam đã
chia sẻ với anh em về khái niệm này rồi. Anh em chưa xem có thể tham khảo
thêm tại đây:

>> 3 Quy luật từ huyền thoại Wyckoff - chìa khóa cho mọi
thành công trong giao dịch chứng khoán

Trong giai đoạn B, dòng tiền lớn đang cố gắng tích lũy cổ phiếu với giá tương đối
thấp để đẩy giá lên. Quá trình tích lũy của họ có thể kéo dài rất lâu (đôi khi một
năm hoặc hơn),bao gồm hai công việc: mua cổ phiếu ở mức giá thấp hơn và
kiểm tra xem còn lượng cung nào trên thị trường đáng kể hay không (đối với cổ
phiếu hoặc thị trường có thanh khoản cực cao). Do đó sẽ thường có nhiều ST
(test lần thứ hai) trong giai đoạn B, cũng như sẽ xuất hiện những hành động
Upthrust (tương tự false breakout) tại vùng biên trên của trading range. Nhìn
chung, hoạt động chính của họ là mua ròng một lượng lớn cổ phiếu trong vùng
trading range, với mục tiêu mua được càng nhiều lượng cổ phiếu đang trôi nổi
trên thị trường càng tốt. Việc mua và bán của các tổ chức lớn sẽ thể hiện qua
những lần giá tăng lên giảm xuống trong trading range.

Đầu giai đoạn B, dao động giá có xu hướng rộng và kèm theo thanh khoản cao.
Tuy nhiên, khi các tổ chức hấp thụ nguồn cung, thanh khoản khi giá giảm xuống
trong TR sẽ giảm dần. Khi có vẻ như lượng cung đã cạn kiệt, thị trường lúc này
sẽ chuyển sang giai đoạn C.

Giai đoạn C - Kiểm tra

Trong giai đoạn C, giá cổ phiếu đã trải qua một đợt test quyết định đối với nguồn
cung còn lại, cho phép dòng tiền lớn xác định xem liệu cổ phiếu đã sẵn sàng để
được đẩy lên hay chưa.

Như đã có nói ở trên, một hành động phá vỡ giả (Spring) là một hành động giá di
chuyển xuống dưới mức hỗ trợ (biên dưới) của Trading Range (đã được hình
thành trong giai đoạn A và B) rồi nhanh chóng đảo chiều và quay trở lại Trading
Range. Đó có thể được xem là một bear trap. Chủ yếu là để rủ bỏ những dòng
tiền nhỏ hơn đang cố mua vào và đặt stoploss ngay vùng đáy cũng như kiểm tra
xem lượng cung có bị kích thích và làm giá giảm thêm hay không.

Khi false breakout hay Spring xuất hiện cũng có nghĩa là lần test quyết định này
thành công. Spring có thanh khoản thấp chỉ ra rằng giá đã sẵn sàng để được
đẩy lên cao thoát ra khỏi vùng trading range và tạo nên xu hướng mới. Đây cũng
là thời điểm để đặt một lệnh mua cổ phiếu hợp lý.

Tiếp theo Srping, nếu có sự xuất hiện của một SOS (sign of Strength) thì đó
chính là sự xác nhận của dòng tiền lớn đã mua vào mạnh hơn.

Tuy nhiên, như đã lưu ý trong Sơ đồ tích lũy số 2, việc test cung có thể xảy ra
trong TR mà không cần có hành động Spring cũng được; nhưng nếu điều này
xảy ra, việc xác định Giai đoạn C có thể khó khăn hơn.

Giai đoạn D - Hoàn thành

Nếu chúng ta đang đi đúng hướng, thì điều mà chúng ta có thể dễ dàng thấy ở
đây là lực cầu đang chiếm ưu thế so với lực cung. Làm sao để biết được điều
đó? Đơn giản là lúc đó giá sẽ xuất hiện một mô hình SOS cụ thể là một cây nến
tăng dài kèm theo thanh khoản cao hoặc các phản ứng của giá (LPSs) như nến
giảm nhỏ kèm thanh khoản thấp. Trong giai đoạn D, giá sẽ di chuyển ít nhất lên
biên trên của Trading range. Các LPS trong giai đoạn này thường là những vị trí
tuyệt vời đặt thêm lệnh mua cổ phiếu.

Giai đoạn E - Triển khai

Trong giai đoạn E, giá cổ phiếu rời khỏi trading range, lực cầu của phe mua bấy
giờ đang kiểm soát hoàn toàn thế trận và giá cứ thế mà tăng mạnh. Lúc này sẽ
có những hành động rung lắc trên đường đi của giá, tuy nhiên nó cũng xảy ra rất
nhanh, thời gian phần lớn là giá tăng. Các trading range mới hình thành có thể là
do chốt lãi cũng như mua lại cổ phiếu bổ sung (tái tích lũy) bởi dòng tiền lớn
chưa đạt được mục tiêu giá cuối cùng của họ nên họ sẽ chỉ mua chứ chưa bán.

Wyckoff Method - Giai đoạn tích luỹ

Vũ Thái Dương
Bỏ theo dõi tác giả
23/06/2019

4,249 lượt xem

Trang 1/4 :1 234Tiếp >

Chào các bạn,

Mình tiếp tục chia sẻ phần tiếp theo của PP Wyckoff - Accumulation - Tích luỹ

Wyckoff chia giai đoạn tích luỹ - nguyên nhân dẫn đến xu hướng tăng thành 5 phase là
A,B,C,D,E. Mỗi phase đại diện cho 1 trạng thái của Thị trường, trong đó:
PHASE A: Giai đoạn chấm dứt xu hướng giảm trước đó, bao gồm 4 sự kiện:
1. Preliminary Support (PS): Dấu hiệu đầu tiên của Strong hand (Hoặc Composite Man) xuất
hiện sau chuỗi giảm liên tục, 1 vài nến có KLGD lớn hơn trung bình khiến cho giá tạm chững
lại, hành động mua vào này có thể khiến cho nhiều trader nghĩ rằng xu hướng giảm đã kết thúc
và tiến hành mua vào theo, tuy nhiên, PS event có thể diễn ra nhiều hơn 1 lần trước khi giá
thực sự đạt đến Selling Climax. Đặc điểm chính của PS:

- Volume lớn hơn bình thường tại vài nến nhưng hành động giá sau đó là tiếp tục Break down.

2. Selling Climax (SC): Xác nhận cho vùng hỗ trợ đầu tiên của Vùng dao động (Trading Range),
có thể đi kèm với KLGD giao dịch lớn đột biến, nến thân dài, giá giảm với tốc độ nhanh hoặc
chuỗi nến có KLGD lớn hơn trung bình đi kèm với các nến có thân hẹp.

Sự kiện này xảy ra khi Strong Hand quyết định hấp thụ hết toàn bộ lượng Cung đang có trên
TT, tận dụng lực bán đang được tạo ra bởi Weak hand ngay khi giá phá xuống ngưỡng hỗ
trợ tạo ra bởi PS event. Việc can thiệp thô bạo này dẫn đến sự mất cân bằng Cung Cầu trong
ngắn hạn, tạo ra 1 nhịp tăng mạnh ngay sau đó.

Mức giá thấp nhất của sự kiện SC cũng là kênh dưới của Trading Range - TR.

3. Auto Rally (AR): Là nhịp tăng hệ quả của việc can thiệp vào TT từ Strong Hand. Nhịp tăng
này sau đó được tiếp thêm động lực từ hoạt động cắt lỗ của Weak hand, chốt lời short/sell của
Pro trader, hành động mua vào của Counter trend trader và tạo ra 1 nhịp tăng có thể kéo dài 2-
3 ngày. Đỉnh cao nhất của AR xác định kênh trên của TR.

4. Secondary test (ST): Động lực tăng của AR cạn kiệt, Counter trend trader chốt lời, Weak
hand vào sell tiếp diễn xu hướng, pro trader và Strong hand tạm ngừng lại để quan sát khiến
cho giá giảm trở lại. Tuy nhiên, nhịp giảm này không còn mạnh mẽ do thiếu vắng động lực thúc
đẩy. Giá có thể quay lại kiểm định lại cân bằng Cung Cầu tại SC, cũng có thể tạo đáy mới cao
hơn SC.

* Trong trường hợp giá tiếp tục phá thủng SC và tiếp tục giảm, chúng ta cần thận trọng vì điều
này cho thấy lực Cung vẫn còn rất mạnh và Strong Hand có vẻ như chưa thực sự muốn tích luỹ
tài sản tại vùng giá này. Nhiều khả năng chúng ta chỉ đang chứng kiến 1 nhịp PS.

PHASE A tiêu chuẩn thường đi kèm với việc giá break lên trendline giảm với nhịp ST thường là
nhịp test lại trendline giảm này. Phase A cũng đồng thời đánh dấu bước thay đổi đầu tiên của
đặc tính giá, từ có xu hương chuyển sang giai đoạn sideway không xu hướng.

PHASE B: Tích luỹ - tạo ra Nguyên nhân (Cause)


Là hệ quả nối tiếp sau PHASE A, giá chuyển từ giai đoạn có xu hướng (Giảm) sang giai
đoạn Sideway không xu hướng. Giai đoạn này là khoảng thời gian Strong hand tiến hành tích
luỹ tài sản. Giai đoạn này có thể dài, có thể ngắn, giá chạy tung tăng, xu hướng lộn xộn, thất
thường như thời tiết Sài Gòn.

Giai đoạn này thường đi kèm vô số lần false break về cả 2 hướng và có 2 sự kiện chính có thể
xảy ra:

1. Upthrust Action (UTA): Giá breakout khỏi kênh trên được xác định bởi AR nhưng ngay lập
tức quay ngược trở lại Trading Range. Hành động này được xem là sự kiểm định lại cân
bằng cung cầu tại vùng kháng cự, và thông thường, kết quả của nó là 1 cú false break.

2. Sign of Weakness in Phase |B| (SOW in phase |B|): Giá break down khỏi kênh dưới được
xác định bởi SC nhưng ngay lập tức quay ngược trở lại Trading Range. Hành động này được
xem là sự kiểm định lại cân bằng cung cầu tại vùng hỗ trợ. Cũng giống như UTA, kết quả của
nó cũng là 1 cú false break.

Ví dụ của chart trên không có SOW in phase |B| cho thấy sự gấp rút của Strong hand trong việc
hấp thụ lượng Cung đang có trên thị trường, và do đó, Strong hand sẵn sàng hấp thụ lượng
Cung này tại vùng giá cao hơn.

PHASE C: The last test - nhát đâm chí mạng, loại bỏ toàn bộ Weak hand còn lại ra khỏi cuộc
chơi.
Một nhịp bán mạnh, chủ động của Strong hand, đẩy giá về sát kênh dưới với phần lớn trường
hợp giá sẽ phá thủng kênh dưới nhằm kiểm định lại lần cuối cùng mức độ cân bằng của Cung
Cầu tại vùng hỗ trợ.

Nhịp giảm này được khởi động bởi Strong hand, nhưng lại được tiếp diễn bởi Weak hand nên
nó thường rất mạnh ở giai đoạn đầu nhưng lại yếu dần ở những giai đoạn sau.

Các sự kiện chính có thể xuất hiện trong Phase C:

1. “Springs” or “shakeouts” xảy ra khi giá giảm xuống dưới vùng hỗ trợ nhưng sau đó (thường
ngay lập tức) quay trở lại TR. Những sự kiện này thường xảy ra sau khi Phase B đã diễn ra
được một thời gian và cho phép Strong hand kiểm định lại lượng Cung trước khi chiến dịch đẩy
giá bắt đầu. Nếu lượng cung xuất hiện tại nhịp break down kênh dưới thấp (Khối lượng giao
dịch thấp), lượng cung xem như đã cạn và không còn gây trở ngại cho một nhịp tăng kéo dài.
Mặt khác, lượng Cung lớn xuất hiện tại thời điểm giá break down kênh dưới báo trước một nhịp
giảm mới có thể xuất hiện. Khối lượng giao dịch trung bình cũng thường có nghĩa giá sẽ có
thêm nhiều lần kiểm định Cung nữa và chúng ta cần phải chú ý hơn. Một nhịp Shakeout cũng
mang đến cho CO thêm một lượng hàng giá rẻ từ Weak Hand.

2. Test - Strong hand kiểm định lại lượng Cung nhiều lần trong nhịp tăng sau sự kiện
Spring/Shake out. Một nhịp test thành công của cú Spring/Shakeout sẽ tạo thành đáy cao hơn
với KLGD nhỏ.
ACE xem ví dụ ở dưới nhìn chuẩn mực với mô hình tích luỹ hơn. Chart ở phía trên đám Strong
Hand hơi bạo lực.
PHASE D - Sự thay đổi đặc tính của giá - từ Sideway không xu hướng chuyển sang xu
hướng Tăng
Giá tăng 1 lèo từ sau nhịp test trong phase C, vượt mọi kháng cự kèm KLGD tăng dần và các
nến biên độ lớn. Nhịp đẩy là cú mở màn đầu tiên chuẩn bị cho 1 xu hướng tăng mới.
Các sự kiện chính diễn ra trong PHASE D:

1. SOS – sign of strength. Sau cú Spring/Shakeout, dấu hiệu của sức mạnh là một nhịp tăng
vượt qua vùng kháng cự với các nến biên dao động lớn, KLGD tăng lên và tốc độ tăng giá cũng
nhanh hơn.

2. LPS – last point of support. Trong quá trình tăng lên, ngẫu nhiên sẽ xuất hiện 1 hoặc vài nhịp
retracement khá nông tạo ra những đáy sau cao hơn. Khi giá không giảm xuống thấp hơn
những đáy này, ta có LPS. Mặt khác, 1 cú Spring/Shakeout với giá không thể phá xuống kênh
dưới được cũng được xem như LPS hoặc có tên gọi khác là False Spring/Shake Out. Nếu điều
này xảy ra, ta có dấu hiệu cho thấy Lực Cầu rất mạnh.

3. Back Up Action - BUA. Back Up action là 1 chuỗi hành động giá nhạy cảm, xảy ra sau sự
kiện SOS. Nguyên nhân của nhịp BUA xuất phát từ việc Strong hand muốn một lần nữa kiểm
định lại cân bằng cung cầu, lần này là ở xung quanh vùng kháng cự. BUA có thể xuất hiện dưới
nhiều dạng, 1 mini trading range, 1 vài nến giảm nhẹ với KLGD thấp hoặc thậm chí 1 nhịp đánh
sâu vào TR trước đó.
Backup Action là giai đoạn quan trọng nhất trong cả mô hình Wyckoff, nó phải thể hiện sự quyết
tâm hấp thụ hết toàn bộ lượng TS bán ra bởi Weak hand, Trend follower gà mờ và
các Elliott Wave trader xác định cú SOS rally là sóng IV.c v.v...

Ví dụ ở trên cho thấy 1 nhịp Back Up được xem là dễ chịu và dễ dàng nhận ra được trên khung
ngày dưới dạng 1 trading range.

PHASE E - Vào xu hướng tăng - Effect


Xu hướng tăng được xác nhận sau khi giá breakout khỏi nhịp BUA trong Phase D.

1 số ví dụ về Giai đoạn tích luỹ:


Ứng dụng mô hình tích luỹ trong Trading

Mô hình tích luỹ của Wyckoff không chỉ xảy ra trên timeframe Monthly, Weekly, Daily mà còn có
thể tuỳ biến để ứng dụng trên các khung timeframe ngắn hơn như H4, H1, M30, M5 v.v...

Cốt yếu của mô hình Tích luỹ là sự diễn giải về cân bằng Cung Cầu dựa trên hành động giá và
KLGD. Việc chia Phase, căng Trading Range trên đồ thị giúp trader dễ hàng tập trung chú ý vào
các Vùng giá quan trọng, các sự kiện quan trọng và nhờ đó nâng cao tính chính xác trong việc
nhận ra cơ hội vào lệnh.

Mô hình Tích luỹ cho phép chúng ta có 3 điểm entry, minh hoạ dưới hình sau:
POE #1: The confirmation

Point of entry #1 - Dấu hiệu cho thấy giá tạo thành đáy sau cao hơn, là sự xác nhận cho nhịp
test thành công. Trước đó chúng ta diễn giải nhịp giảm rời khỏi kênh dưới với KLGD thấp là
nhịp Spring. Stoploss đặt dưới đáy nhịp Spring 5-10 pip.
Position: 50% standard position

POE #2: The SOS breakout

1 cú breakout mạnh mẽ sau nhịp test thành công, giá vượt qua đỉnh Spring trước đó cho thấy
sẽ có đỉnh sau cao hơn. Mua thêm tại giá breakout hoặc chờ nến breakout đóng > Đỉnh Spring.
Stoploss đặt dưới đáy nhịp test cuối cùng 5-10 pip
Position: 30% standard position

POE #3: the Backup Action breakout

Ví dụ trên chưa có POE #3, quy tắc rất đơn giản, chúng ta chờ giá phá lên khỏi đỉnh nhịp
Backup Action này và mua thêm.
Stoploss: Dời toàn bộ SL lên đáy nhịp BUA 5-10 pip
Position: 20% standard position.

Kinh nghiệm:

a. BUA thường hay tạo thành 1 Trading Range. Do vậy, mình thường đóng toàn bộ vị thế ngay
sau khi kết thúc Phase A của BUA - Trading Range và thực hiện lại các POE#1-#2-#3 của nhịp
BUA này theo đúng quy tắc trên.

b. Trading Range và các Phase trên chart Monthly, Weekly thể hiện xu hướng dài hạn. Trên
chart Daily và H4 thể hiện xu hướng trung hạn. Các khung thời gian nhỏ hơn không thể hiện xu
hướng do vậy chúng ta nên tránh giao dịch trên trên những khung thời gian nhỏ mà chỉ nên
dùng những TR trên khung nhỏ để tìm POE đẹp nhất, lấy ví dụ POE #1 của ví dụ trên trên
khung nhỏ
Nếu như chúng ta có thể vào lệnh tại nhịp Test của TR trên M5 tạo ra bởi nhịp Spring trên H4,
ta sẽ có POE#1 tốt hơn rất nhiều so với việc vào lệnh tại POE#1 theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên,
việc làm này phải xuất phát từ việc trước đó ta diễn giải đúng nhịp break down khỏi kênh dưới
này là nhịp spring trên khung H4 thì việc tìm POE tốt hơn mới có ý nghĩa, nếu không xác định
được cụ thể sự kiện trên khung timeframe lớn thì việc vào timeframe nhỏ để xác định TR là
hành động tự sát.

c. Nhịp BUA với KLGD thấp sẽ kết thúc chóng vánh, nhịp BUA với KLGD lớn sẽ kéo dài hơn do
Strong hand cũng chỉ muốn hấp thụ Supply ở vùng giá trị mà thôi.

d. KLGD thấp, đều, có thể tăng nhẹ nhưng không tăng shock là dấu hiệu của 1 nhịp tăng ổn
định. KLGD tăng shock cảnh báo sắp có đảo chiều ngắn hạn. KLGD tăng lên rồi giảm dần cảnh
báo nhịp tăng sắp kết thúc.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--

Việc xác định và diễn giải hành động giá thông qua các Phase của mô hình tích luỹ
giúp trader đánh giá trạng thái thị trường: Xu hướng giảm kết thúc -> sideway không Xu hướng-
> Xu hướng tăng bắt đầu. Từ đó có chiến lược cụ thể để tận dụng các chuyển động giá.

Có rất nhiều cách sử dụng mô hình tích luỹ của Wyckoff để tạo ra trading plan phù hợp
- Mua kênh dưới, bán kênh trên trong Phase |B|
- Mua bình quân xuống trong Phase |C|
- Mua bình quân lên trong Phase |D|

Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhất vẫn là 3 điểm mua được Dr.Hank Prudent gợi ý mà mình đã liệt kê ở
trên. Và dĩ nhiên, Wyckoffian không có nhu cầu mua bán trong Phase |A| - đọc lại phần ST để
rõ.

Bài Tích luỹ này muốn viết ngắn cũng không được, viết 1 hơi 3 tiếng. Vừa viết vừa lật sách đọc
lại. Cũng xem như giúp mình ôn lại kiến thức.

Kể từ bài này, ace nào có thắc mắc thì cmt nhé, mình tổng hợp và trả lời. Câu nào không trả lời
được mình sẽ email hỏi thầy

Và làm ơn nhớ like vì nếu nguyên series này ít hơn 1000 like thì admin @DuongHuy sẽ không
trả nhuận bút 50K VND cho mình đâu ahuhu

Hehe, biết ngay là sẽ có bác chưa rõ mà . Mình sửa lại một số ý sai sau: (Chữ đỏ trong ngoặc
là bỏ đi, chứ đỏ ngoài ngoặc là thêm vào, chữ xanh là kết luận)
1/ Phase A là (phase giá giảm, và có thể giảm theo nhiều đợt sóng nhỏ với nhiều lần HT bị phá
vở, Còn selling cilmax nó là đáy,)
=> Sửa lại: Phase A là giai đoạn ngừng giảm, ngừng xu hướng trước đó. Tổ hợp 4 sự kiện PS,
SC, AR, ST không tách rời nhau và chỉ khi có tổ hợp 4 sự kiện này, chúng ta mới nhận định đây
là Phase A.
Mặt khác, SC không phải là đáy. Từ Selling Climax dịch đúng nghĩa đen là nơi đỉnh điểm của
hoạt động bán. Tại vùng selling climax, Weak Hand bán rất nhiều, rất mạnh, rất vội và rất bất
cần. Kiểu bán hoảng loạn, bán bằng mọi giá nhưng kết quả là giá vòng ngược lên hình thành
Auto Rally mới là đặc điểm chuẩn mực của nhịp Selling Climax. Sau nhịp SC, SOW in phase B
và Spring/Shakeout in phase C có thể phá đáy SC nhé.

2/ Phase B là phase tích lũy tại khu vực gía hồi lên sau khi tạo đáy . Giá hồi lên là do phe
Strong mua mạnh hấp thụ cung làm mất cân bằng cung cầu tại vùng SC và sau đó Strong hand
tạm nghỉ để quan sát nên giá đi ngang (tại khu vực giá hồi lên này tạo) trong trading range.
Trong phase này giá (di chuyển trong vùng) vận động side way thời gian dài (làm mọi người
chán nản) mục đích để gom hàng kèm theo những cú fasle break out hay fasle break down để
kiểm tra HT và KC, (mục đích theo mình là để giủ bỏ những trader hay những nhà đầu tư đeo
bám thôi).
=> Mọi người đừng gán tội cho Strong Hand. Mục tiêu của họ là kiếm tiền với rủi ro thấp nhất,
để kiểm soát rủi ro họ phải kiểm soát được nguồn cung trong giai đoạn tích lũy. Hành động của
Strong hand thường là Mua tại vùng SC hoặc thấp hơn, sau đó không làm gì cả. Việc giá tăng
lên tới kênh trên, vượt lên kênh trên tạo UTA rồi giảm xuống ngay là tác phẩm của Weak Hand,
Weak Hand tự thẩm rồi tự lên xong cũng tự xìu, xìu về tới SC thì Strong Hand lại mua. Trên Thị
trường có 1 đống Strong Hand, chả ông nào dại đi bán hàng ra trong khi việc mua vào là rất
khó khăn.

3/ Phase C là (phase giũ hàng) kiểm định cân bằng cung cầu cuối cùng, (nên sẽ bị bán rất
mạnh sau đó thanh khoản giảm dần do bán mạnh là cú lừa) việc bán mạnh tạo động lực trong
giai đoạn đầu nhằm mục đích kích thích lượng Cung tiềm ẩn trên Thị trường xuất hiện. Cuối
phase C là tạo đáy sau (thấp) cao hơn đáy trước và thanh khoản thấp. Và có thể xuất hiện một
vài (cây nến test cung) nhịp kiểm định lại cân bằng cung cầu tại khu vực này.
=> Các bạn có thể hình dung phase C diễn ra trong bối cảnh sau:
Nhân viên: Sếp ơi, gom đủ hàng rồi, đánh lên luôn không sếp?
Sếp: Em kiểm tra lại xem có còn tiềm ẩn lực cản trong quá trình đánh lên không, đừng để mình
đang đánh lên thì có người bán số lượng lớn, anh không muốn phải mua hết lượng hàng đó ở
giá cao đâu.
Nhân viên: OK anh, vậy em bán giá Market Price 1% lượng hàng nhé xem thử giá sẽ bị hấp thụ
hết và đảo chiều ở vùng nào, lúc đó sẽ quyết định tiếp.
Và như thế, giá giảm đột ngột. Tại đây có 3 trường hợp xảy ra
TH1: Giá giảm đột ngột trong 1 nến xong quay đầu phi lên ngay
=> 1 lũ sói chỉ rình chờ thằng hâm nào bán ra là chúng nó xúc => Cầu mạnh
TH2: Giá giảm đột ngột sau đó chậm dần, KLGD giảm dần, cuối cùng quay lên sau khi chạm hỗ
trợ, KLGD thấp, kèm các nến thân hẹp báo hiệu lượng cung đang cạn kiệt
=> Cầu không phải quá mạnh, nhưng lượng Cung thì đã yếu hẳn đi. Khi vận động của giá đã
phù hợp với kế hoạch của Strong hand, họ sẽ đánh lên.
TH3: Giá giảm đột ngột, sau đó xuyên thủng hỗ trợ kèm KLGD lớn, sau đó đi viện luôn.
=> Nhân viên lỡ tay bán 100% lượng hàng thay vì bán 1%... Mấy ông Wyckoffian thì ngẩn ngơ
"Ơ thế hóa ra méo phải tích lũy à"

4/ Phase D là phase (phát hiện) xác nhận giấu hiệu xu hướng đảo chiều, ban đầu là tăng mạnh
kèm thành khoản lớn break out khỏi vùng KC ở vùng của phase C và sau đó là break out khỏi
vùng Trading range. Sau nhịp tăng Sign of Strength của phase D giá sẽ (tăng chậm và) điều
chỉnh mạnh hình thành (đáy sau cơn hơn đáy trước đỉnh sau cao hơn đỉnh trước) Backup
Action dưới dạng 1 Trading Range, 1 vài nến hoặc 1 nhịp Shake out(hoặc trường hợp giá có
thể quay lại test HT ở khu vực trading range một lần nữa cho chắc chắn).
=>Nhìn chung ở Phase D chúng ta sẽ thấy giá tăng 1 mạch từ kênh dưới lên vượt kênh trên,
tốc độ nhanh, KLGD lớn dần (Nhưng không bắt buộc). Sau khi rời khỏi TR, giá sẽ giảm mạnh
trở lại tạo thành sự kiện Back Up - Giai đoạn này ứng với sự kết thúc sóng 1 và bắt đầu sóng 2
trong EWP.

5/ Phase E là phase tăng rõ ràng và là nơi anh em kiếm tiền. Trong phase E không có khả năng
giá sẽ quay về test HT ở phase D một lần nữa.

Đối với Thị trường hiện đại, tích lũy có rất nhiều dạng tích lũy, có dạng chữ V, chữ U, chữ W,
có VDV ngược, có 2 đáy, có đủ mọi thể loại muôn hình vạn trạng. Mô hình tích lũy chỉ đưa ra
khái niệm và 1 bộ khung để trader có thể quan sát và diễn giải sự cân bằng cung cầu một cách
chính xác hơn, từ đó có Planning cụ thể cho việc đầu cơ của mình.
trader cũng có thể diễn giải sai các hành động của TT, từ đó thay vì diễn giải là TT sắp đi viện,
lại diễn giải là TT tạo đáy. Vì vậy chúng ta không tự cố định mình vào 1 cái nhận định hoặc 1
cái diễn giải mà phải hết sức linh động.
Phase C là nơi mua vào với giá thấp nhất, nhưng cũng đồng thời là nơi mua vào nguy hiểm
nhất, đọc lại TH3 mình có đề cập ở phía trên để hiểu rõ nhé ae.

Mình rất hoan nghênh các anh em đọc, suy ngẫm và đưa ra ý kiến của bản thân anh em trong
topic này. Mình sẽ có gắng giải quyết hết các thắc mắc về mặt lý thuyết. Còn mảng thực hành
thì để sau, đây mới chỉ là 1 phần của Wyckoff Method mà thôi, anh em nên tìm hiểu từ từ và
kiên nhẫn. Cách tốt nhất là anh em dựa vào định nghĩa, tự chia Phase, đặt tên các sự kiện của
Chart quá khứ, nhất là các loại instrument mà anh em hay chơi bởi vì mỗi instrument sẽ có vài
ông trùm Strong Hand, mấy ông đó có thói quen và nó sẽ lặp lại trong cả cuộc chơi của ông ta.
Nhìn ra được thói quen của Strong hand sẽ giúp anh em dễ dàng đoán được các hành động
tiếp theo của họ.
Ví dụ như GOLD, 80-90% giá sẽ bung 1410 cho mà xem , trò mèo này diễn hoài à, mình quen
rồi

You might also like