You are on page 1of 12

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRUYỀN THÔNG SỐ

Câu 1: Trình bày chức năng các khối trong một hệ thống truyền thông số cơ
bản ?
Sơ đồ khối hệ thống truyền thông số cơ bản:

 Thông tin nguồn và chuyển đổi đầu vào: Tiếp nhận thông tin đầu vào.
 Mã hóa nguồn: Chuyển đổi thông tin đầu vào sang dạng chuỗi bit nhị phân,
chuỗi mới này được gọi là chuỗi thông tin, sẽ được chuyển tiếp đến bộ mã hóa
kênh.
 Mã hóa kênh: Tìm kiếm những mã có thể truyền thông nhanh chóng, chứa
đựng nhiều mã ký (code word) nhằm khắc phục ảnh hưởng của nhiễu và nhiễu
gặp phải trong quá trình truyền tín hiệu qua kênh.
 Điều chế số: Ánh xạ chuỗi thông tin nhị phân thành dạng sóng tín hiệu.
 Kênh: Kênh truyền là phương tiện vật lý dùng để gửi tín hiệu từ bộ truyền tới
bộ tiếp nhận. Trong truyền thông không dây thì kênh truyền có thể là bầu khí
quyển.
 Giải điều chế số: Xử lý dạng sóng đã truyền qua kênh và giảm về thành 1
chuỗi số thể hiện ước tính các ký hiệu dữ liệu đã truyền.
 Giải mã kênh: Tái tạo lại chuỗi thông tin gốc.
 Giải mã nguồn: Tái tạo lại tín hiệu ban đầu từ nguồn gửi.
 Chuyển đổi đầu ra: Phát thông tin đầu ra.
Câu 2: Kỹ thuật điều chế xung mã PCM bao gồm các khối chức năng nào ?
Tóm tắt nhiệm vụ từng khối chức năng ?

- Kỹ thuật điều chế xung mã PCM bao gồm 3 khối chức năng : lấy mẫu, lượng
tử và mã hóa

 Lấy mẫu :
- Là quá trình rời rạc chia nhỏ tín hiệu theo thời gian.
- Một tín hiệu liên tục theo thời gian có giải tần xác định có thể được biểu diễn
bằng các điểm rời rạc có chu kỳ thỏa mãn điều kiện : tần số lấy mẫu lớn hơn hoặc
bằng 2 lần tần số giới hạn của tín hiệu liên tục (fs ≥ 2fmax).
- Sau khi lấy mẫu, nhận được dãy xung điều biến.

 Lượng tử hóa :
- Lượng tử hóa sẽ xác định một giá trị chính xác (mức hữu hạn) cho các xung
nằm trong 1 khoảng nhất định nhằm giảm bớt sự tích lũy nhiễu trong hệ thống
truyền tin khoảng cách xa.
- Từ đó sẽ thu được một số hữu hạn các giá trị rời rạc cho bước mã hóa A/D
tiếp theo, các giá trị này gọi là mức lượng tử hóa.

 Mã hóa :
- Sự kết hợp giữa hoạt động lấy mẫu và lượng tử hóa tạo ra tín hiệu PAM lượng
tử hóa – dãy xung rời rạc và cách nhau Ts và có biên độ cũng rời rạc hóa với mức
biên độ.
- Trước khi truyền đi, mỗi mẫu PAM lượng tử hóa được mã hóa thành một từ
mã số (digital word) gọi là từ mã PCM.
- Có thể sử dụng mã Grey hoặc mã nhị phân để biểu diễn từ mã PCM.
Câu 3: Mã đường truyền (line coding): chức năng, tóm tắt nguyên lý các loại
mã ?
- Gồm 3 loại:
+ Lưỡng cực (Bipolar): NRZ, RZ (AMI), CMI, HDB3.
+ Cực (Polar): NRZ, RZ, Manchester.
+ Đơn cực (Unipolar): NRZ, RZ.
Câu 4: Cho biết các nguyên nhân gây nhiễu ISI & AWGN, và các cách khắc
phục cơ bản ?

- Nhiễu ISI là hiện tượng dạng xung của mỗi ký hiệu bị trải ra và chèn lấn vào
khe thời gian của các ký hiệu kề cận -> Do băng thông khi truyền ra ngoài bị giới
hạn lại.
- Nhiễu trắng là một tín hiệu ngẫu nhiên có mật độ phân bố công suất phẳng
nghĩa là tín hiệu nhiễu có công suất bằng nhau trong toàn khoảng băng thông.
- Để giảm hiệu ứng nhiễu AWGN & ISI: Ta cần có bộ lọc tạo dạng xung ở phát
và bộ cân bằng xung ở thu.

Câu 5: Bộ lọc phối hợp (matched filter): định nghĩa và mục đích ?

 Định nghĩa:

- Bộ lọc phối hợp (Matched Filter) là 1 công cụ cơ bản trong kỹ thuật điện, nó
dùng để dò tìm phần tín hiệu đã biết từ tín hiệu đã bị nhiễm nhiễu. Bộ lọc phối hợp
là 1 bộ lọc tuyến tính tối ưu để tối đa hóa tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (SNR) đầu ra.

 Mục đích:
- Thường được sử dụng trong việc phát hiện tín hiệu. Ứng dụng trong radar và
sonar.
- Ngoài ra bộ lọc phối hợp cũng có thể dùng trong giao tiếp. Giả định trường
hợp hệ thống truyền thông gửi thông điệp nhị phát từ máy phát đến máy thu qua
kênh nhiễu, bộ lọc phối hợp có thể được sử dụng để phát hiện các xung được truyền
trong tín hiệu nhiễu đó.
- Bộ lọc phối hợp cũng đóng vai trò trung tâm trong thiên văn học sóng hấp
dẫn.

Câu 6: Ý nghĩa biểu diễn hình học của tín hiệu ? 

- Tín hiệu được biểu diễn bởi hàm của một hoặc nhiều biến số độc lập.
- Tổng hợp và phân tách tín hiệu qua các hàm cơ sở:

+ Tổng hợp tín hiệu:


N
si ( t ) =∑ s ij Ψ j ( t ) i=1, … , M 0≤ t ≤ T
j =1

- Với điều kiện trực giao và chuẩn hóa (trực chuẩn):

∫ Ψ i ( t ) Ψ j (t ) dt={10 i=
i≠ j
j

+ Phân tách tín hiệu:


T
sij =∫ si ( t ) Ψ j ( t ) dt
0

i=1 , … , M j=1, … , N N ≤ M

- Cụ thể sơ đồ điều chế bên phát và giải điều chế bên thu từ các hàm số học:
N
si ( t ) =∑ s ij Ψ j ( t ) si=(si 1 , si 2 , … , s¿ )
j =1
M
- Quy trình trực giao hóa Gram – Schmidt: { si (t )}i=1
+ Từ tập tín hiệu
- Tìm các hàm cơ sở trực chuẩn : {Ψ j (t )} j=1
N

B1: Xác định hàm cơ sở thứ nhất ( từ tín hiệu thứ nhất)
B2: Xác định hàm cơ sở thứ hai
B3: Tiếp tục quy trình, tổng quát ta xác định tập hàm cơ sở : ,

Khi là tập M tín hiệu độc lập tuyến tính => M= N


Khi là tập M tín hiệu không độc lập tuyến tính => N<M

⇨ ( Bộ phát ) Giúp tìm hàm cơ sở từ tín hiệu


⇨ ( Bộ thu) Từ hàm cơ sở trực chuẩn, xác định được vecto tín hiệu được truyền.

VD: Minh họa biểu diễn hình học của tín hiệu khi N=2 và M=3
Câu 7: Bộ thu tương quan: định nghĩa và mục đích ?
Câu 8: So sánh kỹ thuật điều chế số: PSK & QAM ; ASK & PSK ; FSK & PSK
Câu 9: Nêu ý nghĩa các thông số trong mã chập (n, k, K). Ý nghĩa sử dụng sơ
đồ lưới trong biểu diễn mã chập ?

 Ý nghĩa các thông số trong mã chập:

 n: Số bit ra của bộ mã hóa


 k: Số bit vào của bộ mã hóa
 K: phần tử nhớ trong thanh ghi dịch, hay được gọi là độ dài ràng buộc

 Ý nghĩa sử dụng sơ đồ lưới trong biểu diễn mã chập:

- Do đặc tính của bộ mã chập, cấu trúc vòng lặp được thực hiện như sau: chuỗi
n bit đầu ra phụ thuộc vào chuỗi k bit đầu vào hiện hành và (N-1) chuỗi đầu vào
trước đó hay (N-1) × k bit đầu vào trước đó. Bây giờ ta quan sát tất cả các nhánh bắt
nguồn từ 2 nhánh có nhãn giống nhau (trạng thái giống nhau) thì tạo ra chuỗi đầu ra
giống nhau, nghĩa là hai nút có nhãn giống nhau thì có thể coi như nhau. Với
tính chất đó ta có thể biểu diễn mã chập bằng sơ đồ có dạng hình lưới gọn hơn,
trong đó các đường liền nét được ký hiệu cho bit đầu vào là bit “0” và đường đứt
nét được ký hiệu cho các bit đầu vào là bit “1”. Ta thấy rằng từ sau tầng thứ hai
hoạt động của lưới ổn định, tại mỗi nút có hai đường vào nút và hai đường ra khỏi
nút. Trong hai đường đi ra thì một ứng với bit đầu vào là bit “0” và đường còn lại
ứng với bit đầu vào là bit “1”.
Câu 10: So sánh quyết định cứng và mềm trong thuật toán giải mã Viterbi ?
Quyết định cứng Quyết định mềm
- Bộ điều chế sẽ cho ra các quyết định - Bộ giải mã điều chế sẽ được lấy mẫu
cứng (1 hoặc 0) dựa vào khoảng cách tín hiệu ra dựa vào khoảng cách
Hamming. Euclidean.
- Sử dụng loại lượng tử hóa 1 bit trên - Sử dụng loại lượng tử hóa nhiều bit
các giá trị kênh nhận được. trên các giá trị kênh nhận được.
- Cung cấp khả năng sửa lỗi thấp hơn - Cung cấp khả năng sửa lỗi tốt hơn và
và độ tin cậy thấp hơn. độ tin cậy cao hơn.

Câu 11: Tóm tắt mã Turbo: Cấu tạo ; Bộ mã hóa ; Bộ giải mã ; Ưu khuyết
điểm ?

 Cấu tạo: Mã Turbo có hai sự kết nối.

 Kết nối nối tiếp:


 Kết nối song song:

 Bộ mã hoá:

- Bộ mã hóa PCCC tổng quát: Mã PCCC là sự kết nối song song của hai hay
nhiều mã RSC. Thông thường người ta sử dụng tối thiểu 2 bộ mã hoá chập.
 Bộ mã hóa PCCC tổng quát:

- Bản chất của kỹ thuật puncture là làm giảm n theo một quy luật nào đó để tốc
độ mã hoá r tăng lên.

 Bộ mã hoá Turbo có hai mã RSC, tốc độ 1/3:


 Bộ giải mã

- Ngoài sự kết nối các bộ mã tích chập cùng việc sử dụng một thành phần đặc
biệt là các bộ chèn, còn một thành phần quan trọng khác trong chất lượng Turbo là
qui trình giải mã mềm được thực hiện lặp đi lặp lại và độ phức tạp chỉ tăng tuyến
tính theo kích thước khung. Mã PCCC có cấu trúc mã hoá kết nối song song tuy
nhiên quá trình giải mã PCCC lại dựa trên sơ đồ giải mã kết nối nối tiếp. Mã Turbo
sử dụng bộ giải mã kết nối nối tiếp vì sơ đồ kết nối nối tiếp có khả năng chia xẻ
thông tin giữa các bộ giải mã kết nối, trong khi đó các bộ giải mã có sơ đồ kết nối
song song chủ yếu giải mã độc lập nhau. Các thông tin này nhờ đặc tính mềm, được
trao đổi, khai thác nhiều lần qua các vòng lặp sẽ làm tăng đáng kể chất lượng giải
mã.
 Tổng quan về các thuật toán giải mã:
 Cấu trúc bộ giải mã:

 Bộ giải mã SISO cho mã thành phần:

Trong đó:

L(u): chuỗi thông tin priori (tiền nghiệm / giá trị trước)
: chuỗi nhận được đã qua bộ cân bằng (giá trị kênh) cho tất cả các bit mã hóa

u’: chuỗi tin ước lượng

L(u’): chuỗi thông tin posteriori (hậu nghiệm), giá trị hợp lệ (giá trị mềm) cho bit
thông tin

 Ưu khuyết điểm của mã Turbo:

 Ưu điểm
- Tăng tốc độ dữ liệu mà không làm tăng công suất truyền dữ liệu.
- Giảm công suất được sử dụng để truyền tải với tốc độ dữ liệu nhất định.
- Thích hợp cho môi trường truyền thay đổi (không dây, di động).
 Khuyết điểm
- Việc giải mã khá phức tạp và độ trễ tương đối cao.
- Giới hạn trong các ứng dụng thời gian thực.

Câu 12: So sánh mã chập và mã Turbo ?


 Giống nhau:
- Là mã có khả năng sửa lỗi tốt bằng cách dùng lưới (Trellis).
- Từ mã là phép nhân chập giữa đa thức sinh và thông tin.
- Đều là mã có nhớ.
 Khác nhau:

Mã chập Mã Turbo
- Giải mã: Dựa vào mã lưới và giải mã - Giải mã: Dựa trên Viterbi hoặc
Viterbi. MAP.
- Mã hóa: lấy dataword nhân chập - Mã hóa: dùng đệ quy hoặc phi đệ
với đa thức sinh để tạo ra từ mã. quy, gồm 2 hay nhiều bộ mã hóa
chập được kết nối với nhau.

- BER cao hơn nhưng cấu trúc đơn - BER thấp hơn nhưng cấu trúc phức
giản, dễ thực hiện, thời gian nhanh tạp, khó thực hiện mã hóa và giải
hơn mã, thời gian lâu hơn
- Khi kết thúc lưới thêm m bit 0 - Kết thúc lưới hay kết thúc mã dùng
(m=k-1) vào để chuyển trạng thái khóa, khóa nối với ngõ vào thì mã
về zero. hóa Turbo, khóa ngắt kết nối với ngõ
vào thì kết thúc lưới.

You might also like