You are on page 1of 2

A.

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU ĐOẠN VĂN HỌC THUẬT


Đoạn văn số 1. (1) Sau năng lượng thủy triều, biển còn cho con người một nguồn năng lượng khác - năng lượng
sóng. (2) Tiến sĩ năng lượng Sơntơ người Anh đã sáng chế ra một máy tương đối hoàn chỉnh để thu nhận năng lượng
sóng. (3) Phát minh của Sơntơ đã thu được một hiệu suất kỷ lục về sản xuất năng lượng. (4) Máy đã thu được tới
85% công sản ra của sóng biển (các hệ thống máy khác chỉ đạt không quá 50%). (5)Theo tính toán lý thuyết thì 1m
sóng biển “chứa đựng” từ 40KW đến 100 KW năng lượng có thể khai thác được. (6) Từ đó suy ra một hệ thống
chuyển thu năng lượng sóng dài 90km hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu về điện cho cả nước Anh.

Đoạn văn số 2.(1) Đọc sách giúp chúng ta rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo. (2) Sách được
viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài...
(3) Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc sống.
(4) Thí dụ nói đến 'tĩnh vật' chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh,
nói đến 'quỹ đạo' chúng ta nghĩ đến tập hợp những điểm tạo nên một con đường khép kín dành cho sự chuyển động
của một thực thể nào đó, hoặc nói đến 'hoa mai' chúng ta nghĩ đến loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa xuân, đẹp và
mọi người thích thưởng thức... (5) Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật
và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên
tưởng.

Đoạn văn số 3. (1) Ngày nay du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong xã hội cũng như trong nền kinh tế
quốc dân. (2) Đối với đời sống văn hóa, nó đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người, còn đối với kinh tế nó là
một ngành công nghiệp mũi nhọn, một ngành mang lại rất nhiều lợi nhuận. (3) Việc phát triển du lịch giúp thúc đẩy
sự giao lưu văn hóa, tạo điều kiện để con người khắp mọi nơi trên thế giới có thể tiếp xúc, trao đổi và hiểu biết lẫn
nhau. (4) Đồng thời phát triển du lịch còn tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, hình thành nên một
nền kinh tế phát triển đồng bộ.

Đoạn văn số 4. (1) Ngay từ đầu thế kỷ XI - XII ở các bờ biển nước Pháp, Anh và Xcốtlen người ta đã biết lợi
dụng thủy triều để làm chuyển động cối xay bột, thế mà chỉ mới hơn 30 năm trở lại đây người ta mới tạo ra những
trạm điện thủy triều. (2) Hoạt động của nhà máy điện thủy triều tương đối phức tạp do phải phụ thuộc vào quy luật
vận hành của mặt trăng. (3) Ngoài ra, sóng to, gió lớn, bão biển cũng ảnh hưởng đến nguồn năng lượng này. (4)
Song so với thủy điện trên sông, điện thủy triều vẫn ổn định hơn rất nhiều. (5) Trong tương lai, điện thủy triều sẽ có
vị trí đáng kể trong cung cấp điện năng.

Đoạn văn số 5. (1) Nếu thiên nhiên rất đẹp thì lý gì các lý thuyết diễn tả nó lại không đẹp như thế? (2) Nhà khoa
học cũng như nhà thơ, tại sao họ lại không thể để cho các cảm xúc về cái đẹp bổ sung cho những nhận xét lý tính
của mình? (3) Các nhà bác học vĩ đại nhất đã trả lời rất rõ ràng câu hỏi này. (4) Nhà toán học Pháp H.Poincaré
(1854-1912) nói: “Nhà khoa học không nghiên cứu Tự nhiên vì mục đích vị lợi. Ông ta nghiên cứu vì tìm thấy trong
công việc sự thích thú và tìm thấy sự thích thú bởi Tự nhiên rất đẹp. Nếu Tự nhiên không đẹp thì nó không đáng
được nghiên cứu, và cuộc sống cũng không đáng để sống nữa”. (5) Poincaré còn bổ sung cho định nghĩa về cái đẹp
như sau: “tôi nói đến cái đẹp thầm kín nảy sinh từ sự hài hòa giữa các bộ phận mà một trí tuệ thuần khiết có thể
cảm nhận được”. (6) Nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg (1901-1976), một trong những cha đẻ của môn vật
lý lượng tử, đã đáp lại tiếng nói từ đáy lòng của Poincarré, ông nói: “Nếu Tự nhiên dẫn dắt chúng ta đến các hình
thức toán học hết sức đơn giản và đẹp đẽ - bằng từ “hình thức” tôi muốn nói đến các hệ thống nhất quán các giả
thuyết, các tiên đề... - mà trước đó chưa có một ai nhận thấy, thì chúng ta không thể không nghĩ rằng đó là những
cái có thực, rằng chúng hé lộ khía cạnh hiện thực của Tự nhiên... Bạn chắc cũng đã cảm thấy điều đó: tính đơn giản
đáng kinh ngạc và toàn bộ mối liên hệ chằng chịt mà Tự nhiên đột nhiên bày ra trước mắt chúng ta, và đối với
những cái đó chúng ta chưa thật sẵn sàng”. (7) Chính Albert Einstein (1879-1955) cũng đã viết ở đoạn cuối bài báo
về Thuyết tương đối rộng rằng: “Tất cả những ai hiểu về lý thuyết này sẽ không thoát khỏi ma lực của nó”. (8) “Trật
tự hài hòa”, “Tính đơn giản”, “Sự nhất quán”, “Ma lực”, đó tất cả những gì để định nghĩa “cái đẹp” trong khoa học.

Đoạn văn số 6. Mỗi thời đại, mỗi nền văn hóa đều có những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu. Trải qua thời gian,
phong cách, kỹ thuật của các tác phẩm nghệ thuật luôn biến đổi, phát triển. Mọi biến đổi, phát triển đều hướng đến
đạt mục tiêu phản ánh hiện thực. Sự phản ánh hiện thực dù bằng cách chân thực hay trừu tượng đều là sự “chạm”
đến mọi khía cạnh của kiếp nhân sinh. Người nghệ sĩ “chạm” vào hiện thực để phản ánh nó trong tác phẩm của
mình. Chúng ta “chạm” vào được hiện thực khi thưởng lãm những tác phẩm nghệ thuật đó. Người họa sĩ vẽ nên bức
tranh còn bạn, người xem tranh hoàn tất bức tranh bằng cách ngắm nhìn nó với “con mắt” của tư duy và sựu trải
nghiệm cuộc sống của riêng bạn. Bạn khám phá nghệ thuật bằng chính con người bạn và song song đó bạn khám
phá ra chính mình trong quá trình khám phá nghệ thuật. Nghệ thuật sống trong bạn.

You might also like