You are on page 1of 3

PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG

1. Vai trò của giáo dục gia đình


- Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh sống, lớn lên và hình thành
nhân cách.
- Gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống của con người và là cơ sở của việc
giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên.
- Gia đình phản ánh những thành tựu, những khó khăn và những mâu thuẫn
của đời sống xã hội, gia đình cũng ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
- Giáo dục gia đình có ý nghĩa to lớn đối với việc đào tạo con người mới và
hình thành nhân cách cho các em.
- Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó con người sống và hoạt động.
- Gia đình là lực lượng giáo dục thường xuyên tác động, điều chỉnh sự phát
triển nhân cách của các em.
- Gia đình là môi trường vi mô nhằm nhân cách hoá những yêu cầu xã hội vĩ
mô.
- Gia đình có thể tiếp nhận, sàng lọc, xử lí thông tin, có vai trò định hướng giá
trị đạo đức.
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với cộng đồng xã hội.
2. Các đặc điểm giáo dục gia đình
- Giáo dục gia đình có những đặc điểm khác với giáo dục nhà trường và giáo
dục xã hội.
- Giáo dục gia đình có tính xúc cảm nhiều hơn so với bất kì lĩnh vực giáo dục
nào khác.
- Là một tế bào của xã hội, gia đình dìu dắt con cái thích ứng dần vào đời
sống xã hội, mở rộng từng bước nhãn quan và kinh nghiệm của trẻ.
- Gia đình thường để lại những dấu ấn sâu sắc trong nhân cách trẻ: các mối
quan hệ thân thiết, gắn bó, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau
* Những mặt thuận lợi và những mặt không thuận lợi trong việc giáo dục học
sinh:
+ Thuận lợi: Tình yêu thương sâu sắc, rộng lớn của cha mẹ đối với con cái và
sự kính yêu, tôn trọng của con cái đối với cha mẹ; truyền thống, phong tục, tập
quán của gia đình.
+ Không thuận lợi: vẫn còn những gia đình có quan niệm trọng nam, khinh nữ,
đề cao quá mức giá trị của đồng tiền, rượu chè, cờ bạc ảnh hưởng xấu đến nhân
cách của trẻ.
3. Nhiệm vụ của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình trong
quá trình giáo dục học sinh.
Nhà trường là cơ quan chuyên môn của Nhà nước, được sự lãnh đạo trực tiếp
của Đảng, có đội ngũ giáo viên những người có trình độ chuyên môn.
- Nhà trường phải thực hiện tốt việc giảng dạy và giáo dục học sinh theo đúng
đường lối, quan điểm giáo dục; phải xác định cho phụ huynh hiểu rõ nhiệm
vụ, chức năng của gia đình trong việc giáo dục học sinh.
- Cha mẹ học sinh có trách nhiệm cộng tác với nhà trường trong việc tổ chức
hoạt động giáo dục con em.
- Gia đình nên chủ động liên hệ với nhà trường, trao đổi với giáo viên chủ
nhiệm để nắm được nội dung giáo dục, học tập của con em; tham gia các
hoạt động do nhà trường tổ chức.
 Bản chất của việc phối hợp này nhằm đạt được sự thống nhất về các yêu
cầu giáo dục, giúp cho nhân cách của trẻ được phát triển đúng đắn và
toàn diện.
4. Nội dung cơ bản của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường
và gia đình học sinh tiểu học :
− Nhà trường phải thể hiện được vai trò và tính chất của một đơn vị giáo dục, là
lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục.
− Nhà trường phải công bố rõ nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục để gia
đình được biết và thống nhất về mục tiêu, phương pháp giáo dục.
− Thường xuyên theo dõi tiến trình kết hợp giáo dục và tổng kết, đánh giá, đề
xuất kế hoạch phù hợp.
− Tổ chức các hội nghị chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, câu lạc bộ, hội thảo.
− Nhà trường phải tham mưu cho các cấp Đảng uỷ, chính quyền nhằm đề ra
được phương hướng và nội dung đúng đắn, thiết thực tạo điều kiện cho cha mẹ
học sinh tham gia vào quá trình giáo dục ở trường.
− Các bậc cha mẹ học sinh phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm phối hợp
với nhà trường trong việc giáo dục con em.
− Hằng ngày nên dành thời gian chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi
mặt để kịp thời nắm bắt những biến đổi ở trẻ.
− Tôn trọng và giữ uy tín cho các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trẻ,
chưa có nhiều kinh nghiệm.

You might also like