You are on page 1of 35

Chương 1

SỰ KIỆN NGẪU NHIÊN VÀ PHÉP TÍNH XÁC SUẤT

NGUYỄN THỊ THU THỦY(1)

VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

HÀ NỘI – 2022

(1)
Email: thuy.nguyenthithu2@hust.edu.vn
Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 1/35 HÀ NỘI – 2022 1 / 35
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

Nội dung Chương 1


1.1 Phép thử và sự kiện
1.2 Phương pháp đếm
1.3 Xác suất của một sự kiện
1.4 Công thức cộng và nhân xác suất, công thức Bernoulli
1.5 Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 2/35 HÀ NỘI – 2022 2 / 35
NỘI DUNG MỤC 1.1

1.1 Phép thử và sự kiện


1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu
1.1.2 Sự kiện

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 3/35 HÀ NỘI – 2022 3 / 35
MỤC TIÊU

Giúp sinh viên


1 Hiểu khái niệm phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu và sự kiện ngẫu nhiên.
2 Mô tả các không gian mẫu và sự kiện ngẫu nhiên của các phép thử ngẫu nhiên bằng sơ đồ Venn, bảng,
liệt kê hoặc sơ đồ cây.
3 Xây dựng mối liên hệ giữa các sự kiện ngẫu nhiên và biểu diễn chúng bằng sơ đồ Venn.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 4/35 HÀ NỘI – 2022 4 / 35
1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

Nội dung

1 1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu


(a) Phép thử ngẫu nhiên
(b) Không gian mẫu

2 1.1.2 Sự kiện
(a) Sự kiện
(b) Phân loại sự kiện
(c) Quan hệ giữa các sự kiện

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 5/35 HÀ NỘI – 2022 5 / 35
1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu (a) Phép thử ngẫu nhiên

Phép thử ngẫu nhiên

Định nghĩa 1 (Phép thử ngẫu nhiên)


Một phép thử có thể dẫn đến các kết cục khác nhau, mặc dù nó được lặp lại như nhau theo cùng một cách
ở mọi thời điểm, được gọi là một phép thử ngẫu nhiên.

Ví dụ 1 (Ví dụ về phép thử ngẫu nhiên)

(a) Gieo một đồng xu (cân đối, đồng chất, trên mặt phẳng cứng) và quan sát xem nó xuất hiện mặt sấp
hay ngửa.
(b) Gieo một đồng xu (cân đối, đồng chất, trên mặt phẳng cứng) ba lần và quan sát dãy mặt sấp, ngửa
xuất hiện.
(c) Gieo một đồng xu (cân đối, đồng chất, trên mặt phẳng cứng) ba lần và quan sát số lần xuất hiện mặt
sấp.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 6/35 HÀ NỘI – 2022 6 / 35
1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu (b) Không gian mẫu

Không gian mẫu

Định nghĩa 2 (Không gian mẫu)

Tập hợp tất cả các kết cục có thể có của một phép thử ngẫu nhiên được gọi là không gian mẫu của phép
thử ngẫu nhiên đó.

Ký hiệu
Không gian mẫu được ký hiệu là S.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 7/35 HÀ NỘI – 2022 7 / 35
1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu (b) Không gian mẫu

Không gian mẫu

Ví dụ 2 (Ví dụ về không gian mẫu)

(a) Không gian mẫu trong Ví dụ 1(a) là


S = {H, T },
ở đây, H là kết cục “xuất hiện mặt sấp” và T là kết cục “xuất hiện mặt ngửa”.
(b) Không gian mẫu trong Ví dụ 1(b) là

S = {HHH, HHT, HT H, T HH, T T H, T HT, HT T, T T T }.

(c) Không gian mẫu trong Ví dụ 1(c) là


S = {0, 1, 2, 3}.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 8/35 HÀ NỘI – 2022 8 / 35
1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu (b) Không gian mẫu

Không gian mẫu

Nhận xét 1

(a) Việc chọn không gian mẫu tốt nhất phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu.
(b) Không gian mẫu có thể được
Biểu diễn dưới dạng liệt kê như trong Ví dụ 2;
Biểu diễn dưới dạng một biểu thức toán học (xem Ví dụ 3).
Mô tả bằng đồ thị với sơ đồ cây (xem Ví dụ 4).

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 9/35 HÀ NỘI – 2022 9 / 35
1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu (b) Không gian mẫu

Không gian mẫu

Ví dụ 3 (Biểu thức toán học của không gian mẫu)

(a) Xét một phép thử chọn đầu nối của một sản phẩm rồi đo độ dày của nó. Các giá trị có thể có của độ
dày phụ thuộc vào độ phân giải của dụng cụ đo và chúng cũng phụ thuộc vào giới hạn trên và giới hạn
dưới của độ dày. Tuy nhiên, ta có thể xác định không gian mẫu của độ đo này là các số thực dương,

S = {x ∈ R | x > 0} hay S = R+ .

Nếu biết độ dày của các đầu nối được hạn chế từ 10 mm đến 11 mm thì không gian mẫu trong
trường hợp này là
S = {x ∈ R | 10 < x < 11}.
(b) Nếu S là tập tất cả các điểm (x; y) nằm trên mặt tròn tâm O(0; 0) bán kính 2 thì

S = {(x; y) ∈ R2 | x2 + y 2 ≤ 4}.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 10/35 HÀ NỘI – 2022 10 / 35
1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu (b) Không gian mẫu

Không gian mẫu

Ví dụ 4 (Sơ đồ cây của không gian mẫu)

Mỗi tin nhắn trong hệ thống liên lạc kỹ thuật số được kiểm tra xem nó có được nhận trong thời gian do
thiết kế hệ thống đưa ra hay không. Có ba tin nhắn được phát đi liên tiếp, hãy sử dụng sơ đồ cây để biểu
diễn không gian mẫu của các kết quả có thể xảy ra.

Lời giải Ví dụ 4
Ta nhận thấy, mỗi tin nhắn có thể được nhận đúng giờ hoặc muộn giờ so với thiết kế. Các kết quả có thể xảy ra
cho ba tin nhắn liên tiếp được hiển thị bằng tám nhánh trong sơ đồ cây (xem Hình 1).

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 11/35 HÀ NỘI – 2022 11 / 35
1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu (b) Không gian mẫu

Không gian mẫu

Sơ đồ cây

Hình 1: Sơ đồ cây cho Ví dụ 4

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 12/35 HÀ NỘI – 2022 12 / 35
1.1.2 Sự kiện

Nội dung

1 1.1.1 Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu


(a) Phép thử ngẫu nhiên
(b) Không gian mẫu

2 1.1.2 Sự kiện
(a) Sự kiện
(b) Phân loại sự kiện
(c) Quan hệ giữa các sự kiện

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 13/35 HÀ NỘI – 2022 13 / 35
1.1.2 Sự kiện (a) Sự kiện

Sự kiện

Định nghĩa 3 (Sự kiện)

Một sự kiện là một tập hợp các kết cục của một phép thử ngẫu nhiên.
Ta cũng có thể định nghĩa một sự kiện là một tập hợp con của một không gian mẫu.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 14/35 HÀ NỘI – 2022 14 / 35
1.1.2 Sự kiện (a) Sự kiện

Sự kiện

Ví dụ 5 (Ví dụ về sự kiện)

Gieo một con xúc xắc (cân đối, đồng chất) và quan sát số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc. Ký hiệu
Ei , i = 1, . . . , 6, chỉ kết cục xuất hiện i chấm trên mặt con xúc xắc. Không gian mẫu là

S = {E1 , E2 , E3 , E4 , E5 , E6 }.

Mỗi tập hợp con của S là một sự kiện. Chẳng hạn,


(a) E1 là sự kiện “xuất hiện mặt một chấm”.
(b) A = {E2 , E4 , E6 } là sự kiện “xuất hiện mặt chấm chẵn”.
(c) B = {E4 , E5 , E6 } là sự kiện “xuất hiện mặt có số chấm lớn hơn 3”.
(d) C = {E1 , E4 } là sự kiện “xuất hiện mặt có số chấm là bình phương của một số tự nhiên”.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 15/35 HÀ NỘI – 2022 15 / 35
1.1.2 Sự kiện (a) Sự kiện

Sự kiện

Ví dụ 6 (Ví dụ về sự kiện)

Quan sát một người gọi điện thoại và ta quan tâm đến thời gian của cuộc gọi đó. Ký hiệu x là thời gian
quan sát được, không gian mẫu là
S = {x | x ≥ 0}.
Sự kiện A “cuộc gọi kéo dài hơn 5 phút” là

A = {x | x > 5}.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 16/35 HÀ NỘI – 2022 16 / 35
1.1.2 Sự kiện (a) Sự kiện

Sự kiện

Định nghĩa 4 (Sự kiện sơ cấp)


Sự kiện sơ cấp là sự kiện chỉ chứa duy nhất một kết cục của phép thử ngẫu nhiên.

Ví dụ 7 (Ví dụ về sự kiện sơ cấp)

Trong Ví dụ 5, các sự kiện sơ cấp bao gồm E1 , E2 , E3 , E4 , E5 và E6 .

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 17/35 HÀ NỘI – 2022 17 / 35
1.1.2 Sự kiện (b) Phân loại sự kiện

Phân loại sự kiện

Phân loại sự kiện

(a) Sự kiện chắc chắn là sự kiện nhất định sẽ xảy ra khi thực hiện một phép thử ngẫu nhiên.
Ký hiệu sự kiện chắc chắn là S.
(b) Sự kiện không thể có là sự kiện nhất định không xảy ra khi thực hiện một phép thử ngẫu nhiên.
Ký hiệu sự kiện không thể có là ∅.
(c) Sự kiện ngẫu nhiên là sự kiện có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra khi thực hiện một phép thử ngẫu
nhiên.
Ký hiệu sự kiện ngẫu nhiên là A, B, C hoặc A1 , A2 . . .

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 18/35 HÀ NỘI – 2022 18 / 35
1.1.2 Sự kiện (b) Phân loại sự kiện

Phân loại sự kiện

Ví dụ 8 (Ví dụ về phân loại sự kiện)


Gieo một con xúc xắc (cân đối, đồng chất). Khi đó,
(a) Sự kiện “xuất hiện mặt có số chấm ≤ 6 và ≥ 1” là sự kiện chắc chắn.
(b) Sự kiện “xuất hiện mặt 7 chấm” là sự kiện không thể có.
(c) Sự kiện “xuất hiện mặt chấm chẵn” là sự kiện ngẫu nhiên.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 19/35 HÀ NỘI – 2022 19 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Quan hệ kéo theo

Định nghĩa 5 (Quan hệ kéo theo)

Sự kiện A được gọi là kéo theo sự kiện B, ký hiệu A ⊂ B, nếu khi A xảy ra thì B xảy ra.
Nếu A ⊂ B và B ⊂ A thì ta nói hai sự kiện A và B trùng nhau, viết là A = B.

Ví dụ 9 (Ví dụ về quan hệ kéo theo)


Trong Ví dụ 5, sự kiện “xuất hiện mặt 2 chấm” kéo theo sự kiện “xuất hiện mặt chấm chẵn”, tức là,

E2 ⊂ A.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 20/35 HÀ NỘI – 2022 20 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Hợp, giao các sự kiện

Định nghĩa 6 (Hợp các sự kiện)


Sự kiện A được gọi là hợp của các sự kiện A1 , A2 , . . . , An nếu A xảy ra khi và chỉ khi ít nhất một trong các
sự kiện Ai xảy ra, i = 1, 2, . . . , n. Viết là:

A = A1 ∪ A2 ∪ · · · ∪ An .

Nhận xét 2

(a) Mọi sự kiện ngẫu nhiên đều có thể biểu diễn dưới dạng hợp của một số sự kiện sơ cấp nào đó.
(b) Sự kiện chắc chắn S là hợp của mọi sự kiện sơ cấp có thể có. Do đó, S còn được gọi là không gian các
sự kiện sơ cấp.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 21/35 HÀ NỘI – 2022 21 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Hợp, giao các sự kiện

Định nghĩa 7 (Giao các sự kiện)


Sự kiện B được gọi là giao của các sự kiện A1 , A2 , . . . , An nếu B xảy ra khi và chỉ khi tất cả các sự kiện Ai
xảy ra, i = 1, 2, . . . , n. Viết là:
B = A1 ∩ A2 ∩ · · · ∩ An .

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 22/35 HÀ NỘI – 2022 22 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Hợp, giao các sự kiện

Sơ đồ Venn của hợp và giao hai sự kiện

Hình 2: Sơ đồ Venn của A ∪ B và A ∩ B

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 23/35 HÀ NỘI – 2022 23 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Hợp, giao các sự kiện

Ví dụ 10 (Ví dụ về hợp, giao các sự kiện)

(a) Một mạng điện gồm ba bóng đèn mắc nối tiếp. Gọi Ai là sự kiện “bóng đèn thứ i bị cháy”, i = 1, 2, 3.
Gọi A là sự kiện “mạng mất điện”. Ta thấy rằng mạng bị mất điện khi ít nhất một trong ba bóng bị
cháy. Vậy
A = A1 ∪ A2 ∪ A3 .
(b) Một mạng điện gồm ba bóng đèn mắc song song. Gọi Bi là sự kiện “bóng đèn thứ i bị cháy”,
i = 1, 2, 3. Gọi B là sự kiện “mạng mất điện”. Ta thấy rằng mạng bị mất điện khi cả ba bóng bị cháy.
Vậy
B = B1 ∩ B2 ∩ B3 .

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 24/35 HÀ NỘI – 2022 24 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Sự kiện xung khắc, sự kiện đối lập

Định nghĩa 8 (Sự kiện xung khắc)

(a) Hai sự kiện A và B được gọi xung khắc với nhau nếu chúng không đồng thời xảy ra trong cùng một
phép thử.
(b) Hệ n sự kiện {A1 , A2 , . . . , An } được gọi là xung khắc từng đôi nếu hai sự kiện bất kỳ của hệ xung
khắc với nhau.

Nhận xét 3

(a) Nếu A và B xung khắc thì A ∩ B = ∅.


(b) Nếu hệ {A1 , A2 , . . . , An } xung khắc từng đôi thì Ai ∩ Aj = ∅ với mọi i 6= j, i, j = 1, 2, . . . , n.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 25/35 HÀ NỘI – 2022 25 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Sự kiện xung khắc, sự kiện đối lập

Định nghĩa 9 (Sự kiện đối lập)


Sự kiện không xảy ra sự kiện A được gọi là sự kiện đối lập của A, ký hiệu là AC hoặc A.

Nhận xét 4
Hai sự kiện A và A thỏa mãn tính chất:

A∪A=S và A ∩ A = ∅.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 26/35 HÀ NỘI – 2022 26 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Sự kiện xung khắc, sự kiện đối lập

Sơ đồ Venn của sự kiện xung khắc và đối lập

Hình 3: Sơ đồ Venn của sự kiện xung khắc và sự kiện đối lập

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 27/35 HÀ NỘI – 2022 27 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Sự kiện xung khắc, sự kiện đối lập

Ví dụ 11 (Ví dụ về sự kiện xung khắc)


Trong Ví dụ 5,
(a) Sự kiện E1 và E2 xung khắc nhau.
(b) Hệ {E1 , E2 , E3 , E4 , E5 , E6 } xung khắc từng đôi.

Ví dụ 12 (Ví dụ về sự kiện đối lập)


Trong Ví dụ 5, sự kiện đối lập của sự kiện A là

A = {E1 , E3 , E5 }.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 28/35 HÀ NỘI – 2022 28 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Hiệu hai sự kiện

Định nghĩa 10 (Hiệu hai sự kiện)


Hiệu của hai sự kiện A và B, ký hiệu là A − B, là sự kiện xảy ra khi và chỉ khi A xảy ra nhưng B không
xảy ra.

Nhận xét 5

(a) Trường hợp hay sử dụng sự kiện hiệu là A = S − A và A = S − A.


(b) Ta thường biến đổi hiệu hai sự kiện thành sự kiện giao như sau:

A − B = A ∩ B.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 29/35 HÀ NỘI – 2022 29 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Hệ đầy đủ các sự kiện

Định nghĩa 11 (Hệ đầy đủ các sự kiện)


Hệ n sự kiện {A1 , A2 , . . . , An } được gọi là hệ đầy đủ các sự kiện nếu nhất định phải xảy ra một và chỉ một
trong các sự kiện Ai , i = 1, 2, . . . , n, sau phép thử ngẫu nhiên.

Nhận xét 6

(a) Hệ {A1 , A2 , . . . , An } là hệ đầy đủ các sự kiện nếu


(
Ai ∩ Aj = ∅, i 6= j, i, j = 1, 2, . . . , n,
A1 ∪ A2 ∪ · · · ∪ An = S.

(b) Đối với một sự kiện A thì ta có hệ đầy đủ A, A .

(c) Đối với hai sự kiện A và B, một hệ đầy đủ là A ∩ B, A ∩ B, A ∩ B, A ∩ B .

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 30/35 HÀ NỘI – 2022 30 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Hệ đầy đủ các sự kiện

Ví dụ 13 (Ví dụ về hệ đầy đủ các sự kiện)


Trong Ví dụ 5,
Hệ {E1 , E2 , E3 , E4 , E5 , E6 } là một hệ đầy đủ;
Hệ {A, A} là một hệ đầy đủ.

Ví dụ 14 (Ví dụ về hệ đầy đủ các sự kiện)


Một nhà máy có ba phân xưởng sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Giả sử rằng mỗi sản phẩm của nhà
máy chỉ do một trong ba phân xưởng này sản xuất. Chọn ngẫu nhiên một sản phẩm của nhà máy và gọi
Ci là sự kiện “sản phẩm được chọn do phân xưởng i sản xuất”, i = 1, 2, 3. Khi đó, hệ {C1 , C2 , C3 } là một
hệ đầy đủ.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 31/35 HÀ NỘI – 2022 31 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Tính chất

Nhận xét 7
Các sự kiện trong cùng một phép thử ngẫu nhiên với phép hợp, giao và lấy sự kiện đối tạo thành đại số
Boole, do đó, chúng có các tính chất như các phép toán hợp, giao, lấy phần bù đối với các tập con của
không gian các sự kiện sơ cấp. Chẳng hạn,

1. A ∩ ∅ = ∅. 7. S = ∅.
2. A ∪ ∅ = A. 8. ∅ = S.
3. A ∪ S = S. 9. (A) = A
4. A ∩ S = A. 10. (A ∩ B) = A ∪ B.
5. A ∩ A = ∅. 11. (A ∪ B) = A ∩ B.
6. A ∪ A = S. 12. A ∪ B = A ∩ B; A ∩ B = A ∪ B.
13. A = A ∩ (B ∪ B) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ B).

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 32/35 HÀ NỘI – 2022 32 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Tính chất

Tính chất 1 (Tính chất của phép hợp, giao các sự kiện)

(a) Tính chất giao hoán: A ∪ B = B ∪ A, A ∩ B = B ∩ A.


(b) Tính chất kết hợp: A ∪ B ∪ C = (A ∪ B) ∪ C = A ∪ (B ∪ C); A ∩ B ∩ C = (A ∩ B) ∩ C = A ∩ (B ∩ C).
(c) Tính chất phân phối của phép hợp và phép giao: A ∩ (B ∪ C) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C).
Đặc biệt A ∪ A = A; A ∩ A = A.

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 33/35 HÀ NỘI – 2022 33 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Tính chất

Sơ đồ Venn

Hình 4: Sơ đồ Venn của sự kiện (A ∪ B) ∩ C

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 34/35 HÀ NỘI – 2022 34 / 35
1.1.2 Sự kiện (c) Quan hệ giữa các sự kiện

Tính chất

Sơ đồ Venn

Hình 5: Sơ đồ Venn của sự kiện (A ∩ C)

Nguyễn Thị Thu Thủy (SAMI-HUST) MI2020-CHƯƠNG 1-MỤC 1.1 35/35 HÀ NỘI – 2022 35 / 35

You might also like