You are on page 1of 3

Câu 1: Hồ Chí Minh đưa ra những yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên

như
thế nào?
 Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng
 Người cán bộ phải tích cực học tập và tự trau dồi kiến thức, phải được huấn luyện
và rèn luyện kỹ năng để trưởng thành
 Phải đánh giá đúng cán bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong công tác cán bộ,
việc đánh giá cán bộ là một trong những khâu rất quan trọng. Để đánh giá đúng
cán bộ, Người chỉ ra ba yêu cầu, đó là:
(1) Phải thường xuyên đánh giá cán bộ để bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
cách mạng; giúp cho tổ chức “biết rõ cán bộ”, nắm chắc đội ngũ cán bộ để có chính sách
và biện pháp thích hợp, đồng thời tạo tâm lý yên tâm cho đội ngũ cán bộ trong hoạt động
thực tiễn.
(2) Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, phải chú ý đến năng lực, phẩm chất, hiệu
quả công việc. Đặc biệt là đánh giá cán bộ phải chú trọng đến phẩm chất đạo đức. Người
chỉ rõ: “Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo
mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình,
những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt”[8]. Ngược lại:
“Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu
khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm
theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào lòng họ cũng không thay đổi, những
người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt”.[9] Theo Người, việc đánh
giá cán bộ cần phải dựa vào nhân dân, phát huy dân chủ và nắm bắt được dư luận xã hội
mới bảo đảm thực chất và hiệu quả.
(3) Đánh giá cán bộ phải công tâm, minh bạch, người làm công tác cán bộ cũng phải có
đầy đủ chuẩn mực đạo đức thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Người còn nhắc
nhở những người làm công tác cán bộ phải dũng cảm nhìn nhận và kiên quyết khắc phục
những hạn chế, khuyết điểm của mình.
 Phải huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách toàn diện
 Phải sử dụng và bố trí đúng cán bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để sử dụng và
bố trí đúng cán bộ, phát huy hết năng lực, sở trường của cán bộ cần thực hiện tốt
các việc đó là:
(1) Phải làm tốt khâu phát hiện và lựa chọn cán bộ
(2) Phải khéo dùng cán bộ
(3) Quan tâm về cất nhắc, đề bạt cán bộ
 Phải kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ
Câu 1: Việc xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì?
-Thuận lợi:
+ trong quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động, vừa tạo cơ sở để tuyển chọn những
người thực sự có trình độ, năng lực, nhiệt tình và có khả năng tuyên truyền tham gia lực
lượng này.
+ trong công tác tuyên truyền miệng, những năm qua Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cũng rất
chú trọng đến việc cung cấp thông tin cho lực lượng báo cáo viên - tuyên truyền viên,
ngoài việc định kỳ biên soạn và phát hành Bản tin thông báo nội bộ đến tận ấp, khóm với
những nội dung tin bài phong phú cùng những kinh nghiệm thực tiễn trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hoá xã hội, xây dựng hệ thống chính trị - đây là nguồn thông tin chính thống,
quan trọng mang tính định hướng cao phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở.
-Khó khăn:
+thách thức hiện nay đó là sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng
ngày càng gay go, phức tạp và quyết liệt. Trong điều kiện đó để giữ vững trận địa an ninh
tư tưởng, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng phát huy vai trò của các binh chủng tuyên
truyền, trong đó tuyên truyền miệng thông qua đội ngũ báo cáo viên – tuyên truyền viên
là lực lượng giữ vai trò nòng cốt, chủ lực – chủ thể tiến hành tuyên truyền miệngđặc biệt
là ở địa bàn cơ sở–phải luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, không ngừng rèn
luyện nâng cao phẩm chất, năng lực nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ công tác tuyên
truyền miệng trong tình hình mới.
+ Do lực lượng tuyên truyền viên được tổ chức ở cấp cơ sở, không có hệ thống dọc từ
Trung ương, không có tổ chức chính thức (như báo cáo viên), mà chỉ hoạt động kiêm
nhiệm (trừ một số tuyên truyền viên là cán bộ hưu trí, người có uy tín), do vậy, hoạt động
của lực lượng tuyên truyền viên còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện công tác, sinh hoạt
cũng như tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và năng lực tuyên truyền của từng tuyên truyền
viên.
+Việc tổ chức hoạt động tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm, các ngày
lễ, kỷ niệm lớn, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, nguyên nhân khách quan do
đời sống kinh tế của đoàn viên, hội viên và nhân dân vẫn còn khó khăn nên việc tham gia
sinh hoạt tại các chi, tổ hội đoàn thể chưa được duy trì đều đặn, mặt khác đối với đội ngũ
tuyên truyền viên chưa thật sự chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nên
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.
+Trong tuyên truyền miệng, đôi lúc thiếu tính thống nhất về nội dung cũng như chưa có
nhiều cải tiến vềhình thức. Nội dung tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu và chưa thật sự
gắn kết với thực tiễn đời sống, sinh hoạt của nhân dân ở địa bàn cơ sở. Về hình thức chưa
phong phú và chưa sát hợp với nhu cầu của từng đối tượng.Tuyên truyền còn mang tính
độc thoại, một chiều, chưa mạnh dạn sử dụng các phương pháp như đối thoại, trao đổi,
thảo luận cũng như chưa kết hợp và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ
thiết thực cho công tác tuyên truyền. Đặc biệt do tính chất tuyên truyền miệng là thông
qua sự giao tiếp trực tiếp với đối tượng nhưng do hạn chế về năng lực tuyên truyền, kỹ
năng giao tiếp nên việc tiến hành tuyên truyền còn thiếu tính thuyết phục.
+Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với đội ngũ báo cáo viên các cấp, từ đó tổ chức tuyên
truyền chưa bám sát vào hướng dẫn và định hướng tuyên truyền của cơ quan chức
năng.Bên cạnh đó, trong thời đại thông tin toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu và
tiếp cận thông tin của người dân đặc biệt là trên các trang, mạng thông tin điện tử và
mạng xã hội thì những nội dung thông tin tuyên truyền miệng thường chậm, chưa theo
kịp yêu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân cho nên cũng góp phần làm giảm sự thu hút
của tuyên truyền miệng.
+Việc tiếp cận thông tin của lực lượng tuyên truyền viên còn hạn chế, bất cập. Thời gian
gần đây, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã có bước cải tiến trong việc cung cấp thông tin cho
lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở thông qua việc tổ chức kết nối các hội
nghị báo cáo viên Trung ương trực tuyến đến tận xã, phường, thị trấn, Tuy nhiên việc tiếp
cận thông tin qua hình thức này chưa nhiều, mặt khác do diều kiện công tác, sinh hoạt (vì
lực lượng này chủ yếu là kiêm nhiệm và đa phần là các chức danh không chuyên trách ở
cơ sở) nên còn hạn chế trong việc nghiên cứu, nắm bắt thông tin, trau dồi kiến thức,
nghiệp vụ công tác.
+Ngoài ramột khó khăn nữa của lực lượng tuyên truyền viên cơ sở đó là khả năng vận
dụng ngôn ngữ dân tộc (chủ yếu là Khmer) trong công tác tuyên truyền nhất là ở vùng có
đông đồng bào dân tộc Khmer, mặc dù trong lực lượng Tuyên truyền viên cũng có người
dân tộc Khmer nhưng hầu hết đều sử dụng tiếng Việt để tuyên truyền, chưa sử dụng phổ
biến tiếng Khmer, từ đó cũng làm giảm hiệu quả tuyên truyền miệng cho đối tượng là
người đồng bào dân tộc.

You might also like