You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


****************

BÀI TẬP LỚN


MÔN: THIẾT KẾ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VĂN BẢN

Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Đức Dư


Sinh viên thực hiên:
- Đào Như Anh (MSV: 171202682)
- Hồ Thu Phương (MSV:)
- Nguyễn Quang Huy (MSV:)
- Đỗ Thu Trang (MSV:)
- Hoàng Minh An (MSV:)
- Đinh Ngọc Nam (MSV:)

Lớp: Công nghệ thông tin 4-K58


Hà Nôi ngày 7 tháng 10 năm 2019
LỜI NÓI ĐẦU
Phương pháp luận phát triển các hệ thống thông tin luôn là một trong những chủ đề
quan trọng nhất của công nghệ thông tin. Trải qua một gian đoạn tiến hoá lâu dài, phát
triển theo cách tiếp cận hướng cấu trúc đã dần dần chiếm ưu thế và ngày càng trở lên phổ
biến và được chuẩn hoá trong công nghiệp phần phần mềm.
Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Việt Nam, công nghệ, khoa học, kĩ thuật lại chưa
đang áp dụng phổ thông. Đứng trước nhu cầu công nghệ của ngành giáo dục, cũng như
đáp ứng nhu cầu về lập trình của những lập trình viên, nhóm em đã chọn đề tài: “Xây
dựng phần mềm quản lý văn bản của trường đại điện tử” (nằm trong bài tập lớn của
lớp là “Xây dựng hệ thống trường đại học điện tử”)làm bài tập lớn môn phân tích thiết kế
hệ thống.Nội dung đề tài gồm có 3 phần:
 Phần 1: Khảo sát hệ thống
Thực hiện tìm hiểu, khảo sát hệ thống thông tin, cụ thể là các đơn vị nhận và gửi
văn bản, đánh giá hiện trạng hệ thống gửi và nhận văn bản, xác định các mặt hạn
chế của hệ thống cũ, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục.
 Phần 2: Phân tích hệ thống
Từ việc khảo sát hệ thống ban đầu, nội dung ở phần này tập trung xác định các
yêu cầu mà hệ thống cần đáp ứng, Xác định các chức năng cấn có, luồng dữ liệu
và các thực thể trong hệ thống.
 Phần 3: Thiết kế hệ thống
Từ dữ liệu có được qua phần phân tích hệ thống, nội dung phần 3 thực hiện việc
thiết kế CSDL, Xử lý các chức năng, thiết kế chương trình.
Thực hiện bài tập lớn là cơ hội để chúng em áp dụng, tổng hợp các kiến thức đã
học trên lớp, đồng thời đúc kết được những bài học thực tế phục vụ cho việc học tập và
làm việc sau này. Mặc dù đã rất cố gắng thực hiện đề tài nhưng vì năng lực cũng như
thời gian còn hạn chế nên chương trình khó tránh khỏi những thiếu xót, rất mong thầy
thông cảm. Những góp ý của thầy là bài học, là hành trang để chúng em vững bước vào
cuộc sống sau này. Qua đây,Chúng em xin chân trọng cám ơn Nguyễn Đức Dư, người
đã giúp đỡ và dẫn dắt chúng em hoàn thành đề tài.

Hà Nội, ngày 7 tháng 10 năm 2019


CHƯƠNG I
KHẢO SÁT VÀ PHÁT BIỂU BÀI TOÁN
I. Giới thiệu bài toán
1. Giới thiệu chung
Quản lý văn bản sẽ cung cấp thông tin về người nhận, người gửi, thời gian,
loại văn bản,.. của các văn bản. Mục đích xây dựng hệ thống phần mềm quản
lý, hỗ trợ, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả trong công việc quản lý văn
bản.
2. Phạm vi sơ bộ
Phạm vi sơ bộ của hệ thống:
- Quản lý văn bản đến
- Quản lý văn bản đi
II. Khảo sát
1. Phỏng vấn:
a. Chị Tâm (nhân viên 2 năm ở Viện công nghệ vào đào tạo Dev Master)
i. Chị hay gửi văn bản cho 1 trường đại học qua hình thức nào?
-Mình thường gửi văn bản cho các trường đại học qua internet
là chủ yếu, đôi lúc thì gửi trực tiếp.
ii. Văn bản đó thường được xử lý trong bao lâu?
-Văn bản mình gửi thường được xử lý trong vòng 2-3 ngày,
tuy nhiên có vấn đề là khi mình gửi văn bản đến trường, mình
không biết rằng trường đã nhận hay chưa.
iii. Chị có hài lòng về việc tiếp nhận văn bản của trường ĐH GTVT
không? Nếu không đó là gì?
-Mình khá hài long về việc xử lý văn bản đến của trường
iv. Nếu có một hệ thống thông tin xử lý việc gửi nhận văn bản của
nhà trường, bạn mong hệ thống sẽ có chức năng gì?
-Mình nghĩ đó là khắc phục vấn đề mình đã nói ở trên. Tức là
có xác nhận văn bản đã được tiếp nhận.
b. Nguyễn Quang Minh ( Sinh viên năm 3 trường đại học giao thông vận tải)
i. Bạn có thường xuyên gửi văn bản cho nhà trường không?
-Có
ii. Đó là những văn bản nào?
-Xác nhận hoàn cảnh ưu tiên
-Xác nhận SV làm é buýt
-Xử lý khi gặp sự cố tại trường, ví dụ: xe, mất đồ,…
iii. Những văn bản đó bạn gửi cho ai và dưới hình thức gì?
-Mình gửi trực tiếp ở phòng Công tác sinh viên
iv. Bạn có nhận được phản hồi khi gửi văn bản không? Dưới hình
thức gì?
-Mình có được phản hồi trưc tiếp khi gửi, đại loại như: “Yêu cầu
của e đã được xác nhận, tầm 2-3 ngày đến lấy … nhá”.
v. Với hình thức nhận, xử lý văn bản hiện tại của trường, bạn có
đóng góp gì không?
-Mình nghĩ là vấn đề bảo mật, mình không thấy sự bảo mật
thông tin trong quá trình nhận văn bản.
c. Anh Vũ Văn Khôi (Chủ nhiệm CLB SVTN)
i. Anh có thường xuyên gửi văn bản cho nhà trường không ạ?
-Có
ii. Những văn bản đó có mục đích gì?
-Thông báo các sự kiện trong CLB
-Xin hỗ trợ các hoạt động của CLB
iii. Văn bản anh thường gửi đến đâu
-Bí thư đoàn trường là chủ yếu.
iv. Hình thức văn bản anh gửi là gì?
-Giấy, gửi trực tiếp hoặc qua mail.
v. Văn bản có cần đóng dấu không? Nếu có ai là người thực hiện?
-Có và có chữ ký đầy đủ
-Bí thư đoàn trường, Trưởng ( Phó) các phòng ban
2. Phiếu hỏi
a. PHIẾU KHẢO SÁT 1 (Đỗ Thu Trang)
Đối tượng khảo sát: Chủ nhiệm CLB Sinh Viên Tình Nguyện – UTC
i. Họ và tên
ii. Bạn có thường xuyên gửi văn bản đi không?
o Có
o Không
iii. Văn bản gửi đi với mục đích gì?
 Các sự kiện trong CLB
 Xin hỗ trợ các hoạt động của CLB
 Khác
iv. Văn bản được gửi đến đâu?
 Bí thư Đoàn trường
 Các CLB khác trong trường
 Các sinh viên trong trường
 Khác
v. Hình thức văn bản (giấy,...)

vi. Hình thức gửi


 Gửi trực tiếp
 Qua bưu điện
 Qua mạng Xã hội
 Khác
vii. Có cần đóng dấu (ký tên) không? Nếu có thì ai là người thực hiện?
b. PHIẾU KHẢO SÁT 2 (Hồ Thu Phương)
c. PHIẾU KHẢO SÁT 3 (Nguyễn Quang Huy)

d. PHIẾU KHẢO SÁT 4 (Hoàng Minh Anh, Đinh Ngọc Nam)


1. Họ và tên *
2. Bạn có thường xuyên gửi văn bản đi không ? *
☐ Có
☐ Không
3. Bạn thường xuyên gửi văn bản đi khi nào ? *
☐ Xác nhận hoàn cảnh ưu tiên
☐ Xác nhận SV làm vé buýt
☐ Xử lý khi gặp sự cố (xe cộ,..) tại trường
Đóng góp ý kiến bản thân
Khác
4. Bạn thường gửi văn bản đến đâu ? *
☐ Văn phòng khoa
☐ Bộ môn
☐ Cố vấn học tập
☐ Phòng công tác sinh viên
☐ Khác
5. Hình thức của văn bản(giấy,email,...) ? *
6. Hình thức gửi ? *
☐ Gửi trực tiếp bằng văn bản (như giấy)
☐ Thư điện tử
☐ Khác
7. Tốc độ gửi văn bản đi có làm bạn hài lòng ? *
☐ Có
☐ Không
☐ Chưa đủ hài lòng
8. Bạn có quan tâm đến vấn đề bảo mật của văn bản ? Bạn hãy cho biết
nhận xét ? *
10. Thời gian nhận được phản hồi nhanh hay chậm? Và nó có đáp ứng đủ
yêu cầu của văn bản đi hay không? *
3. Mẫu văn bản
a. Văn bản xin mượn hội trường lớn
b. Văn bản gửi danh sách học bổng đến các lớp trưởng

III. Phát biểu bài toán


1. Mô tả chi tiết các công việc
1) Giải quyết văn bản đến:
i. Tiếp nhận, xử lý văn bản đến
– Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn
thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký. Những văn bản đến
không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị cá nhân không có trách
nhiệm giải quyết. Những văn bản chuyển đến cơ quan không đúng cách
thức, văn thư trả lại nơi gửi.
– Văn bản đến phải được kịp thời chuyển đến trưởng (hoặc phó Hiệu
trưởng thường trực khi có ủy quyền) trong ngày để xử lý, phân việc.
– Nếu Văn bản mật, khẩn, có nội dung quan trọng, cấp bách thì văn
thư phải chuyển ngay đến Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng thường
trực nếu Hiệu trưởng đi vắng) trong thời gian ngắn nhất.
ii. Phân phối văn bản
– Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng) là người trực tiếp bút phê phân
phối văn bản đến cho phòng ban, cá nhân có trách nhiệm chính để giải
quyết.
– Văn thư nhận văn bản đến đã được xử lý giao việc từ Hiệu trưởng
(hoặc Phó Hiệu trưởng), chuyển đến bộ phận phô tô để nhân bản với số
lượng theo giao việc của Lãnh đạo.
– Sau khi nhận văn bản từ bộ phận phô tô, văn thư vào sổ và chuyển
cho các phòng ban, cá nhân có liên quan. Đơn vị, phòng ban, cá nhân
chủ trì giải quyết công việc ký nhận văn bản tại sổ của văn thư.
– Trường hợp văn thư chuyển nhầm văn bản hoặc không đúng người
giải quyết thì người nhận văn bản chuyển trả lại văn thư để chuyển đúng
bộ phận giải quyết.
iii. Giải quyết và theo dõi đôn đốc giải quyết văn bản đến
– Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng) có trách nhiệm chỉ đạo giải
quyết kịp thời văn bản đến. Phó Hiệu trưởng được giao chỉ đạo giải
quyết những văn bản đến theo sự ủy nhiệm của Hiệu trưởng và những
văn bản đến thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
– Căn cứ nội dung văn bản đến, và chỉ đạo của Lãnh đạo, phòng hoặc
cá nhân có trách nhiệm chủ động giải quyết văn bản đến theo đúng thời
hạn quy định.
– Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm cập nhật, xem xét toàn
bộ văn bản đến và báo cáo về những văn bản quan trọng, khẩn cấp; theo
dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
2) Giải quyết văn bản đi
i. Trình tự giải quyết văn bản đi 
– Phòng, ban, cá nhân soạn thảo văn bản phải đảm bảo đúng thể thức
văn bản theo quy định, khi trình ký phải có phiếu trình ký theo mẫu, kèm
theo các tài liệu liên quan đến văn bản trình ký (nếu có).
 – Trưởng phòng có trách nhiệm đọc soát về nội dung, kiểm tra độ
mật/khẩn (nếu có), kiểm tra câu chữ, số lượng bản, địa chỉ gửi…ký nháy
trước khi trình ký.
– Lãnh đạo căn cứ theo thẩm quyền, kiểm tra nội dung và hình thức
văn bản để ký ban hành văn bản.
– Sau khi văn bản có chữ ký thẩm quyền, bộ phận soạn thảo làm thủ
tục pho to, đăng ký văn bản đi tại văn thư cơ quan để đóng dấu, phát
hành, chuyển và lưu trữ văn bản theo quy định.
– Văn thư có trách nhiệm kiểm tra lần cuối về thể thức, thẩm quyền
trước khi đóng dấu và phát hành văn bản. Nếu văn bản không đúng với
quy định, Văn thư không đóng dấu phát hành, chuyển trả lại bộ phận
soạn thảo.
ii. Chuyển phát văn bản đi
– Văn bản đi phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát
ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là ngay trong ngày làm
việc tiếp theo.
– Văn bản đi được chuyển cho nơi nhận bằng Fax hoặc chuyển qua
mạng phải bảo đảm nguyên tắc thông tin kịp thời, chuẩn xác và bảo mật.
– Thông thường, văn bản chuyển đi theo đường Bưu điện. Trường
hợp cần gấp, muốn nhận văn bản tại văn thư, phải ghi sổ, ký nhận (ghi
rõ họ tên người nhận).
iii. Lưu văn bản đi
– Mỗi văn bản đi phải lưu ít nhất 2 bản chính, một bản lưu tại văn thư
cơ quan và một bản lưu trong hồ sơ hoặc bộ phận soạn thảo.
– Bản lưu văn bản đi tại văn thư cơ quan phải được sắp xếp theo thứ
tự đăng ký.

2. Phát biểu bài toán

a. Về ưu điểm: Sau một thời gian khảo sát và tìm hiểu về phương pháp quản
lý Văn bản bằng phương pháp thủ công truyền thống.
-Chúng tôi nhận thấy rằng công việc quản lý Văn bản như trên là hoàn toàn
đúng quy tắc.
-Mọi thao tác bằng thủ công, đơn giản phù hợp với thời kì chủ yếu dùng thủ
công để quản lý.
b. Về nhược điểm:
-Việc quản lý Văn bản đến và đi còn thủ công và rất phức tạp, khi cần tìm một
Văn bản nào, người quản lý phải tìm theo cách thủ công của mình.
-Cập nhật hoặc tìm kiếm bổ sung sửa đổi các dữ liệu cần thiết phải tốn nhiều
thời gian, và việc thống kê các loại Văn bản rất khó khăn vì phải mở tất cả các hồ
sơ, tài liệu để làm.
-Tìm kiếm một số Văn bản đến hoặc đi nào đó lại phức tạp hơn nhiều. Nhất là
việc tra cứu lại xảy ra thường xuyên, các yêu cầu luôn thay đổi thì người quản lý
Văn bản muốn thực hiện xong phải mất rất nhiều thời gian và công sức.
-Khi chuyển giao công việc quản lý cho một người quản lý mới thì gặp một số
vấn đề: Người quản lý mới chỉ được bàn giao về hồ sơ sổ sách, còn kinh nghiệm
quản lý phải tự tìm hiểu. Do vậy việc quản lý của người mới gặp rất nhiều khó khăn.
c. Lý do xây dựng hệ thống mới:
-Vì những lý do như trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một hình thức quản lý
mới có sự trợ giúp của máy vi tính. Với công nghệ khoa học – kỹ thuật ngày càng
phát triển, trong đó Khoa học máy tính cũng phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào
mọi lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội, quản lí…Máy tính hầu như đều có đóng góp
khả năng tuyệt vời của nó tới các lĩnh vực. Việc lưu trữ và quản lý Văn bản trong
máy tính sẽ giải quyết được các khó khăn đã nêu trên, giúp người quản lý cập nhật
dữ liệu, bổ sung, thống kê và tìm kiếm các Văn bản theo một số yêu cầu nào đó
nhanh chóng và thuận tiên hơn.

CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
I. Biểu đồ BFD:

II. Biểu đồ DFD ngữ cảnh:

III. Biểu đồ DFD mức 0:


IV. Biểu đồ DFD mức 1:
1) Quản lý văn bản đến:
2) Quản lý văn bản đi

V. Biểu đồ ERD:
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ HỆ THỐNG

I. Các kiểu thực thể:


1) Phòng Ban có các thuộc tính: Tên phòng ban, Mã số phòng ban. Trong đó Mã số
phòng ban là thuộc tính khóa.
2) Nhân viên có các thuộc tính: Họ tên, Mã số Nhân viên, Ngày sinh, Giới tính, Địa
chỉ, Số điện thoại, Bằng cấp, Chức vụ. Trong đó Mã số Nhân viên là thuộc tính
khóa, Bằng cấp là thuộc tính đa trị
3) Cơ Quan Ngoài có các thuộc tính: Mã Cơ quan ngoài, Tên cơ quan ngoài, Địa
chỉ, Điện thoại. Trong đó Mã Cơ quan ngoài là thuộc tính khóa
4) Văn bản Đến có các thuộc tính: Mã Văn bản đến, Tên Loại, Trích dẫn nội dung,
Nơi phát hành, Nơi nhận, Nơi lưu công văn, Ngày đăng kí công văn đi, Tên người
ký. Trong đó, Mã Văn bản đến là thuộc tính khóa
5) Văn bản Đi có các thuộc tính: Mã Văn bản đến, Tên Loại, Trích dẫn nội dung,
Nơi phát hành, Nơi nhận, Nơi lưu công văn, Ngày đăng kí công văn đi, Tên người
ký. Trong đó, Mã Văn bản đến là thuộc tính khóa
II. Các quan hệ:
1) CoQuanNgoai(MaCQN, TenCQN, DiaChia, SoDienThoai)
2) PhongBan(MaPB, TenPB)
3) NhanVien(MaSoNV, HoTenNV, NgaySinh, GioiTinh, DiaChi, SoDT,ChucVu,
MaPB)
4) BangCap(MaSoNV, BangCap)
5) VanBanDen(MaVBDen, TenLoai, TrichDanNoiDung, NgayKyVanBan,
TenNguoiKy, NoiPhatHanh, NoiLuuVB)
6) VanBanDi(MaVBDi, TenLoai, TrichDanNoiDung, NgayKyVanBan,
TenNguoiKy, NoiPhatHanh, NoiLuuVB)
7) CQN_VanBanDen(MaCQN, MaVBDen, NgayGui, SoLuong, NoiNhanVB)
8) PB_VanBanDen(MaPB, MaVBDen, NgayGiaoXuLy, NgayCanHoanThanh,
NoiDungXuLy, YKienChiDao)
9) NhanVien_VBDi_CQN(MaSoNV, MaSoVBDi, MaCQN, NgayGui, SoLuong,
NoiNhanVBSaoLuu)
10)NhanVien_VBDi_PhongBan(MaSoNV, MaSoVBDi, MaPB, NgayGui,
SoLuong, NoiNhanVBSaoLuu)

III. Các bảng dữ liệu vật lý:


1) CoQuanNgoai:
STT Tên Trường Kiểu Dữ Liệu Kích Cỡ Ghi Chú
1 MaCQN Nchar 10 Mã cơ quan ngoài
2 TenCQN Nvarchar 50 Tên cơ quan ngoài
3 DiaChi Nvarchar 50 Địa chỉ cơ quan ngoài
4 SoDt Nchar 10 Số điện thoại cơ quan ngoài
2) PhongBan
STT Tên Trường Kiểu Dữ Liệu Kích Cỡ Ghi Chú
1 MaPB Nchar 10 Mã phòng ban
2 TenPb Nvarchar 50 Tên phòng ban
3) NhanVien
STT Tên Trường Kiểu Dữ Liệu Kích Cỡ Ghi Chú
1 MaSoNV Nchar 10 Mã số NV
2 HoTenNV Nvarchar 50 Tên Nv
3 NgaySinh Date Ngày Sinh Nhân viên
4 Giới tính Nchar 10 Nam/ Nữ
5 DiaChi Nvarchar 50 Địa chỉ NV
6 SoDT Nchar 10 Số Điện thoại NV
7 ChucVu Nvarchar 50 Chức vụ nhân viên
8 MaPB Nchar 10 Mã phòng ban
4) BangCap:
STT Tên Trường Kiểu Dữ Liệu Kích Cỡ Ghi Chú
1 MaSoNV Nchar 10 Mã số NV
2 TenBangCap Nvarchar 50 Bằng cấp
5) Văn Bản Đến:
STT Tên Trường Kiểu Dữ Liệu Kích Ghi Chú
Cỡ
1 MaVBDen Nchar 10 Mã số VB đến
2 TenLoai Nvarchar 50 Loại VB
3 TrichDanNoiDung Date Trích dẫn nội dung
4 NgayKyVB Nchar 10 Ngày ký nhận
5 TenNguoiKy Nvarchar 50 Người ký nhận
6 NoiPhatHanh Nchar 10 Nơi gửi
7 NoiLuuVB Nvarchar 50 Nơi lưu
6) Văn Bản Đi:
STT Tên Trường Kiểu Dữ Liệu Kích Ghi Chú
Cỡ
1 MaVBDen Nchar 10 Mã số VB đi
2 TenLoai Nvarchar 50 Loại VB
3 TrichDanNoiDung Date Trích dẫn nội dung
4 NgayKyVB Nchar 10 Ngày ký gửi
5 TenNguoiKy Nvarchar 50 Người ký gửi
6 NoiPhatHanh Nchar 10 Nơi gửi
7 NoiLuuVB Nvarchar 50 Nơi lưu

7) CQN_VanBanDen:
STT Tên Trường Kiểu Dữ Liệu Kích Ghi Chú
Cỡ
1 MaVBDen Nchar 10 Mã số VB đến
2 MaCQN nchar 10 Mã CQ gửi
3 NgayGui Date Ngày gửi
4 SoLuong int Số lượng
5 NoiNhanVB Nvarchar 50 Nơi nhận
8) PB_VanBanDen:
STT Tên Trường Kiểu Dữ Liệu Kích Ghi Chú
Cỡ
1 MaVBDen Nchar 10 Mã số VB đến
2 MaPB nchar 10 Mã số phòng ban xử lý
3 NgayGiaoXuLy Date Ngày được giao
4 NoiDungXuLy nvarchar 50 Nội dung xử lý
5 NoiNhanVB Nvarchar 50 Nơi nhận VB
6 YkienChiDao Nvarchar 50 Ý kiến chỉ đạo
7 NgayHoanThanh Date Ngày cần hoàn thành
9) NhanVien_VBDi_CQN:
STT Tên Trường Kiểu Dữ Kích Ghi Chú
Liệu Cỡ
1 MaSoVBDi Nchar 10 Mã số VB đi
2 MaSoNV nchar 10 Mã số NV
3 NgayGui Date Ngày gửi đi
4 SoLuong Int Số lượng văn bản gủi đi
5 NoiNhanVBSaoLuu Nvarchar 50 Nơi nhận VB Sao lưu
6 MaCQN Nchar 10 Mã cơ quan nhận

10)NhanVien_VBDi_PhongBan:
STT Tên Trường Kiểu Dữ Kích Ghi Chú
Liệu Cỡ
1 MaSoVBDi Nchar 10 Mã số VB đi
2 MaSoNV nchar 10 Mã số NV
3 NgayGui Date Ngày gửi đi
4 SoLuong Int Số lượng văn bản gủi đi
5 NoiNhanVBSaoLuu Nvarchar 50 Nơi nhận VB Sao lưu
6 MaPB Nchar 10 Mã phòng ban xử lý

You might also like