You are on page 1of 46

PHẦN 2.

TRUYỀN DẪN SỐ VÀ TƯƠNG TỰ


2.1. Các dạng tín hiệu số và truyền dẫn tín hiệu băng cơ sở
2.1.1. Cơ sở lý thuyết
Trong truyền dẫn số, mã hóa đường dây (line coding) được hiểu như là phương pháp biến
đổi dữ liệu (thông tin) dạng số thành tín hiệu số, được mô tả thông qua hình 1.1. Tín hiệu
số là dạng tín hiệu băng cơ sở được truyền qua hệ thống truyền dẫn số.

Hình 2.1. Chuyển đổi dữ liệu số thành tín hiệu số thông qua mã hóa đường dây
Các thông số cơ bản của tín hiệu mã đường dây bao gồm:
 Số mức tín hiệu: tương ứng với số giá trị có thể có của tín hiệu, các giá trị hay các
mức tín hiệu thể hiện nội dung của dữ liệu số được mã hóa.
 Tốc độ bít và tốc độ Baud: Tốc độ bít thể hiện số lượng bít đường truyền đi trong
1 giấy, trong khi đó tốc độ baud là số tín hiệu (số mức tín hiệu) được truyền trong
1 giây. Tùy thuộc vào dạng thức mã hóa mà tốc độ baud có thể nhỏ hơn hoặc lớn
hơn tốc độ bít hay tốc độ dữ liệu.
 Thành phần một chiều: Sau khi mã hóa, tín hiệu có thể chứa thành phần tần số 0
trong phổ tần số. thành phần này được hiểu như thành phần một chiều (DC).
Thành phần DC trong tín hiệu có thể khó nhận biết bởi vì thành phần này không
được truyền qua một số phần tử (thiết bị) trong hệ thống truyền dẫn, ví dụ như
biến áp. Điều này dẫn tới méo dạng tín hiệu và có thể gây ra lỗi ở đầu ra. Thành
phần DC cũng là nguyên nhân gây nên những tổn hao về mặt năng lượng khi tín
hiệu được truyền qua kênh truyền.
 Phổ tín hiệu: Các tín hiệu mã đường dây khác nhau có phổ tín hiệu khác nhau.
Việc phân tích và đánh giá phổ tín hiệu là cần thiết để sử dụng phương pháp mã
tương thích , phù hợp với mội trường truyền, để sao cho khi tín hiệu truyền qua
môi trường truyền này có sự suy hao và méo dạng ít nhất.
 Khả năng đồng bộ: thể hiện khả năng thông dịch, thu nhận tín hiệu ở phía thu một
cách chính xác. Chu kỳ bít ở phía thu phải tương ứng với chu kỳ bít ở phía phát,
hay có thể hiểu theo cách là thời điểm lấy mẫu tín hiệu phía thu phải nằm trong,
chính giữa chu kỳ bít phía phát. Nếu điều này không đảm bảo thì có thể gây ra
nhầm lẫn, hoặc bỏ qua những bít xen giữa.
 Chi phí thực hiện:: với phương pháp mã thì chi phí phải đủ nhỏ, đơn giản nhưng
cũng phải mang lại hiệu quả, đảm bảo những tính chất của tín hiệu theo những đặc
tính của hệ thống truyền dẫn.
Các kỹ thuật mã hóa đường dây:
Các kỹ thuật mã hóa đường dây được phân chia thành 3 nhóm phương pháp mã, được mô
tả thông qua hình 1.2.

Hình 2.2. Phân chia nhóm các phương pháp mã hóa đường dây
(1) Mã đơn cực - Unipolar: Với phương pháp mã hóa này, chỉ có hai mức tín điện áp
tín hiệu được dùng, trong đó c chỉ có một mức có cực tính, còn mức còn lại tương
ứng với mức nền (0V). phương pháp mã hóa này có đặc điểm là tốc độ bít tương
đương với tốc độ dữ liệu. Nhưng nhược điểm của phương pháp mã này là tín hiệu
mã chứa thành phần một chiều, điều này có thể làm mất đồng bộ giữa hai phía khi
chuỗi bít truyền là các bít 0 hoặc bít 1. Tuy vậy phương pháp mã hóa này tương
đối đơn giản, dễ thực hiện. Dạng thức tín hiệu mã đơn cực được mô tả trong hình
1.3.

Hình 2.3. Dạng thức tín hiệu mã đơn cực


(2) Mã hai cực tính - Polar: phương pháp mã này sử dụng hai mức (điện áp) tín hiệu,
trong đó 1 mức mang cực tính dương và 1 mức mang cực tính âm. 4 dạng thức tín
hiệu của phương pháp mã này được liệt kê trong hình 1.4.

Hình 2.4. Các dạng tín hiệu mã cực tính – polar.


 Mã NRZ - Non Return to zero: là dạng tín hiệu thường thấy (thông thường) và dễ
thực hiện nhất, cũng là dạng tín hiệu số cơ bản. Mã NRZ sử dụng hai mức điện áp
tương ứng với hai bít dữ liệu nhị phân (0 và 1). Thông thường mức điện áp âm thể
hiện bít 1, và mức điện áp dương để thể hiện bít 0. Nội dung của bít được mã hóa
bới dạng tín hiệu trong chu kỳ bít đó, và dạng thức (mức điện áp) của tín hiệu
không thay đổi trong suốt chu kỳ bít. Dạng phổ của tín hiệu NRZ được mô tả
thông qua hình 1.5.

Hình 2.5. Phổ của tín hiệu NRZ


 Mã RZ - Return to Zero: Mã này hỗ trợ khả năng đồng bộ cho hệ thống truyền
dẫn, do dạng thức tín hiệu thay đổi trong mỗi chu kỳ bít. Dạng thức của tín hiệu
mã RZ được mô tả ở hình vẽ 1.6. Ngoài ra tín hiệu mã RZ còn có những đặc tính
sau:
 Tín hiệu có ba mức.
 Tốc độ bít gấp đôi so với tốc độ dữ liệu
 Không có thành phần một chiều
 Khả năng đồng bộ tốt
 Hạn chế chính là đòi hỏi băng thông lớn (thường gấp đôi so với mã NRZ)

Hình 2.6. Dạng thức tín hiệu RZ.


 Mã Biphase: Mã này được đưa ra để giải quyết những hạn chế của mã NRZ, mã
biphase được áp dụng trong các phương pháp mã như Manchester và Manchester
vi sai (differential Manchester). Trong phương pháp mã Manchester các bít truyền
giữa thường mang cả hai thông tin là dữ liệu và xung nhịp (clock). Dạng thức của
mã Manchester được mô tả trong hình 1.7.
Hình 2.7. Mã Manchester
Mã Biphase có đặc tính truyền dẫn tốt, giống như mã RZ, nhưng chỉ sử dụng hai
mức tín hiệu. Phổ của tín hiệu mã biphase được mô tả trong hình 1.8.

Hình 2.8. Phổ của tín hiệu mã biphase


Mã lưỡng cực - Bipolar: Mã lưỡng cục, ví dụ như mã AMI sử dụng 3 mức điện áp.
Không giống với mã RZ, mức 0V thường sử dụng để thể hiện bít 0, còn với bít 1 thì mức
điện áp thay đổi liên tục giữa hai mức điện áp dương và điện áp âm tương ứng với các bít
1 liên tiếp. Hình 1.9 thể hiện dạng thức của tín hiệu mã lưỡng cực.

Hình 2.9. Dạng thức của mã lưỡng cực.


Tổng hợp, trong phần thí nghiệm sẽ đề cập đến các loại tín hiệu mã đường dây sau:
  - Mã NRZ   Dạng tín hiệu được phát từ mạch bổ sung (Auxiliary Module)
tương thích với chuẩn TTL. Tín hiệu tại đầu ra khối mã hóa
NRZ là loại tín hiệu mã cực tính với mức tín hiệu là +2.35 V
và -2.35 V lần lượt tương ứng với bít "1" và "0".
- Mã RZ Có nhiều dạng khác nhau.Với dạng mã hóa trên bo mạch thì
mỗi bít 1 tín hiệu sẽ chuyển từ mức cao về mức thấp tại sườn
âm (falling edge) của xung nhịp clock.
- Mã Với loại mã này, tại mỗi sườn âm của xung clock tín hiệu
Manchester chuyển từ mức thấp lên mức cao nếu bít truyền là "0", và mức
tín hiệu chuyển từ mức cao xuống mức thấp đối với bít "1"
trong mỗi chu kỳ bít.
- Mã Biphase Nếu bít phải truyền là "0", thì sau khi thiết lập ban đầu mức tín
hiệu được giữa nguyên trong suốt chu kỳ xung nhịp. Nếu là bít
“1” thì mức tín hiệu sẽ chuyển sang trạng thái khác so với trạng
thái thiết lập trước đó tại sườn âm của xung clock.
- Mã Duo- Là tín hiệu mã đường dây bao gồm các mức tín hiệu: mức nền
binary (0V), mức cao (H), mức thấp (L). Với từng từng bít thì dạng
tín hiệu là:
 H nếu là bít 1 được truyền và trước bít được truyền trước đó
cũng là bít 1
 L nếu bít được truyền là 0 và bít được truyền trước đó cũng
là bít 0
 Mức 0 nếu bít được truyền là 0 và bít được truyền trước đó
là 1
 Mức 0 nếu bít được truyền là 1 và bít truyền trước đó là 0.

2.1.2. Nội dung thực hành


2.1.2.1. Các loại mã đường dây
Sơ đồ kết nối:
Hình 2.10.
Nội dung thực hành:
1) Kết nối giữa các bo mạch thành phần và thiết bị đo theo như hình 1.10 với đầu
(điểm) TXDATA trên khối phát tín hiệu mẫu của mạch bổ sung với đầu vào dữ
liệu DATA của khối phát mã và đầu phát xung clock TX CLOCK của khối phát
tín hiệu mẫu với đầu cấp xung clock CLOCK của khối phát mã(CODE
GENERATORS).
2) Thiết lập máy hiện thị sóng ở chế độ đồng bộ qua xung kích hoạt ngoài, đồng thời
kết nối cổng “external trigger” với đầu xuất TRIGGER trên khối mạch phát tín
hiệu mẫu, đồng thời kênh CH1 nối với điểm tín hiệu TXDATA trên bo mạch bổ
sung.
3) Trên khối phát tín hiệu mẫu, lựa chọn độ dài của chuỗi bít là 2 4-1 và tốc độ truyền
dẫn là 2400 Hz.
4) Ngay sau đó, nối đầu đo CH2 tới các đầu ra của các khối tạo mã trên bo mạch
chính (NRZ, RZ, Manchester, BIPHASE, Duo-Binary). Đo và quan sát dạng sóng
của các tín hiệu đầu ra này, quan sát mối quan hệ giữa tín hiệu đầu ra với tín hiệu
trên kênh CH1 (tín hiệu xung clock).
Câu hỏi:
1. Đo và ghi nhận các dạng tín hiệu mã đường dây đã nêu trong phần lý thuyết. Kiểm
tra lại dạng thức của các tín hiệu mã này có tương ứng với dạng thức tín hiệu mà
phần lý thuyết đã đề cập hay không?
2. Nếu máy đo (máy hiển thị sóng) có chức năng phân tích phổ, hãy sử dụng chức
năng này để đánh giá và so sánh về phổ tần tín hiệu giữa các loại mã. (tương ứng
với cùng 1 tốc độ bít chỉ định).

2.1.2.2. Giải mã đường dây


Sơ đồ kết nối:

Hình 2.11
Nội dung thực hành:
Trong phần thí nghiệm này, chúng ta tìm hiểu về giải mã đối với các tín hiệu được mã
hóa theo các dạng RZ, Manchester và Biphase. Tín hiệu NRZ và duo-binary sẽ được tìm
hiểu trong bài thí nghiệm tiếp theo.
1) Kết nối giữa các bo mạch theo hình 1.11, với các điểm DATA và CLOCK được
kết nối như trong phần thí nghiệm trước. Kết nối đầu ra, với điểm CK_REG IN
của khối tái tạo xung clock CLOCK REGENERATOR với các đầu ra của các khối
phát mã và đầu ra của khối tái tạo mã là CK_REG OUT với các đầu vào RX_CK
của khối giải mã tương ứng. Kiểm tra lại việc kết nối giữa các đầu đo của máy
hiển thị sóng với các điểm đo trên mạch, với đầu đo CH1 nối với điểm dữ liệu
phía phát (TXDATA), thiết lập tốc độ là 2400 Hz và độ dài chuỗi bít mẫu được
phát đi là 24-1.
2) Trên phần mạch tái tạo xung clock, cùng kết nối các đầu ra của các khối mã hóa
RZ, Manchester và Biphase tới đầu vào phía nhận (DATA IN). Với đầu đo CH2
của máy hiển thị sóng CH2 sẽ đo dạng tín hiệu được giải mã, lần lượt với các loại
mã RZ, Manchester;
Câu hỏi:So sánh dạng sóng của chuỗi bít giải mã (ở kênh CH2) với chuỗi bít đầu
vào phía phát (trên kênh CH1).
3) Chuẩn bị cho khối tái tạo xung clock bằng cách kết nối giữa chân DATA_IN của
khối này với tín hiệu đầu ra của khối phát mã. Điều chỉnh triết áp vi chỉnh f ADJ
cho tới khi LED LOCK bật sáng và ổn định trạng thái, tương ứng với trạng thái
“bắt” và khôi phục được xung clock tương ứng với tín hiệu được phát đi.
Câu hỏi: Nêu cách thức điều chỉnh và giải thích cơ chế hoạt động để mạch tái tạo
xung clock thiết lập được trạng thái “khóa”, Khi đó hãy quan sát và so sánh dạng
tín hiệu của tín hiệu xung nhịp ở phía phát (trên kênh CH1) và tín hiệu đầu ra của
khối tái tạo xung clock (trên kênh CH2).
Chú ý: sau khi trả lời câu hỏi, thiết lập lại các đầu đo của máy hiển thị sóng như đã
thực hiện ở các bước trước.
4) Kết nối đầu đo CH2 của máy hiển thị sóng với đầu ra (CK_REG) của khối này.
Điều chỉnh f ADJ để đạt được chu kỳ mức cao (mức thấp) của xung tín hiệu đo là
khoảng 50%.
5) Thiết lập đầu đo CH2 lần lượt nối với các đầu ra của các khối giải mã (RZ,
Manchester, và Biphase). Quan sát và ghi nhận giản đồ sóng trên máy hiển thị
sóng thể hiện dạng tín hiệu của chuỗi bít được truyền và chuỗi bít được giải mã ở
phía thu, tương ứng với từng phương pháp mã.
6) Đo độ trễ pha (số chu kỳ xung clock) giữa các tín hiệu này.
7) Lặp lại bước đo trên với trường hợp tín hiệu CK_REG_OUT được cấp vào khối
giải mã.
Câu hỏi:
1. Nêu vai trò, chức năng của khối khôi phục xung nhịp trong hệ thống truyền dẫn thí
nghiệm.
2. Khi tốc độ bít của hệ thống truyền dẫn thay đổi thì có phái điều chỉnh lại khối phôi
phục xung nhịp hay không? Có nhận xét gì về khả năng khôi phục xung nhịp khi
tốc độ bít tăng cao? (Nhận xét dựa trên quá trình thí nghiệm)

2.2. Các phương pháp điều chế trong truyền dẫn số


2.2.1. Cơ sở lý thuyết.
Trên thực tế chúng ta phải truyền dữ liệu số qua kênh truyền tương tự, giống như trong hệ
thống mạng điện thoại. Trong trường hợp này, cách đơn giản nhất là biến đổi dữ liệu số
thành tín hiệu tương tự. Hình 1.12 mô tả quá trình xử lý này. Việc biến đổi này được thực
hiện với những thiết bị đặc biết được biết đến như là thiết bị modem, có chức năng biến
đổi dữ liệu số thành tín hiệu tương tự để truyển tải trên kênh truyền dẫn tương tự.
Xử lý điều chế được thực hiện trên một hoặc nhiều hơn trong ba thuộc tính của sóng
mang gồm biên độ, tần số và pha, tương ứng với ba phương pháp mã hoặc hoặc ba kỹ
thuật điều chế. Các phương pháp điều chế số được phân chia và mô tả trong hình vẽ 1.3.
Ba kỹ thuật điều chế số cơ bản bao gồm: điều chế khóa dịch biên độ (ASK), điều chế
khóa dịch tần số(FSK) và điều chế khóa dịch pha (PSK). Một dạng thức điều chế kết hợp
giữa hai phương pháp điều chế ASK và PSK được gọi là điều chế biên độ cầu phương
(QAM). Trong phần nội dung cơ sở lý thuyết này ta chỉ đề cập đến ba phương pháp điều
chế số cơ bản
Hình 2.12. Quá trình biến đổi dữ liệu số thành tín hiệu tương tự

Hình 2.13. Các phương pháp điều chế số áp dụng trong hệ thống truyền dẫn
 Điều chế khóa dịch biên độ (ASK)
Trong ASK, hai giá trị bít nhị phân sẽ tương ứng với hai mức biên độ khác nhau của sóng
mang, được mô tả trong hình 1.14. sóng mang chưa được điều chế được biểu diễn theo
công thức toán học sau:
ec(t) = Ec cos 2πfct
tín hiệu được điều chế được biểu diễn dưới dạng:
s(t) = k emcos 2πfct
s(t) = A1cos 2πfct với bít 1
s(t) = A2cos 2πfct với bít 0
Trong trường hợp đặc biệt: với phương pháp điều chế khóa đóng/mở (OOK), mức biên
độ A2 = 0.
ASK thường nhạy cảm với những thay đổi theo xu hướng tăng đột ngột và phương pháp
điều chế OOK thì thường được sử dụng trong hệ thống truyền dẫn quang.

Phổ tần số: nếu gọi Bm là phổ tần hiệu dụng của tín hiệu nhị phân, thì phổ tần của tín
hiệu được điều chế số là BT = Nb, với Nb là tốc độ baud. Phổ tần của tín hiệu điều chế số
được mô tả trong hình 1.15.
Hình 2.14. Dạng thức tín hiệu của điều chế khóa dịch biên độ

Hình 2.15. Phổ tần của tín hiệu ASK


Phương pháp điều chế này rất nhạy cảm với nhiễu và những sự thay đổi đột ngột, nên với
hệ thống truyền dẫn nó được đánh giá là kỹ thuật điều chế không hiệu quả, tuy vậy nó
vẫn được áp dụng trong một số trường hợp nhất định do thực hiện đơn giản.
 Điều chế khóa dịch tần số (FSK)
Với phương pháp điều chế này, hai giá trị bít nhị phân tương ứng với hai tần số khác
nhau có giá trị gần với tần số của sóng mang, được mô tả trong hình 1.16.
Hình 2.16. Điều chế khóa dịch tần số
Trong FSK hai tần số sóng mang được ký hiệu lần lượt là f1 và f2 được dùng để biểu
diễn bít 1 và 0, khi đó công thức toán học để biểu diễn tín hiệu điều chế tương ứng với
các bít nhị phân như sau:
Với bít 1 thì tín hiệu được biểu diễn là s(t) = A cos 2πfc1t
Và với bít 0, tín hiệu được biểu diễn là s(t) = A cos 2πfc2t

Phương pháp này ít nhạy cảm với nhiễu hơn nên ít lỗi hơn so với phương pháp ASK. Nó
được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống truyền dẫn bằng sóng vô tuyến.

Phổ tần số: phổ của tín hiệu FSK được đánh giá như là sự kết hợp giữa phổ của tín hiệu
ASK xung quanh các bước sóng chung tâm là f c1 và fc2, với độ rộng băng tần lớn hơn. Độ
rộng băng có thể tính xấp xỉ là (fc2 - fc1) + Nb, được biểu diễn như trong hình 1.17.

Hình 2.17. Phổ tần của tín hiệu FSK


 Điều chế khóa dịch pha (PSK)
Trong phương pahps này, pha của sóng mang được dịch bởi tín hiệu điều chế (tín hiệu
nhị phân của dữ liệu số) , với pha được xác định tương ứng với giá trị bít trong từng chu
kỳ bít trước đó. Bít 0 được biểu diễn bởi tín hiệu có cùng pha với tín hiệu tại chu kỳ trước
đó, và bít 1 được biểu diễn bởi tín hiệu có pha ngược với chu kỳ trước đó. Hình 1.18 mô
tả dạng thức của tín hiệu PSK.

Hình 2.18. Dạng thức của tín hiệu PSK


Trong 2-PSK (điều chế PSK 2 mức), sóng mang được dùng để biểu diễn bít 0 và 1 được
xác định lần lượt là:
s(t) = A cos (2πfct + π) với bít 1
s(t) = A cos (2πfct) với bít 0
Tín hiệu có thể được biểu diễn thông qua đồ thị cực như trong hình 1.19. Dạng thức biểu
diễn này được gọi là đồ thị pha trạng thái, biểu diễn các trạng thái, giá trị về pha có thể
của tín hiệu được điều chế (tín hiệu PSK). Trục x của đồ thị thể hiện các giá trị đồng pha
hoặc ngược pha 180o, trong khi đó trục y thể hiện các giá trị pha vuông góc tức là lệch
pha 90o, so với giá trị pha 0. Khoảng cách từ tâm đến điểm trạng thái thể hiện mức biên
độ của tín hiệu được điều chế. Về lý tưởng, tức là khi không có ảnh hưởng của nhiễu thì
thông số pha của tín hiệu tại các điểm đo hoặc tại phía thu nằm ở một trong hai giá trị mô
tả trong hình vẽ. Tuy vậy khi tín hiệu chịu ảnh hưởng của nhiễu thì trạng thái của tín hiệu
tại điểm đo, có thể nằm ở vị trí xung quanh vị trí lý tưởng. Khi phân tích tín hiệu điều chế
thông qua giản đồ này, ta cũng cần chú ý khoảng cách, độ sai lệch giữa các điểm trạng
thái, giá trị khoảng cách này sẽ quyết định khả năng xác định chính xác các trạng thái để
xác định chính xác giá trị bít thông tin tương ứng, khi thực hiện giải điều chế ở phía thu.
Giá trị khoảng cách này cũng sẽ quyết định khẳ năng, hay xác xuất lỗi bít trong xử lý thu
nhận.

.
Hình 2.19. Giản đồ phân bố trạng thái pha của tín hiệu được điều chế.
2.2.2. Nội dung thí nghiệm
2.2.2.1. Hệ thống truyền dẫn ASK với mã đường dây NRZ
Sơ đồ kết nối:

Hìn
h 2.20.
Nội dung thực hành:
1) Thực hiện các kết nối sau (theo hình 1.20)
- TXDATA trong khối DATA GENERATOR (trên bo mạch bổ sung) với DATA
trong khối CODE GENERATORS.
- TX CLOCK trong khối DATA GENERATOR với CLOCK trong khối CODE
GENERATORS.
- Đầu ra NRZ trong khối CODE GENERATORS với ASK DATA IN trong khối
MOD/DEM ASK.
- CARRIER 307.2 kHz trong khối CARRIER GENERATORS (trên bo mạch bổ
sung) với ASK CARRIER trong khối MOD/DEM ASK.
- ASK TX trong khối MOD/DEM ASK với ASK RX trong khối MOD/DEM ASK.
- ASK OUT trong khối MOD/DEM ASK với ASK IN trong khối MOD/DEM ASK
kết nối các mạch ACG.
- ASK DEM trong khối MOD/DEM ASK với DATA IN 1 trong khối
REGENERATOR.
- ASK DEM trong khối MOD/DEM ASK với CK_REG IN trong khối CLOCK
REGENERATOR.
- CK_REG OUT trong khối CLOCK REGENERATOR với CK trong khối
REGENERATOR.
Tóm lại, tín hiệu xung nhịp và các dữ liệu được phát đi bởi bo mạch bổ sung
(Auxiliary Module) được nối với các đầu vào tương ứng của hệ thống truyền dẫn
MOD/DEM ASK và các tín hiệu được mã hóa (mã đường dây) được nối với các
đầu vào của bộ điều chế.
Về cơ bản, giản đồ kết nối liên kết giữa phía phát Tx đến đầu vào của phía thu Rx
và đầu ra của bộ khuếch đại trung tần (IF) được kết nối với bộ xác định AM (bộ giải
điều chế AM). Đầu ra sau cung của phía thu RX được nối với đầu vào của bộ giải
mã NRZ và các bộ tái tạo xung nhịp.
2) Thiết lập: CK RATE tại 2400 Hz và độ dài chuỗi bít mẫu là 24-1 và thiết lập công
tắc xử lý của phía thu ở chế độ “Wideband”.
3) Quan sát máy hiện sóng và ghi lại những đặc điểm của các tín hiệu sau: sóng mang,
dữ liệu (DATA), xung nhịp. Điều chỉnh chu kỳ hiển thị của máy hiển thị sóng để có
thể hiển thị toàn bộ chuỗi dữ liệu (khoảng 16 chu kỳ bít) trên màn hình.
4) Điều chỉnh chỉ số điều chế: kết nối đâu đo CH1 với đầu vào DATA IN của bộ điều
chế và CH2 với đầu ra của bộ điều chế (ở phía phát Tx). Quan sát dạng sóng đầu ra
tại các vị trí khác nhau tương ứng với biến trở điều chỉnh hệ số điều chế
MODULATION và xác định bằng trực quan giới hạn tuyến tính hoạt động của bộ
điều chế.
5) Các Hiệu quả và đặc tính của khối IF (trung tần). Di chuyển kết nối đầu đo CH2 của
máy hiển thị sóng tới đầu ra kết cuối của khối IF (ở phía thu Rx). Kiểm tra và ghi
nhận dạng sóng tại điểm đo này trong các trường hợp bộ khuếch đại IF được điều
chỉnh ở chế độ băng hẹp hoặc băng rộng, và với các giá trị khác nhau của các chỉ số
điều chế.
Câu hỏi: Xác định giá trị chỉ số điều chế trong những kết quả đo?
6) Điều khiển độ lợi tự động (AGC). Khối chức năng này sẽ phát tín hiệu điều khiển
có tính liên tục tương ứng, tỷ lệ với biên độ của tín hiệu đầu ra khối khuếch đại
trung tần IF. Tín hiệu điều khiển này sẽ được nối qua jumper (dây nối tắt) tới bộ
suy hao (điều khiển được) để tạo thành vòng khép kín, điều khiển biên độ của tín
hiệu đầu ra khối khuếch đại trung tần IF. Trong các hệ thống công nghiệp thường có
các bộ điều khiển độ lợi tự động (AGC) để có thể điều khiển mức tín hiệu đầu theo
với một mức xác định mà không quan tâm đến các giá trị tín hiệu đầu vào có thể
thay đổi. Đối với hệ thống điều chế/giải điều chế ASK trong bài thí nghiệm, khối
này có chức năng như trong thực tế để giúp cho sinh viên nắm được các nguyên tắc
hoạt động cơ bản của hệ thống thực.
7) Bộ giải điều chế. Kết nối đầu đo của máy hiện sóng với đầu ra bộ giải điều chế
(DATA OUT) và nghiên cứu hiệu quả của khối xử lý này với các giá trị chỉ số điều
chế khác nhau và tốc độ xung nhịp khác nhau.
Câu hỏi: Ghi nhận lại dạng tín hiệu điều chế và tín hiệu đầu ra bộ giải điều chế
tương ứng với những giá trị điều chỉnh
8) Tái tạo xung nhịp. quá trình này thực hiện cơ chế “bắt giữ” tín hiệu thông qua việc
kiểm tra về tổng số và trạng thái ổn định của tín hiệu, so pha của tín hiệu với dao
động nội (f ADJ) có thể điều chỉnh được. Kết nối đầu đo CH2 của máy hiển thị sóng
với đầu ra RX CK của khối này. Điều chỉnh cho đến khi nhận được trên máy hiện
sóng một tín hiệu có chu kỳ mức cao (hoặc mức thấp) chiến 50% chu kỳ dao động,
đồng thời đèn báo hiệu LED bật sáng. Khi đó tín hiệu đầu ra sẽ có tần số tương ứng
với sóng mang ở phía phát và quá trình khôi phục xung nhịp (clock) được hoàn
thành hay mạch thiết lập được trạng thái “khóa” xung nhịp.
Câu hỏi: Tìm hiểu ý nghĩa, chức năng của khối xử lý này trong hệ thống truyền
dẫn? Nêu cách thức điều chỉnh qua chiết áp và máy hiển thị sóng để có thể thiết lập
được trạng thái “khóa” xung nhịp?
9) Bộ giải mã NRZ. Di chuyển đầu đo CH1 của máy hiển thị sóng nối với đầu vào của
mạch giải mã đường dây và đầu đo CH2 nối với điểm kết cuối REF. Điều chính
chiết áp (REFERENCE) để mức giới hạn nằm giữa mức tối thiếu và mức tối đa của
tín hiệu đầu vào. Di chuyển đầu đo CH1 nối với đầu vào dữ liệu của khối phát và
đầu đô CH2 nối với đầu ra của khối giải mã đường dây NRZ (NRZ DEC).
Câu hỏi: Xác định độ trễ pha (theo số chu kỳ bít) giữa các tín hiệu số phía phát và
tín hiệu số khôi phục ở phía thu qua dạng sóng được ghi nhận của các tín hiệu này
trên máy hiển thị sóng.
Câu hỏi: Chất lượng tín hiệu và xử lý của hệ thống có bị ảnh hưởng gì khi tốc độ
truyền dẫn tăng lên. Hãy phân tích đánh giá thông qua thử nghiệm trên hệ thống thí
nghiệm? Nêu những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến khả năng của hệ thống truyền
dẫn, qua đó nêu ra những giải pháp để khắc phục, dựa trên cơ sở lý thuyết?
2.2.2.2. Hệ thống truyền dẫn FSK với tín hiệu mã đường dây NRZ
Sơ đồ kết nối:

Hình 2.21.
Nội dung thí nghiệm:
1) Thực hiện các kết nối như sau (theo hình 1.21)
 TXDATA trên khối phát tín hiệu mẫu DATA GENERATOR (trên bo mạch bổ
sung) nối với DATA trên khối tạo mã CODE GENERATORS.
 TX CLOCK trong khối DATA GENERATOR nối với CLOCK ở trong khối
CODE GENERATORS.
 Đầu ra NRZ trên khối CODE GENERATORS nối với đầu vào FSK DATA IN
trên khối MOD/DEM FSK
 Đầu ra FSK TX trên khối MOD/DEM FSK nối với đầu vào CHANNEL IN trên
khối DSB NOISE GENERATOR (trên bo mạch bổ sung)
 Đầu ra OUT trên khối DSB NOISE GENERATOR (Modul phụ) nối với đầu
vào FSK RX trên khối MOD/DEM
 FSK SYNC DEM trên khối MOD/DEM FSK nối với đầu vào DATA IN 1 trên
khối giải mã REGENERATORS
 FSK SYNC DEM trên khối MOD/DEM FSK nối với CK_REG IN trên khối
CLOCK REGENERATOR.
 CK_REG OUT trên khối CLOCK REGENERATOR nối với CK trên khối
REGENERATORS.
Về cơ bản, chúng ta kết nối các đường tín hiệu xung nhịp (clock) và dữ liệu
(DATA) trên bo mạch bổ sung với các đầu vào của khối xử lý phát FSK MOD /
DEM. Phía phát Tx được kết nối với đầu vào phía thu Rx và đầu ra của bộ khuếch
đại trung tần IF được kết nối với bộ giải điều chế FM. Đầu ra sau cùng của khối
này được gửi đến các đầu vào của các bộ giải mã NRZ và các bộ tái tạo xung clock.
2) Quy định: thiết lập tốc độ truyền CK rate là 2400 Hz, độ dài chuỗi bít mẫu là 2 4 -
1, khối trung tần IF (ở phía thu Rx) làm việc ở chế độ dải rộng.
3) Quan sát trên máy hiển thị sóng và ghi nhận các thuộc tính của các tín hiệu sau:
DATA, xung clock và sóng mang, được quan sát bằng cách thiết lập lại chiết áp
"MODULATION ". Điều chỉnh trục thời gian của máy hiển thị sóng để có thể qua
sát chuỗi dữ liệu (có độ dài 15 chu kỳ xung nhịp) trên màn hình của máy.
4) Hoạt động điều chế và hiệu quả. Kết nối đầu đo CH1 với đầu vào DATA IN của
bộ điều chế và đầu đo CH2 đến đầu ra của bộ điều chế (Tx). Quan sát dạng sóng
đầu ra với các vị trí khác nhau của chiết áp điều khiển "MODULATION" và xác
định bằng mắt giới hạn tuyến tính trong xử lý điều chế.
5) Hiệu quả và đặc điểm của khối trung tần IF: Chuyển đầu đo CH2 nối với đầu ra
cuối (OUT) của khối trung tần IF. Kiểm tra dạng sóng khi chuyển công tắc trên
khối này từ chế độ băng rộng (Wide band) sang chế độ băng hẹp (Narrow band),
với những giá trị khác nhau của chỉ số điều chế và tốc độ truyền dẫn.
6) Giải điều chế FM. Kết nối đầu đo của máy hiển thị sóng với đầu ra (DATA OUT)
của bộ giải điều chế và nghiên cứu hiệu quả của nó với các giá trị khác nhau của
các chỉ số điều chế và cho tốc độ xung nhịp.
7) Tiếp nhận tái tạo xung clock. Để tạo thuận lợi cho việc sử dụng các mạch này,
chúng ta đã có sẵn một LED báo hiệu, led này sẽ chuyển sáng khi bộ tái tạo “bắt”
được đúng chuỗi dữ liệu nhận được. Điều chỉnh f ADJ cho đến khi chuyển đổi
sáng và ổn định trên của Led. Kết nối đầu đo CH2 của máy hiển thị sóng với đầu
ra (CK_REG) của bộ tái xung clock. Điều chỉnh j ADJ cho đến khi nhận được tín
hiệu trên máy hiển thị sóng có chu kỳ mức cao (hoặc mức thấp) chiếm 50% chu kỳ
xung nhịp
8) Bộ tái tạo NRZ. Chuyển đầu đo CH1 của máy hiển thị sóng nối tới đầu vào của
khối giải mã NRZ và đầu đo CH2 nối tới điểm REF. Điều chỉnh chiết áp
(REFERENCE) sao cho mức giới hạn REF (tại CH2) nằm giữa mức tối thiểu và
tối đa của tín hiệu đầu vào (trên CH1). Chuyển đầu đo CH1 nối tới đầu vào dữ liệu
DATA (của khối mã hóa) và đầu đo CH2 nối tới đầu ra của bộ giải mã NRZ (NRZ
DEC).
2.2.2.3. Hệ thống truyền dẫn PSK với tín hiệu mã đường dây NRZ
Sơ đồ kết nối:

Hình 2.22.
Nội dung thí nghiệm:
1) Thực hiện các kết nối sau (xem hình 1.22)
 Đầu ra TX DATA trên khối DATA GENERATOR (trên bo mạch bổ sung) nối
với đầu DATA trên khối CODE GENERATOR.
 Đầu ra TX CLOCK trên khối DATA GENERATOR (trên bo mạch bổ sung) nối
với đầu CLOCK trên khối CODE GENERATORS
 Đầu ra của mạch má hóa NRZ trên khối CODE GENERATORS nối với đầu vào
PSK DATA IN trên khối MOD/DEM PSK
 Đầu ra CARRIER 307.2 kHz trên khối tạo sóng mang (CARRIER
GENERATOR) (trên bo mạch bổ sung) nối với đầu PSK CARRIER trên khối
MOD/DEM PSK.
 Đầu ra PSK TX trên khối MOD/DEM PSK nối với đầu vào PSK RX của khối
MOD/DEM PSK.
 Đầu PSK DEM trên khối MOD/DEM PSK nối với đầu vào DATA IN 1 trên khối
REGENERATORS.
 Đầu PSK DEM trên khối MOD/DEM PSK nối với đầu vào CK_REG IN trên
khối CLOCK REGENERATOR.
 Đầu ra CK_REG OUT trên khối CLOCK REGENERATOR nối với đầu CK của
khối REGENERATORS.
Tóm lại, tín hiệu xung nhịp và dữ liệu được phát ra bởi bo mạch bổ sungphải
được nối tới phần xử lý truyền dẫn của khối PSK MOD/DEM. Phía phát Tx được
nối với đầu vào phía thu Rx và đầu ra của bộ phát sóng mang được nối với bộ
dịch pha. Đầu ra của bộ lọc được nối tới đầu vào của bộ giải mã mã NRZ và bộ
tái tạo xung clock.
2) Quy định: tốc độ xung nhịp CK là 2400Hz, độ dài chuỗi bít mẫu là 2 4-1. Quan sát
và ghi lại những tín hiệu sau: dữ liệu, xung nhịp và sóng mang. Điều chỉnh trục
thời gian hiển thị của máy hiển thị sóng để có thể quan sát được hết một chuỗi bít
dữ liệu trên màn hình của máy.
3) Hoạt động điều chế và các hiệu quả: Kết nối đầu đo CH1 nối với đầu vào tín hiệu
số đầu vào phía phát và đầu đo CH2 nối tới đầu ra của bộ điều chế (phía phát Tx).
Điều chỉnh trục thời gian của máy hiển thị sóng hợp lý để có thể quan sát dạng
sóng của cả hai tín hiệu ở hai kênh đo. Tín hiệu đầu ra phía phát có dạng như một
tín hiệu hình sin. Xác định giá trị pha của tín hiệu đầu ra khối điều chế tương ứng
với các giá trị bít thông qua phân tích dạng sóng ghi nhận được của các tín hiệu
trên. Chú ý trong quá trình phân tích, ta có thể sử dụng chức năng “dừng” để quan
sát của máy hiển thị sóng.
4) Tiếp nhận tái tạo sóng mang: Mạch này bao gồm bộ dao động nội tự do có giá trị
gần với một sóng mang 307.2Khz, tự điều khiển khi có tín hiệu ở phía thu là tín
hiệu đầu vào. Chỉ số LOCK thể hiện việc tái tạo thành công.
Kết nối CH2 đến đầu ra của bộ tái tạo sóng mang và kiểm tra dạng sóng của sóng
mang đã được tái tạo.
5) Bộ điều chế kết hợp: Kết nối máy hiển thị sóng với đầu ra của bộ giải điều chế
(DATA OUT) và nghiên cứu các hiệu quả của bộ giải điều chế tại các bị trí (giá
trị) khác nhau của pha (PHASE) của sóng mang giải điều chế.
6) Tiếp nhận tái tạo xung nhip: cũng giống như các bài thí nghiệm trước ta cần điều
chỉnh f ADJ đến khi đèn (LED) chỉ thị “khóa” báo hiệu (sáng). Kết nối đầu đo
CH2 của máy hiển thị sóng với đầu ra PHASE. Điều chỉnh chiết áp PHASE cho
tới khi tín hiệu trên máy hiển thị sóng có chu kỳ mức cao (hoặc mức thấp) chiến
50%.
Bộ giải mã NRZ: thay đổi đầu đo CH1 nối tới đầu vào kết cuối của bộ giải mã NRZ và
đầu đo CH2 nối tới điểm kết cuối REF. điều chỉnh chiết áp REF để mức điện áp giới hạn
có giá trị nằm giữa mức thấp nhất và mức cao nhất của tín hiệu đầu vào. Di chuyển đầu
đo CH1 nối tới điểm đầu vào dữ liệu ở phía phát và đầu đo CH2 nối tới điểm dữ liệu đầu
ra của bộ giải mã. Thực tế, cần điều chỉnh tần số của xung nhịp cấp cho vòng khóa pha
PLL bên trong bộ tái tạo xung nhịp để có thể khôi phục được xung clock (xung nhịp), khi
đó ta mới có thể quan sát được chuỗi tín hiệu giải mã trên máy hiển thị sóng. So sánh cẩn
thận giữa chuỗi tín hiệu truyền đi và chuỗi tín hiệu sau khi giải mã và xác định độ trễ pha
(tương ứng với số chu kỳ trễ) giữa hai chuỗi tín hiệu này.

2.3. Các phương pháp điều chế trong truyền dẫn tương tự
2.3.1. Cơ sở lý thuyết.
Mặc dù truyền dẫn số là phương thức truyền dẫn phổ biến hiện nay, nhưng không phải
luôn khả thi với mọi trường hợp bởi vì nó đòi hỏi kênh truyền có độ rộng băng thông lớn,
đặc tính truyền dẫn thấp. Trong khi đó truyền dẫn tương tự yêu cầu độ rộng băng thông
nhỏ hơn. Mộ kỹ thuật liên quan đến hệ thống truyền dẫn này là điều chế, trong đó thực
hiện biến đổi một hoặc nhiều hơn thông số của sóng mang theo giá trị của tín hiệu tương
tự đầu vào (tín hiệu cần truyền). Hình 1.23 mô tả chức năng và đặc tính tín hiệu của
phương pháp điều chế này
Hình 2.23. Truyền dẫn tín hiệu tương tự bằng tín hiệu tương tự
Một số ưu điểm của điều chế tương tự bao gồm:
 Chuyển dịch tần số: Quá trình điều chế chuyển đổi tín hiệu từ vùng tần số này
sang vùng tần số khác. Điều này cho phép truyền tín hiệu được điều chế qua kênh
truyền với mức suy hao nhỏ nhất. Do đặc tính suy hao của kênh truyền ở các dải
tần số là khác nhau, nếu xác định được dải tần số có suy hao thấp nhất thì ta có thể
chuyển dịch tín hiệu cần truyền lên dải tần số này để có được mức suy hao thấp
nhất có thể, qua đó có thể truyền dẫn với cự lý lớn hơn.
 Xác định kích thước của anten: quá trình điều chế chuyển dịch tín hiệu băng cơ sở
(baseband signal) lên dải tần số cao, để có thể truyền qua kênh truyền thông dải
với kích thước của anten nhỏ hơn. Về cơ bản kích thước của anten tỷ lệ thuận với
bước sóng và tỷ lệ nghịch với tần số, nếu tần số càng lớn thì kích thước anten càng
nhỏ. Điều này cũng được áp dụng trong thực tế.
 Dải thông hẹp: Với xử lý điều chế, tín hiệu ở tần số thấp được chuyển lên tần số
cao hơn, tỷ số giữa tần số lớn nhất so với tần số nhỏ nhất của tín hiệu được điều
chế nhỏ nhất là 1.
Công nghệ điều chế được phân chia thành 2 nhóm chính: Điều biên (Amplitude
Modulation) và Điều Góc (Angle modulation). Điều chế góc có thể được phân chia thành
hai loại là điều tần và điều pha. Phân loại các phương pháp điều chế này được mô tả
trong hình 1.24.

Hình 2.24. Phân chia nhóm phương pháp công nghệ điều chế
a) Điều chế biên độ (AM – Amplitude Modulation)
Đây là dạng thức điều chế đơn giản nhất, trong đó biên độ của sóng mang được điều chế
(thay đổi) bởi tín hiệu tương tự đầu vào được hiểu là tín hiệu điều chế. 
Dạng thức của các tín hiệu: Tín hiệu tương tự đầu vào, sóng mang và tín hiệu được điều
chế được mô tả trong hình 1.25.
 Tín hiệu điều chế (tín hiệu tương tự đầu vào) được biểu diễn toán học là:
em(t) = Emcos (2πfmt) 
 Tín hiệu sóng mang là: ec(t) = Eccos(2πfct + Φc). 
 Khi đó phương trình của tín hiệu điều chế được biểu diễn như sau:
s(t) = (Ec + Emcos2πfmt) cos 2πfct
 Chỉ số điều chế: được ký hiệu là m, được xác định như sau:
m = (Emax - Emin )/ (Emax + Emin ) = Em / Ec,
Với Emax = Ec + Em ,
Emin = Ec - Em,  và  s(t) = Ec (1 + m cos 2πfmt) cos 2πfct,
 Đường bao của tín hiệu được điều chế được định nghĩa là 1+m em(t) với m < 1. 
Đường bao (đường biên) của tín hiệu điều chế với các giá trị chỉ số điều chế khác
nhau được biểu diễn trong hình 1.26. Sai lệch tín hiệu sẽ xảy ra khi m > 1.

Hình 2.25. Dạng tín hiệu điều biên


Hình 2.26. (a) Đường biên của tín hiệu được điều chế với m < 1

Hình 2.26. (b) Đường biên của tín hiệu được điều chế với m = 1
Hình 2.26. (c) Đường biên của tín hiệu được điều chế với m > 1
 Phổ tần số: Phổ tần số của tín hiệu điều biên dạng sin có thể được mô tả qua biểu
diễn toán học như sau:
s(t) = Ec [1 + m cos 2πfmt] cos 2πfct
= Ec cos 2πfct + m Ec cos 2πfmt cos 2πfct
= Ec cos 2πfct + m/2 Ec cos 2π(fc – fm)t + m/2 Ec cos 2π(fc + fm)t
Trong đó ta để ý có ba thành phần tần số gồm: tần số sóng mang có biên độ là Ec,
Dải băng tần thấp (Lower sideband) có biên độ là m/2 Ec và dải băng tần cao có
biên độ là m/2 Ec.
Dạng thức phổ tần của tín hiệu điều biên được mô tả qua hình vẽ 1.27

Hình 2.27. Phổ của tín hiệu được điều biên


Với tín hiệu điều chế là tín hiệu Audio có dải tần là B m. Khi đó độ rộng của tín
hiệu được điều biên là 2 Bm, phổ của tín hiệu này được biểu diễn thông qua hình
2.28.
Công suất

Hình 2.28. Phổ tần của tín hiệu audio và tín hiệu được điều chế
 Công suất: công suất trung bình tính trên tải đầu cuối là điện trở R với sóng mang
được xác định là:Pc = Ec2/2R.
 Với mỗi dải băng tần số của tín hiệu được điều chế, thì mật độ phổ công suất được
xác định là: PSF = (mEc / 2)2/ 2R = Pcm2/4. 
Như vậy công suất tổng yêu cầu với hệ thống truyền dẫn được tính là
Pc (1 + 2(m2/4)) = Pc (1 + m2/2).

Để tối thiểu hóa công suất truyền, ta lựa chọn một trong hai dạng thức điều chế
được chỉ định bao gồm:
• Điều chế với dải băng tần kép với sóng mang bị chặn
(Double Sideband with Suppressed Carrier (DSBSC))
• Điều chế đơn băng (Single Sideband - SSB)

Dạng phổ của tín hiệu điều chế với dải băng kép, chặn sóng mang (DSBSC) được
biểu diễn trong hình 1.29, Với phương pháp điều chế này cho được hiệu quả về
công suất truyền hơn so với phương pháp điều biên thông thường hay còn gọi là
DSB AM (điều biên băng tần kép với đầy đủ sóng mang). Mặt khác với phương
pháp điều chế đơn băng (SSB) không chỉ giữ được năng lượng mà còn giảm được
độ rộng băng thông truyền, dạng thức phổ tần của phương pháp điều chế này được
mô tả trong hình 2.30.

Hình 2.29. Phổ tần của tín hiệu điều chế DSBSC
Hình 2.30. Phổ tần của tín hiệu điều chế đơn băng tần SSB
 Khôi phục tín hiệu băng tần cơ sở
Ở đầu cuối phí thu tín hiệu được giải điều chế để khôi phục lại tín hiệu gốc. với tín
hiệu băng tần cơ sở
m(t) được truyền đi bằng cách nhân với sóng mang cosW ct để được tín hiệu
m(t) CosWct, là tín hiệu được điều chế. Bằng cách nhân tiếp lần thứ hai với tín
hiệu sóng mang ta có được kết quả là:
(m(t) CosWct) CosWct = m(t) Cos2Wct = m(t) (1/2 + 1/2Cos2Wct)
= m(t)/2 + 1/2m(t)Cos2Wct
Với biến đổi trên có thể thấy rằng:
- Ngoài tín hiệu băng cơ bản m(t) còn có hai thành phần khác với tần số là
2fc - fm và 2fc + fm
- với các thành phần tần số 2fc - fm và 2fc + fm có thể dễ dàng loại bỏ thông qua
bộ lọc thông thấp. Quá trình xử lý này được biết là tách đồng bộ -
Synchronous detection).
Phương pháp tách đồng bộ có nhược điểm là sóng mang được dùng trong phép
nhân thứ hai như mô tả ở phần trên phải được đồng bộ chính xác so với sóng mang
ở phép nhân thứ nhất. Với mạch điện đơn giản được mô tả ở hình 1.31, ta có thể
khôi phục lại tín hiệu băng cơ sở thông qua phương pháp tách đường bao.

Hình 2.31. Khôi phục tín hiệu băng cơ sở sử dụng tách đường bao
Một phương pháp khác để giải điều chế là Superhetrodyne. Với phương pháp này
tín hiệu được điều chế nhận ở đầu cuối phía thu có mức suy hao lớn và ảnh hưởng
của nhiễu (chứa thành phần nhiễu bên trong). Tín hiệu này được khuếch đại trước
khi xác định và các thành phần nhiễu được loại bỏ thông qua các bộ lọc tương
ứng. Giản đồ giải điều chế
Superhetrodyne được mô tả trong hình 1.32.
Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến đối với các máy thu AM. Trong cấu trúc xử
lý, tín hiệu điều tần AM ở phía thu được khuếch đại, trước khi đưa vào bộ trộn với
tín hiệu dao động nội để chuyển xuống trung tần (IF). Tín hiệu trung tần được
khuếch đại và chuyển tới khối xác định (detector) và qua bộ lọc thông thấp để khôi
phục lại tín hiệu băng cơ sở. tín hiệu băng cơ sở được khôi phục được phát ra loa
thông qua mạch khuếch đại âm thanh.

Hình 2.32. Cấu trúc và hoạt động của bộ giải điều chế Superhetrodyne
b) Điều chế góc.
Điều chế góc được mô tả trong hình 1.33. Với tín hiệu được điều chế dạng này thì thì giá
trị biên độ là không thay đổi. Điều tần (FM) và điều pha (PM) là hai trường hợp của điều
chế góc. Với điều chế pha, pha của sóng mang tỷ lệ với tín hiệu điều chế (tín hiệu đầu
vào), trong khi đó với điều tần thì đạo hàm của pha (tần số) tỷ lệ với tín hiệu điều chế.
Hình 2.33. Điều chế góc
 Điều tần
Trong điều tần, tín hiệu điều chế là e m(t) được dùng để thay đổi tần số của sóng
mang. Sự thay đổi về tần số tỷ lệ với điện áp của tín hiệu điều chế tương ứng là
kem(t), với k là hằng số được gọi là hằng số sai lệch tần số, có thứ nguyên là
Hz/V. Tần số của tín hiệu được điều chế được biểu diễn theo công thức:
fi (t) = fc+kem(t), với fc là tần số sóng mang.

Với tín hiệu điều chế hình sin có dạng thức:

Suy ra:

 Chỉ số điều chế, được ký hiệu là β, được xác định bằng β = (Δf / fm)
Hoặc s(t) = Ec cos (2πfct + β sin 2πfmt)
 Băng thông: tín hiệu được điều chế sẽ chứa các thành phần tần số fc+ fm, fc+ 2fm ,
và nhiều thành phần tần số khác. Giá trị này có thể tính xấp xỉ dựa trên công thức
Carson, với
β có giá trị bé. Giá trị xấp xỉ băng thông được xác định như sau:
BT = 2(β +1)Bm,
Với β = Δf / B = nf Am / 2πB
Hoặc  BT = 2Δf + 2B.
 Độ lệch đỉnh (Peak deviation) = Δf = (1/2π) nf Am Hz,
Với Am là giá trị lớn nhất của m(t)
Như vậy ta có thể thấy rằng điều chế FM yêu cầu độ rộng băng thông lớn hơn điều
chế AM. Hình 1.34 mô tả băng thông của tín hiệu điều tần, có độ rộng gấp 10 lần
băng tần của tín hiệu băng cơ sở.
.

Hình 2.34. Băng tần của tín hiệu điều tần


 Công suất: với biên độ được giữ nguyên là hằng số, công suất trung bình tổng
bằng với công suất của tín hiệu sóng mang chưa được điều chế Như vậy, công
xuất được xác định là Ac2/2. Như vậy, mặc dù điều biên có lợi về băng tần nhưng
không có hiệu quả về mặt công suất. Thành ra, công suất truyền của tín hiệu FM
nhỏ hơn so với tín hiệu AM cho dù đòi hỏi độ rộng băng tần cao hơn.

 Điều pha (Phase modulation)


Với phương pháp điều pha, tín hiệu được điều chế được biểu diễn dưới dạng:
s(t) = Ac cos[wct + Φ(t)]
với góc (wct + Φ(t)) thay đổi giá trị góc của sóng mang là θ = wct. Khi pha của tín
hiệu tỷ lệ trực tiếp với tín hiệu điều chế
, ví dụ là Φ(t) = np m(t), chúng ta gọi là điều chế pha, với np là chỉ số điều chế
pha. Tần số thiết lập của tín hiệu được điều chế pha được xác định bởi:
s(t) = Ec cos (Wct + k’m(t)), với k’ là hằng số

 Mối quan hệ giữađiều chế FM và PM


Mối quan hệ giữa hai dạng thức của tín hiệu được điều chế góc được mô tả trong
hình 1.35. Với m(t) được tính từ tích phân của tín hiệu được điều chế e m(t), ta có
m(t) =k’’ ∫ e(t)),

Khi đó ta có k = k’k’’, chúng ta xác định được s(t) = Ec cos (Wct + k ∫ e(t)). 


Tần số góc thiết lập của tín hiệu s(t) là: 2πfi(t) = d/dt [2πfct + k ∫ e(t)]
Hoặc fi(t) = fc + (1/2π)ke(t)]
Hình 2.35. Mối quan hệ giữa hai phương pháp điều chế góc
2.3.2. Nội dung thực hành thí nghiệm:
2.3.2.1. Điều biên dải băng kép với đầy đủ sóng mang cho tín hiệu ghép kênh tương
tự.
(AM modulation with analogue multiplier DSB - full carrier)
Các nội dung thí nghiệm:
 Bước 1: Chuẩn bị, thiết lập các kết nối cho nội dung thí nghiệm
Cấu hình kết nối của hệ thống truyền dẫn tương tự trong bài thí nghiệm này được mô
tả trong hình vẽ 1.36.
Với thí nghiệm này cần sử dụng ba module mạch sau:
 Module tạo sóng mang (M - Carrier Generator) đưa tín hiệu tới đầu vào (ký hiệu
B) của Module B - AM modulation with analogue multiplier DSB full carrier.
 Module tạo âm thanh (F - The audio generator) đưa tín hiệu vào mạch điều chế
(module B) thông qua cổng ký hiệu A.
Để thực hiện thí nghiệm này, các chức năng điều khiển chính là nút vặn tần số và công
tắc S1 (module B).
Để xác định các tần số, các dạng sóng và những yếu tố ảnh hưởng, chúng ta sử dụng
máy hiển thị sóng hai kênh (Ch1, Ch2) để đo. Một kênh được dùng đo, quan sát dạng
sóng và tần số của sóng mang, đầu đo còn lại dùng để hiển thị kết quả điều chế - tín
hiệu được điều chế.
Hình 2.36. Kết nối giữa các module của hệ thống truyền dẫn tương tự.

Hình 2.37. Các thiết bị dùng trong thí nghiệm


Ngoài ra, dạng sóng của các tín hiệu có thể được lưu giữ lại thông qua ổ USB cắm vào
máy hiển thị sóng, người dùng cần chú ý đến chức năng lưu trữ thông qua nút điều
khiển trên bảng điều khiển của máy.
Hình 2.38. Dạng sóng của các tín hiệu tại các đầu đo trên máy hiển thị sóng
Chú ý: sinh viên cần phải trả lời các câu hỏi đưa ra trong từng bước thí nghiệm và
câu hỏi tổng hợp ở phần cuối bài thí nghiệm. Trong trường hợp thiết bị thí nghiệm
không hỗ trợ chức năng, yêu cầu đề ra trong nội dung thí nghiệm thì câu hỏi liên quan
có thể được bỏ qua!
 Bước 2. Điều chỉnh các thông số của tín hiệu
Điều chỉnh tần số âm thanh và sóng mang để đạt được một giá trị xác định. Chú ý sử
dụng các đầu đo của máy hiển thị sóng để quan sát,xác định thông số (tần số) của các
tín hiệu này khi điều chỉnh. Sử dụng chức năng đo, xác định tần số tín hiệu của máy
hiển thị sóng để có thể xác định thông số này của các tín hiệu.
Việc điều chỉnh tần số của các tín hiệu này được thực hiện thông qua các biến trở điều
chỉnh trên các khối mạch phát tín hiệu tương ứng.

(a) tín hiệu sóng mang (b) tín hiệu âm thanh


Hình 2.39. Dạng thức của tín hiệu đầu vào khối điều chế
Câu hỏi : Ghi nhận lại dạng thức, và tần số của các tín hiệu sau khi điều chỉnh tới giá
trị lựa chọn.
 Bước 3. Phân tích tín hiệu điều chế
Bắt đầu với khối mạch điều chế (module B), gạt công tắc S1 sang bên trái, và quan sát
hình dạng của tín hiệu thu được, trên cổng đầu ra Vam.
Một trong các yêu cầu quan trọng trong điều chế biên độ là kiểm soát biên độ, có ảnh
hưởng quan trọng đến chất lượng điều chế. Có thể xảy ra một tình huống không mong
muốn hay được biết là sự quá điều chế (over modulation).
Câu hỏi : trường hợp quá điều chế xảy ra khi nào? Có ảnh hưởng gì đến dạng tín hiệu
điều chế? Ghi nhận lại dạng sóng của tín hiệu AM khi xảy ra trường hợp này.
Để kiểm soát tốt biên độ tín hiệu, có một số nút vặn cho điều chỉnh này, ngoài ra ở
cổng đầu ra của khối điều chế còn có bộ chia điện áp, như mô tả trong hình 1.40.

Hình 2.40. Nguyên lý mạch đầu ra khối điều chế AM


Quan sát các tín hiệu ở phía thu bao gồm tín hiệu AM đầu vào và tín hiệu giải điều chế
(tín hiệu âm thanh được khôi phục) trên máy hiện sóng . Với đầu đo CH1 đo tín hiệu
AM, còn đầu đo CH2 đo tín hiệu âm thanh. Xác định tần số của tín hiệu AM, ví dụ
trong hình 1.41 tần số cao của tín hiệu AM (tín hiệu được điều chế) là 158,641 KHz.

Hình 2.41. Dạng sóng của các tín hiệu ở phía thu.
Nếu máy hiển thị sóng có chức năng phân tích phổ thông qua thuật toán FFT, thì sử
dụng chức năng này để quan sát, ghi nhận lại dạng phổ của tín hiệu được điều chế (tín
hiệu AM), và tín hiệu âm thanh.
Câu hỏi : Ghi nhận lại dạng phổ của tín hiệu? phân tích đặc điểm của phổ tần tín hiệu
AM dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu?

 Bước 4. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng trong điều chế AM
Điều chỉnh thông qua các chiết áp (biến trở) trên các module mạch phát tín hiệu âm
thanh và tín hiệu sóng mang để có được dạng sóng như hình vẽ 1.42.
Câu hỏi: Với trường hợp này thì chỉ số điều chế m có giá trị bao nhiêu?
Câu hỏi: Tiếp tục điều chỉnh để có được dạng tín hiệu điều chế AM với m > 1, ghi
nhận lại dạng sóng, tần số của các tín hiệu với trường hợp này.

Hình 2.42. Dạng sóng các các tín hiệu khi điều chỉnh giá trị tần số của sóng mang và
tín hiệu âm thanh
Bây giờ ta chuyển sang phương pháp điều chế AM thứ 2, thông qua gạt công tắc S1
(trên module B) sang bên phải (DSB), và quan sát hình dạng của tín hiệu thu được tại
cổng ra Vam trên màn hình máy hiển thị sóng.
Hình 2.43. Dạng tín hiệu khi hoạt động ở chế độ DSB
Nếu máy hiển thị sóng có chức năng phân tích phổ thông qua thuật toán FFT, thì sử
dụng chức năng này để quan sát, ghi nhận lại dạng phổ của tín hiệu được điều chế (tín
hiệu AM), và tín hiệu âm thanh.
Phần tiếp theo trong bước này có tính chất mở rộng chức năng của hệ thống, thay vì
truyền tín hiệu âm thanh là sóng hình sin được phát đi bởi mạch tạo dao động của hệ
thống thí nghiệm, ta sử dụng các hệ thống phát âm thanh khác (giả sử như máy tính
qua sound card) để tạo tín hiệu âm thanh ra đầu vào (cần truyền), nối với hệ thống thí
nghiệm. Khi đó thực hiện lại các bước thí nghiệm trên. Chú ý sử dụng dây kết nối có
đầu cắm tương thích với đầu cắm bo mạch đồng thời tương thích với đầu cắm của hệ
thống hay mạch phát âm thanh.
Đối với phần mở rộng thí nghiệm này, hãy thận trọng với cường độ của tín
hiệu âm thanh đầu vào của khối điều chế, phải đảm bảo tín hiệu này có mức
biên độ giới hạn là 3V đỉnh-đỉnh. Cần đo bằng máy hiển thị sóng trước khi
kết nối để đảm bảo tín hiệu đầu vào thỏa mãn yêu cầu này, tránh gây ra hỏng
hóc cho bo mạch thí nghiệm.

Câu hỏi:Kiểm tra chức năng, chất lượng của hệ thống truyền dẫn trong trường hợp
này thông qua kết nối tín hiệu giải điều chế đầu ra với loa (loudspeaker). Điều chỉnh
các thông số của hệ thống truyền dẫn để có chất lượng tín hiệu tốt nhất?
 Bước 5. Phân tích những ảnh hưởng của nhiễu đối với điều chế AM
Để mô phỏng sự ảnh hưởng của nhiễu lên tín hiệu trong hệ thống truyền dẫn, ta sử
dụng module tạo nhiễu (module Q). Sơ đồ kết nối giữa các module được thể hiện ở
hình 1.44.
Trong phần thí nghiệm, công tắc S1 có thể thiết lập ở cả hai trạng thái (trái hoặc phải),
với từng trạng thái ta phải thực hiện các phép đo tương ứng.
Hình 2.44. Kết nối giữa các thành phần của hệ thống truyền dẫn với khối mô phỏng
lỗi

Sử dụng các đầu đo của máy hiển thị sóng để đo tín hiệu tại các điểm đo như mô tả
trong hình 1.45.

Hình 2.45. Ảnh hưởng của nhiễu lên tín hiệu AM


Khi thiết lập điều chế ở chế độ DSB, dạng thức của các tín hiệu được mô tả qua hình
2.46
Hình 2.46. Sự ảnh hưởng của kênh truyền (mô phỏng) lên tín hiệu ở chế độ DSB

Ghi nhận lại những sự ảnh hưởng lên tín hiệu AM trong các trường hợp trên, khi điều
chỉnh chiết áp R12 trên module Q.

Câu hỏi tổng hợp


1. Hãy ghi lại các giá trị Vc, Vm (biên độ), fc, Fm (tần số). Sau đó tổng hợp trên bảng
thông tin có cấu trúc như sau: các giá trị biên độ và fc được ghi chung trong phần
ghi chú.
Fm Dạng sóng của tín hiệu AM Phổ của tín hiệu AM m [%] Ghi chú
A kHz
B kHz
........
2. Hãy nêu phương pháp để đo chỉ số điều chế m của tín hiệu AM? Phương pháp đo
này dựa vào cơ sở nào?

2.3.2.2. Giải điều chế AM dải băng kép – sóng mang đầy đủ với tín hiệu ghép kênh
tương tự
(AM demodulation with analogue multiplier DSB - full carrier)
Trong phần thí nghiệm ta sẽ tìm hiểu về giải điều chế điều biên. Quá trình giải điều chế
được thực hiện ở đầu cuối phía thu. Tín hiệu đầu vào là tín hiệu điều biên ở phía phát, sau
quá trình giải điều chế, ta sẽ thu được tín hiệu tương tự được khôi phục, có dạng thức
giống với tín hiệu âm thanh ở phía phát.
 Bước 1. Thiết lập kết nối giữa các thành phần của hệ thống
Ta vẫn giữ nguyên các kết nối đã thực hiện ở phía phát như trong bài thí nghiệm trước.
Thực hiện tiếp các kết nối như trong hình vẽ 2.47.

Hình 2.47. Kết nối giữa xử lý phía thu và xử lý giải điều chế phía phát
Sơ đồ kết nối trên tương ứng với việc kết nối giữa phía thu và phía phát, được mô tả
theo giản đồ kết nối ở hình 1.48.

Hình 2.48. Giản đồ kết nối giữa hai phía của hệ thống truyền dẫn
 Bước 2. Quan sát, phân tích các tín hiệu
Sử dụng máy hiển thị sóng để quan sát dạng tín hiệu âm thanh ở phía thu (đầu vào của
khối điều chế) và tín hiệu âm thanh ở phía phát (tín hiệu sau giải điều chế). Có thể
tham khảo dạng sóng của các tín hiệu như ở hình vẽ 1.49. Điều chỉnh máy hiển thị
sóng để quan sát tốt nhất các tín hiệu này.
Câu hỏi: So sánh và đưa ra kết luận về các tín hiệu này, đồng thời về chức năng điều
chế và giải điều chế của hệ thống truyền dẫn.
Hình 2.49. Dạng sóng của tín hiệu âm thanh ở phía phát và phía thu
Bây giờ ta phân tích chi tiết vào tín hiệu thu được. Nếu nối đầu ra của khối giải điều
chế với loa, ta có thể kiểm tra được chất lượng của tín hiệu âm thanh được khôi phục ở
phía thu, qua đó nhận thấy trong đó chứa một số tín hiệu khó nghe.
Thông qua máy hiển thị sóng, điều chỉnh (phóng to) quan sát dạng sóng của tín hiệu
thu ta nhận thấy có thành phần của nhiễu trên tín hiệu này như hình vẽ 1.50.

Hình 2.50. Dạng thức của tín hiệu âm thanh sau giải điều chế
Nếu máy hiển thị sóng có chức năng phân tích phổ, ta sử dụng chức năng này để quan
sát phổ của tín hiệu sau giải điều chế. Ghi nhận lại phổ của tín hiệu này trên máy hiển
thị sóng như trong hình vẽ 1.51.

Hình 2.51. Dạng sóng và phổ tần của tín hiệu sau giải điều chế
Ví dụ với dạng thức phổ như mô tả trong hình 1.51, ta thấy ngoài thành phần tần số
chỉnh khoảng 10kHz, tương ứng với tần số của âm thanh khôi phục ở phía thu, ta còn
thấy một số hài tần số bậc cao (Harmonics). Năng lượng tập trung chủ yếu ở thành
phần tần số chính này, còn với các hài bậc cao năng lượng tập trung ít hơn, nhưng có
thể nhận biết được thông qua loa.
Câu hỏi: giải thích tại sao xuất hiện các hài tần số bậc cao trong phổ tín hiệu sau giải
điều chế ở phía thu.
Câu hỏi: Nêu giải pháp và thực hiện để loại bỏ các hài tần số bậc cao này? Quan sát
và ghi nhận lại dạng tín hiệu âm thanh được khôi phục khi thực hiện giải pháp này?
(chú ý: có thể các khối chức năng khác trên bo mạch thí nghiệm)

2.3.2.3.Điều chế FM với Varicap


(FM modulator with varicap with C class amplifier and FM demodulator)
Trong phần thí nghiệm này, ta sẽ tìm hiểu về xử lý điều chế và giải điều chế FM sử
dụng Varicap (thiết bị dioder cho phép điều chỉnh điện dung).
Về cơ bản các bước tiến hành thí nghiệm tương tự như bài thí nghiệm 1 và 2 ở phần
trước. Trong phần thí nghiệm này sử dụng module mạch N (Varicap based FM
modulator), và module mạch khuếch đại O (C class amplifier/ FM demodulator).
 Bước 1: Thiết lập các kết nối các thông số của hệ thống.
Sơ đồ kết nối giữa các module mạch được mô tả như trong hình vẽ 1.52.
Hình 1.52. Giản đồ kết nối của hệ thông truyền dẫn FM
Có thể tham khảo các khối nối trên bo mạch thí nghiệm như trong hình vẽ 1.53

Hình 2.53. Thí nghiệm về truyền dẫn FM.


Thiết lập các đầu đo của máy hiển thị sóng tại các điểm tín hiệu như trong hình vẽ
2.52. Tham khảo dạng sóng quan sát được như trong hình 2.54. Chú ý sử dụng chức
năng xác định tần số tín hiệu của máy hiển thị sóng để kiểm tra giá trị này của tín hiệu
âm thanh (tone) ở phía phát và tín hiệu âm thanh khôi phục (giải điều chế) ở phía thu.
Hình 2.54. Dạng sóng của tín hiệu âm thanh đầu vào khối điều chế và đầu ra khối
giải điều chế
Điều chỉnh tần số của tín hiệu âm thanh (tone) đầu vào khối điều chế phía phát để đạt
được giá trị 5KHz. Chú ý dùng tuốc-nơ-vít để dễ dàng điều chỉnh nút vặn chiết áp,
đồng thời trong quá trình điều chỉnh không để tay hoạc dây nối trạm vào các phần tử
thụ động trên mạch, vì khi đó có thể gây ra các nhiễu điện-từ trường ảnh hưởng chất
lượng của tín hiệu dao động.
Câu hỏi: Ghi nhận lại dạng sóng của tín hiệu này trên máy hiển thị sóng.
 Bước 2: Điều chỉnh thông số, phân tích chức năng của hệ thốn
Điều chỉnh Vout của bộ tạo dao động tone để có được tín hiệu đầu ra của khối khuếch
đại bậc 4 (module O) có mức điện áp lớn nhất (khoảng 700 mV), và chất lượng tốt
nhất (không có các hài nhiễu bên trong tín hiệu).
Chú ý để có thể thực hiện được bước này thì cần nối đầu đo của máy hiển thị sóng tới
các điểm đo tương ứng, theo yêu cầu, để có thể quan sát dạng tín hiệu này trên máy
hiển thị sóng.
Tiếp theo, ta điều chỉnh băng thông của tín hiệu FM. Như ta đã biết, điện áp lớn có
nghĩa là băng thông của tín hiệu FM lớn. Trên module N có một nút vặn R10 để thay
đổi mức độ của tín hiệu trên varicap diodes. Tín hiệu đầu vào này càng lớn thì tín hiệu
đầu ra càng lớn.
Thông thường, ta không cần sử dụng biến trở R11 trên module O. Nó cũng được sử
dụng để thiết lập điểm làm việc của bộ khuếch đại C. 
Đối với xử lý điều chế FM, có nhiều phương pháp thực hiện chức năng này. Với bài
thí nghiệm trên module N, điều chế FM được thực hiện thông qua varicap dioder, là
một dioder có điện dung thay đổi được, tùy thuộc vào mức điện áp của tín hiệu đặt vào
đầu cực của dioder.
Cấu trúc mạch nguyên lý thực hiện điều chế FM của module N được mô tả qua hình
2.55.
Hình 2.55. Mạch nguyên lý điều chế FM sử dụng varicap dioder
Sử dụng máy hiển thị sóng, chức năng phân tích phổ để quan sát, đánh giá phổ tần của
tín hiệu FM. Xác định dạng tín hiệu điều chế FM ở hai điểm: đầu ra khối điều chế và
đầu ra khối khuếch đại.
Câu hỏi: Đánh giá phổ tần của tín hiệu điều chế FM so với phổ tần của tín hiệu AM
trong bài thí nghiệm trước. Kiểm tra đánh giá này với cơ sở lý thuyết về băng thông
của các phương pháp điều chế.
Câu hỏi: Phân tích chức năng của các khối xử lý phía thu trong mô hình truyền dẫn
đề cập trong bài thí nghiệm? Mô tả, so sánh và đánh giá đặc tính của tín hiệu khi đi
qua các khối xử lý này.

2.3.2.4. Điều chế và giải điều chế pha


(phase modulator and phase demodulator)
Để tìm hiểu khái niệm bộ điều chế/giải điều chế pha (trường hợp cụ thể sử dụng
phương pháp điều biến độ rộng xung - pulse width modulation), Hệ thí nghiệm sử
dụng hai module mạch chức năng bao gồm: modules R và S, được kết nối với nhau
như mô tả trong hình vẽ 2.56.

Hình 2.56. Các khối chức năng của hệ thí nghiệm điều chế, giải điều chế pha.
 Bước 1: Thiết lập các kết nối và thông số của hệ thống.
Cũng giống như các bài thí nghiệm trước đã thực hiện với phương pháp điều chế AM và
FM, ngoài các khối chức năng chính, hệ thống thí nghiệm cần sử dụng các mạch chức
năng khác như mạch phát tín hiệu âm thanh (tone), mạch phát sóng mang, các mạch lọc
hay khuếch đại.
Đầu tiên ta kết nối đầu ra của mạch phát tín hiệu tone với đầu vào Vm của khối điều chế
pha. Điều chỉnh khối phát tone để tín hiệu tone có tần số 5KHz.
Tương tự, kết nối đầu ra của mạch phát sóng mang với đầu vào Vc của khối điều chế và
điều chỉnh để có được tần số sóng mang khoảng 100KHz.
Sử dụng máy hiển thị sóng để quan sát dạng sóng và thông số của các tín hiệu này trước
khi thực hiện các bước thí nghiệm tiếp theo.
 Bước 2: Đo các thông số, dạng tín hiệu điều chế pha
Thiết lập các đầu đo của máy hiển thị sóng để quan sát và so sánh dạng của các tín hiệu
âm thanh ở phía phát và tín hiệu sau giải điều chế ở phía thu.
Câu hỏi: Ghi nhận lại dạng sóng của các tín hiệu này trên máy hiển thị sóng.

Sử dụng các đầu đo của máy hiển thị sóng tại các điểm T1 và Vpm của khối điều chế
pha?
Quan sát và phân tích sự thay đổi dạng sóng của các tín hiệu này với tín hiệu đầu vào
Vm, khi điều chỉnh chiết áp Vm
Câu hỏi: Ghi nhận lại dạng sóng của các tín hiệu này. Đánh giá sự thay đổi dạng sóng
của tín hiệu điều chế pha khi thay đổi giá trị Vm.
Câu hỏi: Xác định dạng tín hiệu tại điểm đo PWM trong khối giải điều chế ở phía thu?
Dạng tín hiệu này có liên quan gì đến thông số của tín hiệu âm thanh phía phát (chú ý:
điều chỉnh tín hiệu âm thanh xung quanh giá trị ban đầu và quan sát sự thay đổi dạng
sóng của tín hiệu tại điểm PWM để đưa ra kết luận).
Câu hỏi: Dựa vào các phép đo, hãy tính toán chỉ số điều chế của tín hiệu đã được điều
chế.
Câu hỏi:Nếu máy hiển thị sóng có chức năng phân tích phổ, ta sử dụng chức năng này để
quan sát phổ của tín hiệu sau giải điều chế.
Câu hỏi: Ghi nhận lại phổ của tín hiệu này trên máy hiển thị sóng? So sánh phổ tần của
tín hiệu điều chế PM và tín hiệu FM (dựa trên các kết quả đo và cơ sở lý thuyết)

2.4. Các phương pháp mã hóa nguồn dữ liệu số


2.4.1. Cơ sở lý thuyết
Dữ liệu tương tự như thoại (tiếng nói), truyền hình và âm nhạch có thể được biến đổi
thành tín hiệu số và truyền qua môi trường truyền dẫn.
Để thực hiện được khả năng trên thì hệ thống truyền dẫn sử dụng thiết bị modem ở phía
đầu cuối hoặc ở phía tổng đài đầu cuối, phần giao tiếp với người dùng (thuê bao). Thiết
bị này được dùng để biến đổi dữ liệu (thông tin) tương tự thành tín hiệu số để có thể
truyền đi trong hệ thống truyền dẫn số. Thiết bị này còn gọi là bộ mã hóa – coder. Tương
ứng với thiết bị ở phía phát là bộ mã hóa (coder) thì ở phía thu có bộ giải mã (decoder).
Quá trình xử lý thông qua thiết bị này có thể được gọi là mã hóa nguồn dữ liệu, trong đó
phương pháp điều chế xung mã – PCM là một phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

Quá trình xử lý điều chế xung mã được thực hiện qua các bước mô tả trong hình vẽ 2.57,
bao gồm:
 Lấy mẫu - Sample ( tương ứng với mã hóa biên độ xung PAM)
 Lượng tử hóa - Quantization
 Mã hóa đường dây - Line coding

Hình 2.57. Quá trình mã hóa PCM


Lấy mẫu: là bước xử lý cơ bản theo lý thuyết về lấy mẫu tín hiệu Shannon. Số lượng mẫu
của tín hiệu được lấy (xác định) trong một chu kỳ tương ứng với tốc độ lấy mẫu, có giá
trị lớn hơn hai lần tần số lớn nhất của tín hiệu đầu vào . Bước xử lý này được hiểu như là
quá trình điều chế biên độ xung – PAM.
Dạng thức của các tín hiệu trong quá trình xử lý này được mô tả trong hình 1.58, với tín
hiệu đầu vào là tín hiệu thoại có dải tần số từ 300 Hz đến 4000 Hz, tần số lấy mẫu là 8
KHz.

Hình 2.58. Dạng thức tín hiệu trong quá trình mã hóa PCM
Lượng tử hóa: Tín hiệu đầu ra của bước lấy mẫu được gọi là tín hiệu PAM được lượng
tử hóa và xấp xỉ thành một giá trị nguyên n bít bằng bộ biến đổi tương tự sang số (ADC).
Dữ liệu số đầu ra của khối lượng tử hóa sẽ được cho qua khối mã hóa đường dây để
chuyển đổi thành dạng tín hiệu số, để truyền đi.
Ở phía thu, để khôi phục lại thông tin, thì tín hiệu được cho qua các khối xử lý mô tả
trong hình vẽ 2.59.
Hình 2.59. Xử lý giải mã PCM ở phía thu
2.4.2. Nội dung thực hành
Các điểm đo, quan sát tín hiệu trên bo mạch thí nghiệm:
A1  -  Kênh 1 đầu vào tương tự
A2  -  Kênh 1 đầu vào số
A3  -  Kênh 1 đầu ra tương tự
A4  -  Kênh 1 đầu ra số
A5  -  Tín hiệu đồng bộ
A6  -  Kênh 2 đầu vào tương tự
A7  -  Kênh 2 đầu ra số
A8  -  Tín hiệu Clock
A9  -  Kênh 2 đầu ra tương tự
A10  -  Kênh 2 đầu vào số
Trên bo mạch thí nghiệm, các khối mạch điện kết nối giữa hai thành phần gồm:
 Nối giữa tín hiệu số tại đầu ra của kênh 1 và tín hiệu đầu vào kênh 2.
 Nối giữa tín hiệu số tại đầu ra kênh 2 và tín hiệu đầu vào của kênh 1.
Các kết nối này sẽ cho phép tín hiệu tương tự đầu vào kênh 1 được tái tạo tại đầu ra
tương tự của kênh 2 và ngược lại.
Trong phần thí nghiệm có sử dụng mạch lọc tương tự, đặt tại đầu ra của bộ điều chế. Các
thành phần mạch điện tử làm việc ở dải rộng tương ứng với chế độ làm việc thực tế của
các thiết bị viễn thông.
Trên mạch có điểm nối tắt (jump) để lựa chọn giữa luật nén A hay luận nén µ; khi jump
được nối tắt thì luật nén A được lựa chọn.
Với 4 chiết áp trên mạch cho phép điều chỉnh các mức tín hiệu (tương tự) ở hai phía.
Trong đó, chiết áp R1 điều chỉnh biên độ của tín hiệu đầu vào của kênh thứ nhất (kênh 1),
chiết áp R2 điều chỉnh biên độ của tín hiệu đầu ra của kênh 1; Chiết áp R4 điều chỉnh
biên độ của tín hiệu đầu vào kênh 2 và cuối cùng là chiết áp R3 điều chỉnh biên độ của tín
hiệu đầu ra kênh 2.
Với bài thí nghiệm, không cần bất cứ một kết nối mạch nào.
Để quan sát các tín hiệu số, ta sử dụng máy hiển thị sóng số, với đầu đo đặt tại điểm A5.
Các tín hiệu tại điểm đo A2 và A7 được đồng bộ với tín hiệu này (tại điểm A5).
Giữa các tín hiệu ở điểm đo A3 và A6 có độ trễ là 62.5 microseconds.
Giản đồ kết nối giữa (thông qua mạch điện) giữa các khối trên bo mạch thí nghiệm được
mô tả trong hình vẽ 2.60.
Hình 2.60. Các khối mạch trong thí nghiệm về truyền dẫn PCM
Các tín hiệu số được định thời (ghép kênh) theo một hướng khác với tín hiệu trên hướng
ngược lại. Điều này cho phép chia sẽ kênh truyền chung (kênh truyền đơn) cho một kết
nối song công (hai hướng đồng thời).

You might also like