Dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm và các bài văn ghị luận

You might also like

You are on page 1of 20

Dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm

Dàn ý chi tiết số 1


A. Mở bài:
 Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
 Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi
con người.
 Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
B. Thân bài:
+ Giải thích được: Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng
cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu,
cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa

+ Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời
đại:

- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng)

- Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu một
vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)

- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn

 Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm
của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của
dân tộc.
 Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù
quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám
đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc
sống.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

- Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…

 Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày
nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm
của bạn
 Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền
thống quý báu của dân tộc
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử
thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ
rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng
ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện

Dàn ý chi tiết số 2


1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần
thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng
đều cần đến lòng dũng cảm.

2. Thân bài:
a) Định nghĩa về lòng dũng cảm
 Là dám làm một việc gì đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.
 Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng
đồng.
 Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên
đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính
nghĩa
b) Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm
 Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi
sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc. Trong cuộc
sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu
người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực...
 Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ
phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.
 Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách
hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân
nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng
cảm đáng ngợi ca.
c) Những tiêu chí để trở thành người dũng cảm
 Phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, chân lí, vào những giá trị tốt
đẹp của cuộc sống.
 Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai...
 Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí,
dám làm và dám chịu trách nhiệm.
 Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà
còn phải là người biết xả thân vì lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt
đẹp hơn.
d) Giá trị của lòng dũng cảm
 Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những
thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Hồ Chí Minh đã căn dặn
các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
 Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn,...
e) Bàn luận mở rộng
 Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát
biển đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
 Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù
quáng, bất chấp công lí.
 Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám
đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
g) Bài học nhận thức và hành động
 Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…
 Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày
nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm
của bạn
 Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền
thống quý báu của dân tộc.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết trong
cuộc sống, vì vậy chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm để trở thành một người công
dân có ích cho đất nước, đồng thời xây dựng một cuộc sống, xã hội ngày càng tươi
đẹp.

Nghị luận về lòng dũng cảm ngắn gọn


Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để
bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải có
một lòng dũng cảm, tin bản lĩnh của mình. Có thể thấy, lòng dũng cảm có vai trò vô
cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.

Lòng dũng cảm là việc dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó
dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Tinh thần dũng
cảm của ông cha ta được thể hiện rõ nhất trong thời chiến tranh, dám đứng lên đấu
tranh thậm chí là hi sinh tính mạng để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
Người có lòng dũng cảm là người dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó
khăn, thử thách mà không hề sợ sệt, ngại ngùng. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống họ
sẽ luôn nghĩ cách, cố gắng vươn lên. Đứng trước việc người khác dè dặt, sợ sệt không
dám làm thì bản thân dám xông xáo vào làm những việc đó. Lòng dũng cảm mang đến
cho con người nhiều lợi ích quý báu. Khi ta dám làm những việc mà người khác không
dám làm, ta sẽ đạt được những thành quả mà người khác không thể đạt được. Dũng
cảm là một đức tính tốt đẹp, người dũng cảm cũng là người có tinh thần thép, mạnh
mẽ, quyết đoán và tự chủ cuộc sống của chính họ. Người dũng cảm là tấm gương sáng
để con người chúng ta học tập và noi theo.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống nhút nhát, không dám làm
những việc mà bản thân mình đặt ra không dám theo đuổi ước mơ, mục tiêu vì sợ thất
bại. Lại có người sợ thất bại mà nản chí, lùi bước về sau,… những người này đáng bị
xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để
vượt qua, hãy luôn giữ lấy lòng dũng cảm và hướng về phía trước, đến những điều tốt
đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn
lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận về lòng dũng cảm - Mẫu 1


Nếu có ai hỏi, yếu tố nào quan trọng nhất giúp con người vượt qua khó khăn để có
được thành công thì tôi không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là lòng dũng cảm.
Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản
trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ.

Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu
tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Cuộc
sống con người vốn dĩ không bao giờ bằng phẳng, dễ dãi. Khó khăn, bất trắc là những
điều chúng ta không thể không đối mặt. Nghị lực là yếu tố đầu tiên mỗi người cần có
nhưng lòng dũng cảm mới là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định sự chiến thắng
hay thất bại. Lòng dũng cảm là động lực đưa con người đứng cao hơn hoàn cảnh,
đứng lên trên những khó khăn, gian khổ, thậm chí mất mát, hi sinh trong cuộc sống.
Không có nó, có lẽ con người luôn bị nhấn chìm trong tiếng khóc oán thán, trong nỗi
đau, trong sự thảm hại khôn cùng.

Lòng dũng cảm là một trong các nhân tố khiến họ dám thực thi những điều chưa từng
có tiền lệ. Mấy thế kỉ qua, loài người đã làm được bao nhiêu điều bất ngờ. Nếu không
có lòng dũng cảm, chân trời hiểu biết của con người có thể rộng mở đến thế? Như vậy,
lòng dũng cảm cần có để con người khám phá thêm cho cuộc sống này những điều
mới lạ, bổ ích, để cuộc sống nhân loại không nhàm chán, tẻ nhạt mà ngày càng giàu có
hơn, phong phú hơn. Mỗi người cũng cần tự giác rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để
dám đương đầu với tất cả những thách thức trong học tập, rèn luyện đạo đức.

Thật khó tưởng tượng cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không tồn tại lòng dũng
cảm. Có lẽ bóng tối, cái ác, sự bất công tất cả những gì xấu xa nhất sẽ có cơ hội hoành
hành, đàn áp con người. Hãy cố gắng giữ gìn, phát huy để nó mãi là một trong những
nét đẹp trong nhân cách của chúng ta.

I. Dàn ý nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo


Dàn ý nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng hiếu thảo.
2. Thân bài
a. Giải thích
Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ,
những người thân trong gia đình; bên cạnh đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên
và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc
về già.
b. Phân tích
- Biểu hiện của lòng hiếu thảo:
Nghe lời ông bà, cha mẹ, lễ phép với mọi người trong gia đình, sống và yêu thương
mọi người dưới một mái nhà.
Có ý thức học tập, rèn luyện bản thân theo hướng tích cực cũng như có ý thức giúp đỡ
ông bà, cha mẹ từ những việc nhỏ nhất.
Có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công sinh thành, không trành
giành, ghen ghét, đấu đá với các anh chị em.
- Ý nghĩa của lòng hiếu thảo:
Lòng hiếu thảo giúp con người ta gắn kết với nhau hơn, gia đình hòa thuận, vui vẻ, tràn
ngập hạnh phúc.
Việc mỗi người sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng ta rèn luyện được những phẩm
chất tốt đẹp khác và sống có ích hơn.

Xã hội có những con người sống với lòng hiếu thảo là một xã hội phát triển tốt đẹp.
Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn
kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu
thảo.
d. Phản đề
Bên cạnh đó, có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao
của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi
công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại…
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.

Viết đoạn văn về lòng hiếu thảo - Mẫu 1


Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời
này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao
cho xiết! Chính vì thế, chúng ta cần phải luôn hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Công cha
nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả
chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm,
gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Khi con ốm
đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao
thức lo toan. Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi
học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với
đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng
giành lại cho mình điều gì. Chẳng ai biết giới hạn cuối cùng của việc thế nào là trọn
đạo; chỉ biết rằng, nụ cười mẹ cha khi thấy con được điểm tốt, niềm mãn nguyện khi
con biết vâng lời phải, sự tự hào khi con lớn khôn, đấy là minh chứng cho thấy con đã
làm đúng đạo của mình rồi. Cha mẹ sẽ hạnh phúc làm sao khi bạn mạnh khỏe, ngoan
ngoãn học hành. Cha mẹ sẽ đau đớn biết bao khi nhìn nguồn sống, niềm tin của mình
sa ngã? Chẳng cần làm những điều cao cả, đôi khi chỉ cần chạy đến ôm mẹ như thuở
còn thơ thôi, ấy cũng đã là trọn đạo rồi. Mỗi con người có một cách thể hiện tình cảm,
lòng hiếu thảo với cha mẹ khác nhau, chúng ta hãy sống trọn đạo làm con để cuộc đời
thêm ý nghĩa hơn.
. Dàn ý nghị luận về bạo lực học đường
a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.
- Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không
còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những
đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.
- Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet,
chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
b) Thân bài
* Thế nào là bạo lực học đường ?
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
* Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay
- Hình thức:
Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt
tinh thần con người thông qua lời nói.
Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người
thông qua những hành vi bạo lực.
- Thực tế chứng minh:
Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực
của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy
ra ở Quảng Ninh...
Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…
Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
* Hậu quả của bạo lực học đường
- Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
Làm cho gia đình họ bị đau thương.
Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.
- Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.
Mọi người, xã hội chê trách.
Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.
* Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường
- Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất,
luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.
c) Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.
- Đây là một hành vi không tốt.
-  Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này?

Suy nghĩ của em về bạo lưc học đường


Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu
các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và
gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải
quyết được tình trạng này.
Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết
quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để
giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động.
Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do
học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính
của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám
ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị
băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những
hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ
phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn
đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con
như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".
Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của
các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều
học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và
có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của
họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có
lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại
những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần
và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn
thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung
quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung
không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy
tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.
Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học
đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh
tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có
tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng
cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử
đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ
chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ
quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành
luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí
của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh.
Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học
sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp
thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm
là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được,
biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt,
cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý
nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường
lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn
trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
 Nghị luận về bạo lưc học đường
Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua
một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách
chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn
đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn
đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo
lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng
ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức
mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo
lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí
càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường
xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng lên mạng xã hội.
Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc
và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc,
cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất
nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay, ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn
các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh
nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa
tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý, suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện
bản thân.
Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn giản như chửi nhau,
đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể
nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày
dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu riếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn
dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc
chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều
nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận
được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt
được; sự ganh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và
nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi
nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có
những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.
Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip
đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong
những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh
trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở
và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới
sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo
lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là
hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được
hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch
trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu
những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn
là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai
ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè
nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người
học sinh.
Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này
phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn
học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ
và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà
trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.
Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy
cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân
các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau
hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.
Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói
như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong
chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ
nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học
tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau
nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương
nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!
4. Nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn - mẫu 1
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái
niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải
quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong
phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi,
nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ,
nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”,
“dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận
hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy –
trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục
thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích
động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ
thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách
học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể
chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường,
chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy,
tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi
chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện
tượng tiêu cực này.

Bài văn ghị luận về hiện tượng hút thuốc lá

1 mở bài
Xã hội càng ngày càng phát triển đời sống càng nâng cao song lại có nhiều tác nhân
gây hại tới sức khỏe con người trong đó có hút thuốc lá.

2. Thân bài
- Gọi tên: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người, trên mỗi bao thuốc lá đều có
dòng chữ ” hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy ta
vẫn hút thuốc lá.

- Biểu hiện:

Người hút thuốc lá có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, có hiện tượng răng vàng hoặc răng đen,
ngón tay cầm thuốc chai lại, hơi thở khó chịu, mùi mồ hôi hôi thậm chí quần áo cũng bị
ám mùi.

- Nguyên nhân:

 Do con người thiếu ý thức phòng ngừa bệnh tật


 Chưa thấy hết tác hại của hút thuốc lá
 Do thói quen giao tiếp hoặc di công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, đòi
hỏi có sự thư giãn
 Do học đòi bắt chước, đua đòi với bạn bè
 Do gia đình không quan tâm, không quản lý sâu sắc con cái
- Tác hại:
 Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
 Hút thuốc lá có thể hỏng hô hấp, dẫn đến hiện tượng đau ngực, tức ngực, khó
thở, gây rỗ phổi, ung thư phổi.
 Hút thuốc lá làm cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng
 Tiêu hao túi tiền của người sử dụng, có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều
nhưng nếu như không hút thuốc lá ta có thể dùng số tiền đó vào việc hữu ích
hơn.
 Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến mọi
người xung quanh, đối với trẻ nhỏ việc học đòi bắt chước hút thuốc lá không
những nguy hại cho sức khỏe mà còn làm thay đổi tâm tính, có thể trở nên trộm
cắp vặt để có tiền hút thuốc lá.
- Biện pháp

 Cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền
thông đại chúng, coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp, nó biểu hiện của việc
nghiện ngập.
 Cần phân tích cho người thân, bạn bè hiểu được nó không chỉ ảnh hưởng trực
tiếp đến ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng về sau.
 Có lệnh cấm ở những nơi công cộng, xử phạt thật nghiêm khắc với những người
vi phạm và hạn chế sản xuất thuốc lá.
 Gia đình cần phải quan tâm tới con cái nhiều hơn và cần phải theo dõi sát sao
mọi hành động của con cái, nếu như lỡ hút thì phải ngăn chặn kịp thời.
 Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường yếu tố quan trọng nhất là bản
thân phải có ý thức cao, chủ động không hút thuốc lá để giữ gìn sức khỏe của
bản thân và gia đình.
c. Kết bài:
 Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, vì thế mà chúng ta
hãy nói không với thuốc lá để cuộc sống tốt đẹp hơn

 Nghị luận về hút thuốc lá ngắn gọn


 Hiện nay, khi xã hội phát triển hưng thịnh thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề
nổi cộm được toàn dư luận quan tâm. Một trong số đó chúng ta phải nhắc đến
chính là việc hút thuốc lá hiện nay. Mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu người
chết vì hút thuốc lá. Trung bình cứ 4 giây lại có một người chết. Việt Nam đang
nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. 26% thanh
thiếu niên độ tuổi 14 đến 24 đã làm quen với khói thuốc.
 Thuốc lá có nhiều tác hại to lớn đối với con người. Đầu tiên là đối với người sử
dụng: Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi; ngoài ra thuốc lá còn gây
ra các bệnh khác như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính,… Đối
với hệ tuần hoàn, thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lí tim
mạch (xơ vữa thành mạch, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng cao,…). Đối với hệ
thần kinh, thành phần trong khói thuốc lá tác động mạnh mẽ nhất đến hệ thần
kinh trung ương là nicotin hình thành hiện tượng lệ thuộc vào nó. Đối với hệ tiêu
hóa, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư hầu hết các cơ quan trong hệ tiêu
hóa: miệng, vòng họng, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan… Đối với cơ quan
sinh sản, sinh dục, khói thuốc gây rối loạn nội tiết hoocmon trong cơ thể của cả
nam và nữ.
 Ngoài ra, thuốc lá còn có các tác hại khác như: ảnh hưởng đến da, tóc, hoạt tính
của hoocmon điều hòa đường huyết,… Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến người sử dụng mà nó còn có tác hại đối với người xung quanh: Khói thuốc
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây
ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.
 Hút thuốc lá thụ động thường xuyên sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lí tim
mạch, phổi và nguy cơ đột quỵ cũng rất cao. Từ những tác hại to lớn của thuốc
lá, mỗi chúng ta hãy cố gắng tránh xa chất độc này và rèn luyện cho bản thân
một lối sống lành mạnh, tích cực.

 Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá


 Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo
đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến
phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn
dư luận hiện nay chính là việc hút thuốc lá ngày càng phổ biến.
 Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có hơn tám triệu người chết vì hút
thuốc lá. Trung bình cứ bốn giây lại có một người chết. Đất nước Việt Nam đang
nằm trong số mười lăm nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Hai
mươi sáu phần trăm thanh thiếu niên độ tuổi mười bốn đến hai mươi bốn đã làm
quen với khói thuốc. Chúng ta rất dễ dàng để bắt gặp người hút thuốc lá ở mọi
lúc, mọi nơi, mọi vùng miền kể cả ở nơi công cộng và cả ở mọi lứa tuổi.
 Nguyên nhân của vấn nạn này trước hết là do ý thức chủ quan của con người,
người dân thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá nên hút, trong thuốc có chất
nicotin dẫn đến gây nghiện và dần dần trở nên nghiện thuốc lá. Có nhiều thanh
niên muốn thể hiện bản thân mình, muốn người khác thấy mình sành điệu, là
dân chơi nên đua đòi hút thuốc. Nguyên nhân khách quan có thể nhắc đến chính
là do tác động của các yếu tố bên ngoài, bị những người xung quanh, bạn bè rủ
rê hút nên hút theo.
 Việc nghiện thuốc lá sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Thuốc lá trước tiên ảnh
hưởng đến người hút. Nó gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường
hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ ở nam khoảng 13,2 năm và ở phụ nữ khoảng 14,5
năm những bệnh gây ra do thuốc lá không những làm giảm tuổi thọ mà còn lấy
đi chất lượng sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó hạn chế các hoạt
động vì khó thở, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi. Việc hút thuốc thụ
động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút
thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh
động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói
thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém
phát triển chức năng phổi...
 Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá hiện nay, trước hết mỗi cá nhân cần tự
nhận thức đúng đắn được những tác hại to lớn của thuốc lá đồng thời không sử
dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tuyên truyền đến những người
xung quanh về tác hại của thuốc lá; gia đình cần phải giáo dục con em mình biết
về tác hại của chúng để phòng tránh. Ngoài ra, nhà nước cần có biện pháp
tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và xử lí nghiêm những tình trạng hút thuốc lá
nơi công cộng. Mỗi con người một hành động nhỏ cùng chung tay thì sẽ hạn chế
tối đa được vấn nạn thuốc lá.

Việc hút thuốc lá không còn quá xa lạ trong cuộc sống của mỗi con người. Biết
rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay,
góp sức để hạn chế việc hút thuốc vừa để bảo vệ chính mình, vừa để bảo vệ
môi trường sống lành mạnh. Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện
tượng vô cảm
Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện
nay.
2. Thân bài
a. Giải thích
Vô cảm: thái độ lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung
quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh
của người khác, của đồng loại. Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng,
chúng ta không nên sống theo lối sống này.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người sống vô cảm:
Lúc nào cũng chỉ biết đến bản thân mình, thờ ơ với mọi người, mọi thứ xung quanh.
Người vô cảm là người khó rung động trước hoàn cảnh của người khác, những người
này thường không giúp đỡ người khó khăn trước mắt mình, sống với thái độ dửng
dưng.
Người vô cảm thường xa rời với tập thể, tự mình tách biệt, khi gặp khó khăn sẽ khó có
được sự giúp đỡ của người khác.
- Tác hại của việc sống vô cảm:
Tự mình tách biệt với xung quanh, không có sự gắn kết với mọi người, dần dần cảm
thấy cô độc.
Việc không rung cảm, yêu thương, san sẻ và giúp đỡ người xung quanh không những
đáng nhận lại chỉ trích mà sẽ bị cả xã hội lên án về lối sống này.
Người vô cảm sẽ nảy sinh những tính xấu khác: hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân, ích kỉ,
nhỏ nhen, dần sẽ trở thành người xấu bị mọi người né tránh.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Trong xã hội vẫn còn có những người sống có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết
yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh
đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan
tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng
thời rút ra bài học cho bản thân

Dàn ý chi tiết số 2


I. Mở bài
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu
như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử,
bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay
đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều
tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

II. Thân bài


1. Giải thích
Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh
dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.
2. Biểu hiện
Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ,
xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự
phản cảm lớn đối với người nghe.

3. Tác hại
- “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con
người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh,
ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở
nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở
nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.

- Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là
trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện.
Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị
lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức
chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm
trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời
nói tục, một cái nhìn đểu.

- Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một
hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục
lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội
thiếu văn hóa trầm trọng.

4. Nguyên nhân
- Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối
quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc
học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen
miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới
trẻ.

- Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh
cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.
- Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.

5. Bình luận
- Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc
phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng
với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần
xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh
để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn
luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

- Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên.
Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh; trau
dồi ngôn ngữ chuẩn mực; học tập lối sống lành mạnh, văn mình; ăn nói lịch sự, đối xử
hòa nhã với bạn bè, đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt...

III. Kết bài


Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến
môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh
và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học
đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.

Dàn ý chi tiết số 2


I. Mở bài
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu
như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử,
bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay
đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều
tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

II. Thân bài


1. Giải thích
Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh
dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.

2. Biểu hiện
Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ,
xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự
phản cảm lớn đối với người nghe.

3. Tác hại
- “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con
người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh,
ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở
nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở
nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.

- Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là
trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện.
Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị
lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức
chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm
trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời
nói tục, một cái nhìn đểu.

- Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một
hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục
lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội
thiếu văn hóa trầm trọng.

4. Nguyên nhân
- Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối
quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc
học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen
miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới
trẻ.

- Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh
cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.

- Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
5. Bình luận
- Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc
phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng
với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần
xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh
để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn
luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

- Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên.
Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh; trau
dồi ngôn ngữ chuẩn mực; học tập lối sống lành mạnh, văn mình; ăn nói lịch sự, đối xử
hòa nhã với bạn bè, đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt...

III. Kết bài


Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến
môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh
và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học
đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.

Nghị luận hiện tượng nói tục chửi thề - Mẫu 1


“Lời nói gói vàng” câu nói xưa đã nhắc nhở chúng ta về giá trị của lời nói. Nhưng với xã
hội ngày nay ngôn ngữ đang ngày càng bị lạm dụng một cách vô văn hóa với những
câu nói tục chửi thề. Khiến nét đẹp của ngôn ngữ nói chung hay Tiếng Việt nói riêng
dần mất hết sự thuần khiết.

“Ngôn ngữ ”được coi là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người giúp con người
truyền đạt được thông tin mình muốn biểu đạt. Ngôn ngữ ngoài chức năng đưa thông
tin từ người này sang người khác thì ngôn ngữ còn như một phép thử để biết được tính
cách và nhân phẩm của một con người. “Chửi thề” là nói những lời thô tục không có
văn hóa, thiếu tế nhị mục đích là để xúc phạm hay mắng chửi, bôi nhọ, sỉ nhục người
khác. Hiện trạng nói tục chửi thề ngày nay đang diễn ra tràn lan từ người già cho đến
trẻ con bình thường cũng có thể văng tục và coi đó như câu nói cửa miệng. Đó là một
thói hư tật xấu gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với đạo đức và hành vi ứng xử của
con người.
Việc nói tục chửi thề có ở khắp mọi nơi chủ yếu là ở giới trẻ độ thanh thiếu niên. Đặc
biệt là xuất hiện rất nhiều ở các trường học. Học sinh thường dùng những lời lẽ thô tục,
thiếu lễ độ, vi phạm nghiêm trọng các huấn mực đạo đức, văn hóa nhà trường trong
giao tiếp. Không chỉ có ở độ tuổi bồng bột đang thiếu sự dạy bảo mà đôi khi ngay cả
người lớn tuổi có lúc cũng kìm chế được bản thân và nói ra những câu tục bậy. Có hai
nguyên nhân chính dẫn đến nạn chửi thề vô tội vạ đó là nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân chủ quan đến từ chính bản thân người sử dụng
ngôn ngữ họ không ý thức được điều mình đang nói giận quá mất khôn. Trong lúc tức
giận không kìm chế được đã 

You might also like