You are on page 1of 37

“Thế giới phát minh”

“Thế giới phát minh” (Le Livre mondial des Inventions), tập III. Sách gồm 4 tập, do Valérie-Anne
Giscard d’Estaing chủ biên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, HN, 1994.

MẪU CHUẨN

Cân và đo

Những đơn vị đo lường đầu tiên thường rất phù hợp với kích thước cơ thể người: ngón tay, cẳng tay,
khoảng cách giữa đỉnh mũi và đầu bàn tay của đức vua đối với người Anh thời Trung Đại (iat) – hoặc với
các hoạt động của thân thể: bước đi và khoảng cách tương đương với một giờ đi bộ.

Sau một thời gian dài hình thành các đơn vị đo lường thì sự phát triển khoa học và kỹ thuật đòi hỏi phải
áp đặt trong thực tiễn một hệ thống đo lường chặt chẽ. Với sự thiết lập hệ mét thập phân thì ở nước Pháp
đã chám dứt tình trạng lôn xộn.

ở các nước Ănglo-Xắcxông, mãi đến nửa sau của thế kỷ XX hệ quốc tế SI mới được chấp nhận. Mãi tới
năm 1980 nước Anh mới chấm dứt giai đoạn thích ứng với hệ mét.

Hệ mét (1795)

Ở Pháp, nguyên tắc bắt buộc áp dụng các đơn vị đo đã được ấn định trong Công ước theo sắc lệnh ngày
18 tháng nảy mầm năm thứ III của nước Cộng hòa, tức 7-4-1795. sắc lênh đó thiết lập hệ mét, ấn định
danh mục các đơn vị và lần đầu tiên đã định nghĩa mét một cách hợp pháp. Một định nghĩa mới của mét
đã được đưa ra vào năm 1983.

Mặt khác, đơn vị khối lượng là kilogam.


Ngày 22 tháng 6 năm 1799, những mẫu chuẩn đầu tiên của mét và kilogam đã được đặt ở Viện lưu trữ
quốc gia Pháp, tại Paris. Cũng năm đó, ở Pháp, đạo luật ngày 19 tháng Giá năm VII (tức ngày 10-12-
1979) quy định bắt buộc áp dụng hệ mét. Việc sử dụng hệ mét tiến triển rất chậm.

Hệ đơn vị quốc tế SI (1960)

Năm 1960, hệ đơn vị này đã xác định 7 đơn vị cơ bản từ đó suy ra các đơn vị khác. Đó là các đơn vị:

- độ dài (mét);

- khối lượng (kilogam);

- thời gian (giây);


- cường độ dòng điện (ampe);

- nhiệt độ (kenvin, vốn tương đương với Celsius, song thang Kenlvin xuất phát từ không độ tuyệt đối chứ
không phải 0oC; 00C = 276,16 K);

- lượng chất (mol);

- cường độ sáng (canđela).


TĨNH HỌC VÀ CƠ HỌC

Tĩnh học (thế kỷ XVI-XVII)


Nhà bác học xứ Flandre S. Stevin (1548-1620), gọi là Simon de Bruges, được coi là người sáng tạo ra tĩnh
học thời nay. Tĩnh học là khoa học nghien cứu sự cân bằng của các vật thể, cũng như các điều kiện tạo
nên sự cân bằng đó. Thiên tài đi trước Stevin là Archimède (287-212 tr. CN), người Hy lạp ở Syracuse.

Trọng tâm (thế kỷ II tr. CN)

Nhà bác học thời cổ đại là Archimède, người Hy Lạp sinh ra ở Syracuse vào năm 287 trước CN, ông là
người đầu tiên đã xác định được trọng tâm của những vật rắn đồng chất có hình dạng xác định như hình
trụ, hình cầu và hình nêm. Archimède đã phát triển khái niệm đó trong tác phẩm Sách về sự cân bằng. Ở
đó, ông cũng đã trình bày một lý thuyết đòn bẩy chặt chẽ nhất.

Cân (khoảng 3500 tr. CN)


Khoảng 3500 trước CN, để cân lúa mì hoặc vàng, người Ai Cập đã sử dụng cân hai đĩa treo trên một tay
đòn.
Cân thiên bình (thế kỷ X tr. CN)

Loại cân này có hai tay đòn không đều do người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ X trước CN, được
những dân du mục cưỡi ngựa mang đến phương Tây khoảng gần trước khi chúa Giêsu ra đời. Hiện nó vẫn
đang được sử dụng.

Cân Roberval (1670)

Năm 1670, nhà toán học, vật lý và cơ học Pháp G. P. de Roberval (1602-1675) đã giới thiệu một trong
những phát minh của mình với Viện hàn lâm Khoa học Paris. Đó là cái cân hai đĩa được đỡ bởi một đòn
cân và gắn với một đòn đỡ bởi hai cọc cứng dẫn hướng cho chuyển động của chúng.

Một thời gian dài, cân Roberval là phổ biến nhất trong các loại cân thương mại. Nó đã được thay thế bởi
cân Roberval bán tự động rồi sau đó bởi cân điện tử.

Cân nhanh nhất trên thế giới (1988)


Được tổ chức Pháp Saviphar hiệu chỉnh, loại cân này, được gọi là Regulator II, là một hệ thống đo lường
mới có gắn với máy tính cho phép cân được hơn hai trăm lần trong một phút. Vậy nên nó là loại cân
nhanh nhất trên thế giới, có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực cần chính xác như trong công nghiệp dược
hoặc công nghiệp chất nổ. Nhờ lắp máy vi tính và lực kế điện tử tự động nên độ chính xác của cân vào cỡ
1/10.000.

Thủy tĩnh học

Nguyên lý Archimède

Archimède (287-212 tr. CN) là người đầu tiên đã phát biểu nguyên lý vật nổi mang tên ông: toàn bộ vật
nhúng trong một chất lưu (lỏng hoặc khí) ở cân bằng trong đó sẽ chịu một lực đẩy thẳng đứng, hướng từ
dưới lên trên, bằng trọng lượng của chất lưu bị vật chiếm chỗ và đặt tại trọng tâm phần chất lưu bị chiếm
chỗ.

Ơrika!

Ta biết rằng sau khi tìm ra nguyên lý mang tên ông, Archimède đã thốt lên “Ơrika!” (ta tìm thấy rồi!).
Những tình tiết quanh khám phá đó được biết đến ít hơn: người ta kể rằng tên bạo chúa thành Syracuse,
Hiéron II, một kẻ bản tính đa nghi, đã giao vàng ròng cho một người thợ kim hoàn để đúc và chạm một
chiếc vương miện. Archimède đã được giao nhiệm vụ kiểm tra công việc của người thợ thủ công đó. Lúc
bây giờ ông đã có ý nhấn chìm vào trong một cái chậu đầy ắp nước trước hết là vương miện, rồi sau đó là
vàng và bạc cùng trọng lượng như trọng lượng của vương miện. Người ta kể rằng sau mỗi lần nhúng như
thế ông lại cân nước trào ra.

Cuối cùng ông đã phát hiện ra con số của lần cân đầu nằm giữa các con số của hai lần cân sau. Và đó là
bằng chứng rằng vương miện đã được làm từ một hỗn hợp của vàng và bạc. Và thế là người thợ kim
hoàn, kẻ đã ăn cắp vàng ròng phải sửa lại vương miện.

Nghịch lý thủy tinh (1586)

Nhà toán học và vật lý học xứ Flandre S. Stevin (1548-1620), gọi là Simon de Bruges, nhân viên thanh tra
đê điều của chính phut Ha Lan và với chức đó, ông trực tiếp quan tâm tới các lực bên trong các chất lỏng
và là người đầu tiên tiến hành nghiên cứu khoa học thực sự về chúng.

Năm 1586, xuất hiện ba cuốn sách cơ học của ông. Ở đó ông đã trình bày nghịch lý thủy tinh nổi tiếng: áp
xuất của một chất lỏng lên đáy của bình chứa chỉ phụ thuộc vào độ cao so với đáy bình của chất lỏng và
không phụ thuộc vào hình dạng bình chứa. Ngược lại, trọng lượng của chất lỏng chứa ở trong lại phụ
thuộc vào hình dạng bình chứa.

Hệ thức cơ bản (1651-1654)

Năm 1663, đã xuất hiện “Khảo luận về sự cân bằng của các loại rượu” của B. Pascal (1623-1662). Trong
công trình viết giữa các năm 1651 và 1654 đó, Pascal đã phát biểu lại theo ý ông nghịch lý thủy tĩnh do
Stevin nêu lên: hiệu áp suất lực giữa hai điểm trong một chất lỏng ở cân bằng bằng trọng lực của cột chất
lỏng có độ cao bằng hiệu các độ cao của hai điểm. Về sau từ đó suy ra nguyên lý bình thông nhau.

Định lý cơ bản

Vẫn xuất phát từ hệ thức cơ bản, Pascal đã rút ra định lý cơ bản của ông: toàn bộ phần áp suất tăng ở một
điểm trong một chất lỏng không nén được ở cân bằng đều được truyền nguyên vẹn sang tất cả các điểm
của chất lỏng đó.

Sự rơi của các vật (1602)

Nhà vật lý và thiên văn Italia Galilée (1564-1642) đã chứng minh rằng các vật rắn rơi với tốc độ không
phụ thuộc vào trọng lượng của chúng, nếu ta bỏ qua sức cản của không khí. Trong tác phẩm Về chuyển
động xuất hiện năm 1602, Galilée đã chứng minh rằng khoảng rơi tỉ lệ với bình phương thời gian và tốc
độ rơi tỉ lệ với thời gian. Trong tác phẩm Thảo luận và những chứng minh toán học liên quan tới hai khoa
học mới, xuất hiện năm 1638, Galilée đã phát biểu nguyên lý quán tính. Ông cũng đã nêu các định luật
liên quan tới chuyển động đều và chuyển động biến đổi đều.

Cơ học chất lỏng (thế kỷ XIX-XX)

Số Reynolds

Kỹ sư Anh O. Reynolds (1842-1912) đã tiến hành các nghiên cứu trong thủy động lực học. Đặc biệt, ông
đã nghiên cứu các chế độ chảy của những chất lưu nhớt. Số Reynolds là một hệ số không thứ nguyên biểu
thị tỷ số giữa lực quán tính và lực nhớt.

Số Froude

Kỹ sư Anh W. Froude (1818-1879) là người đầu tiên đã nghiên cứu bằng thực nghiệm sức cản chuyển
động của chất lỏng. Để thực hiện các- thí nghiệm của mình, ông đã chế ra chiếc bể đầu tiên để thử các mô
hình.

Số Mach

Nhà triết học và vật lý Áo E. Mach (1838-1916) là người đầu tiên đã chỉ ra vai trò của tốc độ trong các
dòng chảy khí động lực. Chẳng hạn tốc độ của một cái máy bay được xác định bởi số Mach (M). nếu M >
1 thì máy bay là loại vượt âm, nghĩa là nhanh hơn âm thanh (340m/s trong không khí).

Hiện tượng hấp dẫn

Nguồn gốc các thuyết (Cổ đại)

Vào thế kỷ V trước CN, những người theo trường phái Pythagore (nhà bác học và triết học nổi tiếng Hy
Lạp), cùng với Eudoxe de Cnide, người Hy lạp, đã hình dung ra một hệ các hình cầu đồng tâm, có các
trục quay nghiêng khác nhau và đi qua một tâm chung: đó là Trái Đất.

C. Ptolémée (khoảng 85-165 sau CN), nhà thiên văn cuối cùng của thời Cổ đại, đã hệ thống hóa hệ thống
vũ trụ học đó.

Hệ thống Copernic (thế kỷ XVI)

N. Copernic (1473-1543), tiến sĩ luật, phụ tá linh mục và nhà thiên văn đam mê người Ba Lan,từ đầu thế
kỷXV đã xây nên một thuyết tinh nguyên học vốn đã làm cho ông trở nên nổi tiếng: trái đất quay xung
quanh mình nó, và cũng như các hành tinh khác, nó còn quay xung quanh mặt trời.

Con người thận trọng này hiểu rõ Giáo hội. Chắc chắn ông đã hình dung ra những sư la ó phản đối mà các
nhà thần học không quên kích động, bởi vì chính lý thuyết của ông làm tan biến niềm tin của họ rằng Trái
Đất, và do vậy con người, “hình ảnh của Chúa”, là trung tâm của vũ trụ. Ông cũng đã không vội vã công
bố tác phẩm “Về chuyển động quay của các thiên thể” của ông mà ông đã phó thác cho một người bạn là
G. Rhaethicus. Tác phẩm đã xuất hiện mấy ngày trước ngày mất của Copernic, ngày 24 tháng 5 năm
1543.

Ta hãy nhắc lại một sự kiện ít được biết đến song lại rất đáng quan tâm: mười tám thế kỷ trước Copernic,
Aristarque de Samos (310 - khoảng 230 tr. CN), người Hy Lạp, là người đầu tiên đã tưởng tượng ra hình
ảnh nhật tâm của vũ trụ. Trái với các lý thuyết thời đó, theo ông thì Trái Đất và các hành tinh khác quay
xung quanh Mặt Trời chứ không phải ngược lại. Hơn nữa, ông đã nhận ra chuyển động của Trái Đất xung
quanh mình nó.

VẬT CHẤT

Chất khí (thế kỷ XVII)

Bác sĩ và nhà hóa học xứ Flandre J. B. V. Helmont (1577-1644) là người đầu tiên đã nhận ra sự tồn tại
của những chất khí khác nhau, như khí cacnonic, oxit cacbon và oxi mà mãi sau này người ta mới xác
định được. Cho đến thế kỷ XVII thì những kiến thức về trạng thái vật chất đó vẫn chỉ là thuần túy kinh
nghiệm.

Người Hy Lạp đã gọi “không gian bao la và mờ mịt vốn tồn tại trước buổi đầu của sự vật” là khaos. Van
Helmont dựa theo âm mà nó gọi là gaz (chất khí).

Không khí (thế kỷ XVII)

Đối với người Cổ đại thì không khí – cùng với đất, nước và lửa – là một trong bốn nguyên tố cơ bản của
tự nhiên. Người đầu tiên khẳng định rằng không khí là một hỗn hợp là một học trò của Boyle (Xem Sự
giãn nở của chất khí, ở phần dưới), J. Mayow (1640-1679), nhà hóa học và sinh lý học Anh.

Oxi và nito (thế kỷ XVIII)


Chính vào năm 1777, trong một báo cáo khoa học (mãi năm 1872 mới được công bố), A. L. de Lavoisier
(1743-1749), người sáng lập ra ngành hóa học hiện đại – sau đó là công trình của nhà hóa học Anh J.
Priestley và của nhà hóa học Thụy Điển C. W Scheele – đã gọi không khí sống (nghĩa là không khí tạo ra
một axit) là oxi, còn không khí chết (nghĩa là không duy trì sự sống) là nitơ. Từ năm 1772, bác sĩ kiêm
nhà vật lý D. Rutherford (1748-1819) đã ghi lại khám phá nitơ trong luận án tiến sĩ của mình.

Khí hiếm.

Phân tích chính xác đầu tiên (1783)

Năm 1783, nhà hóa học Anh H. Cavendish (1731-1818) lần đầu tiên đã tiến hành phân tích không khí một
cách tương đối chính xác. Ông đã tìm thấy 20,8% oxi, 79,2% nitơ và xác định sự có mặt của một loại bọt
chiếm khoảng 1% thể tích khí đem phân tích. Bọt đó dường như vốn có một tính trơ lớn.

Agon (1894)
Năm 1894, hai nhà nghiên cứu Anh, W. Ramsay (1852-1916) và J. W. Rayleigh (1842-1919), bằng cách
phân tích phổ đã phát hiện ra sự có mặt một loại khí trơ trong không khí. Họ đã gọi nó là agon. Agon
trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là lười.

Heli (1895)

Năm 1895, Ramsay và nhà hóa học Thụy Điển P. T. Cleve (1840-1905) đã xác định được sự có mặt của
heli trong một loại quặng (cleveit).

Nhà thiên văn Pháp J. Janssen (1842-1907) đã phát hiện ra sự có mặt của heli trong khí quyển trong thời
gian nhật thực ngày 18 tháng 8 năm 1868.

Neon, kripton, xenon (1898)

Năm 1898, Ramsay và nhà hóa học Anh M. W. Travers (1872-1966) đax tách nước từ không khí các chất
khí hiếm khác: neon, kripton, xenon.

Rađon (1900)

Năm 1900, E. Dorn, người Đức, đã khám phá ra khí trơ cuối cùng, rađon, trong cặn bã phóng xạ của rađi.
Ranđon là một chất khí nguy hiểm. Thực ra, năm 1986, ở Mỹ người ta đã phát hiện ra rằng nó có thể gây
ô nhiễm cho cư dân trong một số vùng. Hiện nay, 12% các ngôi nhà riêng của người Mỹ bị nhiễm một
lượng rađon đủ khiến cho những người sống trong nhà bị cùng một mối nguy là nạn nhân của bệnh ung
thư phổi như khi họ hút nửa bao thuốc lá mỗi ngày trong suốt cuộc đời.

Nước (1781)

Bác sĩ Paracelse (1493-1541) là người đầu tiên đã ghi nhận sự tồn tại của hiđro.
Năm 1781, nhà hóa học Anh H. Cavendish (1731-1810) đã có ý tưởng đem đốt đồng thời oxi và hiđro với
nhau. Ông đã đo các lượng khí đem đốt và nhận xét rằng chúng đã biến đổi thành một lượng nước có
trọng lượng bằng tổng trọng lượng của hai chất khí đem đốt.

Lavoisier đã lặp lại và bổ sung các thí nghiệm của Cavendish. Ông đã phân tích nước thành hai thành
phần. Ông đã có ý tưởng làm nước bay hơi và phân ly hơi nước thành hai thành phần mà ông đã cho kết
hợp để tái tạo thành nước. Loại thí nghiệm đó đã dẫn ông đến việc đưa ra một định luật nổi tiếng: định
luật bảo toàn vật châts trong một phản ứng hóa học.

SỰ BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI

Áp suất khí quyển (1643)

Nhà vật lý và toán học Italia, học trò của Galilée, E. Torricelli (1608-1647), vào năm 1643, lần đầu tiên
đã đo được áp suất không khí.

Để chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển ông đã sử dụng thủy ngân, một chất có khối lượng riêng
lớn hơn nước 13 lần, để làm việc trên những chỗ cao dễ đo hơn. Ông đã đổ đầy thủy ngân vào một cái
chén và một ống thủy tinh dài hàn kín một đầu, rồi úp ngược ống thủy tinh lên chén thủy ngân. Mức thủy
ngân trong ống thủy tinh hạ xuống và dừng lại ở độ cao 76cm trên mặt tựdo của chén thủy ngân. Từ đó
Torricelli đã suy ra rằng không khí tác dụng lên mặt đó một áp suất cân bằng với áp suất thủy tinh do cột
thủy ngân cao 76cm trong ống gây ra. Ống Torricelli là khí áp kế đầu tiên. Thuật ngữ khí áp kế
(barometre) do E. Mariotte, người Pháp đưa ra.

Năm 1647, các thí nghiệm nổi tiếng của B. Pascal (1623-1662), người Pháp, ở đỉnh núi Puy-de-Dôme đã
xác nhận và bổ sung cho các nghiên cứu của Torricelli.

Chân không (1654)

Năm 1654, kỹ sư Đức O. von Guericke (1602-1686), người quê ở magdebourg, đã chế ra chiếc bơm chân
không đầu tiên và đã giới thiệu nó trước giới quý tộc Saint-Empire.

Ông đã có ý tưởng ghép hai bán cầu rỗng bằng đồng đường kính 50 cm. Ông đã tạo ra chân không trong
hình cầu ghép từ hai bán cầu đó và thắng một đôi ngựa vào mỗi bán cầu. Hai đôic ngựa đã cố kéo song
các bán cầu vẫn không tác ra. Ông lại thêm mỗi bên một con ngựa song kết quả vẫn như thế . Mọi người
hết sức kinh ngạc khi thấy phải tới tám con ngựa thắng vào mỗi bán cầu mới tách nổi chúng ra.

Sự giãn nở của chất khí (1661)

Năm 1661, nhà bác học tự nhiên Ailen R. Boyle (1627-1691) đã chứng minh được rằng thể tích và áp suất
của một chất khí thay đổi theo chiều ngược nhau. Lúc đó ông đã quan tâm tới các thí nghiệm của van
Helmont (xem Chất khí) và của Pascal (xem Áp suất khí quyển), và đã tập trung vào nghiên cứu tính nén
được của các chất khí . Với một cái ống hình chữ J có chia độ và thủy ngân, Boyle đã chứng minh được
rằng để giảm một nửa thể tích của không khí chứa trong ống thì phải tăng áp suất do thủy ngân gây ra lên
gấp đôi.

Định luật Charles (1798)


Năm 1798, . Charles (1746-1823), nhà vật lý Pháp đam mê khí cầu (ông là người đầu tiên đã có ý tưởng
bơm hiđro vào khí cầu), đã nêu lên định luật như sau: áp suất của một chất khí mà thể tích không đổi sẽ
thay đổi theo nhiệt độ.

Định luật Gay-Lussac (1804)

Năm 1804, nhà vật lý và hóa học Pháp L. J. Gay-Lussac (1778-1850) đã phát hiện ra rằng thể tích của
một chất khí ở một nhiệt độ đã cho t, liên hệ với thể tích ở 0oC (ở áp suất không đổi) bởi một hệ thức
cũng kiểu như định luật Charles.

Khí lý tưởng (thế kỷ XIX)

Nhà vật lý Pháp É. Clapeyron (1799-1864) là người đầu tiên đã sử dụng khí lý tưởng.

Khí lý tưởng là một chất lưu lý tưởng, thuần túy lý thuyết, vốn biểu thị một trạng thái giới hạn của một
chất khíthực có nhiệt độ tiến tới nhiệt độ không tuyệt đối (xem Nhiệt độ ở phần dưới) và áp suất trở nên
rất cao.

Hóa lỏng chất khí

Nguồn gốc (1818)

Năm 1818, nhà vật lý Anh M. Faraday (1791-1867) đã tìm được cách hóa lỏng chất khí (nói cách khác là
chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí) bằng cách tăng áp suất đồng thời làm lạnh nó. Là con trai
một người thợ rèn, M. Faraday đã bắt đầu cuộc sống như một anh chạy việc vặt ở một hiệu bán sách, rồi
sau đó trở thành thợ đóng sách. Say mê với sách vở, ông đã học vật lý và ghi tên vào các khóa học của
ngài H. Davy, rồi sau đó trở thành người giúp việc cho ông ta. Năm 1818, ông đã chuyển sang nghiên cứu
một hướng hoàn toàn mới lúc đó: tác động của áp suất và quá trình làm lạnh lên chất khí. Ông đã hóa lạnh
được hiđro sunfua và anhiđrit sunfuric, nhưng ông đã không hóa lỏng được oxi, hiđro và nitơ.

Oxi lỏng (1877)


Năm 1877, L.-P. Cailletet (1832-1913), chủ một xưởng thợ rèn của Côte-d’Or (Bourgogne) đã phát minh
ra một chiếc bơm cho phép tạo ra và duy trì được áp suất cỡ vài trăm atmotphe.

Ông đã hóa lỏng được oxi bằng cách gây ra sự giãn nở đột ngột của chất khí chứa trong một mao quản mà
ở đó ông đã giảm áp suất từ 300 tới 1 atmotphe, điều đó khiến cho nhiệt độ hạ xuống tới -118,9oC.

Vài ngày sau khi thí nghiệm thành công đó, R.-P. Pictet (1848-1929), giáo sư vạt lý ở Đại học Giơnevơ
đã công bố kết quả của các nghiên cứu tương tự.

Không khí lỏng (1895)


Năm 1895, nhà phát minh và nhà công nghiệp K. von Linde (1842-1934) đã hóa lỏng được không khí
bằng cách nén và cho giãn nở với sự làm lạnh trung gian. Như vậy là ông đã điều chế được oxi lỏng gần
như tinh khiết. năm 1902, nhà bác học G. Claude (1870-1960) đã phát minh ra một phương pháp khác để
hóa lỏng không khí, bằng cách cho giãn nở chất khí với việc sản công bên ngoài. Xuất phát tự không khí
khóa lỏng, ông đã tách được oxi, nitơ và agon lỏng bằng cách phân đoạn. Như vậy, ông đã tìm ra phương
pháp công nghiệp đầu tiên để hóa lỏng chất khí.

Hiđro lỏng

Năm 1899, J. Dewar (1842-1923), người Anh, nhờ có phương pháp hóa lỏng không khí của Linde đã thu
được hiđro lỏng sôi.

Heli lỏng (1908)

Năm 1908, nhà vật lý Hà Lan H. K. Onnes (1853-1926) đã hóa lỏng được heli trong phòng thí nghiệm
gây lạnh nổi tiếng của ông ở Leyde. Heli là chất khí cuối cùng được hóa lỏng. Các nghiên cứu không vì
thế mà dừng lại. Năm 1971, trong khi hóa lỏng heli 3 (đồng vị của heli thông thường, tức heli 4) xuống
dưới 2,7 milikenvin, người ta đã phát hiện ra rằng chính nó cũng thể hiện hiện tượng siêu chảy (đã được
khám phá trước đó đối với heli 4): đột nhớt của nó trở nên gần như bằng không.

Ta hãy nhớ rằng nhờ có H. K. Onnes mà năm 1911 đã có khám phá về tính siêu dẫn, một tính chất của
một số kim loại và hợp kim, ở một nhiệt độ cực kỳ thấp, không còn có điện trở nữa.

NHIỆT ĐỘNG HỌC

Nguồn gốc

Năm 1949, W. Thomson, sau đó được phong là huân tước Kelvin (1824-1907), đã phát minh ra thuật ngữ
nhiệt động học để chỉ sự nghiên cứu các quan hệ giữa các hiện tượng nhiệt và cơ, nhưng người ta có thể
coi ngành cơ bản này là do S. Carnot (1796-1832), người Pháp, sáng lập ra. Nhiệt động học lập phương
trình toán học cho các biến đổi, trong trường hợp truyền năng lượng, của các tham số xác định một hệ.
Những tham số đó là nhiệt độ, áp suất và thể tích.

Nguyên lý Carnot (1824)

Khi các nghiên cứu các máy hơi nước do T. Newcomen (1663-1729) phát minh ra vào năm 1703, S.
Carnot, trong một công trình duy nhất của ông công bố năm 1824, đã khẳng định rằng bằng cách truyền
nhiệt đơn giản có thể tạo ra năng lượng cơ học.

Sự tương đương công-nhiệt (1842)

Sau Carnot, bác sĩ và nhà vật lý Đức J. R. von Mayer (1814-1878) đã quan tâm tới chất khí và công suất
ra của nhiệt. Năm 1842, ông đã công bố các kết quả của mình trong Tạp chí hóa – dược của Đức. Ở đó
ông đã trình bày bằng trực giác những gì mà về sau được gọi là Nguyên lý tương đương công – nhiệt.

Nguyên lý đó được xác nhận bởi nhiều phép đo chính xác mà J. P. Joule (1819-1889), người Anh, đã thực
hiện song song từ năm 1840 đến năm 1845 bằng cách quay chiếc cối xay nổi tiếng của ông trong một
thùng tách biệt, chứa đầy một chất lỏng mà ông đo mức tăng của nhiệt độ. Như vậy là ông đã đánh giá
được lượng nhiệt giải phóng ra trong quá trình thực hiện một công cơ học xác định.

Nguyên lý nhiệt động học (1852-1906)

Năm 1852, W. Thomson (huân tước Kelvin), dựa trên các công trình của Carnot, của Mayer và của Joule,
đã trình bày hai nguyên lý đầu tiên của nhiệt động học. Nguyên lý thứ ba do nhà vật lý Đức W. Nernst
phát biểu năm 1906.

Nhiệt độ (1848)

Năm 1848, W. Thomson (huân tước Kelvin) đã trình bày nguyên lý số không (zero) của nhiệt động học.
Nguyên lý đó cho phép định nghĩa nhiệt độ nhiệt động học và thiết lập một phương pháp đo nó một cách
khách quan. Nếu người ta quy ước gán một giá trị cho nhiệt độ của một hệ trong một trạng thái vật lý cho
trước, thì những nhiệt độ khác có thể được xác định nhờ cái mà người ta gọi là các số đo nhiệt động học.

ĐIỆN HỌC

Tĩnh điện
Ngay những người Hy Lạp cũng đã quan sát thấy hiện tượng điện mà Thalès de Milet (khoảng 624-548 tr.
CN) đã nê trong các tác phẩm cả mình vào khoảng năm 600 trước CN khi mô tả khả năng tĩnh điện cả
một loại nhựa hóa thạch ở bờ biển Bantic, tức cả hổ phách mà người Hy Lạp gọi là élektron. Những hiện
tượng khác cũng được ghi nhận, như chớp hoặc tác dụng chữa bệnh bằng điện của cá đối điện đối với
bệnh thống phong, nhưng người ta không thiết lập được mối liên hệ nào giữa chúng.

Máy điện đầu tiên (thế kỷ XVII)

Máy điện đầu tiên đã được nhà vật lý Đức O. von Guericke (Xem thêm bài Máy hơi nước ở phần ) phát
minh ra vào nửa sau của thế kỷ XVII.

Nó là một quả cầu lưu huỳnh mà người ta cho quay trong khi một người tỳ tay lên trên để tạo ra ma sát.
Nhờ máy đó Guericke đã nhìn thấy và nghe thấy tia lửa điện nhân tạo đầu tiên. Chính vào năm 1708 bác
sĩ Anh W. Wall, đã nhận thấy sự gần gũi giữa tia lửa điện và chớp.

Chất dẫn điện (thế kỷ XVIII)

Từ năm 1727 đến năm 1729, nhà vật lý Anh S. Gay (1670-1736) đã khám phá ra tính dẫn điện và đã thực
hiện thí nghiệm đầu tiên truyền điện qua khoảng cách nhờ các sợi tơ, ông đã dùng nó để nối một ống thủy
tinh mà ông cọ xát với một quả cầu bằng ngà.
Năm 1740, nhà phát minh Pháp J. Desaguliers đã đề nghị gọi những vật trong đó điện chạy tự do như sắt,
đồng là chất dẫn điện và những vật trong đó điện không thể chạy như thủy tinh hoặc hổ phách là chất
cách điện.

Tụ điện (1745)

Đồng thời các máy điện tạo ra nhờ ma sát được hoàn thiện dần và ngày càng trở nên mạnh hơn. Người ta
cũng đã khám phá ra khả năng tích điện mạnh trên một vật dẫn được ngăn cách bởi thủy tinh và không
khí. Năm 1745, E. J. von Kleist, người Đức, đã chế tạo tụ điện đầu tiên vài tháng trước phát minh ra chai
Leyde nổi tiếng do P. van Musschenbroek, người Hà Lan chế tạo. Chai đó đã trở thành một vật kỳ lạ và
hấp dẫn trong tất cả các cung đình châu Âu thời đó, nơi mà nó đã tạo ra rất nhiều những sự phóng điện
cho các nhà quyền quý xem.
Cột thu lôi (1752)

Tình thế đã sẵn sàng cho thí nghiệm nổi tiếng của B. Franklin, năm 1752 ông đã cho thả một cái diều có
gắn một que kim loại nhọn trong đám mây dông. Que nhon được nối với một sợi tơ, tiếp đến một sợi dây
mảnh, rồi một chiếc chìa khóa bằng sắt vốn được treo cách điện trong không khí, gần người điều khiển và
do vậy đóng vai trò cái tụ điện. Nhờ có thiết bị vốn rất nguy hiểm đó, Franklin đã tích điện cho một chai
Leyde và chứng minh rằng mây dông chứa điện.

Franklin làm giàu nhờ phát minh và bán các cột thu lôi và trở thành một nhân vật chính trị quan trọng ở
Mỹ. Ông được coi như nhà bác học đầu tiên của Tân Thế Giới.

Cột thu lôi điện tử (1987)

Prevectron là cột thu lôi điện tử thích hợp với mọi thiết bị hiện hành, và buộc sét phải đánh vào chiếc cột
nó được trang bị, nhờ một sự phát xạ các electron tạo thuận lợi cho hiện tượng mũi nhọn (hiệu ứng điện
hoa). Nó được hãng Indelec của Pháp phát minh ra năm 1987.

Định luật Coulomb (1785)

Từ những năm giữa 1784 và 1789, kỹ sư và nhà vật lý Pháp Ch. De Coulonb đã phát minh ra chiếc “cân
xoắn” rất nổi tiếng của ông, vốn cho phép ông thiết lập được những định luật cơ bản của tĩnh điện.

Pin (1799)

Năm 1791, nhà giải phẫu Italia L. Galvani tình cờ đã nhận thấy rằng các cơ quan của một con ếch bị phẫu
tích co lại khi đồng thời chạm hai kim loại khác nhau vào chúng. Ông đã nghĩ rằng các cơ đó chứa một
chất lưu mà ông đặt tên là điện động vật. Một người Italia khác là A. Volta đã lặp lại thí nghiệm của
Galvani và các công trình của ông đã dẫn ông đến phát minh vào năm 1799 loại pin điện đầu tiên gồm
một chồng xen kẽ nhau của bạc, giấy thấm tẩm axit sunfuric và kẽm. Thế là sinh ra máy phát điện hóa
học (pin điện).

Nhờ phát minh đó năm 1801 A. Volta đã được Napoléon Bonaparte phong tước hiệu.
Năm 1831, nhà vật lý Anh M. Faraday đã tạo ra được dòng điện bằng cảm ứng, bằng cách cho một đĩa
kim loại quay cắt ngang các đường sức của một nam châm. Rất nhanh sau đó, những chiếc máy phát điện
đầu tiên chạy bằng hơi nước đã xuất hiện. Những máy cồng kềnh và kém hiệu năng đó cung cấp một
dòng điện xoay chiều.
Điện động lực học

Định luật Ohm (1827)

Năm 1827, nhà vật lý Đức G. S. Ohm (1789-1854) đã sử dụng một sự tương tự thủy lực để định nghĩa
chính xác điện lượng, suất điện động và cường độ dòng điện; nhờ thế ông đã trình bày định luật mang tên
ông.

Hiệu ứng Joule (1841)

Khi một dòng điện chạy qua một vật dẫn đồng chất thì vật dẫn đó nóng lên.

Từ năm 1882, hiệu ứng đó mang tên của nhà vật lý Anh J. P. Joule (1818-1889), người vào năm 1841 đã
trình bày điều đó thành một định luật.

Nhiệt tỏa ra khi có dòng điện chạy qua khiến cho sợi đốt của đèn nóng sáng đỏ lên. Người ta còn sử dụng
các điện trở tạo ra nhiệt trong các bếp điện, lò sưởi điện v.v.. Nguyên lý của cầu chì cũng dựa trên hiệu
ứng đó: một sợi kim loại nóng chảy ở nhiệt độ thấp được lắp trong mạch điện; nếu cường độ dòng điện
tăng bất bình thường thì sợi dây nóng chảy và dòng điện bị ngắt.

Phóng điện trong chất khí.

Hiện tượng phóng điện tương ứng với sự đi qua của các điện tích, nghĩa là một dòng điện trong môi
trường dẫn điện kém hoặc cách điện.

Định luật Paschen


Hai nhà vật lý, một người Đức là F. Paschen (1865-1947), người kia là J. Townsend (1868-1957), người
Anh đã chứng minh rằng điện áp đánh lửa phụ thuộc vào tích áp suất chất khí và khoảng cách giữa hai
điện cực.

Điện áp này có giá trị tối thiểu đối với một giá trị xác định của tích nói trên. Paschen đã khám phá ra ra
định luật này bằng thực nghiệm còn Townsend giải thích nó bằng lý thuyết.

Đèn neon (1909)

Năm 1909, nhà bác học Pháp G. Claude (1870-1960) đã phát minh ra đèn neon. Đó là ống thủy tinh chứa
đầy khí neon dưới áp suất thấp và trong đó khí neon trở nên phát quang khi tác dụng một điện áp nhất
định vào các điện cực. Đèn neon là một trong những áp dụng quen thuộc nhất của sự phóng điện trong
chất khí.
Điện từ học

Nguồn gốc (1819)

Năm 1819, nhà bác học Đan Mạch Ch. Oersted (1777-1851) đã chứng minh rằng dòng điện tạo ra từ
trường trong vùng không gian bao quanh vật dẫn. Hiện tượng đó được gọi là sự cảm ứng: nghĩa là dòng
điện cảm ứng một từ trường (xem Hiện tượng cảm ứng ở bên dưới).
Năm 1820, nhà bác học Pháp F. Arago (1786-1853) đã chế tạo được nam châm điện đầu tiên.
Cũng vào năm 1820, nhà toán học Pháp A.-M. Ampère (1775-1836) đã xây dựng được lý thuyết về tác
dụng từ của dòng điện. Ông đã nghiên cứu các tác dụng tương hỗ của dòng điện và nam châm (quy tắc
Ampère).
Hiện tượng cảm ứng (1831)

Năm 1831, M. Faraday (1791-1867), người Anh, khi nghiên cứu các kết quả do Oersted và Ampère thu
được đã khám phá ra nguyên lý cảm ứng điện từ.

Khám phá của Faraday có những hiệu quả kỹ thuật rất to lớn. Ngoài những cái khác ra, nó là cơ sở của
các máy điện sản xuất điện năng gọi là máy phát điện: menheto, từ năm 1832; đinamo, tạo dòng một
chiều; máy phát điện xoay chiều để tạo ra dòng điện xoay chiều.

Dòng Foucault (1850)

Nhà vật lý tự học Pháp L. Foucault (1819-1868) là người đầu tiên đã chứng minh sự có mặt của các dòng
điện cảm ứng trong thân vật dẫn nhờ một từ thông biến thiên.

Những dòng điện gọi là dòng Foucault đó, đến lượt chúng lại tạo ra một cảm ứng từ có từ thông ngược
cản lại sự biến thiên của từ thông vốn tạo ra những dòng điện cảm ứng đó.

Lực cơ học sinh ra bởi các dòng điện đó do vậy luôn luôn là lực kháng. Dòng Foucault được áp dụng
trong những quá trình nung nóng bằng cảm ứng phanh điện từ.

Sóng điện từ (1864)

Một học trò cua Faraday là Maxwell (1831-1879), một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất của thế kỷ XIX,
vào năm 1864 đã tiên đoán sự tồn tại của sóng điện từ.

Lúc đó ông đã nêu giả thuyết mà tự ông không thể tự chứng minh bằng thực nghiệm cho rằng ánh sáng có
bản chất điện từ.

Sóng Hertz (1887-1888)


Năm 1888, H. R. Hertz (1857-1894), người Đức, lúc đó mới 31 tuổi, giáo sư vật lý ở Đại học Bách khoa
Karlsuhe, đã phát hiện , tạo ra và sử dụng sóng điện từ. Sau khi tìm hiểu các lý thuyết của Maxwell, Hertz
đã chế tạo một máy phát sơ sài gọi là bộ cộng hưởng. Nhờ có bộ cộng hưởng đó, Hertz đã chứng minh
được tất cả các lý thuyết của Maxwell. Lần đầu tiên sóng vô tuyến, sau này được gọi là sóng Hertz, đã
được tạo ra rồi sau đó được phát hiện qua khoảng cách. Phát minh đó lại cho phép G. Marconi phát minh
ra điện báo vô tuyến.

Điện tử học

Chất bán dẫn (1929)

Chất bán dẫn là tinh thể đặc biệt có các tính chất điện nằm trung gian giữa các tính chất của chất cách
điện và các tính chất của chất dẫn điện. Là một chất cách điện ở nhiệt độ thấp, chất bán dẫn trở nên dẫn
điện do tác dụng của nhiệt hoặc của ánh sáng. Các hiện tượng dẫn điện kỳ lạ đã được Faraday (1839, thí
nghiệm trên bạc sunfua) và K. F. Braun (1874, galen) nhận thấy song không giải thích được.

Lý thuyết phù hợp đầu tiên về sự dẫn điện trong chất rắn (bao trùm các tính chất của chất cách điện, chất
dẫn điện và chất bán dẫn) là lý thuyết của F. Bloch (sinh năm 1905), nhà vật lý Thụy Sĩ, nhập quốc tịch
Mỹ năm 1939; năm 1929 ông đã xây dựng được lý thuyết vùng. Trong các năm giữa 1925 và 1935, Bloch
và các nhà khoa học của các nước khác đã xây dựng được lý thuyết về chất bán dẫn.
Việc hiểu được cơ chế của các chất bán dẫn là nguồn gốc của tranzito vốn đã cách mạng hóa ngành điện
tử.

“Cửa” điện tử (1986)


Phòng thí nghiệm Bell của hãng ATT và Đại học Cornell ở Mỹ vào năm 1986 đã lập được một kỷ lục về
tôc độ trên chất bán dẫn; họ đã chế tạo được một nguyên mẫu của “cửa” điện tử, có khả năng ngắt một tín
hiệu điện trong 5,8 phần triệu giây (hay pico giây). Một tia sáng trong khoảng thời gian đó chỉ có thể vượt
được 1,6 mm. Một số phần của mạch điện tử đó chỉ vào cỡ 1/3 micron.

Tia catot (thế kỷ XIX)

Vào koảng năm 1850, H. Geissler (1815-1979), vốn là người thợ thổi thủy tinh rồi làm dụng cụ thí
nghiệm, đã chế tạo bình thủy tinh trong có lắp các điện cực và được tạo ra chân không cao. Bởi vậy ông
đã thu được những hiệu ứng ánh sáng rất đẹp, vốn thay đổi tùy theo hình dạng của bình và bản chất khí.

Năm 1854, J. Plucker (1801-1868), người Đức, và năm 1869, J. Hittort (1824-1914), cũng người Đức, đã
bổ sung các quan sát về hiện tượng đó. Năm 1879, W. Crookes (1832-1919), đã tiến hành các thí nghiệm
chứng minh rứt khoát rằng những tia đó là do catot của những ống thủy tinh như thế phát ra.

Năm 1895 J. Perrin (1870-1942), người Pháp, đã chứng minh các tia catot mang điện tích âm và chúng bị
điện trường hoặc từ trường làm lệch đi.

Năm 1897, J. Thomson (1856-1940) đã tính được tỷ số giữa điện tích và khối lượng của những hạt phát
ra. Lúc đó ông đã phát hiện rằng những hạt đó chính là các electron (điện tử).

Người đầu tiên vào năm 1874 đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của các electron là G. Stoney (1826-
1911), người Ailen; ông đã đưa ra thuật ngữ “electron” vào năm 1891.

Dao động ký điện tử (1897)

Năm 1897, nhà vật lý Đức K. F. Braun (1850-1918) đã chế tạo ra một dao động ký điện tử. Quỹ đạo của
các tia catot là quỹ đạo thẳng. Nhưng trong điện trường chúgn bị lẹch đi tỉ lệ với điện áp dặt vào.Tính
chất đó cho phép biểu diễn những biến đổi theo thời gian của mọi đối tượng, vốn có thể thể hiện qua điện
áp biến thiên, bằng một đường cong. Đó cũng chính là ống tia điện tử đảm bảo ghi hình ảnh lên màn ảnh
truyền hình. Trong trường hợp này, tín hiệu được đưa vào anten của máy thu hình xuất phát từ tín hiệu do
máy phát hình của đài phát ra.
Tranzito (1947)

Tranzito dãdc ba nhà vật lý ở phòng thí nghiệm Bell (Mỹ) là W. B. Shockley, J. Bardeen và W. H.
Brattain phát minh ra vào cuối năm 1947.

Tranzito là một triot bán dẫn thực sự. Nó là linh kiện điện tử đặc trưng cho thế hệ máy tính thứ hai.

Là một phần tử rắn, nó được áp dụng rất nhanh chóng. Lúc đầu được chế tạo từ gecmani, từ năm 1960,
tranzito được chế tạo từ silic, bền hơn nhiều.

Các tranzito có thể dò tìm, khuếch đại và uốn nắn dòng điện, chúng cũng có thể ngắt dòng điện. Chúng có
thể tạo ra sóng điện từ tần số siêu cao và mở hoặc đóng các mạch trong khoảng một phần triệu giây.
Chúng đã cho phép phát triển tin học, viễn thông, hàng không cũng như các đồng hồ điện tử, máy kích
thích nhịp tim v.v...

VẬT LÝ HẠT NHÂN-NGUYÊN TỬ

Nguyên tử (thế kỷ V trước CN)

Các nhà triết học Hy Lạp ở thế kỷ V trước CN là những người đầu tiên đã gợi ý rằng vật chất cấu tạo từ
những hạt không nhìn thấy được: các nguyên tử.

Thuyết nguyên tử

Lý thuyết hiện đại đầu tiên về người tử là của nhà vật lý Anh J. Dalton (1766-1844); từ năm 1801, ông
xuất phát từ giả thuyết về tính không thể phân chia mãi được của vật chất của người Hy Lạp, ông đã tạo
cho nó một cơ sở khoa học. Tuy nhiên, từ năm 1810, L. J. Gay-Lussac (1778-1850), người Pháp, khi
nghiên cứu thực nghiệm các phản ứng hóa học trong môi trường khí đã xác định được rằng, các thể tích
của một thành phần hoặc nhiều thành phần và của sản phẩm tạo thành liên hệ với nhau bởi một hệ thức
đơn giản, vậy nên bác lại lý thuyết của Dalton, A. Avogadro (1776-1856), người Italia, đã đưa ra cách
giải thích hiện tượng đó, ông đã phân biệt rõ ràng nguyên tử và phân tử.

Năm 1897, J. Perrin (giải Nobel năm 1926), người Pháp và J. Thomson (giải Nobel năm 1906), người
Anh, đã nghi ngờ tính không thể phân chia được của người tử.
Nguyên tử của Rutherford (1911)

Một nguyên tử phóng xạ bị vỡ sẽ phóng ra cùng với năng lượng khổng lồ là những hạt alpha. Khi một
chùm alpha phóng qua một lá kim loại mỏng thì một số hạt alpha bị lệch đi mạnh. Để giải thích các hiện
tượng thể hiện rõ trong các thí nghiệm của H. Geiger (1882-1945), người Đức, và nhóm của ông, E.
Rutherford (1871-1937, giải Nobel hóa học năm 1908), vào năm 1911, đã sử dụng lại giả thuyết do Perrin
đưa ra từ năm 1897 về cấu trúc hạt nhân của các nguyên tử: toàn bộ khối lượng và toàn bộ điện tích
dương tập trung trong một nhân nhỏ ở giữa, nhân đó tạo ra một trường lực hút mạnh trong đó các electron
quay giống như trái đất quay xung quanh mặt trời.

Rutherford đã tính toán rằng các hạt dương nặng hơn các electron tới 1937 lần, ông đã gọi những hạt
dương đó là proton, nguyên tử trung hòa của heli có một hạt nhân cấu thành từ hai proton với hai electron
quay xung quanh.

Nguyên tử của Bohr (1913)

Làm thế nào để giải thích sự có mặt của những vạch rất xác định trong phổ phát xạ của các nguyên tử
trong quá trình phóng điện chẳng hạn? Nhà vật lý Đan Mạch N. Bohr (1885-1962, giải Nobel năm 1922),
dựa theo lý thuyết lượng tử do M. Planck (1858-1947) đề ra năm 1900, vào năm 1913 đã gợi ý một lý
thuyết dựa trên hai định đề: 1. Mọi nguyên tử chỉ có thể tồn tại trong những trạng thái năng lượng xác
định và gián đoạn; lúc đó nguyên tử không thể bức xạ; những trạng thái đó được gọi là trạng thái dừng. 2.
Các vạch phổ tương ứng với sự phát xạ hoặc sự hấp thụ các lượng tử năng lượng khi nguyên tử chuyển từ
trạng thái dừng sang một trạng thái khác. Tần số của vạch phổ do đó tỷ lệ thuận với hiệu năng lượng của
trạng thái đầu và cuối. Các trạng thái dừng tương ứng với quỹ đạo tròn mà các electron vẽ quanh hạt
nhân.

A.Sommerfeld (1868-1951), nhà vật lý và nhà toán học Đức, từ năm 1915 đã áp dụng cơ học tương đối
tính và lý thuyết lượng tử cho nguyên tử để giải thích cấu trúc tinh tế của các vạch quang phổ của hiđro.
Ông đã thay thế các quỹ đạo tròn của Bohr bằng các quỹ đạo elip.

Nguyên tử trong cơ học sóng (1925-1926)

Mẫu nguyên tử Bohr-Sommerfeld, trong đó các electron định vị chính xác trên một quỹ đạo, không cho
phép phát triển một cơ học nguyên tử có thể tính tới tất cả các hiện tượng mà nguyên tử tham dự.

Chính trong những năm 1925-1926, có hai nhà vật lý đồng thời xây dựng được một lý thuyết thỏa đáng.

E. Schrodinger (giải Nobel năm 1933), người Áo, đã áp dụng cho nguyên tử ý tưởng của L. de Broglie,
người Pháp: một sóng liên kết với toàn bộ một hạt.

Do W. Heisenberg (giải Nobel năm 1932), người Đức, trình bày, nguyên lý bất định cho phép gán một
cách giải thích vật lý thỏa đáng về tính chất nhị nguyên sóng-hạt với hình thức toán học của Schrodinger.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố (1869)

Đó là một chặng cơ bản trong sự phát triển của hóa học với tư cách là một khoa học hiện đại, bảng tuần
hoàn các nguyên tố là công trình của D. Mendeleev (1834-1907), người Nga. Nó cho phép thiết lập được
mối liên hệ sâu sắc giữa các nguyên tố hóa học khác nhau, cho tới lúc đó được xem như những thực thể
độc lập và hiểu được tại sao một số nguyên tố lại thể hiện những tính chất tương tự.

Ưu điểm lớn của bảng nguyên tố là nó chỉ ra sự thay đổi theo chu kỳ của các tính chất hóa học và vật lý
của các nguyên tố hóa học khi chúng được sắp xếp theo trình tự khối lượng nguyên tử tăng dần.

Nguyên tố 110 (1987)

Theo bảng tuần hoàn của Mendeleev thì nguyên tố 110 đã được các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu
hạt nhân Dubna, gần Maxcơva, tổng hợp lần đầu tiên vào tháng 8-1987. Nguyên tố mới đó đã thu được
trong máy xiclotron U-400, sau hai năm nghiên cứu của một nhóm do Y. Aganessian lãnh đạo. Người ta
đang tiến hành các thí nghiệm để thu được nguyên tố 111.

Số Avogadro (1811)

Năm 1811, A. Avogadro (1776-1856), người Italia, giáo sư vật lý ở Đại học Turin, đã thiết lập được một
định luật mang tên ông. Ông đã giả thiết rằng trong những điều kiện tương tự của nhiệt độ và áp suất, các
thể tích bằng nhau của chất khí chứa đúng cùng cùng một số phân tử. Giả thuyết của Avogadro thành
công hơi muộn: mãi năm mươi năm sau sau một nhà hóa học Italia là S. Cannizzaro (1826-1910) mới
chứng minh sự cần thiết phải áp dụng giả thuyết của Avogadro để làm cơ sở của một lý thuyết nguyên tử
phù hợp. Để tỏ lòng kính trọng Avogadro, Cannizzaro đã lấy tên ông đặt cho một hằng số nguyên tử: ông
đã định nghĩa số Avogadro như số phân tử khí chứa trong trong một phân tử gam của một chất bất kỳ,
nghĩa là lượng chất đó chiếm một thể tích 22,4 lít trong điều kiện tiêu chuẩn của nhiệt độ và áp suất.

Tính phóng xạ tự nhiên (1896)

Trong thiên nhiên, một số hạt nhân nặng thể hiện tính phóng xạ tự nhiên. H. Becquerel (1852-1908),
người Pháp, đã khám phá ra tính phóng xạ đó ở Paris vào năm 1896 trong khi ông tiến hành các thí
nghiệm với urani. Thực ra chính sự khám phá ra tia X đã kéo theo sự khám phá ra tính phóng xạ.

Vào một ngày bầu trời ở Paris âm u, xám xịt, Becquerel đã tiến hành một thí nghiệm nhằm xác minh xem
một mẫu uraninit, một chất khoáng urani và kali, đặt dưới ánh mặt trời, có thể phát ra các tia X hay
không. Do các điều kiện khí quyển u ám mà không thể hoàn thành được thí nghiệm đó, ông đã xếp dọn
dụng cụ của mình, để rồi sẽ thí nghiệm lại sau này khi thời tiết thuận lợi hơn. Ông đã đặt mẫu uraninit len
một tấm kính ảnh mà không bỏ vỏ bọc của nó ra. Sau đó, khi rửa tấm kính ảnh ông cực kỳ ngạc nhiên
thấy xuất hiện một hình ảnh có đường bao chắc chắn là của mẫu khoáng vật. Vậy nguồn gốc của cái
“năng lượng” của chất khoáng có khả năng nhạy với kính ảnh đó có thể là năng lượng gì?

Rađi và poloni (1898)


Becquerel đã trao đổi điều đó với những người bạn của ông là Pierre (1859-1906) và Marie Curie (1867-
1934). Khi nghiên cứu uraninit kỹ hơn thì Pierre và Marie Curie đã khám phá ra rằng nguyên nhân của
các bức xạ là do tồn tại ít nhất một chất có tính phóng xạ mạnh hơn nhiều so với tính phóng xạ của urani.
Cuối cùng, sau hai năm miệt mài nghiên cứu cặn kẽ họ đã chứng minh được sự tồn tại không phải của
một mà mà hai nguyên tố phát ra những tia kỳ lạ đó: rađi và poloni. Nguyên tố được gọi là poloni do
Marie là người gốc Ba Lan, tên thời con gái của bà là Sklodowska. Do những khám phá đó, năm 1903 H.
Becquerel, Pierre và Marie Cuire đều cùng được giải Nobel về vật lý.

Phân rã phóng xạ (1902)

F. Soddy (1877-1956), nhà hóa học và vật lý Anh (giải Nobel về hóa học năm 1921), vào khoảng năm
1902 đã giải thích được hiện tượng phân rã phóng xạ của các hạt nhân nguyên tử. Như vậy là Soddy đã
mở đường cho các nghiên cứu về hạt nhân.

Ống đếm Geiger (1913)

Ống đếm Geiger đã được nhà vật lý Anh E. Rutherford và trợ lý của ông là H. Geiger, người Đức, phát
minh ra năm 1913.

Dụng cụ này cho phép phát hiện và đếm các hạt alpha tạo thành một trong những bức xạ hạt do các chất
phóng xạ phát ra.

Bộ dò xách tay (1986)

Hãng điện tử Thomson và Neilsen của Canada đã chế tạo ra một bộ dò nhỏ xách tay cho phép đọc hầu
như ngay lập tức các độ phóng xạ. Liều lượng kế đó vốn được chế tạo với sự giúp đỡ của trung tâm công
nghệ khoáng và năng lượng của Canada, sử dụng đến các chất bán dẫn. Dụng cụ đó được sử dụng chủ yếu
ở các khu nhà để dò khí rađon.
Tính phóng xạ nhân tạo (1934)

Năm 1934, ở Paris, Irène (1897-1956) và Frédéric Joliot-Cuirie (1900-1958), con gái và con rể của Pierre
và Marie Curie, đã điều chế được photpho phóng xạ bằng cách dùng hạt alpha (hạt nhân heli). Trong thiên
nhiên, một số nguyên tố như rađi, neptuni và actini, thể hiện một tính phóng xạ tự nhiên. Mặt khác, các
phản ứng hạt nhân sử dụng sự phân rã của các hạt nhân nguyên tử cho phép thu được những hạt nhân
phóng xạ chưa biết trong tự nhiên; người ta nói về các nguyên tố đó rằng chúng có tính phóng xạ nhân
tạo.

Với khám phá đó, năm 1935 Joliot-Curie đã được giải thưởng Nobel về hóa học. Nó đã cho phép sản xuất
đồng vị phóng xạ sử dụng trong y học, sinh học, luyện kim v.v..

Nguyên tố siêu urani (1940)

Khám phá ra tính phóng xạ vào năm 1934 khiến các nhà vật lý thời đó nghĩ rằng có thể tồn tại những chất
có khối lượng nguyên tử lớn hơn Z92, khối lượng nguyên tử của urani. Đó là những chất mà người ta gọi
là nguyên tố siêu urani. Nguyên tố siêu urani đầu tiên đã được M. Milan và Abelson khám phá vào tháng
6-1940 ở Đại học California, Berkeley. Với khối lượng nguyên tử Z93 nó được gọi là neptuni; cuối năm
1940 cũng nhóm đó đã phát hiện ra plutoni với khối lượng nguyên tử Z94.

Nguyên tố cuối cùng được khám phá vào năm 1982 ở Darmstadt (Đức), nhờ máy gia tốc ion nặng thẳng
Unilac. Khối lượng nguyên tử của nó là Z109. Người ta nghĩ rằng nó kết thúc bảng tuần hoàn các nguyên
tố, mặc dù các nhà lý thuyết như S. G. Nilsson và những người thuộc trường phái Thụy Điển nghĩ rằng có
thể tồn tại Z114.

Tia X (1895)

Tháng 9-1895, ở Wurzburg (Đức) nhà vật lý W. C. Rontgen (1845-1932) đã khám phá ra các tia X.

Rontgen gọi là tia X bởi vì khi đó chưa biết bản chất của chúng. Mãi tới năm 1912, một nhà vật lý người
Đức khác là M. von Laue (1879-1960) mới xác định bản chất của tia đó, ông đã tạo được hình nhiễu xạ
của chúng nhờ một bản tinh thể.

Tia X là sóng điện từ xuyên qua được vật chất mà bình thường thì chắn sáng. Các tia X có bước sóng rất
ngắn.

Việc khám phá ra tia X có ngay một tiếng vang rất lớn. Rontgen, anh hùng dân tộc trước cuối thế kỷ trước
đã được tặng giải Nobel về vật lý năm 1901.

Cộng hưởng từ hạt nhân (1948)

Cộng hưởng từ hạt nhân (CHTHN) là một hiện tượng vật lý được các nhà vật lý Mỹ F. Bloch (gốc Thụy
Sĩ) và E. M. Purcell khám phá ra năm 1952. CHTHN đã trở thành một phương pháp nghiên cứu trong y
học.

CHTHN thể hiện đặc điểm của proton vốn có sự diễn biến liên quan chặt chẽ với môi trường xung quanh.

Hiện tượng này rất hay được sử dụng để thực hiện các phép phân tích, bởi vì nó cho phép nghiên cứu
chính xác các nguyên tử rất đặc biệt trong nhiều lĩnh vực: thực vật học, địa chất học, nông nghiệp- thực
phẩm v.v..

Cacbon 14 (1947)

Năm 1947, nhà hóa học Mỹ, chuyên gia về tính phóng xạ của cơ thể sống, W. F. Libby (1908-1980, giải
Nobel hóa học năm 1960) đã giải thích được sự hình thành cacbon 14 trong khí quyển. Cacbon 14 là một
đồng vị của cacbon thông thường, cacbon 12. Nó có rất nhiều hơn cacbon 12 hai nơtron.

Xác định tuổi


Phương pháp xác định tuổi của những vật cổ xưa bằng cacbon 14 dựa trên việc đo độ phóng xạ dư của
đồng vị 14 của cacbon.

Một số đồng vị phóng xạ khác chứa trong các mẫu từ lúc xảy ra biến cố nào đó cũng cho phép, theo cùng
nguyên lý đó (đo độ phóng xạ dư của một đồng vị phóng xạ đã biết chu kỳ phóng xạ), xác định ngày
tháng của biến cố đó.

Việc xác định tuổi nhờ agonkali rất hay được sử dụng. Và chính nhờ một phép đo như vậy trên than ở
động Lascaux mà người ta xác định được thời điểm có người cư trú ở cái hang đó là 13.000 năm trước
CN.

Một trong những áp dụng cuối cùng của việc xác định tuổi nhờ cacbon 14: xác định tuổi của vải liệm
thánh ở Turin, mà nhiều người theo đạo Cơ đốc coi như vải niệm của chúa Giê-su. Ba cơ quan đã tham
gia công việc đó mà kết quả đã được biết vào cuối năm 1988: Viện bảo tàng Anh, Đại học Arizona và
Viện công nghệ liên bang ở Zurich.

Hạt vật chất

Theo các lý thuyết hiện đại nhất thì vũ trụ sinh ra trong một vụ nổ lớn vốn giải phóng dưới dạng ánh sáng
một năng lượng khổng lồ: “Vụ nổ lớn” (Big Bang). Trong một phần trăm giây đầu tiên sau vụ nổ đó, đã
hình thành các hạt cơ bản (hiện thời không thể phân chia được) mà sau đó kết hợp lại để tạo ra vật chất
như chúng ta biết ngày nay.

Những máy gia tốc hạt lớn đã cho phép phân chia các hạt đó thành hai nhóm: nhóm lepton và nhóm
hađron.
Lepton

Electron (1891)

Hạt cơ bản đầu tiên được khám phá ra là electron, nó có điện tích nhỏ nhất mà người ta có thể tác ra được.
Sự tồn tại của nó đã được suy ra từ thí nghiệm điện từ học tiến hành sau năm 1875. Vào năm 1891, G. J.
Stoney, người Anh, đã gọi hạt cơ bản đó là “electron”. Năm 1916, R. A. Mullikan, người Mỹ, đã xác định
chính xác điện tích âm của nó. Tuy nhiên, năm 1932, nhà vật lý Mỹ C. D. Anderson đã khám phá trong
các tia vũ trụ những electron dương mà người ta gọi là poziton, hoặc pozitron. Khám phá đó khiến ông
được giải thưởng Nobel năm 1936.

Muyon (1937)

Hạt cơ bản này được C. D.Anderson cùng cộng tác với Neddemeyer khám phá ra vào năm 1937, nó nặng
hơn electron 200 lần. Nó đã được quan sát trong một máy gia tốc vào năm 1939.

Nơtrino (1933)

Hạt cơ bản này được nhà vật lý Thụy Sĩ, gốc Áo, W. Pauli “phát minh” ra để giả thích hiện tượng phóng
xạ beta mà không phải từ bỏ nguyên lý bảo toàn năng lượng (bức thư ngỏ ngày 4-12-1933, gửi các cộng
sự nghiên cứu mà ông gọi là “các ông và các bà phóng xạ”, trình bày lý thuyết của ông). Ông đã giả định
sự tồn tại một hạt trung hòa, khối lượng rất nhỏ mà ông gọi là “nơtron”. Khi nơtron thực sự được khám
phá ra thì nhà vật lý Italia E. Fermi với sự đồng ý của Pauli đã đặt tên cho nó là nơtrino. Hạt này được các
nhà vật lý Mỹ Reines và Cowan chứng minh trực tiếp vào cuối những năm 50.

Hạt tô (1976)

Trong khi tiến hành các thí nghiệm va chạm electron-pozitron thì nhóm của giáo sư M. L. Perl ở Stanford
(Mỹ) vào năm 1976 đã tìm ra hạt tô. Nó có khối lượng lớn gấp 3600 lần khối lượng của electron.

Hađron
Những hađron quen thuộc nhất là proton và nơtron, cũng còn được gọi chung là nuclon.

Proton (1886)

Khám phá ra proton bắt nguồn từ một thí nghiệm do nhà vật lý Đức E. Goldstein thực hiện vào năm 1886.

Nơtron (1932)

Khám phá ra nơtron là xuất phát từ các công trình thực hiện ở Đức nhờ W. W. Bothe, năm 1930 và ở
Pháp nhờ Irène và Frédéric Joliot Curie vào các năm 1931 và 1932. Tuy nhiên, chính nhờ có nhà nghiên
cứu người Anh J. Chadwich mà năm 1932 mới chứng minh được hạt cơ bản này.

Quac (1964)

Trong những năm 60, số hađron đã khám phá trở nên ngày càng lớn, các nhà nghiên cứu bắt đầu nghi ngờ
về “tính cơ bản” của chúng.

Năm 1964, các nhà vật lý Gell-Mann và Zweig giả định tồn tại các hạt cơ bản mà họ gọi là quac. Năm
quac đã được sáng tạo ra. Từ năm 1977, người ta nghĩ rằng còn tồn tại quac thứ sáu đảm bảo sự đối xứng
với các lepton. Các quac không thể quan sát được một cách tách riêng.

Hạt trung gian

Cái tên đó tập hợp tất cả những hạt làm nhiệm vụ truyền các lực cố kết vật chất.

Photon (1923)

Sau nhiều thế kỷ nghiên cứu, người ta đã chấp nhận bản chất vừa là hạt vừa là sóng của ánh sáng. Người
ta gọi hạt ánh sáng truyền các lực điện từ là photon. Nhà vật lý Mỹ A. H. Compton đã chứng minh sự tồn
tại của photon vào năm 1923.
LÒ VI BA

Nam tước Spencer, kỹ sư vật lý hãng Raytheon -một trong những hãng chế tạo radar lớn nhất thế
giới- nhận thấy rằng năng lượng tỏa ra trong các ống xử dụng cho radar tạo ra nhiệt.

Năng lượng điện từ này làm ông nảy ra một ý: ông lấy một nắm bắp khô gói vô trong một tờ giấy
rồi đặt gói bắp vô trong range của ống thì tức khắc những hạt bắp nổ thành bắp rang.

Sau đó ông phát triển thành một chương trình áp dụng cho nhà bếp và trình tòa lò vi-ba đầu tiên
theo kiểu này. Lúc đó nó có tên là Radarange (do chữ Radar và Range). Máy này có công suất
1600 watt. Nặng, cồng kềnh và đắt tiền, lúc đầu dùng cho bệnh viện va căng tin quân đội.

Mãi đến năm 1967 hãng Amana , một chi nhánh của Raytheon mới đưa các lò micro-waves ra thị
trường.

Có những nguồn cho rằng Percy Spencer phát minh ra lò vi ba nhờ tình cờ thấy miếng chocolat
mà ông để gần bộ hướng sóng bị mềm đi khi ông làm việc về radar cho viện kỹ thuật MIT ở
Massachusetts năm 1945. Thấy có ích, phương thức này được kỹ nghệ hóa dưới hình thức một
cái máy hâm nóng thưc ăn

Có nguồn khác cho rằng nước Anh đã sáng chế magnétron, máy tạo ra những làn sóng ngắn
nhưng vào những năm 50 chính hãng Raytheon Hoa Kỳ đã áp dụng máy magnétron để hâm nóng
thức ăn và được làm cho hoàn hảo vào cuối thập niên 60
Cuộc sống có những điều ta cần khám phá.

THANG MÁY
Nguồn gốc thang máy: (1743)

Thang máy đầu tiên được chế tạo dưới triều vua Louis XV, ở Versailles năm 1743 và chỉ để cho vua
dùng. Thang này đưọc xây ở ngoài, trong sân nhỏ để cho vị quốc vương này có thể từ phòng ông ở tầng
lầu 1 và lầu 2 để gặp người yêu là bà DE Châteauroux. Kỹ thuật này dựa trên sự đối trọng (contre-poids)
nên việc sử dụng ít tốn sức lực.

Thang máy cơ học (1829)

Loại này lần đầu tiên được làm ra tại Luân Ðôn (Coliseum của Regent's Park) năm 1829. Nó có thể chứa
hàng chục hành khách.

Thang máy OTIS (1857)

Thang máy đầu tiên dùng cho công chúng được khánh thành năm 1857 tại New York. Do Elisha Graves
OTIS, người Mỹ, chế tạo cho E.V. HAUGHTWOUT & Co., một cửa hàng cao 5 tầng ở Broadway. Ông
OTIS đã giới thiệu thang máy có thắng đầu tiên tại Nữu Ước năm 1852.THANG MÁY THỦY LỰC
(Ascenseur hydraulique) 1867

Léon ÉDOUX (1827 - 1910) thiết bị 2 máy nâng bằng pít-tông thủy lực (appareil élévateur à pistons
hydrauliques) chiều cao 21m nhân lúc triển lãm tại PARIS năm 1867. Ông đã đặt tên nó là
ASCENSEUR.

Sự xuất hiện thang máy thủy lực được phổ biến ở Hoa Kỳ từ năm 1789, nhanh hơn 20 lần so với máy
OTIS năm 1857. Sự phát triển bị hãm bớt lại vì phải đào rất khó khăn những khối hình trụ (cylindre) rất
sâu. Tuy nhiên Édoux đã thực hiện thang máy cho tháp EIFFEL lên cao 160m năm 1889. DUOLIFT
(1984)

Năm 1984, thang máy thủy lực nơi tầng 3 của tháp Eiffel đã thay thế bởi DUOLIFT, một phương pháp
không cần đối trọng, do hãng ASCINTER-OTIS. phát minh. Bốn buồng (cabine) có thể vận chuyển 80
hành khách trên 160m với vận tốc 1,8m một giây.

Thang máy điện: (1880)

Thang máy điện lần đầu tiên được phát minh bởi công ty SIEMENS&HALSKE cho cuộc triển lãm kỹ
nghệ tại Mannheim năm 1880. Nó lên 22m trong 11 phút. Nó đã chuyên chở 8.000 hành khách trong 1
tháng lên đỉnh của lầu quan sát cho khu triển lãm.Thang máy điện đầu tiên lên cao trên 200m được xây
dựng tại Nữu Ước năm 1908. Sau đó thang máy điện chạy nhanh nhất được thiết bị cho Sunshine
Building ở Nhật bổn với vận tốc 36km/h.Từ năm 1993, hãng MISUBITSHI đã chế ra cho một cao tầng ở
Nhật một thang máy có vận tốc 45km/h

Thang máy bằng vis (1965)

Thang máy này được phát minh do Émile LETZ người Bỉ (Belgique) và hãng EBEL (huy chương vàng ở
Batima năm 1983), là một sự đổi mới trong cách thức giản dị của nó. Chỉ cần 1 bức tường mang nó, 1
đinh vis gắn vô bức tường , buồng thang máy được gắn vô một đai ốc (écrou) quay chung quanh vít . Một
mô tơ lên và xuống cùng với buồng thang máy. Không cần phòng cho máy móc nên cũng không có ròng
rọc, không có trọng , cũng không có đối trọng, nhất là có lối đi cấp kỳ khi bị hư. Loại này duy nhất. Ta
thấy ở bênh viện Rothschild, khách sạn Ritz...

KĨ THUẬT ĐIỆN ẢNH

Sự lưu ảnh trên võng mạc, hiện tượng sinh lí làm cơ sở cho điện ảnh, đã được quan sát từ cuối thế kỉ thứ
X. Lần đầu tiên nó được nhà vật lí Bỉ Joseph Plateau lợi dụng, năm 1832 khi nghiên cứu các định luật về
sự nhìn, ông đã sáng chế phenakistiscope (thuật ngữ tạo bởi hai chữ Hy Lạp có nghĩa là "đánh lừa" và
"quan sát"), dụng cụ trong đó một loạt hình vẽ phân tích một chuyển động, được nhìn từng cái một, vừa
nhanh vừa theo đúng thứ tự, đã giúp cho cơ quan thị giác có ảo giác về chuyển động ấy. Dụng cụ này sau
đó được cải tiến và khơi mào cho nhiều phát minh khác. Trong cái stéréofantoscope, do nhà quang học
Jules Duboscq sáng chế năm 1851, các hình vẽ được thay bằng các ảnh chụp. Hai năm sau, một chuyên
gia về đúc súng đại bác, đại tướng Áo Franz von Uchatius, kết hợp ảo đăng với phénakistiscope và chiếu
các ảh của máy đó lên một màn ảnh.

Như thế là các yếu tố chủ yếu của kĩ thuật điện ảnh đã hợp lại với nhau, dưới một hình thức tuy còn hơi
thô sơ. Nhưng các nghiên cứu vẫn còn tiếp tục. Năm 1860, kĩ sư Mĩ Coleman Sellers nhận bằng phát
minh cái Kinématoscope: chuyển động được phân tích trong một số rất nhiều ảnh nối khớp trên một cái
trục; khi máy quay thì các ảnh hình diễu qua theo thứ tự, mỗi ảnh dừng một thời gian ngắn trước thị kính
(ngay trước Thế chiến thứ nhất, máy này vẫn còn được bày bán, trước khi hoàn chỉnh máy chiếu phim gia
đình, với hàng loạt đề tài rút từ các phim điện ảnh được hâm mộ.

Năm 1864, Louis Ducos de Hauron nhận bằng phát minh về một cái máy giúp ta chiếu những ảnh hoạt
hình. Kĩ sư Mĩ Henry Renno Heyl sáng chế cái phastrope, là một cải tiến của các máy có trước. Trong
máy này, các ảnh hình đều là những tấm kính ảnh, và sự bất động tạm thời của mỗi tấm được điều chỉnh
bằng một hệ con cóc và bánh cóc. Máy này chỉ nhằm mục đích giải trí. Những máy thuộc thế hệ sau, gợi
ý cho điện ảnh, lại được sáng chế để thỏa mãn nhu cầu khoa học.

Năm 1874, trong giới thiên văn người ta tấp nập chuẩn bị để quan sát chuyển động của sao Kim đi qua
trước đĩa mặt trời (hiện tượng hiếm hoi chỉ xảy ra vào 1882, rồi 2004!). Nhà thiên văn Jules Janssen, để
chụp ảnh hiện tượng đã chế tạo một máy ảnh ổ quay (hay súng lục chụp ảnh), một máy ảnh chụp lặp,
trong đó cùng một tấm kính ảnh tròn, cứ 72 giây lại quay đi 38 độ, và mỗi lần lại thu được một ảnh lên
một phần khác của mép tấm kính. Đó là cái máy chụp động ảnh (chronophotography) đầu tiên. Còn
những máy khác tiếp theo chẳng hạn, năm 1878 người Mĩ gốc Anh Aedweard Muybridge dùng một dãy
24 máy ảnh xếp thành hàng dài dọc đường đua của một con ngựa mà ông muốn phân tích chuyển động
thành 24 ảnh.

Cái máy hoàn chỉnh hơn là súng trường chụp ảnh do Étienne Jules Marey thực hiện năm 1882, trong đó
theo mẫu của Janssen, ông thu 12 hình ảnh trong một giây trên hình vành khăn của một tấm kính ảnh tròn.
Tiếp theo cái máy này là cái máy chụp hình ảnh động với kính ảnh cố định của ông, rồi đến năm 1887 là
cái máy chụp hình ảnh động với phim chuyển động (tuy không đục lỗ), là tiền thân của các máy quay
phim của ta hiện nay. Năm 1893, Marey còn chế tạo một máy chiếu cho các ảnh ấy nữa. Tất cả những thứ
này đã rất gần với điện ảnh, nhưng vào thời ấy Marey vẫn xa lạ với ý nghĩ về hoạt hình như một phương
tiện giải trí hoặc biểu diễn. Cái mà ông tìm kiếm là sự phân tích chuyển động chứ không phải sự tổng hợp
nó, ông quan tâm tới việc thu được nhiều ảnh hình cố định, giúp ông làm chuyển động đứng lại, hơn là
quan tâm tới việc tái tạo lại chuyển động bằng phim ảnh.

Lúc ấy, nhiều nhà phát minh khác mới vào cuộc, họ thu hút bởi những mục tiêu thương mại nên nhằm
vào việc khai thác trên quy mô lớn sự tái tạo chuyển động bằng sự chụp ảnh. Năm 1887, người Mĩ
Thomas A.Edison đã tiến hành các nghiên cứu theo hướng ấy, nhưng ông vấp phải nhiều khó khăn trong
việc đồng bộ hóa sự cuốn phim lúc thu hình và lúc xem, trước khi tới đuợc cái phim, sau này trở thành
tiêu chuẩn, rộng 35mm, với hia hàng lỗ (chúng ta ghi nhận rằng năm 1888, Émile Reynaud đã nhận bằng
phát minh hệ lỗ đục ở mép, thàn thử người ta cũng cho rằng ông là ngưuòi phát minh ra phim đó).

Năm 1892, Edison nhận bằng phát minh máy kinetograph, là máy chụp động ảnh của ông. Khốn thay cái
Cinétoscope, máy xem động ảnh, để xem các phim này, lại không phải là một máy chiều, mà là một cái
hộp, trong đó phim chuyển động một cách liên tục trước một kính lúp, chỉ cho phép một khán giả độc
nhất xem được một loạt hình ảnh, kéo dài 15 giây. Ngày mà cái máy này được trình diễn trước công
chúng, trong một căn phòng ở Broadway, là ngày 14/4/1894. Cũng năm này, Marey có một ý kiến chính
xác về cái có thể và là phải là sự tái tạo chuyển động: "Giả sử rằng một dải gồm những ảnh dượng bản đi
qua tiêu điểm của vật kính, và dải này được chiếu sáng mạnh, từ phía sau [...]. Mỗi lần các đĩa chắn sáng
mở vật kính, thì một ảnh hiện lên (trên màn) và các đường nét của ảnh này sẽ rất rõ nét, vì lúc đó phim sẽ
bị bộ phẩn nén giữ cho đứng yên".

Những lời tiên đoán này chẳng bao lâu đã được thực hiện, vì ngay năm sau, ngày 22/3/1895, Louis
Lumière, được sự cộng tác của em trai là Auguste đã trình diễn "máy chụp hình ảnh động" trước một hội
đồng bác học, dưới sự chủ tọa của chủ tịch Viện hàn lâm khoa học (sau này Bouly chế tạo mọt trong các
máy đó, và gọi nó là cinématographe (máy chiếu phim), tên này được chấp nhận ngay). Cuối cùng, ngày
28/12 cùng năm, máy chiếu phim của Lumière bắt đầu sự nghiệp kì diệu của mình, về trình diễn trước
công chúng, trong tầng hầm của Grand Café de Paris (tiệm cà phê lớn của Paris). Để kết thúc, xin nói rõ
thêm là cái máy chiếu của Louis Lumière được cải tiến rất nhiều, khi người ta thay thế kéo phim dùng
mũi nhọn và trục cam bằng hệ dùng chữ thập Malte, do Paul Grimoin-Sanson dùng lần đầu tiên, năm
1890 trong cái máy chiếu mà ông gọi là phototachygraphe.

Cho đến năm 1914, camera thu hình vẫn được điều khiển bằng tay, nhờ một ma-ni-ven (do đó mới có
cụm từ quay phim). Qua thực tế, người thao tác dần dần thu được đúng 16 hình trong một giây. Những
người chưa đủ kinh nghiệm thì vừa quay vừa huýt sáo, một điệu hát thích hợp (chẳng hạn bài hành khúc
Sambre và Meuse, theo nhà sử học về điện ảnh Georges Sadoul). Cũng nên nhắc lại rằng, từ 1888, năm
mà người Mĩ George Eastman hoàn chỉnh tấm phim đầu tiên, thì phim được làm bằng xenlulôit cực kì dễ
bốc cháy. Từ 1908, xí nghiệp Đức I.G. Farben sản xuất được một loại phim không cháy, bằng axetat
amoni, nhưng trong một thời gian dài phim này chỉ dành cho các nhà nghiệp dư.

Georges Méliès, được coi như người thực sự tạo ra cảm tưởng điện ảnh, là người có óc tưởng tượng
phong phú.Ngay lập tức, ông đã khai thác được các khả năng của kĩ xảo, do chính nguyên tắc điện ảnh
cho ta. Nói riêng, ông đã quay phim, từng hình một, các chữ cái, mà ông dịch chuyển dần sao cho khi
chiếu lên ta thấy chúng ban đầu rất lộn xộn, lạitự xếp thành hàng trên màn ảnh. J. Stuart Blackton lại nảy
ra ý kiến áp dụng phương pháp đó cho một dãy các hình vẽ, và như vậy là người đầu tiên làm phim hoạt
hình. Ý tưởng này được đào sâu, hoàn chỉnh và khai thác từ 1908 bởi họa sĩ và nhà biếm họa Pháp Émile
Courtet, biệt danh là Emile Cohl.

Màu, hình nổi, âm thanh. Phép chụp ảnh đòi hỏi chuyển động, và đã có được là nhờ điện ảnh. Đến lượt
nó, trong sự tìm tòi cái tự nhiên không tránh né được, điện ảnh lại đòi hỏi màu, cảm giác nổi và âm thanh.
Đầu thế kỉ 20, nhờ Méliès và các anh em nhà Pathé, ngành điện ảnh Pháp sản xuất được vài cuộn phim, tô
màu từng hình một bằng tay.

Từ 1908, người Anh G.A. Smith, và Charles Urban nghiên cứu phương pháp Kinemacolor của điện ảnh
màu bằng cách dùng một cái đĩa quay mang các tấm kính lọc hai màu phụ nhau: các hình thu xen kẽ nhau
qua các kính ấy, và được chiếu cũng qua hai kính tương tự sẽ tạo ra - cũng phải nói là khá không hoàn
chỉnh - đủ mọi màu trên võng mạc. Năm 1917, người Herbert T. Kalmus tìm được một phương pháp hóa
học, phương pháp Technicolor có thể khai thác được về mặt công nghiệp, nhưng do sử dụng phức tạp nên
chỉ dành cho sán xuất lớn. Từ đó, nhiều phương pháp khác, mượn của phép chụp ảnh đã được áp dụng:
Kodarchrom, Agfacolor Eastmancolor.

Nhiều phương pháp khác nhau đã được đề nghị để tái tạo hình ảnh nổi (hình ảnh ba chiều) trong điện ảnh.
Chỉ có hai phương pháp được khai thác trong công chúng. Phương pháp thứ nhất là phương pháp cặp ảnh
ghép màu do Louis Lumière hoàn chỉnh cho điện ảnh. Phương pháp này không áp dụng được cho phim
màu, và đòi hỏi mỗi khán giả phải đeo một cặp kính hai màu; hơn nữa phương pháp này làm thị giác mệt
mỏi rõ rệt. Một phương pháp khác là phương pháp nhìn hình nổi bằng ánh sáng phân cực, do đó, đã được
đề nghị, vì các ưu điểm sau đây: thị giác ít mệt mỏi hơn, và có thể xem ảnh màu. Đầu những năm 1950,
điện ảnh Mĩ, chịu sự cạnh tranh của truyền hình, đã tìm cách tạo ấn tượng mạnh hơn, và nhiều chục phim
dùng lọc sáng phân cực đã được quay ở Hollywood. Nhưng điện ảnh nổi nhanh chóng bị CinémaScope và
màn ảnh rộng đánh bại, khiến cho tới nay nó hầu như đã biến mất. Tuy nhiên, nhiều cuộc nghiên cứu
đang được tiến hành nhằm sử dụng holography (hay phép toàn ảnh).

Nếu đến nay không một phương pháp nào thành công cho điện ảnh cảm giác nổi thật sự, tiện lợi và khai
thác được, thí đối với vấn đề cho nó tiếng nói, sự việc lại khác. Ý tưởng thì cũng lâu đời như bản thân
điện ảnh, vì Edison, năm 1889, đã nghịch ngợm lắp một cái máy chắp vá khác thường, gọi là kinétophone
gồm một máy chiếu phim, mà động cơ thông qua một cua-roa lại kéo cho quay một máy hát. Ở Pháp, hồi
đầu thế kỉ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã thử làm cho các hình ảnh trên phim phát được âm thanh (Baron,
Joly, Lauste và Gaumont), nhưng trước các kết quả đáng thất vọng thu đưuọc ở mọi nơi, không còn ai
quan tâm tới vấn đề đó nữa, năm 1910.

Sau Thế chiến thứ nhất, ampli (máy tăng âm) và loa dùng trong kĩ thuật vô tuyến đã làm cho việc giải
quyết được dễ hơn. Năm 1926, công ty Mĩ Warner Bros phát minh cuốn phim Don Juan kèm theo một
bản nhạc, ghi trên đĩa. Cuộn phim có âm thanh (nhưng không phải phim nói, vì lời thoại vẫn phải phụ đề)
đầu tiên này được công chúng đón tiếp nồng nhiệt tới mức là ngay năm sau, vẫn nhà sản xuất ấy lại tung
ra cuốn Người hát nhạc Jazz. Cuốn phim nói đầu tiên, vì lần này có sự đồng bộ hóa các hình ảnh với tiếng
hát và lời nói, ghi trên đĩa (phương pháp Vitaphone).

Đĩa hát rất khó làm cho đồng bộ, dẫu chỉ hoàn hảo chút ít giữa sự mấp máy của môi với các tiếng nói
tương ứng (nhất là khi phim do dùng lâu bị cắt bớt nhiều đoạn) nhưng từ 1930, người ta có thể ghi âm
bằng quang học đến một dải, một đường âm thanh đặt ngay trên phim, việc ghi được thực hiện nhờ những
tế bào quang điện. Sự lên ngôi của điện ảnh nói buộc phải tăng nhịp điệu chiếu các ảnh (24 ảnh hình trong
một giây, thay cho 16 đối với phim câm), sự tăng này càng cải thiện thêm chất lượng ảnh, vì nó triệt tiêu
hoàn toàn sự nhấp nháy khi chiếu phim với nhịp độ thấp hơn.

Sau Thế chiến thứ hai, công nghiệp điện ảnh Mĩ cảm nhận được những hậu quả nghiệt ngã của sự phát
triển của truyền hình. Về mặt tâm lí thì điện ảnh phải phản công trên phương diện kích thước - lúc bấy giờ
chiều rộng mới hơn chiều cao có một phần ba - của màn ảnh. Năm 1952, phương pháp cinérama do Fred
F. Waller phát minh, được trình diễn trước công chúng: một bộ ba camera - hay camera bộ ba - quay đồng
thời trên ba phim, chia nhau một trường nhìn toàn phần 146o, với một tỉ số rộng/cao 2,66; ba máy chiếu
lại cho ba ảnh trùng vào nhau, trên một màn rất rộng và cong. Đó là một áp dụng hẹp của nguyên tắc
cinérama do Grimion-Sanson thiết kế năm 1896 và trình diễn ở Triễn lãm quốc tế Paris năm 1900 (trong
đó 10 camera và 10 máy chiếu cho phép chiếu trên một màn hình trụ, để khán giả ngồi vào giữa). Ngoài
ra, năm 1927, Albe Gance cũng đã dùng ba máy chiếu để thực hiện cuốn phim Napoléon của ông trên
màn ảnh rộng.

Năm 1953, người ta chiều cuốn phim đầu tiên theo phương pháp CinémaScope. Ở đây hình ảnh bị nén
bằng sự tiệm biến (anamorphose), trong một phim bình thường, bằng cách dùng vật hình hypergonar của
Henri Chrétien do hãng phim Bauschland Lomb áp dụng. Lúc chiếu, một vật kính đặc biệt lại mở rộng
chùm sáng, để phục hồi trên màn ảnh các kích thước của trường được chụp (tỉ số chiều rộng/chiều cao là
2,55). Năm 1954 xuất xưởng cuốn phim đầu tiên theo phương pháp vistavision: ở đây phim chạy theo
chiều ngang, cả lúc thu hình lẫn lúc chiếu, nhờ đó có thể thu được ảnh lớn hơn, với một phim có kích
thước tiêu chuẩn (tỉ số rộng/cao là 1,85).

Phương pháp Superscope, trình diễn năm 1954 chỉ là một biến thái của cinémascope, do J. Tushinsky cải
tiến, những khả năng của phép tiệm biến được tăng thêm, bằng cách kéo dài ảnh tới tận mép phim, các lỗ
đục chỉ còn để lại giữa các hình ảnh. Năm 1955 cuốn phim đầu tiên thụôc hệ Todd-A0 ra mắt khán giả.
Trong khi đó, trong các phương pháp trước đây, người ta dùng phim tiêu chuẩn 35mm, thì ở đây người ta
dùng phim rộng gấp đôi (70mm) để được một ảnh động gần gấp đôi. Hệ Technirama, hoàn chỉnh năm
1956, tổ hợp cả sự tiệm biến, và cách cho phim chạy theo chiều ngang.

Cuối cùng hệ M.G.M. 65 được trình chiếu năm 1967, dựa trên sự tiệm biến, mà khả năng được nhân đôi,
bằng cách dùng phim 70mm. Một phương tiện khác để giảm bớt sự cạnh tranh của truyền hình đối với
điện ảnh, có thể là nhượng lại cho truyền hình những phim sẵn có, thậm chí làm cả phim theo đơn đặt
hàng. Cách sử dụng phim điện ảnh để chiếu trên màn ảnh nhỏ này đã có thể thực hiện được bằng cách
dùng Kinescope, rồi máy chiếu phim từ xa.

Điện ảnh nghiệp dư. Điện ảnh khoa học. Điện ảnh đã được đặt trong tầm tay các nhà nghiệp dư, từ 1925,
nhờ Émile Pathé và người em là Charles, những người đã chế tạo cho họ cái Pathé-Baby nổi tiếng, dùng
phim khổ 9,5mm, chỉ có hàng lỗ giữa hai ảnh hình liên tiếp. Nhưng điện ảnh nghiệp dư được phổ biến
chủ yếu là nhờ hãng Kodak của Mĩ đã tung ra loại phim 8mm, do cỡ nhỏ của ảnh và hạt nhũ tương, nên
khoôg thể cho được những ảnh rất lớn, lúc chiếu cũng không thể tái tạo trung thành các chi tiết nhỏ (nhất
là các vật ở xa, trong các phong cảnh).

Những khuyết điểm này đã được giảm rất nhiều trong khổ phim lớn gọi là "super-8" do chính công ty ấy
tung ra năm 1965. Trong những năm 1950, việc thu tiếng vào phim nghiệp dư đã được đơn giản hóa, nhờ
áp dụng sự ghi âm bằng từ lên một dải hẹp chất từ tính, dán theo yêu cầu lên một mép phim. Nhưng cuộc
cách mạng lớn về điện ảnh nghiệp dư là sự phát minh ra Caméscope, vào năm 1983.

Điện ảnh khoa học tạo cho các nhà bác học nhiều khả năng ghi lại các hiện tượng xảy ra một cách chớp
nhoáng, khả năng làm chậm lại hoặc tăng tốc các chuyển động, khả năng thay thế con mắt trong những
nơi nguy hiểm,... Sự phát minh ra sự chiếu chậm có từ 1910, nhưng rất khó nói chắc ai là tác giả một
trong hai người Pháp đã làm đồng thời, và một cách độc lập đối với nhau: Buhl và Labrely. Sự chiếu
nhanh là do công của bác sĩ Comando, người sáng tạo ra kĩ thuật điện ảnh sinh học, đã trình diễn các cuốn
phim của ông từ 1910. Trong thiên văn thì sau cái súng lục của Janssen, kĩ thuật điện ảnh xuất phát vào
năm 1912, trong một dịp nhật thực, lúc đó ít nhất có bảy cuốn phim được quay bởi bấy nhiêu nhóm, trong
đó có một phim màu do Léon Gaumont quay. Trong y học thì từ 1910, người ta đã thực hiện phép soi X
quang động. Năm 1935, một camera ghép với một đèn nội soi đã quay phim được các nội taạng của cơ
thể sống.

CÁI CÂN

Thương mại vừa manh nha, dưới dạng hàng đổi hàng thì đã nảy ra sự cần thiết phải cân một số thực phẩm
và hàng hóa. Nguyên tắc của cân đòn là trực quan, và thực hiện đơn giản đến mức là những dụng cụ để
cân này đã được phát minh vào những thời kì khác nhau, tại những vùng rất xa nhau.

Ở Ai Cập, người ta tìm thấy trong những bản viết từ 2800 trước công nguyên, những hình vẽ đầu tiên thể
hiện một cái cân có đòn và hai đĩa cân, mà người ta dùng đòn tay nâng lên để cân. Vào năm 2000 trước
công nguyên, cái cân này vẽ to hơn, có một cái giá, giống như cái giá của các cân của chúng ta trong
phòng thí nghiệm hiện nay, đỡ lấy đòn cân tại chính giữa đòn. Từ đòn cân bằng gỗ, có dây treo hai đĩa
cân lớn bằng kim loại, quả cân là những viên đá rắn, thường là granite, đôi khi được tạc thành hình các
con vật.

Ở Lưỡng Hà, cái cân được vẽ trong những chữ hình vẽ từ giữa thiên niên kỉ III. Người ta tìm thấy những
đĩa bằng thanh đồng thau của cân xách tay dùng để cân kim loại đổi lấy hàng. Trong thiên niên kỉ II, lúc
đó chưa có tiền đồng, người Hy Lạp và La Mã ban đầu dùng cân có hai đĩa, mà người ta cầm bằng một
cái vòng nối khớp với đòn cân, tại trung điểm của đòn. Sau họ dùng cái cân statera, cái này đến giai đoạn
phát triển cuối cùng có hình dáng chẳng khác gì cái cân ta hiện nay. Sự chuyển từ cân có đĩa sang statera
có vẻ hiển nhiên nếu ta biết rằng cân có đĩa đôi khi còn có thêm một quả cân nhỏ, mà người ta cho trượt
dọc theo một trong hai cánh tay đòn bằng nhau để đo hiệu số các trọng lượng đặt trên hai đĩa. Từ đó nảy
ra ý kiến là bớt đi một đĩa và làm cân bằng đĩa kia với một đối trọng. Dưới dạng ban đầu, statera chỉ đơn
giản là một thanh chia làm hai nửa không bằng nhau. Cánh tay đòn dài có các khấc (để cố định quả cân
lưu động); trong cánh tay đòn ngắn có một cái móc để có thể treo vật phải cân, hoặc treo thẳng vào móc,
hoặc đặt lên đĩa cân.

Năm 1670, ngoài hai kiểu cổ điển (cân có đòn và cân ta) có thêm cân có hai đòn ở dưới, có hai đĩa và có
kim chỉ do nhà vật lí Gilles Personier de Roberval sáng chế. Cuối cùng cân bàn được Alois Quintenf phát
minh năm 1815.

CÁC PHÁT MINH KHOA HỌC

Tài liệu trích từ TỪ ĐIỂN CÁC PHÁT MINH VÀ CÁC NHÀ PHÁT MINH (NXB Giáo dục 2002, sách
dịch từ tiếng Pháp).

KHÍ CẦU

Nếu ngành khí cầu thật sự khởi đầu vào nửa sau thế kỉ XVIII, thì người ta thấy rằng đã có hàng loạt người
đi trước đã thực hiện được nó. Như nhiều phát minh khác, hình như ánh sáng cũng lóe ra từ xứ sở con
Trời. Quả vậy, hình như từ rất xa xưa, người Trung Hoa đã thích chơi trò thả các quả cầu bằng giấy, được
thổi phồng bằng không khí nóng.

Khoảng giữa thế kỉ IV tCN, nếu tin cách giải thích của các sử gia đương thời, thì đại tướng Hàn Tín đã
dùng những khí cầu đó làm mật hiệu cho quân của ông. Gần chúng ta hơn có thầy tu dòng Tên, người Bồ
Đào Nha, Bartolomé Lorenzo de Gusmao đã thành công khi cho một khí cầu hình con chim bay được lên
khỏi mặt đất vào năm 1709.

Ngày 4/6/1783, hai nhà sản xuất giấy ở Vivarais, hai anh em Joseph và Étienne Montgolfier lần đầu tiên
đã trình diễn công khai một khí cầu do họ sáng chế - sau này được gọi là khí cầu Montgolfier, được làm
bằng vải, dán giấy và được bơm phồng bằng không khí nóng, bay lên được nhờ một ngọn lửa của rơm
ẩm, của len, treo ở dưới miệng khí cầu. Ngay tức khắc khí cầu lên cao tới 500m. tin tức khiến cho công
chúng quan tâm sôi nổi đến mức khi Viện hàn lâm khoa học muốn làm lại thí nghệm ở Paris, thì chỉ trong
một tuần, công chúng đã quyên góp đủ số tiền cần thiết. Để lãnh đạo công việc này, người ta đã chỉ định
một trong những nhà vật lí lớn thời đó là Jacques Alexandre César Charles, ông này nghĩ rằng hydro vốn
nhẹ hơn không khí nóng, và nên bơm khí cầu bằng khí đó để được một lực lên lớn hơn.

Thực ra, hình như hai anh em Montgolfier cũng đã có ý định ấy, nhưng đã phải bỏ vì vỏ khí cầu xốp (để
hydro thấm qua) và vì gặp khó khăn khi phải sán xuất một khối lượng lớn hydro, chất khí mà tới thời
điểm ấy chỉ được điều chế trong phòng thí nghiệm, trên quy mô nhỏ.

Charles nhanh chóng hoàn chỉnh được một chất phết chế từ cao su, và giao cho hai anh em Robert, nhà
sản xuất dụng cụ vật lí, làm một cái vỏ bằng lụa trơn, phết cao su. Cũng lúc đó, với một cái thùng tônô và
các ống dẫn, ông ứng tác một máy sing khí hydro. Phải mất bốn ngày để bơm đầy khí cho quả cầu, và
ngày 27/8, khí cầu bay lên trước một đám đông chừng 300.000 người. Quả cầu do bơm quá căng đã nổ ở
phía trên Gonesse gần Paris và rơi xuống.

Nhưng người ta đã nghĩ đến chuyến bay có người. Ngày 15/10, hai anh em Montgolfier trước đó đã bắt
đầu bằng việc cho phóng một khí cầu chở súc vật, đã thử ở Vincennes, một khí cầu có dây giữ mang theo
Francois Pilâtre de Rozier lên cao 24m và giữ ở độ cao đó 5 phút. Vì vua Louis XVI phản đối việc một
người không phải là tử tù mạo hiểm là người đầu tiên bay lên bằng khí cầu tự do, nên Pilâtre de Rozier đã
hứa với hầu tước Francois Laurent d'Arlances rằng ông sẽ bay cùng hầu tước trong chuyến bay đầu tiên,
nếu hầu tước giải tỏa được lệnh cấm của vua. Ngày 21/11, hai ông thực hiện chuyến bay đầu tiên bằng khí
cầu tự do - khí cầu Montgolfière, dùng không khí nóng - trong chuyến bay đó, họ bay xa được 9,5 km và
đạt độ cao 1000m.

Mười ngày sau, Charles đã chứng minh những tính chất đáng chú ý của khí cầu hydro của ông. Ngày
1/12, sau hàng nghìn trục trặc (nổ một thùng sinh khí hydro; một sắc lệnh do nhà vua tống đạt, ra lệnh
hoãn thí nghiệm xét thấy nguy hiểm này), Charles và Robert đã bay lên từ vườn hoa của cung điện
Tuileries, giữ ở độ cao 600m, và 2 giờ sau hạ xuống Nesles. Ở đó, Charles để người bạn đồng hành lại, kí
một biên bản rồi lại bay tiếp, đạt độ cao rất lớn là 3000m, rồi hạ xuống sau khi bay 35 phút. Như vậy, chỉ
trong vài tháng con người đã làm chủ được một kĩ thuật mới, và sau đó khí cầu này đã trở nên hoàn hảo
gồm đủ: giỏ treo vào khí cầu bằng một tấm lưới, cái supáp (để xả khí) điều khiển được từ chỗ giỏ, các bao
cát dùng để dằn, thậm chí cả một khí áp kế, thủy tổ của các cao kế sau này nữa.
Vào thời kì đó, cái nặng hơn không khí mới chỉ là dự án, và một tương lai sáng sủa dường như đang mở
rộng cho khí cầu. Vào nămn 1793 và 1794, các nhà quân sự đưa các khí cầu quan sát vào hoạt động, lần
đầu tiên trong trận bao vây Maubeuge và trong trận Fleurus, theo sự gợi ý của Nicolas Conté - người đã
sáng chế ra chiếc bút có ruột được làm bằng than chì. Năm 1804, nhà vật lí kiêm hóa học Louis Gay-
Lussac dùng khí cầu để thực hiện một số thí nghiệm khoa học nguy hiểm. Trong chuyến bay đầu tiên,
cũng nhà toán học kiêm thiên văn học Jean-Baptiste Biot, ông lên cao tới 4000m để nghiên cứu địa từ, rồi
sau đó một mình ông lại bay lên, với ý định đạt đến độ cao nhất có thể và đã đạt độ cao 7016m, vượt xa
những người điều khiển khí cầu giỏi nhất.

Cũng thời gian ấy, ý khiển điều khiển khí cầu nảy sinh và ám ảnh các nhà nghiên cứu. Khí cầu điều khiển
được đầu tiên phải kế đến là "con tàu biết bay" kì dị của do J.P. Blanchard chế tạo năm 1784. Đó l2 một
khí cầu thông thường (có dạng hình cầu) có một bánh lái giống như bánh lái tàu thủy và được quay bằng
tay, một thiết bị đẩy giống như mái chèo và chân vịt. Ta chú ý rằng, ngay cùng thời gian với sự kiện phát
minh khí cầu Montgolfière, đại tướng Jean-Baptiste Meusnier de La Place đã hình dung ra các cơ quan
điều khiển, và xây dựng lí thuyết cân bằng của một khí cầu điều khiển được. Đặc biệt, ông đã đề nghị
hình dạng kéo dài của khí cầu như một phương tiện để giảm sức cản của khí cầu, đồng thời độ ổn định
của khí cầu được cải thiện nhiều.

Khí cầu điều khiển được đầu tiên, xứng đáng với tên gọi này, có dạng hình thoi, có bánh lái và được đẩy
bằng một máy hơi nước, được kĩ sư Henry Giffard phát minh năm 1851. và thử nghiệm năm 1852, nhưng
kết ảu lại gây nhiều thất vọng. Trong lĩnh vực này, cũng phải kể đến khí cầu điều khiển do người Đức
Paul Hoenlein sáng chế năm 1872, mà động cơ dùng ngay chất để bơm cho nó làm nhiên liệu.

Gaston Tissandier là một nhà bác học rất quan tâm tới các ứng dụng khoa học của ngành khí cầu và đã
chế tạo nhiều khí cầu, thậm chí đã thoát chết trong một chuyến bay đạt đến độ cao nổi tiếng (năm 1875,
ông lên quá cao, đến độ cao 8600m, cùng hai người bạn đồng hành của ông là Sivel và Crocé-Spinelli -
hai người đều đã chết). Không chút nản lòng vì sự việc bi đát ấy, ông tiếp tục các nghiên cứu của mình,
và năm 1883, cùng với người em là Albert, ông thử nghiệm một khí cầu điều khiển được do họ chế tạo,
và được thay bằng động cơ điện. Kết quả tuy khiêm tốn nhưng vẫn đáng khích lệ với đại úy Charlews
Renard - người vào năm sau đã cho bay thành công một khí cầu điều khiển được khác, chạy bằng điện có
tên France (nước Pháp). Trong một chuyến bay đáng nhớ, đánh dấu một bước ngoặt trong kĩ thuật của khí
cấu điều khiển và cũng là lần đầu tiên trong kỉ yếu của ngành khí cầu, Renard và người bạn đồng hành
A.C. Krebs đã thực hiện được vòng bay kín dài 7km, sau đó đã trở về điểm xuất phát an toàn bằng khí cầu
điều khiển.

Rất nhiều tiến bộ quan trọng khác nối tiếp nhau. Đầu tiên, vào năm 1887, bá tước Ferdinand Von
Zeppelin tiến hành những cuộc thử nghiệm đầu tiên dùng máy nổ để đẩy khí cầu. Cùng năm đó, một
người Đức khác tên là David Schwartz sáng chế khí cầu cứng có khung nhôm, nhưng vỏ của khí cầu,
cũng bằng kim loại, lại để lọt khí tại hàng nghìn chỗ. Thí nghiệm này đã gợi cho bá tước Zeppelin ý
tưởng chia khí cầu thành nhiều ngăn, làm cho khí cầu dưới một vỏ ngoài chung, lại chứa nhiều khí cầu
con đặt trong các ngăn. Như vậy, năm 1900 khí cầu hiện đại đã ra đời.

Khí cầu và khí cầu điều khiển, sau bao thăng trầm và tai nạn bi đát đã được thay thế bởi máy bay và trực
thăng. Vì vậy, từ đầu thế kỉ này, không có nhiều cách tân về mặt kĩ thuật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ta
cũng phải kể việc lắp một giỏ kín, có điều hòa không khí năm 1931 cho các khí cầu tĩnh khí của kĩ sư
Thụy Sĩ August Piccard, và ngay sau Thế chiến thứ hai là sự xuất hiện ở Mĩ khí cầu tự do bằng chất dẻo,
có cốt là sợi thủy tinh, mà vỏ có thể trực tiếp giữ giỏ, không cần lưới và các dây treo cổ điển.

Năm 1963, ở Mĩ, các nhà nghiên cứu của công ty Raytheon đã nghĩ ra một khí cầu nhẹ bằng chất dẻo,
đơn giản một cách lạ kì, không lưới cũng chẳng có dây treo, không supáp và không mang theo vật dằn,
mọi sự giản lược đều thu được nhờ sự trở lại độc đáo của quá khứ, vì các khí cầu náy giống như các khí
cầu Montgolfière đầu tiên, đều có miệng rộng ở dưới và lên cao nhờ lực đẩy của không khí nóng. Dấu
hiệu của thời đại: người ta không đốt rơm trong giỏ mà đốt butan hoặc propan trong hai bếp, do phi công
điều chỉnh, đặt dưới miệng mở to của khí cầu.

Trong những năm 70-80, các ưu điểm chủ yếu của khí cầu là sử dụng đơn giản, dễ điều khiển, bảo vệ môi
trường và tiêu thụ ít năng lượng, điều đó làm cho khí cầu lại gây được sự chú ý. Khí cầu giải trí cuốn hút
ngày càng nhiều môn đồ, họ tổ chức nhiều cuộc đua và hội thi lớn. Khí cầu điều khiển vẫn được sử dụng,
một mặt trong lĩnh vực quảng cáo, mặt khác, trong các nhiệm vụ canh gác (chẳng hạn, trên các bờ biển
nước Mĩ). Cuối cùng, vào đầu những năm 1980 đã xuất hiện khí cầu hồng ngoại, sử dụng bức xạ hồng
ngoại xung quanh; nó có ưu điểm là cho phép thực hiện được nhiều thí nghiệm khoa học (vật lí, hóa học)
dài ngày trong khí quyển tầng cao. Năm 1982-1983, một nguyên mẫu của Pháp đã thực hiện chuyến đi
vòng quanh thế giới trong bảy tuần, ở độ cao trong khoảng 18-29km, và mang theo một tải trọng hữu ích
65kg, trong đó 35kg là trang thiết bị khoa học. Các mẫu sau còn đạt thành tích cao hơn.

LA BÀN

Nguồn gốc của la bàn không rõ lắm. Gần như chắc chắn rằng người Trung Hoa là những người đầu tiên
nhận thấy các tính chất chỉ phương của nam châm. Tuy nhiên, việc họ lợi dụng khám phá này để tự dẫn
đường từ thiên niên kỉ III lại đáng ngờ. Hẳn là đầu tiên họ dùng nó trong các cuộc hành trình trên bộ. Cái
"kim chỉ nam" là một thanh mảnh bằng đá nam châm, đặt trên một mẫu sậy, mà khi nổi trên mặt nước
đựng trong một cái chậu vẫn giữ nguyên phương bắc-nam, dù cái xe chở nó muốn đi ngoắt ngoéo thế nào.
Năm 120 của kỉ nguyên chúng ta, người ta tìm thấy một đoạn viết nói đến kim nam châm trong cuốn từ
điển của Chone Wey. Tuy nhiên, hình như trong nhiều thế kỉ, có lẽ trong hàng thiên niên kỉ, người Trung
Hoa đã có trong tay một cái la bàn sơ đẳng mà không hề nghĩ đến sử dụng nó trong hàng hải.

Trong một cuốn bách khoa thư có niên đại nhà Đường (618-906), có một đoạn nói mơ hồ đến một "con
tàu chỉ nam". Những mô tả chính xác đầu tiên đến được chúng ta có niên đại thế kỉ XII: "Ban đem người
chủ tàu quan sát các sao, ban ngày ông quan sát mặt trời; lúc tối trời hoặc có sương mù ông quan sát kim
chỉ nam...". Trong thời gian ấy, người Ả rập, thường qua lại các cảng Ấn Độ như người Trung Hoa, đã
khám phá được bí mật của kim nam châm, và du nhập nó vào Tây Ban Nha, từ đó nó được sử dụng rộng
rãi khắp châu Âu.

Trong một bài thơ của Guyot de Provins năm 1180, ông có nói bóng gió đến miếng đá "xấu xí" và "đen
sì", gọi là marinette (cô bạn của thủy thủ) ấy. Ban đầu, dụng cụ được cấu tạo bởi cục đá ấy, đặt trên hai
cọng rơm, trong một bình đựng nước. Sau đó, người ta dùng một kim sắt nhiễm từ dài xuyên dọc một ống
sậy hoặc một que gỗ. Cái phao này được làm với những hình thù ngộ nghĩnh, phong phú, chủ yếu là hình
một đóa huệ tây (hay bách hợp), mà sau này ta thấy được in trên hoa hồng gió, để chỉ phương bắc. Dụng
cụ có kim thả nổi này được gọi là cadamit. Tên gọi boussole (la bàn) sau này mới có. Tên gọi này rất
không thích đáng, vì nó xuất xứ từ chữ bossola hay bussula của người Sicile, mà gốc gác là một cái hộp
nhỏ bằng gỗ hoàng dương (tiếng Sicile là bosic) để đựng cái calamite.

Đầu thế kỉ XIII, kim nam châm được các nhà hàng hải Catalans, thành Gènes và thành Venise dùng khá
phổ biến. Trong cuốn Epistola de magnette, đề ngày 5 tháng 8 năm 1269. Pierre le Pèlerin de Maricourt
lần đầu tiên mô tả cách lắp một kim nam châm nhẹ trên một cái chốt, cho phép nó quay tự do trên chính
nó: đó là cái boussole theo đúng nghĩa. Cuối cùng, năm 1483, người Bồ Đào Nha Ferrande nảy ra ý kiến
lắp cho kim một hoa hồng gió mang các chữ đầu của tên các luồng gió thổi trong khoảng tương ứng: đó là
cái compas (la bàn). Sau này, người Italia Jérome Cardan nghĩ ra cách treo mang tên ông, giúp cho
compas không bị ảnh hưởng vì các lắc lư của con tàu.

Từ thời Trung cổ, người ta đã nhận ra rằng kim nam châm không chỉ đúng phương bắc địa lí, mà làm với
phương đó một góc, mà về sau người ta gọi là độ từ thiên. Năm 1492, trong cuộc hành trình tới Tây Ấn,
Christophe Colomb nhận xét rằng độ từ thiên đông giảm dần theo kinh độ, rồi từ quần đảo Acoris, thành
độ từ thiên tây.

Từ năm 1536, chữ đầu của tên các luồng gió trên hoa hồn gió được thay bằng chữ đầu của các từ Bắc,
Nam, Đông và Tây. Năm 1544, George Martmann thông báo hiện tượng từ khuynh và nhà địa lí Italia
Livio Sanuto ghi nhận sự tồn tại của hai từ cực. Năm 1599, xuất hiện lần đầu tiên các bảng cho ta độ từ
thiên của bốn mươi ba địa phương. Chúng ở trong một cuốn sách của nhà toán học và vật lí vùng Flandre
tên là Simon de Bruges. Năm 1768, người Thủy Điển Johan Carl Wilcke xuất bản tấm bản đồ đầu tiên có
các đường đẳng khuynh (đường nối những điểm có cùng độ từ khuynh). Năm 1786, Dominique Cassini,
thường gọi là Cassini IV, để khỏi nhầm với các tổ tiên dòng họ ông, khám phá được sự biến thiên hàng
năm của độ từ thiên. Cuối cùng, năm 1825, nhà toán học và vật lí Anh, Peter Barlow và nhà đi biển kiêm
hải dương học Pháp, Louis Isidore Duperrey vẽ lên bản đồ những đường đẳng thiên (nối những điểm có
cùng độ từ thiên).

Năm 1873, nhà vật lí Anh William Thomson sau là huân tước Kenvin, sau khi thu được nhiều kinh
nghiệm trên chiếc du thuyền Lallah Rookh đã cải tiến cái la bàn một cách đáng kể, và tăng độ chính xác
của nó, bằng cách thay một cái kim to bằng sáu kim nhỏ, đặt song song theo hai nhóm, và làm cái khung
của hoa hồng gió bằng sợi nhôm, làm cho trọng lượng của cả dụng cụ nhẹ đi gấp 8 lần. Sau này người ta
lại có ý kiến đặt cái hoa hồng gió trong nước để làm tắt nhanh các dao động, và bảo vệ nó khỏi các dao
động, hay cái lắc mạnh của tàu. Từ khi có thỏa thuận quốc tế 1932, chữ W, chữ đầu của tiếng Anh West
(Tây) đã được chính thức chấp nhận thay chữ O của từ Onest (Tây), để khỏi nhầm với số không. Thực tế
thì trong các con tàu hiện đại người ta không dùng các tên gọi ấy nữa, các góc nằm ngang bây giờ được
ghi bằng độ, tính từ 0 đến 360o, bắt đầu từ phương bắc, và theo chiều quay của kim đồng hồ.

MÁY BAY

Từ thời thưọng cổ, ảo tưởng làm cho người bay đã ám ảnh hàng nghìn nhà sáng chế, mà bằng chứng là
câu chuyện thần thoại về Icare và các máy biết bay do Léonard de Vinci vẽ. Tuy nhiên, từ 1680, sau khi
dành nhiều giờ để nghiên cứu sự bay của chim, nhà sinh lí và vật lí Italia đã kết luận rằng, con người vĩnh
viễn không thể bay được bằng các phương tiện của chính mình. Vì vậy, sau sáng chế đầy ấn tượng của
anh em Montgolfier, nhiều người đã nghĩ rằng lời giải của bài toán giúp con người bay phải nằm trong
các dụng cụ nhẹ hơn không khí.

Nhưng ngay khi xem xét việc thay sức mạnh của cơ bắp bằng một cái máy, thì cái nặng hơn không khí lại
có người tán thành. Đi đầu là một người Anh, có cách nhìn xa trông rộng, George Cayley. Trong cuốn
sách Về hàng không xuất bản năm 1809, ông đã nêu nguyên lí của máy bay ("dùng một mặt nâng để nâng
một vật nặng, bằng cách chiến thắng sức cản của không khí, nhờ một cái máy") và đã mô tả các bộ phận
chính, kể cả cánh quạt. Rồi ông làm một mẫu thu nhỏ (năm 1804) và nhiều tàu lượn (từ 1809); nhưng
không có được một động cơ đủ nhẹ. Các nghiên cứu của Cayley được William S. Henson tiếp tục. Người
cộng tác của William là kĩ sư John Stringfellow đã chế tạo theo kích thước thu nhỏ được "cái xe chạy trên
không bằng hơi nước", máy này năm 1848 đã đáp xuống nhiều lần bằng tàu lượn, vì trọng lượng của động
cơ không cho phép nó lên cao, mà chỉ giúp nó kéo dài đường trườn xuống.

Người ta phải so sánh các công trình của Cayley với công trình đáng được ca ngợi không kém của
Alphonse Pénaud. Trúng tuyển vào trường Hàng hải, ông bị bệnh bại luệt và mới chỉ chuyên nghiên cứu
hàng không học, bằng những ma-két (mẫu thu nhỏ) biết bay, chúng giúp ông thu được những động cơ ổn
định, nhất là khi sử dụng những cái cánh và cánh đuôi hình nhị diện (hình chữ V mở rất rộng). Trong các
công trình của ông, người ta thấy ông đã tiên liệu loại cánh hình mũi tên, bộ càng hạ cánh gập lại được và
cái cần lái. Năm 1817, cái Planophore của ông, dài 50 cm, có cánh quạt chuyển động bằng dây cao su
xoắn đã làm kinh ngạc các du khách ở vườn Tuileries. Ông đã xây dựng các bản vẽ của một máy có thể
bay lên, với một người lái và đã nhận bằng phát minh năm 1876, nhưng không cò tài chính để thực hiện;
ốm đau, buồn nản, ông đã tự kết liễu đời mình. Những nhà sản xuất đồ chơi đã cho Planophore đi vòng
quanh thế giới. Năm 1878, một trong số đồ chơi đó được tặng cho anh em Wright ở Mĩ đã thức tỉnh lòng
say mê hàng không trong họ.

Louis Mouillard, một kĩ sư say mê hàng không học khác, ban đầu phỏng theo loài chim nhưng sau đã nắm
bắt được lợi ích của các loại cánh cứng, mà bằng chứng là hai cuốn sách của ông: "Vương quốc không
trung, khảo luận về chim. áp dụng cho hàng không" và "Bay không vỗ cánh". Bị tàn tật, ông phải từ bỏ
các cuộc thử tàu lượn mà ông từng thực hiện. Cayley và Pénaud đã nêu được công thức chung cho các
máy bay tương lai.

Máy bay tàng hình

Boeing 777

Dẫu sao cũng phải ghi nhận trường hợp của Clément Ader, ông này chẳng cần chờ đợi sự tiến triển cần
thiết của tế bào và động cơ, đã chế tạo nguyên cả những cỗ máy mà cánh quạt được quay bằng máy hơi
nước. Năm 1890,ông thành công với chiếc Éole, chiếc máy bay đầu tiên của ông. Tiếp theo là Avion, tên
sau này thay cho aeroplane; với cái này, năm 1897, trong điều kiện thời tiết xấu, ông đã bay được 300m,
cách mặt đất 1m, trước một ủy ban chính thức, ủy ban này không chịu thuyết phục và đã bỏ đi. Không
được các nhà chừc trách nâng đỡ, Ader sau đó đã rút lui, từ bỏ các nghiên cứu của mình. đồng thời với
Ader, người Anh gốc Mĩ Hiram Stevens Maxim chế tạo một máy bay hai cánh đồ sộ, đẩy bằng hai cánh
quạt, đường kính gần 5,5 m, mỗi cái được kéo bằng một máy hơi nước 180ch. Tuy rất không hoàn chỉnh,
năm 1894 máy cũng bay được lên khỏi mặt đất. Maxim, sau khi đã chứng minh được lời khẳng định của
mình, rằng những động cơ khá mạnh có thể nâng bổng được một cỗ máy nặng khác (tới 3500 kg), đã kết
thúc các thử nghiệm của ông.

Cống hiến khoa học quan trọng đầu tiên cho việc hoàn chỉnh các tàu lượn là kĩ sư Đức Otto Lilienthal.
Sau khi nghiên cứu rất lâu cách bay của loài chim và ghi các kết quả quan sát của mình trong cuốn sách
"Sự bay của chim, coi là cơ sở của ngành hàng không", năm 1891 ông bắt đầu một loạt nhiều thí nghiệm
với tàu lượn. Ông đã tiến hành không dưới 2000 chuyến bay cho đến năm 1896, khi ông tử thương vì rơi
xuống từ độ cao 15m. Một kĩ sư Pháp, nhập quốc tịch Mĩ, Octave Chanute, nhờ biết rõ các công trình của
Lilienthal và được Mouillard trao lại các kết quả của ông, cùng các ý kiến mà ông chưa thử nghiệm được,
ngay từ 1875 đã theo đuổi các nghiên cứu của hai bậc tiền bối. Năm 1896, khi Lilienthal mất, Chanute đã
64 tuổi. Ông không vì thế mà không nắm ngọn cờ tiên phong, đã cải tiến cái tàu hai cánh cuối cùng mà
Lilienthal đã thiết kế, nghĩ ra cách dùng dây néo và thanh chống để nối hai cánh (phương pháp này sau đó
được sử dụng mãi mãi), và tiến hành một số thử nghiệm. Cuối cùng, caáctàu lượn của ông, mà cánh có
các chỗ uốn vênh, có thêm tấm lái dẫn hướng, đã trở thành những tế bào thật sự, sẵn sàng nhận một động
cơ. Ông nghĩ tới điều đó vào năm 1900 khi ông làm quen với Wilbur Wright và em là Orville, về sau ông
trở thành cố vấn và bạn thân.

Cuối cùng, người ta cũng bổ sung vào bảng vàng danh dự những người báo trước sự ra đời của ngành
hàng không, một nhà thiên văn Mĩ lỗi lạc là Samuel P. Langley, người đã rất quan tâm tới hàng không
học, từ 1886 đến 1906. Ngay từ 1896, ông đã làm những mô hình thu nhỏ, có động cơ bay xa được
1200m. Sau đó ông cộng tác với một kĩ sư Mĩ Charles M. Manly, người đã chế tạo một động cơ 50 mã
lực, nặng 95 kg, và ông lắp cho một máy bay gọi là Aerodrome. Năm 1903, chiếc máy này, do Manly
điều khiển, đã hai lần lao đi từ boong một con tàu được thiết kế đặc biệt và cả hai lần, do máy phóng hoạt
động kém, nên máy đều bay xuống sông Potomac. Trước những lời chế giễu và châm chọc của báo chí,
Langley bèn chấm dứt vĩnh viễn các cuộc thử nghiệm của mình.

Năm 1900, khối lượng các thí nghiệm tiến hành bởi tất cả những người báo trước này đã đủ để giúp cho
một nhà sáng chế, có phương pháp và kiên trì thành công trong việc cho một cái máy dùng sức đẩy cơ
học mang một người bay lên không. Người này, một nhà chế tạo xe đạp, thành viên gia đình Wright, có
một người em cũng tài năng, say mê và kiên trì như anh, và hơn nữa, hai anh em lại tìm thấy ở Chanute,
người vốn là kĩ sư và có sau mình 25 năm nghiên cứu và thử nghiệm trong lĩnh vực bay, một cố vần toàn
tâm toàn ý với nhiệm vu của họ.

Từ 1900 đến 1903, hai anh em Wright đã thực hiện gần 1000 chuyến bay bằng tàu lượn trên một bãi biển
lộng gió. Các cuộc thử nghiệm của họ thường bị đứt quãng và trong những khoảng thời gian nghỉ bay ấy,
họ trở lại xưởng, thử nghiệm những mẫu thu nhỏ trong một ống gió do họ xây dựng. Nhờ thế, từ cái tàu
lượn cuối cùng của Chanute, họ đã hoàn chỉnh được một tàu lượn, cái thứ ba theo thiết kế của họ, có đặc
điểm là có cánh vững chãi nhờ được kéo dài thêm, giảm độ cong và được họ thêm một bộ phận điều
khiển giúp chúng vênh lên (trước đây, khi tàu lượn nghiêng về một bên, thì người lái, để khỏi rơi, phải lấy
lại thăng bằng bằng cách ngồi nhích sang phía đối diện; với sự làm vênh, thì đầu cánh sẽ nâng lên ở phía
máy chúc xuống, và hạ xuống ở đầu kia, kết quả là đảo ngược được chuyển động chao nghiêng). Sau khi
có một cái mày ổn định, hai anh em nhà Wright tìm cách giải quyết bài toán về lực đẩy, và do không được
ai cung cấp nên họ tự chế tạo lấy cái mày nổ nhẹ (83 kg cho 13 mã lực) mà họ cần. Cuối cùng, họ làm
thành công một cánh quạt hết sức hiệu lực, đối với thời đó (máy có hai cái quay ngược chiều nhau được
kéo bằng pi-nhông và xích xe đạp).

Các cuộc bay thử đầu tiên được thực hiện vào cuối năm 1903. Mặc dù tượng trưng cho tuyệt đỉnh các kĩ
thuật thời đó, máy này cũng không thể cất cánh được bằng chính các thiết bị của mình và phải được
phóng trên một đường băng bằng gỗ. Lần thử cất cánh đầu tiên thất bại do lỗi tay lái của Wilbur (được chỉ
định thử lần đầu bằng cách bốc thăm sấp ngửa). Lần thứ hai đã giúp Orville thực hiện một "chuyến bay"
12 giây, một cú nhảy 36 m. Cũng ngày ấy, anh đã thành công với 59 giây trên không, và bay xe 260m.
Máy bay đã được khai sinh từ đó.

Ngay khi được tin, hàng chục nhà sáng chế đã chuyên tâm cho sự hoàn chỉnh máy bay. Năm 1906, kĩ sư
Robert Esnault-Palterie chế tạo máy bay một lớp cánh, trong đó ông sáng chế cái cần lái và động cơ hình
sao. Năm 1908, lực nâng đã được cải tiến đến mức Henri Farman có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên có
chở thêm một người. Cũng rất sớm, khung sườn lung lay của những máy bay đầu tiên phải nhường chỗ
cho dạng chung của các máy bay một cách hiện đại. Louis Blériot chấp nhận công thức này và ông bảo vệ
nó suốt đời. Năm 1910, người Đức Hugo Jumhers thiết kế một cái cánh bay, có nguồn gốc từ cái "cánh
dầm chìa", cùng một xà cánh, đảm bảo độ cứng từ đầu nọ tới đầu kia. Năm 1913, một máy bay khác
thường, tiến bộ hơn hẳn các máy cùng thời đã ra đời, gây ngạc nhiên vì các đường nét và thành tích của
nó. Máy bay này do kĩ sư M.L. Béchereau thiết kế và Jules Deperdussin chế tạo, lần đầu tiên đã ưu tiên
chú ý nhất đến khí động lực học. Đó là loại máy bay một cánh, kiểu dầm chìa, thân bằng gỗ, dạng thuôn,
có tiết diện tròn, động cơ đặt ở mũi (có profin khí động lực, được nối dài bằng nón chụp của cánh quạt).
Năm 1913, chiếc Deperdussin này đạt tốc độ 205 km/h, vượt xa mọi kỉ lục.

Cũng thời gian ấy, nhiều tiến bộ cũng đạt được trong các lĩnh vực khác. Người ta đã thử nghiệm những
chiếc trực thăng đầu tiên. Kĩ sư Henry Fabre đã chú tâm nghiên cứu thủy phi cơ. Năm 1910, thủy phi cơ
của ông đã cất cánh lần đầu, từ ao Berre. Cùng năm, máy bay Curtiss lần đầu tiên cất cánh từ một boong
tàu, con tàu Birmingham, một tàu của hải quân Mĩ. Người ta cũng bắt đầu quan tâm tới trang thiết bị của
máy bay và dụng cụ hàng không. Năm 1910, A. Etéve hoàn chỉnh một phong kế để đo tốc độ bay và
người Mĩ Elmer A. Sperry chế tạo những chiếc la bàn con quay đầu tiên. Năm 1911, một sĩ quan hải quân
Anh, Creagh-Osborne chế tạo la bàn cho máy bay. Năm 1914, Sperry sáng chế người lái tự động và máy
đo độ trệch đường. Năm 1919 xuất hiện kính lục phân hàng không dùng bọt nước.

Năm 1915, Hugo Junkers chế tạo loại máy bay bằng kim loại đầu tiên, có cánh dầm chìa ở dưới thân.
Cũng vào thời kì ấy, Louis Bréguet lần đầu tiên áp dụng cho máy bay của ông cách cung cấp xăng bằng
áp lực, cải thiện được nhiều thành tích và nâng được "trần". Sau Thế chiến Thứ nhất, máy bay và thiết bị
của nó có thêm nhiều cải tiến: cánh quạt có bước thay đổi, được sáng chế năm 1923, tuabin nén, do
Auguste Rateau sáng chế năm 1926, lợi dụng các khí thoát để cung cấp khí nén cho động cơ, giúp cho
máy bay bay được ở độ cao lớn; năm 1929, lần đầu tiên ở Mĩ có cuộc bay với đầy đủ thiết bị, chủ yếu nhờ
vào sự hoàn bị của các cao độ khí áp kế, la bàn hồi chuyển và vô tuyến định vị. Muộn hơn nữa, năm
1934, có chuyến bay điều khiển từ xa đầu tiên. Cuối cùng, năm 1947, một máy bay Mĩ, điều khiển hoàn
toàn tự động, vượt qua Đại Tây Dương (dù vận có một phi công ngồi trong, để đề phòng bất trắc). Từ
1920, người ta tích cực nghiên cứu sự đẩy bằng phản lực. Máy bay đầu tiên bay bằng động cơ phản lực là
chiếc Heinkel-178 của Đức, trang bị một tuabin phản lực do kĩ sư Hans von Ohain thiết kế. Cuộc bay
thực hiện năm 1939 và kéo dài 10 phút. Cũng một máy bay Đức, chiếc Messerschmitt 163 Komet năm
1944 là chiếc máy bay đẩy bằng phản lực đầu tiên bay lên được. Năm 1945, máy bay dùng tuabin đẩy đầu
tiên bay thử ở Anh. Cuối cùng, năm 1949, máy bay René Leduc, có lắp một máy tĩnh phản lực, cất cánh
lần đầu.

Một vài ngày tháng quan trọng khác: năm 1947 có chuyến bay đầu tiên của máy bay siêu thanh, nguyên
mẫu (Bell-X-1) của Mĩ ; năm 1952 khánh thành dịch vụ thương mại đầu tiên do các máy bay phản lực
Comet của Anh thực hiện, loại máy bay này do De Havilland chế tạo; năm 1965 có chuyến bay đầu tiên
của máy bay có hình họ thay đổi F-111 của công ty General Dynamics, mà cánh gắn vào thân bằng khớp
nối, có thể xoay hướng lúc đang bay, để làm thay đổi độ nghiêng của cánh cho phù hợp với vận tốc; năm
1969 máy bay Hawker-Siddeley Harrier của Anh, máy bay đầu tiên cất cánh theo phương thẳng đứng,
được đưa vào sử dụng và máy bay chở khách đường dài, dung lượng lớn (nhiều chỗ) Boeing 747 cất cánh
lần đầu; năm 1974 Airbus A-300 sản phẩm của liên doanh Pháp-Đức được đưa vào sử dụng; n8m 1976
đưa vào sử dụng chếc Concord do Pháp và Anh hợp tác chế tạo, là máy bay siêu thanh dân dụng đầu tiên
- bay với vận tốc 2200 km/h.

Từ những năm 1970, ngành hàng không cũng như nhiều ngành khác, được hưởng nhiều tiến bộ đã đạt
được, một mặt của điện tử học, và mặt khác của việc sử dụng các vật liệu mới, vật liệu composite. Như
vậy, máy bay hiện đại đều được trang bị các hệ đei6ù khiển bay dùng điện, trong đó lệnh của phi công
không còn được truyền bằng hệ thống lái và dây cáp cổ truyền, mà bằng xung điện. Cùng với việc cung
cấp cho đội bay một lượng thông tin quan trọng ngày càng nhiều, đã được cải thiện nhờ dùng holography
(phép toàn ảnh) các vật liệu conposite, như sợi carbon hoặc kevlar đã cách mạng hóa thế giới các hình
dạng khí động lực vì tạo cho kĩ sư khả năng sáng tạo nhiều hình dáng khác thường nhằm tăng khả năng dễ
điều khiển của máy bay và giảm được mức tiêu thụ nhiên liệu.

Cuối cùng là hai hướng nghiên cứu hàng không học, mà một thuộc dân dụng: máy by siêu thanh thế hệ
thứ hai, thế hệ kế tục không ồn và tiết kiệm hơn chiếc Concord và một thuộc quân sự: máy bay tàng hình.
Năm 1981, chiếc F.117A, máy bay trinh sát và oanh tạc của Mĩ, là đại diện đầu tiên của các loại máy bay
gọi là tàng hình này, vì chúng khó bị radar địch phát hiện. Thật vậy, chúng được chế tạo bằng những vật
liệu hấp thụ một phần lớn sóng centimét, và mặt ngoài có nhiều mặt phẳng nhỏ làm lệch các làn sóng, để
chúng không trở về được đài radar phát các sóng ấy. Cuối cùng, còn có những màn chắn cản trở sự truyền
của các tia hồng ngoại phát ra từ động cơ, nhờ đó giảm được "dấu hiệu".

NƯỚC

Ở thế kỉ VI trước công nguyên, Thales xứ Milet đã dựng một thuyết theo đó nước là nguyên tố đầu tiên từ
đó sinh ra mọi vật: các vật rắn, bằng sự ngưng tụ; không khí, bằng sự bay hơi; lửa, bằng sự biến đổi của
không khí. Vũ trụ là một khối nước khổng lồ: Trái đất nổi trên vùng nước bên dưới; những vì sao nổi trên
vùng nước bên trên. Theo một nhà triết học Hy Lạp khác, nước cùng với không khí, lửa và đất là bốn
nguyên tố mà sự kết hợp theo những tỉ lệ khác nhau tạo ra tất cả mọi sự vật trong thiên nhiên. Một thế kỉ
sau, khi biến thuyết bốn nguyên tố thành thuyết của mình, Aristote đã làm cho nó tồn tại cực kì lâu, vì
trong suốt thời Trung cổ, công trình của Aristote mang tính chất giáo lí. Vào cuối thời kì này, người ta
còn phân biệt ba thứ nước: nước bình thường hòa tan không phân tích; nước nóng bỏng (ancol) không hòa
tan muối; nước mạnh (axit) hòa tan bạc và phân tích muối.

Ở thế kỉ XVIII, nước vẫn còn được coi là một đơn chất. Năm 1781, nhà vật lí và hóa học Anh, Henry
Cavendish chứng minh điều ngược lại, khi ông phân tích được nước và giải thích rằng nước tạo thành khi
hydro cháy. Hai năm sau, Antoine Laurnet de Lavoisier xác định thành phần phần trăm của nước.

Năm 1784, Cavendish khi làm phát tia lửa điện trong một hỗn hợp hydro và oxy thì thu được nước, và
nhận thấy rằng hai thể tích của hydro đã kết hợp với một thể tích của oxy. Năm 1800, hai đồng bào của
ông là bác sĩ giãi phẫu Anthony Carlisle và nhà hóa học và vật lí William Nicholson đã thực hiện thành
công quá trình ngược lại : với chiếc pin mà Volta vừa phát minh, họ đã phân tích nước bằng điện phân.
Cuối cùng, hiểu biết về nước phát triển nhờ sự tổng hợp và nhờ những phép đo ngày càng chính xác hơn
do Louis Joseph Gay-Lussac, cộng tác với người bạn Đức, Alexander von Humbolt thực hiện năm 1805,
và Jean-Baptiste Dumas thực hiện năm 1843. Trong khi đó, năm 1818, Louis Jacques, nam tước Thénard,
đã phát hiện nước oxy già và sự phân tích nó bởi bọt platin.

Mặc dù trông có vẻ đơn giản, nhưng nước vẫn còn chứa đựng nhiều bí mật. Năm 1931, nhà hóa học Mĩ,
Harold C.Urey khám phá sự tồn tại của hydro nặng trong nước bình thường, và từ đó đạt được khả năng
điều chế nước nặng. Một vài phân khối của chất lỏng này đã được các nhà hóa học Mĩ, Gilbert Newton
Lewis và Mac Donald điều chế năm 1933 bằng cách điện phân nước bình thường trong thời gian dài.
Ngay từ năm 1934, ở Rjukan (Na Uy), nhà máy đầu tiên sản xuất nước nặng bằng điện phân bắt đầu hoạt
động. Một phương pháp sán xuất nước nặng bằng chưng cất phân đoạn được hoàn chỉnh năm 1943.

Bản thân cấu trúc của nước còn chưa chắc chắn. Theo Amstrong, 62,5 phần trăm các phân tử nước liên
kết với nhau từng đôi một, số còn lại liên kết với nhau ba phân tử một. Năm 1933, Bernal và Fowler phát
biểu giả thuyết rằng nước đại diện cho một trạng thái nửa tinh thể kiểu thạch anh.

Việc làm sạch nước sinh hoạt không phải là một khái niệm mới. Hình như những người Trung Hoa và
người Ai Cập đã biết tính chất làm đông tụ cùa nhôm sunfat. Và ta có thể đọc trong một bản văn tiếng
Phạn có từ thế kỉ II trước công nguyên, những chỉ dẫn về ích lợi bảo quản nước trong cái đựng bằng
đồng, phơi nước ngoài ánh sáng Mặt trời và lọc nước với than gỗ. Việc làm sạch bằng lọc chậm qua cát
đã được người Anh, James Simpson nghĩ ra năm 1829; việc làm sạch bằng lọc nhanh qua cát có từ thế kỉ
XX. Việc làm sạch bằng nước Giaven đã được áp dụng lần đầu tiên ở Verdun năm 1916. Còn về việc lám
sạch nước thải, phương pháp thông dụng nhất là phương pháp dùng bùn sinh học đã được Gilbert
J.Fowler và các cộng tác viên E. Arden và W.T.Lockett hoàn chỉnh năm 1914 cho thành phố MAnchester.

(Trích từ: Diễn đàn dạy và học vật lý)

You might also like