You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỌC PHẦN: CHUYÊN ĐỀ 5 – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG, XÂY DỰNG


VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT

Lớp: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II – Khóa 47

Tên Giảng viên: TS. GVC LÊ VĂN NHƯƠNG

Điểm:
Họ và tên học viên: TRẦN MINH THIỆN

Số thứ tự (theo DS): 54 Số điện thoại: 0983373981


Chữ ký
Ngày sinh: 11/09/1982 Nơi sinh: Bến Tre

Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Yêu cầu:
Câu 1. Phân tích những thay đổi căn bản của CTGD PT năm 2018.
Câu 2. Thiết kế một hoạt động theo hướng phát triển năng lực dựa vào
chương trình GDPT năm 2018.

BÀI LÀM
Câu 1. Những thay đổi căn bản của CTGD PT năm 2018.
* Quan điểm tiếp cận: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (tiếp cận nội
dung, đầu ra, năng lực).
Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới
mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách
thức tổ chức, các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới
sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. Trong mô hình này, người
học có thể thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình. Điều đó
có nghĩa là người học phải chứng minh mức độ nắm vững và làm chủ các kiến
thức và kỹ năng (được gọi là năng lực); huy động tổng hợp mọi nguồn lực (kinh
nghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí,…) trong một môn học hay
bối cảnh nhất định, theo tốc độ của riêng mình.
* Mục tiêu: Hình thành phẩm chất và phát triển năng lực.
- Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành
kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh
giá được.
- Học để sống, học để biết làm.
* Nội dung: Thực tiễn.
- Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định;
chương trình chỉ quy định những nội dung chính.
- Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Sách
giáo khoa không trình bày thành hệ thống mà phân nhánh và xen kẽ kiến thức với
hoạt động.
- Nội dung chương trình không quá chi tiết, có tính mở nên tạo điều kiện để
người dạy dễ cập nhật tri thức mới.
* Phương pháp dạy học: Lấy học sinh là chủ thể.
- Người dạy chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú
trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trò.
- Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ động tham gia các hoạt động. Coi
trọng hướng dẫn trò tự tìm tòi
- Giáo án được thiết kế phân nhánh, có sự phân hóa theo trình độ và năng
lực.
- Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện.
- Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực (giải quyết vấn đề,
tự phát hiện, trải nghiệm…) kết hợp phương pháp truyền thống
* Kiểm tra, đánh giá: Quá trình, sản phẩm, toàn diện phẩm chất và năng lực.
- Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra” với sự đa dạng các hình thức
kiểm tra đánh giá, đánh giá qua sản phẩm, quan tâm tới sự tiến bộ của người học,
chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Người học được tham gia vào đánh giá lẫn nhau.
* Pháp lệnh: Chương trình
- Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn.
- Phát huy sự tìm tòi nên người học không phụ thuộc vào Giáo trình/Tài
liệu/Sách giáo khoa.
- Phát huy khả năngứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người
năng động, tự tin.

Câu 2. Thiết kế một hoạt động theo hướng phát triển năng lực dựa vào chương
trình GDPT năm 2018.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ: ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VIRUS GÂY
RA Ở ĐỊA PHƯƠNG
Môn học: Sinh học; lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Yêu cầu cần đạt: Điều tra một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương và phương
thức lây bệnh do virus gây ra.
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức:
Thực hiện được đề tài: điều tra một số bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở
địa phương. Trong đó:
Mỗi nhóm điều tra về 1 bệnh do virus gây ra theo các nội dung:
- Nguyên nhân gây bệnh.
- Con đường lây truyền.
- Đối tượng bị nhiễm bệnh.
- Số lượng người nhiễm.
- Điều kiện gây bệnh.
- Triệu chứng bệnh.
- Đề xuất giải pháp phòng chống bệnh.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ tự học: Thể hiện qua việc chuẩn bị bài, tìm kiếm và lựa
chọn thông tin về virus gây bệnh. Ghi chép thông tin bằng hình thức phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện qua hoạt động nhóm, hợp tác,
trao đổi, chia sẻ ý tưởng.
- Năng lực ngôn ngữ: Thuyết trình báo cáo mạch lac, rõ ràng, tự tin.
2.2. Năng lực chuyên môn / đặc thù: Tìm hiểu thế giới sống
Mỗi nhóm điều tra về 1 bệnh do virus gây ra theo các nội dung:
- Nguyên nhân gây bệnh: Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan
nhanh, rộng và có nhiều biến thể)
- Con đường lây truyền: Trình bày được phương thức lây truyền một số
bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi,...).
- Đối tượng bị nhiễm bệnh.
- Số lượng người nhiễm.
- Điều kiện gây bệnh.
- Triệu chứng bệnh.
3. Về phẩm chất:
- Trung thực: Công bằng trong sinh hoạt nhóm (vẽ tranh, ảnh, thiết kế hình
ảnh..); nêu rõ tự thực hiện hay có sự hỗ trợ của người khác khi thiết kế bài làm;
trung thực trong đánh giá sự tham gia đóng góp của các thành viên trong tổ.
- Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của các bạn trong nhóm, trong qua trình thảo
luận, phản biện
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị:
+ CNTT: Máy chiếu, Microsoft Teams, PowerPoint, Padlet, Google Forms
+ Thiết bị khác: Giấy A4, A1, bút lông, …
- Học liệu:
+ Học liệu số: Video virut gây bệnh, hình ảnh, …
+ Học liệu khác: Phiếu học tập; Phiếu điều tra thực trạng bệnh do virus gây
ra ở địa phương, …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 2. Điều tra một số bệnh do virus gây ra ở địa phương.
a) Mục tiêu:
Thực hiện được dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra ở địa phương.
b) Nội dung:
- Điều tra một số bệnh do virus gây ra ở địa phương.
- Xử lí số liệu điều tra.
- Báo cáo kết quả điều tra.
c) Sản phẩm:
Báo cáo kết quả điều tra bằng file PPT trên máy tính.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm thông qua phần mềm Microsoft
Teams, zoom, google meet:
+ Giáo viên giới thiệu mẫu phiếu điều tra (phiếu học tập số 1)
+ Phân công khu vực cho các nhóm tiến hành điều tra.
+ Yêu cầu các nhóm học sinh điều tra và báo cáo kết quả điều tra.
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ (thực hiện ngoài lớp học).
+ Thực hiện điều tra tình hình dịch bệnh ở địa phương.
+ Xử lí kết quả điều tra.
+ Làm bài báo cáo kết quả điều tra.
+ Đưa kết quả lên Padlet.
Bước 3. Tổ chức, điều hành.
Đại điện các nhóm báo cáo kết quả điều tra.
Thảo luận chung cả lớp về kết quả điều tra bệnh do virus gây ra.
Bước 4. Đánh giá, kết luận.
+ Giáo viên đánh giá và nhận xét.
+ Học sinh lắng nghe đánh giá, nhận xét của giáo viên.

Hoạt động 3. Tìm hiểu các phương thức lây truyền và biến thể của virus.
a) Mục tiêu:
Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực
vật và động vật (HIV, cúm, sởi,...).
Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều
biến thể.
b) Nội dung:
Học sinh đọc tài liệu, quan sát tranh ảnh, video và thảo luận nhóm để hoàn
thành phiếu học tập số 2 (phiếu thông tin về các phương thức lây truyền bệnh và
điều tra về tình hình lây truyền bệnh thực tế tại địa phương).
c) Sản phẩm:
Phiếu học tập số 2 đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên sử dung phần mềm Microsoft Teams (zoom,
google meet, …) để tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến theo các bước sau:
Bước 1. Giao nhiệm vụ.
+ Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh/video về các con đường lây
truyền của virus trong quần thể, biến thể của virus qua file PPT chia sẻ qua
Microsoft Teams(zoom, google meet, …).
+ Yêu cầu học sinh thảo luận trong group chat để hoàn thành phiếu học tập
số 2.
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ.
+ Học sinh quan sát tranh ảnh qua file chia sẻ trên phần mềm Mirosoft
Teams(zoom, google meet, …).
+ Học sinh thảo luận nhóm trong group chat để hoàn thành phiếu số 2.
+ Giáo viên có thể vào bất kì phòng nào đê hướng dẫn, định hướng học sinh
thảo luận.
Bước 3. Tổ chức, điều hành.
+ Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả phiếu học tập số 2 chia sẻ qua.
+ Thảo luận: Sau khi hoàn thành báo cáo phiếu học tập giáo viên đặt câu hỏi
thảo luận:
Câu 1. Trình bày phương thức xâm nhập của virus thực vật và cách phòng
ngừa?
Câu 2. Tại sao virus kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế
bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước?
Câu 3. Trình bày phương thức xâm nhập của virus động vật và cách phòng
ngừa?
Câu 4. Trình bày phương thức xâm nhập của virus ở người và cách phòng
ngừa?
Câu 5. Biến thể của virus là gì? Nguyên nhân xuất hiện của các biến thể đó?
Biến thể mới của virus có nguy hiểm không? Vì sao?
Bước 4. Đánh giá, kết luận
+ Giáo viên lắng nghe phần trả lời câu hỏi của học sinh và đưa ra nhận xét,
kết luận vấn đề.
+ Giáo viên lắng nghe học sinh báo cáo kết quả phiếu học tập và đánh giá.
+ Học sinh lắng nghe câu trả lời, báo cáo phiếu học tập của các nhóm, nhận
xét của giáo viên sau đó góp ý và bổ sung ý kiến.

You might also like