You are on page 1of 19

1/5/2023

Chương 1

XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


VÀ CÁC CÔNG THỨC
TÍNH XÁC SUẤT
GV: Hoàng Thị Diễm Hương

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Biến cố Biến cố xuất hiện mặt 1 chấm,
Phép thử 2 chấm,… ( biến cố sơ cấp)
Tung con Biến cố Biến cố xuất hiện mặt lẻ, mặt
xúc xắc …… lớn hơn 3,…

Phép thử (trial): là một hoạt động mà kết quả của nó


không thể biết trước, nhưng có thể xác định được
một tập hợp có chứa tất cả các kết quả có thể xảy ra.
Khi thực hiện 1 phép thử sẽ có nhiều kết quả xảy ra.
Các kết quả đgl các biến cố (events).
Tập hợp tất cả các biến cố sơ cấp đgl không gian các
biến cố sơ cấp, hay không gian mẫu. Ký hiệu .

1
1/5/2023

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Xác suất (probability) của một biến cố: là 1 con số
biểu thị khả năng xảy ra biến cố đó khi thực hiện phép
thử.
* Định nghĩa theo lối cổ điển:
Xác suất xảy ra biến cố A được tính như sau:
ố ườ ợ đồ ả ă 𝒕𝒉𝒖ậ𝒏 𝒍ợ𝒊
P(A) =
ố ườ ợ đồ ả ă 𝒄ó 𝒕𝒉ể ả

* Định nghĩa theo lối thống kê:


k
P(A) = lim f(A), f(A) =
n n
Trong đó: n là số lần thực hiện phép thử, k là số lần
(tần số) xảy ra biến cố A, f(A) là tần suất.

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Các định nghĩa
 Biến cố chắc chắn (): là biến cố nhất định sẽ xảy ra
khi thực hiện phép thử.
Ta có: P() = 1
 Biến cố không thể (): là biến cố nhất định không
xảy ra khi thực hiện phép thử.
Ta có: P() = 0
 Biến cố ngẫu nhiên: là biến cố có thể xảy ra và cũng
có thể không xảy ra khi thực hiện phép thử.
Nếu A là biến cố ngẫu nhiên thì: 0  P(A)  1

2
1/5/2023

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


* Định nghĩa theo lối hình học:
Có một miền  (chẳng hạn một tờ giấy). Định nghĩa:
• Cả miền  xem như biến cố chắc chắn.
• 1 điểm của miền  xem như 1 biến cố sơ cấp.
• Mỗi miền con A   xem như một biến cố ngẫu
nhiên.
• Tập rỗng , không có điểm nào, xem như biến cố
không thể.
A
 .B

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


* Định nghĩa theo lối hình học
Xét phép thử là ném vào miền  một chất điểm
(chẳng hạn một hạt cát bé xíu), ném sao cho đừng ra
ngoài và khả năng rơi vào bất kỳ chỗ nào trên  cũng
như nhau. Ném trúng biến cố nào, miền con A chẳng
hạn, thì xem như biến cố đó xảy ra. Ta định nghĩa:
S(A)
P(A) 
S()
Với S(A), S() lần lượt là diện tích của miền A và .

3
1/5/2023

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


* Định nghĩa theo lối hình học
Measure of A
Tổng quát: P(A) 
Measure of 
• Nếu  là đoạn thẳng hay đường cong thì “độ đo”
của  là độ dài của nó.
• Nếu  là hình phẳng hay mặt cong thì “độ đo” của
 là diện tích của nó.
• Nếu  là hình khối trong không gian 3 chiều thì “độ
đo” của  là thể tích của nó.

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


* Định nghĩa theo lối hình học:
S(diem B)
• Xét biến cố sơ cấp B (1 điểm): P(B)  0
S()
Thế nhưng khi ném chất điểm vẫn có thể trúng B, tức là
B vẫn có thể xảy ra. Ta nói: Biến cố có xác suất bằng 0 là
biến cố “hầu không thể”.
• Xét: c
S(B ) S()  S(diem B)
Bc   \ B  P(Bc )   1
S() S()
Thế nhưng khi ném chất điểm vẫn có thể trúng B, tức là
BC = 𝐵 vẫn có thể không xảy ra. Ta nói: Biến cố có xác suất
bằng 1 là biến cố “hầu chắc chắn”.

4
1/5/2023

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Một số công thức của giải tích tổ hợp:
Quy tắc cộng: Giả sử một công việc được chia thành
k trường hợp để thực hiện, trong đó:
Trường hợp 1 có n1 cách thực hiện xong công việc.
Trường hợp 2 có n2 cách thực hiện xong công việc.
………
Trường hợp k có nk cách thực hiện xong công việc.
Khi đó tổng số cách khác nhau để thực hiện xong
công việc là:
n = n1 + n2 + … + nk (cách)

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Một số công thức của giải tích tổ hợp:
Quy tắc nhân: Giả sử một công việc bao gồm k bước
công việc (k giai đoạn), trong đó:
Giai đoạn 1 có n1 cách thực hiện.
Giai đoạn 2 có n2 cách thực hiện.
………
Giai đoạn k có nk cách thực hiện.
Khi đó tổng số cách thực hiện toàn bộ công việc là:
n = n1.n2…nk (cách)

10

5
1/5/2023

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Một số công thức của giải tích tổ hợp:
NL Bán TP Thành phẩm
M1 M2
{A, B, C} (n1 = 3) {D, E} (n2 = 2) n = n1n2 = 3x2 = 6

Nguyên liệu Thành phẩm


M1
{A, B, C} (n1 = 3)
M2
Nguyên liệu Thành phẩm
{D, E} (n2 = 2)
n = n1 + n2 = 3+2 = 5

11

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Một số công thức của giải tích tổ hợp:
Chỉnh hợp (P ): Số cách lấy không hoàn lại một nhóm
gồm k phần tử khác nhau (không lặp) từ n phần tử đã
cho và sắp theo một thứ tự nào đó.
Công thức tính:
n!
Pkn  n(n  1)(n  k  1) 
  (n  k)!
k thua so

Ví dụ: Có bao nhiêu con số hàng nghìn mà các chữ số


đôi một khác nhau, được lập nên từ tập hợp {1, 2, 3, 4,
5, 6}?

12

6
1/5/2023

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Một số công thức của giải tích tổ hợp:
Hoán vị (Pn): Số cách sắp xếp thứ tự một nhóm gồm n
phần tử khác nhau = Chỉnh hợp chập n của n phần
tử.
Công thức tính: Pn  Pnn  n! (Quy ước: 0! = 1)
Ví dụ 1: Có bao nhiêu con số hàng nghìn mà các chữ
số đôi một khác nhau, được lập nên từ tập hợp {1, 2, 3,
4}?
Ví dụ 2: Có bao nhiêu con số hàng trăm nghìn mà các
chữ số đôi một khác nhau, được lập nên từ tập hợp {0,
1, 2, 3, 4, 5}?

13

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Một số công thức của giải tích tổ hợp:
Chỉnh hợp lặp (B ): Là một nhóm gồm k phần tử
được lấy có hoàn lại (có lặp) từ n phần tử đã cho và
sắp theo một thứ tự nào đó. (Các phần tử có thể
giống nhau trong chỉnh hợp lặp)
Công thức tính: Bnk  n k
Ví dụ 1: Có bao nhiêu con số hàng nghìn được lập nên
từ tập hợp {1, 2, 3, 4, 5, 6}?
Ví dụ 2: Tìm tất cả các số di động có dạng
098XXXXXXX?

14

7
1/5/2023

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Một số công thức của giải tích tổ hợp:
Tổ hợp (C ): Là một nhóm gồm k phần tử được lấy
không hoàn lại từ n phần tử đã cho và không kể thứ
tự. (Tất cả các phần tử đôi một khác nhau trong tổ
hợp)
n!
Công thức tính: Cnk 
k!(n  k)!
Ví dụ: Tìm số các tập con có 4 phần tử được thành lập
từ tập hợp {1, 2, 3, 4, 5, 6}?

15

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Một số công thức của giải tích tổ hợp:
Phân biệt:
Chỉnh hợp >< Chỉnh hợp lặp
(các pt khác nhau) (các pt có thể trùng)
Chỉnh hợp >< Tổ hợp
(có thứ tự) (không có thứ tự)
Ví dụ: Một hộp có 10 sản phẩm, trong đó có 7 sản phẩm A
và 3 sản phẩm B. Một người chọn ngẫu nhiên 2 sản phẩm
từ hộp. Tính xác suất chọn được 2 sp A? xác suất chọn
được 2 sp B? xác suất chọn được 1 sp A và 1 sp B?
Gọi H là biến cố chọn được 2 sản phẩm A. Ta có:
P(H) = =

16

8
1/5/2023

I. PHÉP THỬ, BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


Một số công thức của giải tích tổ hợp:
Ví dụ: Có bao nhiêu cách lấy ra 3 chữ số khác nhau mà
tổng là một số chẵn, từ tập hợp: {0,1,2,3,4,5,6,7,8,9}
Bài tập 1: Từ tập hợp: {0,1,2,3,4,5,6,7,8,9}. Có thể lập
được bao nhiêu con số hàng trăm ngàn, trong đó các số
đôi một khác nhau riêng số 5 có thể xuất hiện nhiều
lần.
Bài tập 2: Có 5 sách Toán lớp 10, 4 sách Lý lớp 11 và 3
sách Hóa lớp 12. Chia 12 cuốn sách này cho 9 học sinh,
mỗi học sinh được 1 cuốn. Hỏi có tất cả bao nhiêu cách
chia?

17

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ


Biến cố tổng: Tổng của hai biến cố A và B là một biến
cố, ký hiệu là AB hoặc A+B, là biến cố xảy ra khi và chỉ
khi có ít nhất một trong hai biến cố A, B xảy ra.
Ví dụ: Tung 1 con xúc xắc. Gọi A là A B
biến cố xuất hiện mặt lớn hơn 3; B
là biến cố xuất hiện mặt chẵn.
Khi đó: AB là biến cố {2, 4, 5, 6}.
Biến cố tích: Tích của hai biến cố A và B là một biến
cố, ký hiệu là AB hoặc AB, là biến cố xảy ra khi và chỉ
khi cả A và B đều xảy ra. A B
Ví dụ: với hai biến cố A, B như
trong ví dụ trên.
Ta có: AB là biến cố {4, 6}.
18

9
1/5/2023

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ


Biến cố xung khắc: Hai biến cố A và B đgl xung khắc
với nhau nếu chúng không đồng thời xảy ra trong 1
phép thử. Như vậy: A, B xung khắc  AB = .
Ví dụ: Tung 1 con xúc xắc. A B
Gọi A là biến cố xuất hiện mặt
1 chấm; B là biến cố xuất hiện
mặt chẵn.
Khi đó: AB = .
Biến cố đối lập: Đối lập với A là biến cố không xảy ra
A, ký hiệu là 𝐴̅. Ta có: A  𝐴̅=  và A  𝐴̅ = .
Ví dụ: Tung 1 con xúc xắc. Gọi A là biến cố xuất hiện
mặt lớn hơn 3. Khi đó: 𝐴̅ là biến cố xuất hiện mặt nhỏ
hơn hoặc bằng 3.

19

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ


Ví dụ: Một lớp có 40 sinh viên, trong đó có 15 SV giỏi Toán,
10 SV giỏi AV và 7 SV giỏi cả AV và Toán. Chọn ngẫu nhiên 1
SV trong lớp.
Toán AV
Gọi A, B lần lượt là biến cố
SV đó giỏi Toán, giỏi AV. 𝐴𝐵 AB 𝐴̅𝐵
Tìm 𝐴𝐵, 𝐴̅𝐵, 𝐴𝐵, 𝐴̅𝐵?
Tìm các xác suất tương ứng
của các biến cố này?
𝐴̅𝐵
Tổng quát: n n

 Đối lập của một tổng = Tích các đối lập.  A i =  A i


i=1 i=1
n n
 Đối lập của một tích = Tổng các đối lập.  Ai =
i=1
A
i=1
i

20

10
1/5/2023

III. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


1. Công thức cộng:
Trường hợp tổng 2 biến cố: A B
P(AB) = P(A) + P(B) – P(AB) AB
Nếu A, B xung khắc thì:
P(AB) = P(A) + P(B)
Trường hợp tổng 3 biến cố:
P(A  B  C) = P(A) + P (B) + P(C) - P(AB)
A B - P(AC) - P(BC) + P(ABC)
Nếu A, B, C xung khắc từng đôi thì:
P(A  B  C) = P(A) + P(B) + P(C)
C

21

III. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


1. Công thức cộng:
Tổng quát:
n  n
P Ai  = P(Ai ) - P(AiAj ) +  P(Ai AjAk )
i = 1  i = 1 i<j i<j<k

+ ... + (- 1)n1P(A1A2...An )
Nếu các Ai xung khắc từng đôi thì: Nếu các Ai
 n
 n xung khắc
P Ai  = P(Ai ) từng đôi?
i = 1  i = 1
Các dạng đặc biệt: P(A) = 1 - P(A)
P(AB) = P(A) - P(AB)

22

11
1/5/2023

III. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


2. Công thức nhân:
a) Xác suất có điều kiện:
Xác suất của biến cố A được tính với điều kiện biến
cố B đã xảy ra đgl xác suất có điều kiện của A.
Ký hiệu: P(A|B).
P(A  B)
P(A|B) = ; (P(B)  0)
P(B)
b) Sự độc lập của các biến cố:
 P(A|B) = P(A|B) = P(A)
A, B độc lập  
 P(B|A) = P(B|A) = P(B)
(A có xảy ra hay không thì không làm thay đổi xác
suất xảy ra B, và ngược lại)

23

III. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


2. Công thức nhân:
b) Sự độc lập của các biến cố:
A, B độc lập 
 𝐴̅, B độc lập P(AB)  P(A).P(B) 

 P(AB)  P(A).P(B)   A, 𝐵 độc lập P(AB)  P(A).P(B) 

 𝐴̅, 𝐵 độc lập P(AB)  P(A).P(B) 
Định nghĩa: Các biến cố A1, A2,…, An đgl độc lập trong
toàn bộ nếu và chỉ nếu:
P(A i1 Ai 2 ...A ik )  P(A i1 ).P(A i2 )...P(Aik )
i1,i 2 ,...,i k   1,2,...,n  k : 2  k  n 
Các biến cố độc lập trong toàn bộ thì độc lập từng
đôi, điều ngược lại chưa chắc đúng.

24

12
1/5/2023

III. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


2. Công thức nhân:
c) Công thức nhân:
Đối với tích hai biến cố:
P(AB) = P(A).P(B|A) (nếu B phụ thuộc A)
= P(B).P(A|B) (nếu A phụ thuộc B)
= P(A).P(B) (nếu A, B độc lập)
Đối với tích ba biến cố:
P(ABC) = P(A).P(B|A).P(C|AB) Nếu Ai độc
Nếu A, B, C độc lập trong toàn bộ thì: lập trong
toàn bộ?
P(ABC) = P(A).P(B).P(C)
Tổng quát:
 n  n-1
P   A i  = P(A1 ).P(A 2 |A1 )...P( A n A ) i
i=1  i=1

25

III. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


2. Công thức nhân
Ví dụ: Chia ngẫu nhiên hộp có 24 viên kẹo (trong đó có
12 kẹo dừa và 12 kẹo me) thành 3 phần đều nhau. Tính
xác suất để mỗi phần đều có số kẹo dừa bằng số kẹo
me?
Gọi A1, A2 lần lượt là biến cố chọn được phần thứ nhất,
phần thứ hai mà trong mỗi phần đều có số lượng 2 loại
kẹo bằng nhau.
. .
P(A1A2) = P(A1).P(A2|A1) = . = 0,1268

Hãy giải lại ví dụ chia kẹo trong trường


hợp chia làm 4 phần? Chia làm 6
phần? Chia làm n phần?

26

13
1/5/2023

III. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


3. Công thức xác suất đầy đủ
Cho không gian mẫu  và A1, A2,…, An, B là các biến cố.
Các biến cố A1, A2,…, An đgl một hệ biến cố đầy đủ và xung
khắc từng đôi nếu và chỉ nếu chúng thỏa mãn 2 điều kiện:
(a) A1  A2  …  An = 
(b) Ai  Aj = , i  j và i, j{1,2,…,n}
n n
Khi đó: P(B) =  P(Ai  B)   P(A i ).P(B|Ai )
i=1 i=1

Ví dụ: Có 3 kiện hàng, mỗi kiện có 5 sản phẩm. Số sản phẩm


loại A có trong kiện 1, kiện 2 và kiện 3 tương ứng là 4, 3, 2.
Số sản phẩm còn lại là loại B. Chọn ngẫu nhiên 1 kiện, rồi từ
kiện đã chọn lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm. Tính xác suất chọn
được 1 sản phẩm loại A và 1 sản phẩm loại B.

27

III. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


3. Công thức xác suất đầy đủ
(A1) 4A 1B 3A 2B (A2) 2A 3B (A3)

Ta cần tính P(H)


1A 1B ? (H)
Gọi A1, A2, A3 lần lượt là biến cố chọn được kiện thứ
1, 2, 3; H là biến cố lấy được 1A1B từ kiện đã chọn.
P(H) = P(A1 ).P(H|A1 ) + P(A 2 ).P(H|A 2 ) + P(A 3 ).P(H|A 3 )
1 C 4 ×C1 1 C3×C 2 1 C 2 ×C3
= × 1 5 1 + × 1 5 1 + × 1 5 1 = ...
3 C2 3 C2 3 C2

28

14
1/5/2023

III. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


4. Công thức Bayes
Với các giả thiết như ở phần công thức xác suất đầy
đủ, ta thêm một điều kiện là phép thử đã được thực
hiện và biến cố B đã xảy ra. Khi đó:
P(A k ).P(B|A k ) P(A k ).P(B|A k )
P(Ak |B) =  n (k = 1,n)
P(B)
 P(Ak ).P(B|Ak )
k=1

Ví dụ: Có 3 kiện hàng, mỗi kiện có 5 sản phẩm. Số sản


phẩm loại A có trong kiện 1, kiện 2 và kiện 3 tương ứng
là 4, 3, 2. Chọn ngẫu nhiên 1 kiện, rồi từ kiện đã chọn
lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm thì thấy có 1 sản phẩm loại A
và 1 sản phẩm loại B. Tính xác suất kiện thứ nhất đã
được chọn.

29

III. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


4. Công thức Bayes
(A1) 4A 1B 3A 2B (A2) 2A 3B (A3)

Ta cần tính P(A1|H)


1A 1B (H)
(Với các biến cố A1, A2, A3 và H như ở ví dụ trước)
Suy ra:
P(A1 ).P(H|A1 )
P(A1|H) = = ...
P(H)

30

15
1/5/2023

Tổng kết chương 1


 Dùng định nghĩa để tính xác suất: cần phân biệt
hoán vị, chỉnh hợp, chỉnh hợp lặp, tổ hợp.
 Dùng công thức để tính xác suất: cách nhận biết?
 Phân biệt: xung khắc – công thức cộng;
độc lập – công thức nhân.

31

Bài tập công thức tính xác suất


Bài 1. Từ 10 chữ số 0, 1, …, 9 lập được bao nhiêu số
hàng triệu sao cho mỗi chữ số xuất hiện tối đa 1 lần,
riêng số 5 có thể xuất hiện nhiều lần.

Bài 2. Có 5 sách Toán lớp 10, 4 sách Lý lớp 11, 3 sách


Hóa lớp 12. Chia 12 sách cho 9 người, mỗi người 1
quyển. Hỏi có bao nhiêu cách chia?

Bài 3. Phải gieo ít nhất bao nhiêu con xúc xắc ( Gieo
bao nhiêu lần 1 con xúc xắc) để xác suất có ít nhất 1
con xuất hiện mặt lục (6 chấm) lớn hơn hay bằng 95%.

32

16
1/5/2023

Bài tập công thức tính xác suất


Bài 4. Bỏ ngẫu nhiên 4 lá thư vào 4 bao thư. Tính xác
suất để có ít nhất 1 lá thư đến đúng người nhận.
Mở rộng cho trường hợp n lá thư và n bao thư.

Bài 5. Một đoàn tàu có 3 toa tiến vào ga. Tại ga có 5


người chờ tàu. Giả sử mọi người lên các toa một cách
ngẫu nhiên và độc lập với nhau. Tính xác suất toa nào
cũng có người lên.
Mở rộng cho trường hợp m toa tàu và n người.

33

Bài tập công thức tính xác suất


Bài 6. Tỉ lệ phế phẩm của 1 máy là 5%. SP trước khi
đưa ra thị trường phải qua KCS. KCS có tỉ lệ sai sót khi
kiểm tra chính phẩm là 2% và khi kiểm tra phế phẩm
là 1%. Nếu SP bị KCS kết luận là phế phẩm thì bị loại.
a) Tìm tỉ lệ sản phẩm bị loại.
b) Mua ngẫu nhiên 1 SP trên thị trường. Tìm xác suất
SP đó là phế phẩm.
c) Chọn ngẫu nhiên 1 SP bị loại. Tìm xác suất SP đó là
chính phẩm.

34

17
1/5/2023

Bài tập công thức tính xác suất


Bài 7. Biết 1 trong 3 cái hộp A, B, C có đựng tiền. Giả
sử người chơi chọn hộp A. MC biết 1 trong 2 hộp còn
lại không có tiền, giả sử đó là hộp C và MC mở hộp C
ra để người chơi thấy nó không đựng tiền. Hỏi người
chơi vẫn giữ lựa chọn hộp A hay chuyển sang chọn
hộp B?

Bài 8. Tương tự bài 7. nhưng giả sử MC cũng không


biết hộp nào đựng tiền và chọn ngẫu nhiên 1 trong 2
hộp B hay C, giả sử MC chọn hộp C và mở ra thấy hộp
C không có tiền. Hỏi người chơi vẫn giữ lựa chọn hộp
A hay chuyển sang chọn hộp B?

35

Bài tập công thức tính xác suất


Bài 9. Có 2 lô hàng, mỗi lô đựng 10 SP. Lô I chứa 3 SP
loại A, lô II chứa 6 SP loại A.
Từ lô I lấy ngẫu nhiên ra 8 SP bỏ sang lô II, rồi từ lô II
lấy ngẫu nhiên ra 1 SP.
a) Tính xác suất SP lấy từ lô II là loại A.
b) Biết rằng SP lấy từ lô II là loại A. Tính XS để trong 8
SP bỏ từ lô I sang lô II có 3 SP loại A.
Bài 10. Với dữ liệu như bài 9. Biết rằng SP lấy từ lô II là
loại A. Hãy xét xem khả năng nhiều nhất SP đó là
thuộc lô nào?
Bài 11. Với dữ liệu như bài 9. Chọn ngẫu nhiên 1 lô rồi
từ lô đó chọn ra 1 SP thì được SP loại A. Tính xác suất
để lấy tiếp 1 SP nữa từ lô ấy cũng được SP loại A.

36

18
1/5/2023

Bài tập công thức tính xác suất


Bài 12. Với dữ liệu như bài 9. Chọn ngẫu nhiên 1 lô rồi
từ lô đó chọn ra 2 SP. Biết rằng lần lấy thứ 2 được SP
loại A, hãy tìm xác suất để lần lấy thứ 1 được SP loại
A. Xét làm 2 trường hợp: lấy không hoàn lại và lấy có
hoàn lại.
Bài 13. Có 2 lô hàng, mỗi lô đựng 10 SP. Lô I chứa 3 SP
loại A, lô II chứa 6 SP loại A.
Từ lô I lấy ngẫu nhiên ra 8 SP bỏ sang lô II, rồi từ lô II
lấy ngẫu nhiên ra 2 SP. Biết rằng lần lấy thứ 1 được SP
loại A, hãy tìm XS để lần lấy thứ 2 được SP loại A. Xét
làm 2 TH: lấy không hoàn lại và lấy có hoàn lại.
Bài 14. Với dữ liệu như bài 13. Biết rằng lần lấy thứ 2
được SP loại A, hãy tìm XS để lần lấy thứ 1 được SP
loại A. Xét làm 2 TH: lấy không hoàn lại và lấy có hoàn
lại.

37

19

You might also like