You are on page 1of 3

Lời thuyết trình :

1.Albert Einstein sinh ngày 14-3-1879 tại Ulm, miền Wurtemberg, nước Đức.
Cái tỉnh nhỏ bé này không mang lại cho Albert một kỷ niệm nào cả vì năm sau,
gia đình Einstein đã di chuyển tới Munich. Sống tại nơi đây được một năm, một
người em gái của Einstein ra chào đời và từ đó không có thêm tiếng trẻ thơ nữa.
Munich, thành phố mà Albert Einstein đã sống trong thời thơ ấu, là trung tâm chính trị và
văn hóa của nước Đức tại miền nam. Ông Hermann - bố của Eimstein đã mở tại thành
phố này một cái xưởng nhỏ về điện cơ.

2.Từ ngày lọt lòng mẹ, cậu Albert chẳng có gì khác hơn những đứa trẻ thông thường.
Cậu chậm biết nói đến nỗi lên 3 tuổi mà còn bập bẹ tiếng một khiến cho cha mẹ tưởng
cậu bị câm. Lúc 4 tuổi, ông thường xuyên học toán với người chú tài ba của mình. Điều
đó giúp Einstein hiểu những khái niệm cơ bản về toán học.

3. Năm lên 10 tuổi, Albert Einstein rời trường tiểu học vào Gymnasium tức là trường
trung học Đức. Việc học của các thiếu niên Đức từ 10 tới 18 tuổi đều do Gymnasium
quyết định và cho phép lên Đại Học hay bước sang các ngành kỹ thuật. Tại bậc trung
học, học sinh phải học rất nhiều về tiếng La-Tinh và Hy Lạp. Kỷ luật nhà trường rất
nghiêm khắc, các giáo sư thường độc đoán và xa cách học sinh. Sống tại một nơi có
nhiều điều bó buộc như vậy, Albert Einstein cảm thấy khó chịu. Có lần cậu nói: “tại bậc
tiểu học, các thầy giáo đối với tôi như các ông Thượng Sĩ, còn tại bậc trung học, giáo sư
là các ông Thiếu Úy”. Sự so sánh này làm nhiều người liên tưởng tới đội quân của Vua
Wilhelm II, với các ông Thượng Sĩ là những người thô tục và tàn bạo còn sĩ quan
thường ưa thích uy quyền, lại tỏ ra bí mật và quan trọng.

4. Albert Einstein đã rất thích học âm nhạc. Hồi nhỏ, Ông thường chơi vĩ cầm trên nền
nhạc của Mozart.

III.

1.KG,TG

Trước đây, chúng ta nghĩ về không gian và thời gian là hoàn toàn tách biệt,
bởi vì chúng được đo lường bằng các đơn vị khác nhau, chẳng hạn như km
hay giây.

Nhưng Einstein đã chỉ ra cách chúng thực sự có thể hoán đổi cho nhau, liên
kết với nhau thông qua tốc độ ánh sáng, với xấp xỉ 300.000 km/giây.

2. Thuyết tương đối :

Sở dĩ nổi tiếng như vậy là vì phương trình đã biểu thị sự tương đương của
khối lượng (m) và năng lượng (E) - vốn là 2 thông số vật lý trước đây được
cho là hoàn toàn tách biệt.
Trong vật lý truyền thống, khối lượng đo lượng vật chất chứa trong một vật
thể, trong khi năng lượng là một đặc tính mà vật thể có được nhờ chuyển
động của nó và các lực tác dụng lên nó.

Tuy nhiên, phương trình của Einstein nói rằng khối lượng và năng lượng về
cơ bản là như nhau, miễn là bạn nhân khối lượng với c ^ 2 - hay bình
phương của tốc độ ánh sáng (một con số rất lớn), để đảm bảo rằng nó kết
thúc bằng một đơn vị là năng lượng.

3. Tia laser :

Năm 1959, khái niệm laser ra đời, là viết tắt của "sự khuếch đại ánh sáng
bằng cách phát xạ kích thích". Trong khi đó, phát xạ kích thích là một khái
niệm mà Einstein đã phát triển hơn 40 năm trước đó, theo Hiệp hội Vật lý
Hoa Kỳ.

Einstein nhận ra rằng các photon mới di chuyển theo cùng một hướng,
cùng tần số và cùng pha với photon ban đầu. Điều này dẫn đến "hiệu ứng
thác", khi ngày càng có nhiều photon gần như giống hệt nhau được tạo ra.

4. Hố đen vũ trụ : Thuyết tương đối hẹp của Einstein đã chỉ ra rằng "không-
thời gian" có thể khiến một số điều kỳ lạ xảy ra, ngay cả khi không có
trường hấp dẫn.

Ông phát hiện ra rằng các vật thể khổng lồ như hành tinh và các ngôi sao
thực sự làm biến dạng cấu trúc của "không-thời gian". Chính sự biến dạng
này đã tạo ra các hiệu ứng mà chúng ta nhận thấy là lực hấp dẫn.

Einstein giải thích thuyết tương đối rộng thông qua một tập hợp các
phương trình phức tạp, có rất nhiều ứng dụng.

Có lẽ giải pháp nổi tiếng nhất dựa trên các phương trình của Einstein đến từ
giải pháp của Karl Schwarzschild vào năm 1916, khi ông nhắc tới một lỗ đen
trong vũ trụ.

Bên cạnh đó, một giải pháp mà chính Einstein đã phát triển vào năm 1935
mô tả khả năng xảy ra các đường tắt từ một điểm trong "không-thời gian"
đến một điểm khác.

5. Sóng hấp dẫn

Einstein qua đời vào năm 1955, nhưng di sản khoa học khổng lồ của ông
vẫn tiếp tục gây chú ý ngay cả trong thế kỷ 21.
Điều này xảy ra vào tháng 2/2016 với việc công bố phát hiện ra sóng hấp
dẫn - một hệ quả khác của thuyết tương đối rộng.

Sóng hấp dẫn là những gợn sóng nhỏ truyền qua cấu trúc của "không-thời
gian", và người ta thậm chí tuyên bố rằng Einstein đã "tiên đoán" về sự tồn
tại của chúng, dù ông chưa từng nói về khái niệm này.

6. Sự giãn nở của vũ trụ

Một trong những điều đầu tiên Einstein đã làm với các phương trình thuyết
tương đối rộng của chính ông vào năm 1915, là áp dụng chúng vào vũ trụ.

Thế nhưng, có một vấn đề mà bản thân ông đã không thể lý giải được, đó
là cấu trúc không gian dường như luôn ở trong trạng thái giãn nở liên tục.
Hệ quả là nó tác động đến các thiên hà, khiến khoảng cách giữa chúng
không ngừng tăng lên.

Nhận thấy có điều gì đó không đúng ở đây, Einstein đã thêm một khái niệm
gọi là hằng số vũ trụ vào các phương trình của mình để tạo ra một vũ trụ
tĩnh, hoạt động ổn định.

You might also like