You are on page 1of 6

ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐOÀN KHOA QUẢN TRỊ
BCH CHI ĐOÀN QTL45B1 –
BCH CHI ĐOÀN QTL45B2
***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm


Số: 04 - KHLT/ĐTN
2021

KẾ HOẠCH LIÊN TỊCH


Công trình thanh niên cấp chi đoàn năm học 2021 - 2022
Chủ đề: “Lớp bồi dưỡng kỹ năng cho đoàn viên”

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:


1. Mục đích:
- Bồi dưỡng cho đoàn viên, sinh viên những kỹ năng mềm thiết yếu để thích ứng
tốt với sự phát triển của xã hội hiện đại; góp phần giải quyết vấn đề thiếu kỹ năng
mềm của người trẻ trong thời đại 4.0;
- Tạo môi trường thuận lợi để đoàn viên, sinh viên rèn luyện, phát triển, học hỏi
lẫn nhau; tạo hiệu ứng tốt cho công tác đào tạo đoàn viên của Đoàn;
- Góp phần thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động của tổ chức Đoàn, qua đó
nâng cao vị thế và hiệu quả của tổ chức, công tác Đoàn; đoàn kết, tập hợp thanh niên,
củng cố và nâng cao chất lượng chi đoàn, đoàn viên.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo công tác tuyên truyền rộng rãi; thu hút đoàn viên, sinh viên;
- Tổ chức, triển khai hoạt động tuân thủ các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về
phòng, chống dịch COVID-19; các chủ trương về phòng chống dịch COVID-19 theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Ban Giám hiệu Nhà trường.
II. ĐỐI TƯỢNG – THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:
1. Đối tượng: đoàn viên, sinh viên của chi đoàn QTL45B1 và QTL45B2 đang
học tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
2. Thời gian :
- Hoạt động diễn ra từ tháng 03/2021 đến hết tháng 4/2022 (dự kiến) với 02 giai
đoạn chính, cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1: Tổ chức lớp bồi dưỡng “Kỹ năng Truyền đạt”
• Buổi đàm thoại và chia sẻ - Ngày 06/03/2022;
• Buổi thực hành rèn luyện kỹ năng - Ngày 13/3/2022 và ngày 20/3/2022;
• Buổi thi kết thúc - Ngày 27/3/2022.
+ Giai đoạn 2: Tổ chức lớp bồi dưỡng “Kỹ năng Tranh biện”
• Buổi đàm thoại và chia sẻ - Ngày 03/4/2022;
• Buổi thực hành rèn luyện kỹ năng - Ngày 10/4/2022 và ngày 17/4/2022;
• Buổi thi kết thúc - Ngày 24/03/2022.
3. Địa điểm:
- BTC căn cứ vào tình hình thực tiễn để lựa chọn phương án tổ chức phù hợp:
+ Tổ chức trực tuyến qua các ứng dụng (app) trên mạng điện tử;
+ Tổ chức trực tiếp tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh cơ sở Bình Triệu.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN:
1. Kỹ năng truyền đạt
1.1. Ý nghĩa
- Tính thiết thực: Trong bất kỳ hoạt động nào cũng cần đến sự giao tiếp và khả
năng truyền đạt thông tin hiệu quả là nền tảng cho mọi hoạt động của đời sống và công
việc. Sở hữu kỹ năng truyền đạt hiệu quả giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức
khi truyền tải nội dung cho người khác, tạo ra những hiệu quả cao trong công việc.
- Giá trị mang lại: Bồi dưỡng, rèn luyện cho đoàn viên, sinh viên kỹ năng truyền
đạt thông tin, cụ thể: viết hoặc vẽ ra các thông điệp cần truyền đạt; ghi chép nhanh,
đầy đủ và chính xác; khả năng đơn giản hóa thông tin phức tạp; diễn đạt rõ ràng, trôi
chảy, thuyết phục bằng lời nói với ngôn ngữ, điệu bộ thích hợp tình huống và đối
tượng lắng nghe; cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
1.2. Phương thức thực hiện
- Tổ chức một lớp bồi dưỡng kỹ năng cho đoàn viên, sinh viên tham gia. Lớp bồi
dướng kéo dài 01 tháng, gồm 04 buổi: 01 buổi đàm thoại và chia sẻ kinh nghiệm từ
khách mời, 02 buổi thực hành, 01 buổi thi kết thúc.
Buổi đàm thoại và chia sẻ kinh nghiệm:
+ Trình bày kiến thức cơ bản và tầm quan trọng của kỹ năng.
+ Khách mời chia sẻ kinh nghiệm.
Chia sẻ và Giải đáp Ghi chú
Chia sẻ:
- Chia sẻ các phương pháp giúp hoàn thiện kỹ năng;
Khách mời
- Những kinh nghiệm trong quá trình thực hành, áp dụng kỹ
chia sẻ
năng trong cuộc sống;
- Tầm quan trọng của kỹ năng đối trong xã hội hiện đại.
Giải đáp:
6 – 7 câu hỏi
- Giải đáp thắc mắc của học viên
Buổi thực hành:
+ Học viên được rèn luyện kỹ năng thông qua các tình huống giả định.
+ Học viên được đóng góp ý kiến về phần thực hành giúp cải thiện hơn kỹ năng.
Buổi thi kết thúc nội dung:
+ Mỗi học viên thực hành ứng dụng kỹ năng qua một tình huống giả định (6
phút).
+ Ban giám khảo sẽ chấp điểm dựa trên các tiêu chí (có bảng tiêu chí).
+ Những học viên đạt đủ tiêu chí sẽ được nhận Giấy chứng nhận hoàn thành lớp
bồi dưỡng kỹ năng”.
- Nguồn tài liệu và sản phẩm truyền thông: tại đây
2. Kỹ năng tranh biện
2.1. Ý nghĩa
- Tính thiết thực: Kỹ năng tranh biện là một trong những kỹ năng cần thiết của
sinh viên ngành Luật nói riêng và người học nói chung. Nó giúp chúng ta giải quyết
vấn đề bằng cách chỉ ra những mâu thuẫn và thuyết phục rằng đâu là lựa chọn, quan
điểm đúng đắn trong những bối cảnh cụ thể; giúp chúng ta có thể dễ dàng đàm phán và
thương lượng để đạt được điều mình muốn.
- Giá trị mang lại: Bồi dưỡng, rèn luyện cho đoàn viên, sinh viên kỹ năng tranh
biện, đàm phán, phủ nhận thông tin một cách logic, lịch thiệp. Giúp sinh viên tăng sự
tự tin; trau dồi kỹ năng nghiên cứu, sắp xếp thông tin; cải thiện kỹ năng truyền đạt;
hình thành góc nhìn đa chiều và tư duy phản biện; tự tìm ra những lỗ hổng trong lập
luận của chính mình.
2.2. Phương thức thực hiện
- Tổ chức một lớp bồi dưỡng kỹ năng cho đoàn viên, sinh viên tham gia. Lớp bồi
dướng kéo dài 01 tháng, gồm 04 buổi: 01 buổi đàm thoại và chia sẻ kinh nghiệm từ
khách mời, 02 buổi thực hành, 01 buổi thi kết thúc.
Buổi đàm thoại và chia sẻ kinh nghiệm:
+ Trình bày kiến thức cơ bản và tầm quan trọng của kỹ năng.
+ Khách mời chia sẻ kinh nghiệm.
Chia sẻ và Giải đáp Ghi chú
Chia sẻ:
- Chia sẻ các phương pháp giúp hoàn thiện kỹ năng;
- Những kinh nghiệm trong quá trình thực hành, áp dụng kỹ Khách mời
năng trong cuộc sống; chia sẻ
- Chia sẻ, nhận xét về tình trạng phản biện thiếu tư duy;
- Tầm quan trọng của kỹ năng đối trong xã hội hiện đại.
Giải đáp:
6 – 7 câu hỏi
- Giải đáp thắc mắc của học viên
Buổi thực hành:
+ Học viên được rèn luyện kỹ năng thông qua các tình huống giả định.
+ Học viên được đóng góp ý kiến về phần thực hành giúp cải thiện hơn kỹ năng.
Buổi thi kết thúc nội dung:
+ Mỗi học viên thực hành ứng dụng kỹ năng qua một tình huống giả định (6
phút).
+ Ban giám khảo sẽ chấp điểm dựa trên các tiêu chí (có bảng tiêu chí).
+ Những học viên đạt đủ tiêu chí sẽ được nhận Giấy chứng nhận hoàn thành lớp
bồi dưỡng kỹ năng”.
- Nguồn tài liệu và sản phẩm truyền thông: tại đây
3. Kỹ năng tiếp nhận và chọn lọc thông tin (dự kiến tổ chức tháng 5)
3.1. Ý nghĩa
- Tính thiết thực: Kỷ nguyên công nghệ thông tin bùng nổ với các phương tiện
hiện đại, tốc độ internet nối dài đã đưa con người đến với lượng thông tin khổng lồ. Từ
đó xuất hiện tình trạng “ngộ độc thông tin”, khi được tiếp nhận quá nhiều nguồn thông
tin mà chưa có kĩ năng chọn lọc và tiếp nhận, chúng ta sẽ có cái nhìn sai lệch, ảnh
hưởng đến tư duy và quan điểm sống.
- Giá trị mang lại: Bồi dưỡng, rèn luyện cho đoàn viên, sinh viên kỹ năng tiếp
nhận và chọn lọc thông tin, cụ thể như: đọc hiểu, lắng nghe, tra cứu tìm kiếm thông
tin, biết đánh giá chọn lọc thông tin, nắm bắt nhanh và hiểu đúng, hiểu sâu trọng tâm
vấn đề.
3.2. Phương thức thực hiện
- Tổ chức một lớp bồi dưỡng kỹ năng cho đoàn viên, sinh viên tham gia. Lớp bồi
dướng kéo dài 01 tháng, gồm 04 buổi: 01 buổi đàm thoại và chia sẻ kinh nghiệm từ
khách mời, 02 buổi thực hành, 01 buổi thi kết thúc.
Buổi đàm thoại và chia sẻ kinh nghiệm:
+ Trình bày kiến thức cơ bản và tầm quan trọng của kỹ năng.
+ Khách mời chia sẻ kinh nghiệm.
Chia sẻ và Giải đáp Ghi chú
Chia sẻ:
- Chia sẻ các phương pháp giúp hoàn thiện kỹ năng;
- Những kinh nghiệm trong quá trình thực hành, áp dụng kỹ
năng trong cuộc sống; Khách mời
- Chia sẻ quan điểm, lời khuyên về tình trạng tiếp thu không chia sẻ
chọn lọc những thông tin độc hại, thông tin sai lệch trên mạng
xã hội;
- Tầm quan trọng của kỹ năng đối trong xã hội hiện đại.
Giải đáp:
6 – 7 câu hỏi
- Giải đáp thắc mắc của học viên
Buổi thực hành:
+ Học viên được rèn luyện kỹ năng thông qua các tình huống giả định.
+ Học viên được đóng góp ý kiến về phần thực hành giúp cải thiện hơn kỹ năng.
Buổi thi kết thúc nội dung:
+ Mỗi học viên thực hành ứng dụng kỹ năng qua một tình huống giả định (6
phút).
+ Ban giám khảo sẽ chấp điểm dựa trên các tiêu chí (có bảng tiêu chí).
+ Những học viên đạt đủ tiêu chí sẽ được nhận Giấy chứng nhận hoàn thành lớp
bồi dưỡng kỹ năng”.
- Nguồn tài liệu và sản phẩm truyền thông: tại đây
IV. MỤC TIÊU
1. Nội dung và mô hình học tập
- Nội dung kiến thức của từng kỹ năng được tinh chọn kỹ lưỡng, có tính thực tế
và tính ứng dụng cao trong thực tiễn.
- Mô hình tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng:
+ Buổi đàm thoại và chia sẻ kinh nghiệm: buổi học cung cấp cho học viên những
kiến thức nền tảng và kinh nghiệm trong các tình huống thực tiễn. Và phần chia sẻ của
các khách mời với những kinh nghiệm thú vị, bổ ích.
+ Buổi thực hành: buổi học xây dựng những tình huống giả định phù hợp, thiết
thực theo từng kỹ năng, tạo điều kiện cho học viên tham gia thực hành, cải thiện, phát
triển kỹ năng và học hỏi lẫn nhau trong quá trình tham gia buổi học.
2. Lợi ích cho học viên
- Học viên được tham gia môi trường học tập chuyên nghiệp, chất lượng; được
tiếp cận những kiến thức và kinh nghiệm thiết thực; được tạo điều kiện để rèn luyện kỹ
năng, tránh tiếp thu lý thuyết một cách thụ động.
- Học viên được cấp bảng đánh giá và giấy chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng
kỹ năng. Những học viên có thành tích xuất sắc sẽ được trao tặng suất quà khuyến
khích học tập.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Tổ chức chương trình
1. Đ/c Phan Trọng Toàn Bí thư Chi Đoàn QTL45B2 Trưởng ban
2. Đ/c Nguyễn Thiện Như Bí thư Chi Đoàn QTL45B1 Phó ban
3. Đ/c Nguyễn Huỳnh Thanh Thư Phó Bí thư Chi Đoàn QTL45B1 Phó ban
4. Đ/c Phan Nguyễn Ngọc Trâm Phó Bí thư Chi Đoàn QTL45B2 Thành viên
5. Đ/c Đặng Bảo Trân UV BCH Chi Đoàn QTL45B1 Thành viên
6. Đ/c Trương Thị Thu Sương UV BCH Chi Đoàn QTL45B2 Thành viên
2. Tiến độ thực hiện
- Ngày 06/10/2021: Hoàn thành Dự thảo kế hoạch và trình Ban chấp hành Đoàn
khoa Quản trị.
- Ngày 14/02/2021: Ban hành kế hoạch chính thức và triển khai kế hoạch đến các
sinh viên; tiến hành công tác chuẩn bị.
- Ngày 01/03/2022 đến 27/03/2022: Tiến hành tổ chức lớp học bồi dưỡng kỹ
năng “Kỹ năng Truyền đạt”.
- Ngày 28/03/2022 đến 30/4/2022: Tiến hành tổ chức lớp học bồi dưỡng kỹ năng
“Kỹ năng Tranh biện”.
- Ngày 03/5/2022: Tổng kết và rút kinh nghiệm.
Mọi thắc mắc liên hệ: Đ/c Nguyễn Thiện Như – SĐT: 0367343910 hoặc Đ/c
Phan Trọng Toàn – SĐT: 0934623872.

TM. BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN QTL45B2 TM. BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN QTL45B1
BÍ THƯ BÍ THƯ

(đã ký) (đã ký)

Phan Trọng Toàn Nguyễn Thiện Như


Nơi nhận:
- BCH Đoàn khoa Quản trị (báo cáo);
- Chi đoàn QTL45B1 và Chi đoàn QTL45B2 (thực hiện);
- Lưu VP.

DUYỆT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN KHOA


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

You might also like