You are on page 1of 20

TỤC NGỮ

1) Tuc ngữ là gì?


Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều câu ca dao tục ngữ thấm
đượm tình cảm, tâm tư và đúc kết của ông cha ta. Tục ngữ được sử dụng rộng rãi
và phổ biến trong đời sống của nhân dân.
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh,
được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hằng ngày và
lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Đồng thời là kho tang lưu giữ những kinh nghiệm,
tri thức cuộc sống được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời nói
tiếng nói hằng này, phản ánh tâm thức và ý thức của dân tộc được lưu truyền
từ đời này qua đời khác
- Một số câu tục ngữ được nhân dân sử dụng phổ biến gồm có:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước nhớ nguồn.
Tấc đất tấc vàng.
Người sống đống vàng.
2) Nguồn gốc tục ngữ

- Gorki trong Bàn về nghệ thuật: Nghệ thuật ngôn ngữ sinh ra do quá trình lao
động của con người từ xưa, là xu hướng con người muốn đúc kết kinh nghiệm
lao động vào một hình thức ngôn ngữ dễ nhớ và bám chặt vào ký ức – những
hình thức thơ hai chữ, tục ngữ, truyền ngôn là những khẩu hiệu lao động thời
cổ .
- Tục ngữ có từ rất lâu, có khi xuất hiện từ thời cổ để đúc kết kinh nhiệm, điều
quan sát được từ lao động, sản xuất và xã hội đời sống. Tục ngữ có thể được
hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như:

+ Từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân,
do nhân dân trực tiếp sáng tác.

+ Được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại.
+ Được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý
đẹp.
+ Từ sự vay mượn nước ngoài.
3) Nội dung của tục ngữ
- Tục ngữ Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng. thông thường một số nội
dung chính qua các câu tục ngữ gồm có:
3.1 Tục ngữ về thiên nhiên

1
● Tục ngữ về thiên nhiên giúp dự báo về tinh hình thời tiết trong mỗi thời
kỳ khác nhau. Các hiện tượng đó giúp người nông dân có phương án kịp
thời trong lĩnh vực nông nghiệp.
VD:
o Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
🡪 Dự đoán thời tiết từ việc quan sát chuồn chuồn. Chuồn chuồn bay
cao trời thường nắng, bay vừa trời râm mát, bay thấp sẽ có mưa.
o Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
🡪 Câu tục ngữ là kinh nghiệm được đúc kết của cha ông ta về chuyện
nắng mưa. Không cần dự báo thời tiết chỉ cần quan sát sao là có thể biết
thời tiết ngày hôm sau. Nếu tối hôm trước bầu trời nhiều sao, các ngôi
sao sáng rõ thì hôm sau trời nắng to. Ngược lại nếu trời ít sao, các ngôi
sao nhìn không rõ thì mai sẽ mưa.
o Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng nam vừa làm vừa ăn
3.2 Tục ngữ về lao động sản xuất
● Tục ngữ về lao động sản xuất phản ánh một số nét chính điều kiện và
phương thức lao động của nhân dân, phản ánh đặc điểm đời sống dân tộc.
Những kinh nghiệm về lao động sản xuất nảy sinh trong quá trình đấu
tranh thiên nhiên của nhân dân lao động được đúc kết trong tục ngữ được
phổ biến rộng rãi, trở thành tri thức khoa học kỹ thuật dân gian.
VD: Nhất thì, nhì thục
🡪 Gieo trồng đúng thời vụ và ruộng đất cày bừa kỹ, đất tốt là những
yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất cây trồng.
o Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
🡪 Một kinh nghiệm của nghề làm ruộng: những yếu tố quyết định sản
lượng của đồng ruộng là: đủ nước, nhiều phân, chăm sóc luôn và chọn
giống tốt.
o Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu
🡪 Kinh nghiệm trồng các loại cây trong năm có điều kiện thuận lợi: tháng
1 nên trồng tre trúc để có măng, còn tháng 6 âm nên trồng ớt, hồ tiêu.
❖ Tục ngữ về lao động sản xuất thể hiện tinh thần sáng tạo của nhân
dân trong lao động. Song chủ yếu là kinh nghiệm thực tiễn. Nhiều
kinh nghiệm chỉ phản ánh những biểu hiện cụ thể của những quy
luật tự nhiên ở địa phương, từng thời điểm nhất định.

3.3 Tục ngữ về con người và xã hội


2
● Tục ngữ về con người và xã hội rất giàu hình ảnh so sánh ,ẩn dụ
hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý sự tôn
vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm
chất và lối sống mà con người cần có.
● Một số câu tục ngữ về con người và xã hội
o Không thầy đố mày làm nên.
🡪 khẳng định vai trò to lớn của người thầy đối với sự nghiệp
của người học trò, đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cháu
phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
o Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
o Học thầy không tày học bạn
o Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
3.4 Tục ngữ ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội
● Tục ngữ nói về các hiện tượng lịch sử xã hội là bộ phận chủ yếu, phản
ánh những tập quán, thị hiếu, cuộc đấu tranh của nhân dân …
● Một vài ký ức của thời kỳ lịch sử xa xưa của dân tộc:
o Ăn lông ở lỗ.
o Con dại cái mang.
o Năm cha ba mẹ.
● Tục ngữ Việt Nam chủ yếu phản ánh những đặc điểm sinh hoạt gia
đình và xã hội, sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân trong thời
phong kiến.
● Những tâp quán phong tục trong đời sống nhân dân
o Dưa La, cà Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn
Vân, cá rô Ðầm Sét.
o Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam
o Mồng bày hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu
đâu trở về hội Gióng.
● Những nét sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời phong kiến
o Phép vua thua lệ làng.
🡪 luật của vua, của cơ quan quyền lực tối cao là chung cho
cả nước, nhưng trên thực tế nhiều khi lại không có hiệu lực
bằng luật lệ, quy định của địa phương, làng xã. Và ở trong
làng đó thì lại có những quy định truyền từ đời này qua đời
khác bắt buộc mọi người trong làng phải tuân theo.

o Đất có lề, quê có thói.


3
o Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp.
● Phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm thân tộc của nhân dân
ta trong xã hội phong kiến:
o Một người làm quan cả họ được nhờ.
🡪 Câu thành ngữ mang hai lớp nghĩa tích cực và tiêu cực đối
lập nhau. “Làm quan” là cách nói ẩn dụ cho người có quyền
lực, địa vị trong cả xã hội cũ và xã hội hiện đại. Còn “cả họ”
là những người có quan hệ huyết thống nói chung.
“Một người làm quan cả họ được nhờ”, theo góc nhìn tích
cực là một người có quyền lực thì gia đình, họ hàng được
nương nhờ. Ngược lại, câu thành ngữ cũng nói về tệ nạn
“con ông cháu cha”, đi "cửa sau" để vào các vị trí có quyền
lực, gây bất bình đẳng trong xã hội.
o Chết trẻ còn hơn lấy lẽ.
o Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
● Phản ánh đời sống người lao động và những quan hệ xã hội trong xã
hội phong kiến
o Lấy bát mồ hôi đổi bát cơm
o Tháng tám đói qua, tháng ba đói chết.
o Bà chúa đứt tay bằng ăn mày xổ ruột
3.5 Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian
● Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm sống và lối sống của nhân
dân, phản ánh truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao
động, trong đó bao hàm những tư tưởng chính trị xã hội và tư tưởng
triết học.
● Tục ngữ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo chân chính của nhân dân lao
động. Tư tưởng này biểu hiện trước hết ở những quan niệm về con
người.
● Một số câu tục ngữ thể hiện triết lý dân gian thường được sử dụng:
o Người làm ra của, của không làm ra người.
o Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
o Của một đồng, công một nén.
o Có công mài sắt có ngày nên kim.
🡪 Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì
chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

4) Nghệ thuật của tục ngữ


4.1 Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tục ngữ
4
- Giữa hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, ở tục ngữ là hình
thức nội dung. Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện cả về mặt nội dung
lẫn hình thức.
- Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen
và nghĩa bóng. Vd: “ kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ”. Câu này nêu lên một
nhận xét cụ thể về hiện tượng kiến tha mồi, đồng thời mở rộng thành 1 nhận
xét khái quát về kết quả của mọi hành động kiên nhẫn của con người.
4.2 Hình tượng
- Tính hình tượng trong tục ngữ thể hiện qua những phép so sánh, ẩn dụ,
nhân hóa. Ví dụ câu tục ngữ “Người sống đống vàng” – Đống vàng thể
hiện của cải vật chất giàu sang.
4.3 Vần điệu và sự hòa đối
- Đa số tục ngữ đều có vần. Gồm 2 loại: vần liền và vần cách.
Con lên ba cả nhà học nói.
Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm.
- Nhịp điệu là yếu tố quan trọng trong tục ngữ. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu
tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca…
Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
Trai ba mươi tuổi đương xoan.
Gái ba mươi tuổi đã toan về già.
- Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục
ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý.
Cơm treo, mèo nhịn đói..
Được làm vua, thua làm giặc.
4.4 Hình thức ngữ pháp
- Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán.
- Tục ngữ thường gồm có 2 vế, chứa 2 phán đoán.
- Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
- Những phán đoán trong tục ngữ thường không hiện rõ và đầy đủ. Phần lớn
những phán đoán trong tục ngữ là những phán đoán khẳng định.
Chó treo, mèo đậy.
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
4.5 Các kiểu suy luận
- Liên hệ tương đồng: giữa 2 vế được hiểu ngầm là có các từ so sánh ngang
nhau: như, như thể, cũng là…
Vd: Thương người như thể thương thân
🡪 ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu
người khác như thế.

5
- Liên hệ không tương đồng: có các từ chỉ quan hệ so sánh: hơn, thua, sao
bằng…
Vd: Con hơn cha là nhà có phúc
🡪Câu tục ngữ “Con hơn cha là nhà có phúc” khẳng định chân lí: thế hệ sau
giỏi hơn thế hệ trước thì gia đình, đất nước sẽ phồn vinh. Từ xưa đến nay, ý
nghĩa của nó vẫn còn nguyên giá trị.
o Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Liên hệ tương phản, đối lập: các từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: mà, nhưng, trái
lại…
- Liên hệ phụ thuộc: từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: nếu …thì …
- Liên hệ nhân quả: Từ chỉ sự tất yếu hiểu ngầm: tất phải, tất yếu, đương
nhiên …
5) Về tục ngữ mới
- Từ sau cách mạng tháng Tám, nhiều câu tục ngữ mới ra đời. Nhiều những
câu tục ngữ này được tạo thành trên cơ sở cải biên những câu tục ngữ cũ, phản
ánh những nét mới trong đời sống sinh hoạt xã hội và đấu tranh cách mạng
của nhân dân.
Một tấc không đi, một li không dời.
Tiếng hát át tiếng bom.
Đảng viên đi trước, làng nước theo sau.
- Tục ngữ mới vẫn đang trên đường phát triển, phát huy được những truyền
thống tốt đẹp của tục ngữ cổ.
Đồng Dao
1 . Khái niệm :
- Đồng dao xuất hiện từ rất sớm và phát triển gắn liền với từng giai đoạn lịch sử xã
hội loài người
- Một số nhà Nho cũ cho rằng đồng dao là những câu sấm nhằm ám chỉ một sự kiện
lịch sử nhất định. Họ chịu ảnh hưởng của một số nhà nghiên cứu Trung Quốc, những
người mà rằng trên trời có ông sao Huỳnh Hoặc (sao hoả), mỗi khi xã hội loài người
có biến cố, hóa thành thần Phong Bá mặc áo đỏ xuống trần gian dạy cho trẻ những lời
ca liên quan đến biến cố đó
- Đồng dao là một sản phẩm văn hóa tinh thần quan trọng với trẻ nhỏ, là sản phẩm
được ông cha sáng tạo, đúc kết để dạy cho trẻ em và được trẻ em hát nơi cửa miệng từ
bé sau đó truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nên đồng dao thể hiện rõ tính
tập thể và tính dị bản nhưng tính dị bản của đồng dao có phân phóng túng, tự do hơn
ca dao, tục ngữ
- Đồng dao như có nhạc và thơ vần điệu nhí nhảnh vui vẻ , mang tính chất hồn nhiên,
chất phác phù hợp với tâm sinh lý tuổi nhỏ nhưng ẩn chứa nhiều giá trị giáo dục hiện
diện trong trò chơi dân gian và tại các hoạt động vui chơi của trẻ (đánh chuyền, trồng
nụ trồng hoa…) hay mô phỏng (thả đỉa ba ba, mèo đuổi chuột…), sáng tạo (xếp hình,
6
làm lồng đèn…). Lời hát đồng dao đa phần mộc mạc, ít lô-gíc, đôi khi rời rạc, khó
hiểu nhưng thường có vần điệu, dễ thuộc, dễ nhớ nên nhẹ nhàng in đậm vào tâm trí trẻ
thông qua các hình ảnh sống động, sự vật, hình thể bằng con đường tình cảm (bằng
cách chơi đùa, hát cho con nghe) chứ không phải bằng con đường tư duy lý luận phức
tạp như dành cho người lớn.
- Đồng dao là một một thể loại văn học dân gian, bao gồm những tác phẩm thuộc các
thể loại khác nhau như : hát ru, ca dao , vè, câu đố, thơ…, nhưng được sáng tác dành
cho trẻ em, phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí và ca hát của trẻ thì đều được gọi là
đồng dao . Cần lưu ý , khi đã gọi văn bản hoặc một nhóm văn bản thuộc đồng dao , là
đồng đạo , thì không đồng thời gọi chúng là vè , ca dao , ... và ngược lại .
2 . Đặc điểm:
2.1 Thể thơ , vần , nhịp :
2.1.1 thể thơ
- Thể thơ phổ biến nhất thường sử dụng trong hát Đồng dao là thể thơ bốn chữ( nu na
nu nống ,kéo cưa lừa xẻ, đi chợ, o hòn ót họt ) sau đó là thể thơ lục bát ( con mèo ,cuội
được tiền , đi chợ , tháng bảy ông thị da đỏ ) , thể thơ hỗn hợp ( sên sển sền sên , đúc
cây dừa ,đánh trận giả , cô nhện ), ba chữ( mười ngón tay , hai bàn tay, tay đẹp ), sáu
chữ ( bí ngô là cô đậu nành , chim ri là dì sáo sậu), bảy chữ ( cây ngô đồng không trồng
mà mọc, bắc kim ) , thơ hai chữ ( đồng dao chơi vỗ tay )
2.1.2 vần , nhịp
- Lối bắt vần : nối vần ( vần trong cùng một câu) và ngoại vần (vần chân (tiếng đứng
cuối của các câu thơ vần với nhau - vần liền , vần cách ), vần lưng(tiếng đứng cuối câu
trước vần với chữ đứng giữa câu sau ) )tạo cho lời ca bài Đồng dao gần với chất ca
xướng. Cùng với sự xuất hiện phổ biến của vần bằng (thanh không - thanh huyền), vần
trắc (gồm 4 thanh còn lại) ở giữa dòng và cuối dòng tạo sự luân phiên thanh bằng, trắc
làm nên tính trầm bổng cho giai điệu có chứa cả phần nhạc và phần thơ.
- Ngắt nhịp phụ thuộc vào đồ dài hơi của các em nên sự phân nhịp trong đồng dao rất
đa dạng
2.1.2.1 vần , nhịp của đồng dao 4 chữ :
-Kiểu 1 : vần lưng gieo ở tiếng thứ hai và thay đổi bằng trắc một cách đều đặn , nhịp
ngắt vào vị trí của vần khiến dòng thơ có nhịp đôi
Nu nả nu na
Nổ ra tua túa
Nổ túa lên trời
Nổ rơi xuống đất
Nổ bật nắp vung
Nổ tung nón lá
Nu nả nu na.

Ru ru riến riến
Con kiến giữ nhà
Con gà bươi bếp
7
Con rệp thắp hương
Con chường bối tóc
Con cóc cầm chèo
Con mèo cầm lái
Con nhái đi ăn
Con trăn đi chợ..

Ù à ù up
Bắt chập lá re
Bắt đè lá muỗng
Bắt cuống lên hoa
Bắt gà mổ thóc
Bắt học cho thông
Cày đồng cho sớm
Nuôi lợn cho chăm
Nuôi tằm cho rỗi
Dệt cửi cho mau
Nuôi trâu cho mập
-Kiểu 2 : vần chân và thay đổi bằng trắc một cách đều đặn , nhịp ngắt theo hành
động hoặc nghĩa
Chập chiêng chập choé,
Lớn lớn bé bé,
Ra đánh giặc trời :
Ông lớn cỡi voi,
Phất cờ đi trước,
Đi lên mạn ngược,
Đi xuống mạn xuôi.
Giao bà bình vôi
Thổi nổi cơm nếp,
Giao cho ông bớp,
Nấu nồi canh cua
Lính tráng ăn no

- Nhịp ngắt theo hành động 1 (các em nắm tay nhau, chơi trò kéo cưa, tương ứng với
mỗi tiếng là một động tác) - nhịp đơn 1/1:
Kéo / cưa / lừa / xẻ /
Ông / thợ / nào | khoẻ |
Về /ăn/cơm/vua/
Ông / thợ / nào | thua |
Về/bú/tí/mẹ/ 15, 214]
- Nhịp ngắt theo hành động 2 (các em vừa hát vừa vỗ tay và/hoặc bước đều) - nhịp đôi
2/2:
8
Kéo cưa / lừa xẻ /
Ông thợ / nào khỏe /
Về ăn / cơm vua /
Ông thợ / nào thua /
Về bú / tí mẹ
- Nhịp ngắt theo nghĩa - nhịp linh hoạt
Kéo cưa / lừa xẻ /
Ông thợ nào / khỏe /
Về / ăn cơm vua /
Ông thợ nào / thua /
Về / bú tí mẹ
2.1.2.2 vần nhịp của đồng dao 3 chữ :
- nhịp 1/1/1/ hoặc nhịp 3 theo đơn vị dòng thơ
- vần chân theo cặp bằng trắc nối tiếp nhau
2.1.2.3 vần nhịp của các loại đồng dao khác :
- của đồng dao lục bát : thanh bằng trắc phối không đúng chuẩn theo luật , vần lưng
gieo ở tiếng thứ tư hoặc thứ sáu
- của đồng dao hỗn hợp : gieo vần và ngắt nhịp linh hoạt
2.2 hình ảnh và các phép tu từ trong đồng dao
2.2.1 hình ảnh
* Đặc điểm :
- Trong đồng dao, các hình ảnh đặt cạnh nhau hầu như chẳng liên quan gì đến
nhau(hình ảnh xuất hiện mà không có tác dụng đến các sự vật, sự việc chung quanh).
Phần lớn chỉ là những đoạn chắp vá, tản mạn, gặp đâu nói đó, cốt cho vần vè. Tuy
chúng chung cùng trong một văn bản hay bộ phận văn bản, nhưng mỗi hình ảnh như
được đính vào một cái khung riêng, tồn tại độc lập. Điều này phù hợp với đặc điểm tư
duy ngoại vật thiên về ấn tượng chứ không bằng tư duy lý luận của trẻ
Cùm nụm, cùm nịu,
Tay tí, tay tiền
Đồng tiền, chiếc đũa,
Hột lúa ba bông.
Ăn trộm trứng gà,
Bò la bò lết.
Con rắn, con rết,...

Nu na nu nống,
Cái cống nằm trong,
Cái ong năm ngoài.
Củ khoai chấm mật,
Phật ngồi phật khóc ,
Cái cóc nhảy ra , ...

9
- Ở một số nhóm đồng dao, có thể tìm thấy giữa các hình ảnh có quan hệ cùng trường
sự vật, như nhóm đồng dao nhận biết về một kiểu dáng sự vật (dạng vè), cùng đề cập
đến các loại cá, các loại chim, các loại quả,...
Nghe vẻ nghe ve,
Vè các loại cá
Cá kình, cá ngạc,
Cá nác, cá dưa,
Cá voi, cá ngựa,
Cá rựa, cá đao,...
* Phân loai
- Hình ảnh trong đồng dao, trên đại thể, gồm hai loại: hình ảnh thật, và hình ảnh sắm
vai.
+ Hình ảnh thật tức hình ảnh đúng như chúng vốn có trong thực tế. Hình ảnh thật bao
gồm các miêu tả về hình dáng, tính chất, đặc điểm của vật.
VD : Con của tám cảng, hai càng. Một mai, hai mắt, rõ ràng con cua.
Một số trường hợp sự miêu tả như vậy không chỉ một vật mà kết hợp nhiều vật, để có
thể so sánh
VD : Chiều chiều én liếng trên trời. Rửa bà dưới trước, khi ngồi trên cây
+ Hình ảnh sắm vai là loại hình ảnh biến các con vật, sự vật, hiện tượng mang dáng
dấp con người, hoặc để con người dưới lốt các con vật. Con người ở đây là trẻ em,
không phải là người trưởng thành. Cho nên, cũng có hiện tượng hình ảnh có tên gọi là
người lớn, nhưng khi vào đóng dao lại có hành động, tính khí của trẻ con (như với hai
bài “Kéo cưa lừa xẻ" và "Mười ông vua chết dẫn" đã dẫn; ông thờ của kéo thua, phải,
về bú tí me!", và "i rin”, “đài bay”, là rồn” “sâu răng"... là các tật của trẻ hơn là Hình
ảnh sám vai do các phương thức tu từ nhân hoá, vật hoa, tượng trưng (sẽ trình bày ở
tiểu mục tiếp theo) tạo thành Thi du: Còn cuốc nó khác từ 0, Mẹ nó đi cho đường xa
chưa về '15,85| Trời mưa trời gió. Cách đo di dem Tro vé án com, Tro ra mat do. Tao
vão tan ngo Lay do deo ve Tổ cha con chi Trom do cua tao! Con chio thun khác đòi
2.2.2 phép tu từ
- Phương thức nhân hóa , vật hóa , tượng trưng
+ Nhân hóa : nhân hóa vật , động vật , các sự vật như người để trò chuyện , tâm tình ,
dỗ dành ...
Con chim sáo sậu
Ăn cơm nhà cậu
Uống nước nhà cô
Đánh vỡ bát ngô
Bà cô phải đền

Nghé ạ , nghé ơ...


Nghé như ổi chín
Như mây chín chùm
Như chum đựng nước
10
Như lược chải đầu
Lông trơn như dầu
+ Vật hóa : dùng tên các sự vật để gọi người ( gọi các em lứa tuổi nhi đồng )
Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy khéo sàng cho mẹ bống nấu cơm

Cái bống đi chợ Cầu Nôm


Sao mày chẳng rủ cái tôm đi cùng
- Điệp từ ngữ và phóng đại :
+ Điệp từ ngữ : tạo sự chú ý , giúp các em dễ thuộc , dễ hát
Cò cưa , cò két
Ông ăn đọi mẻ
Bà ăn đọi lành
Ông ăn cháo hành
Bà ăn cháo hẹ
Ông ăn cá bẹ
Bà ăn cá thu
+ Phóng đại( ngoa du , thậm xưng ) :khiến sự vật , sự việc trở nên hài hước
Nhà tôi có một cái ang
Đổ lúa bảy làng , thêm nước còn lưng
Nhà tối có một bụi gừng
Bới lên một củ , ước chừng đòn xeo
Nhà tôi có một con mèo
Bữa mô thèm thịt lên đèo bắt nai
2.3 Kết cấu đồng dao
- kết cấu đơn giản
Kết cấu một vế đơn giản
Kết cấu một vế có phần vần
Kết cấu hai vế tương hợp
Kết cấu hai vế tương hợp
Kết cấu hai vế song hành
Kết cấu hai vế đối lập
- kết cấu phức hợp
+ kết cấu phức hợp bình thường
● Kết cấu chuỗi sự vật sự việc có liên kết chủ đề
● Kết cấu chuỗi sự vật sự việc không liên kết chủ đề
+ kết cấu phức hợp đặc biệt
● Dạng cho và trả
● Dạng nói nối vòng
● Dạng nói lệch

11
● Dạng nói ngược
2.4 Đặc điểm môi trường diễn xướng
- Không gian nghệ thuật trong đồng dao luôn là không gian gần gũi, quen thuộc với
trẻ. Đồng dao có đời sống diễn xướng gắn bó với hoạt động vui chơi của trẻ thơ. Để
đáp ứng tâm lý các em, đồng dao đã tạo ra một thế giới đầy màu sắc, ngập tràn những
hình ảnh vui tươi, ngộ nghĩnh về những con vật, đồ vật và cây cỏ thân thương. Một
thiên nhiên và cuộc sống xã hội đã mở ra mênh mông trước mắt trẻ từ chính thể loại
dân gian còn được gọi là "ca dao thiếu nhi" này.
3.NỘI DUNG ĐỒNG DAO :
Theo kết quả chúng tôi khảo sát, trong đồng dao có hai mảng nội dung lớn,
xoay quanh hai đề tài :
I/ Những bài đồng cao phản ánh về thế giới tự nhiên.
2/ Những bài đồng dao phản ánh về đời sống xã hội.
Song, vì dung lượng một luận văn tốt nghiệp có hạn, nên chúng tôi chỉ xin chọn
mảng nội dung : “Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên", để đi sâu tìm
hiểu, nghiên cứu, góp phần làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung của đồng dao.
Trẻ thơ sống trong lòng thiên nhiên, nơi ban ngày có ánh sáng chan hòa, ban
đêm có ánh trăng thanh ngọn gió mát, chỗ này có mặt nước trong xanh, chỗ kia có núi
non hùng vĩ. Bao quanh các em là tràn đầy sắc màu của hoa lá. Bao nhiêu loài hoa là
bấy nhiêu hình dáng, bấy nhiêu hương sắc. Bao nhiêu loài chim là bấy nhiêu tiếng hát,
tiếng ca. Thế giới thiên nhiên vô cùng lộng lẫy mà cũng rất bình dị. Qua đôi mắt trẻ
thơ, thiên nhiên gắn bó với các em như những người bạn thân thiết, giống như người
chị, người anh trong gia đình : chị lúa, chị ngô, anh dưa chuột. Không gian tĩnh mịch
của thế giới thực vật bỗng trở nên sinh động, có hồn. Hoa bông bụt có thể cạo đầu đi
tu, hoa dâu tằm có thể đi đám cưới. Quả khế, quả na cũng biết mở mắt lơ mơ như thiu
thiu ngủ. Trong đồng dao không có sự cách biệt giữa thiên nhiên và trẻ nhỏ : Bầu trời
và mặt đất là nơi vui chơi đầy hấp dẫn với các em. Tâm hồn trẻ thơ giao cảm đặc biệt
với trời mây, cây cỏ, non nước.
I. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật :
Giới thực vật tồn tại trong đồng dao vô cùng phong phú và đa dạng. Theo kết
quả thống kê của chúng tôi cho thấy :
- Hoa : chiếm 1/25 bài đồng dao về giới thực vật, tỷ lệ : 4%, gồm rất nhiều loại : hoa
bông giếng, hoa chim chim, hoa bông bụt, hoa bỗng đá, hoa cứt chuột,...
- Lúa : 2/25 bài, chiếm tỷ lệ : 85%.
- Các loại củ : 2/25 bài, chiếm tỷ lệ : 8 %, gồm rất nhiều loại : củ đậu, củ hành,...
- Các thứ rau : 3/25 bài, chiếm tỷ lệ : 12 %, rất nhiều loại : rau ngành ngạnh, rau tâm
lang, rau muống biển, rau bình bát, rau diếp cá,...
12
- Phong phú nhất là các loại quả với một số lượng áp đảo : 11/25 bài, tỷ lệ : 44%, gồm
rất nhiều loại quả : cam, quýt, mít, hồng, đu đủ, khế, cả, mit, nhãn, ớt,...
- Các loài cây khác : 6/25 bài, chiếm tỷ lệ : 24 %, gồm rất nhiều loại cây : thị, dừa,
bưởi, cau, tre, …
Qua thống kê và khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng : Về giới thực vật, trẻ nhỏ
thường quan tâm đến những loài cây trái tồn tại gần gũi, xung quanh cuộc Sống chúng
ta. Đó phần nhiều là những loại cây, củ, quả, hoa lá,... có ích cho cuộc sống con
người: Là nguồn nguyên liệu cho mỗi bữa ăn : lúa, đậu, rau, củ, quả,..., | là những loài
hoa cỏ làm đẹp thêm cho cuộc đời : hoa lá, cây cỏ (hoa bông giếng, bông bụt; cây cau,
cây tre,...),...Đặc biệt, trẻ nhỏ hướng nhiều sự quan tâm vào Các loại quả (Chi, U, I,
hồng,...). Có lẽ đi sự phong phú của 16 (1115 tự nhiên; bản năng tâm sinh lí của trẻ là
“hay ăn chóng lớn" (trẻ con luôn bị quyến rũ bởi những gì ăn được. Ăn được và ăn
ngon là tiêu chuẩn hàng đầu, chiếm phần lớn sự quan tâm của trẻ. Các loại quả đáp
ứng được nhu cầu này), chúng còn là nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đem
lại nhiều lợi ích mà ai cũng thích dùng.
1. Quá trình nhận thức của trẻ được bắt đầu từ những cái đơn giản đến
những cái phức tạp. Ban đầu, trẻ chỉ căn cứ một cách đơn giản vào tên gọi của
các loài thực vật, từ đó mô tả theo tên gọi cây và gọi tên chúng :
Chẳng hạn như trong bài :
“Thủ ở hỗn hào
Là rau ngành ngành
Trong lòng bất chính
Vốn thiệt tâm lang...”
Không rõ hình dáng của loài rau ngành ngành này ra sao, đặc điểm của chúng
như thế nào? Chỉ biết rằng tác giả dân gian đã nhìn sự vật bằng lăng kính, bằng nhận
thức đơn giản của trẻ thơ mà suy luận cùng với chúng. Phải chăng đây là một thứ rau
chuyến bò ngang, xiên dọc lung tung trên mặt đất, không hàng, không lội? Ở đây,
chúng tôi không thể bàn nhiều về vấn đề này, mà điều chúng tôi quan tâm chính là
cách miêu tả, lý giải khá ngộ nghĩnh bằng đôi mắt trẻ thơ : Rau “ngành ngạnh” là loại
rau ăn ở hỗn hào, rau “tâm lang” là loài trong lòng bất chính,... Thật thú vị! Có thể
thấy rằng, tác giả bài đồng dao chỉ mới căn cứ một cách đơn giản vào tên gọi của từng
loại rau như : ngành ngạnh, tâm lang,...để từ đó suy luận ra đặc điểm của chúng.
Những suy luận này đều được thanh lọc qua đôi mắt hồn nhiên của trẻ thơ. Có thể nó
không đúng về mặt khoa học, nhưng lại vô cùng hợp lý với logic tưởng tượng bay
bổng của tư duy trẻ nhỏ.
Hay trong một bài đồng dao khác :
13
“Vác bóng mà soi
Là hoa bông giếng
Hay bay bay liệng
Là hoa chim chim
Xuống nước mà chìm
Là hoa bông đả...”
Các loài hoa lần lượt được hiện ra, gắn với mỗi loại đều có sự lý giải : Hoa bông
giếng là loài hoa vác bóng ma soi, hoa chim chim là loài hay bay liệng, hoa | bông đá
xuống nước sẽ bị chìm,...Rõ ràng phải hiểu và gắn bó với thế giới trẻ thơ | lãm, tác giả
mới có được sự suy luận như vậy. Và điều đó rất phù hợp với những nhận thức ban đầu
của trẻ nhỏ: Nhận thức bằng sir Silv lần từ tên gọi của sự vật
Và như vậy, đồng dao đã đánh dấu một bước nhận thức, mặc dù còn đơn giản,
nhưng không kém phần quan trọng. Nó khá thú vị và hóm hỉnh, dễ thương. Nó tất tự
nhiên và giai úị. Những nhận thức này liặc dù chưa liaig tillu giá trị thực tiễn, chưa
phản ánh đúng bản chất của sự vật, nhưng đã phần nào cho chúng ta thấy được khả
năng quan sát và lí giải vấn đề khá thông minh phù hợp với lứa tuổi, với tâm sinh lý
của trẻ nhỏ. Từ những nhận thức bước đầu này, trẻ sẽ có cơ sở để phát triển lên những
nhận thức cao hơn, phức tạp hơn mai sau.
2. Đây là bước nhận thức cao hơn bước ban đầu . Tác giả đồng dao đã nâng
tầm nhận thức của trẻ lên một mức độ cao hơn. Để quan sát sự vật qua đồng dao,
trẻ phải biết dựa vào từng đặc điểm riêng, từng tính chất đặc thù của các loại sự
vật, hiện tượng để gọi tên chúng :
“Đậu ở trên mây Là trải mit tướt
Là trải đậu rồng Hình tựa gà xước
Có con thật đông Vốn thiệu trái thơm
Là trái đu đủ Cái đầu chơm bơm
Chặt ra nhiều mủ Là trải bắp nấu...”

Đậu rồng là loại dây leo, chúng mọc trên các giàn cao và trái buông xuống gầm
giàn. Tác giả đã giúp trẻ căn cứ vào đặc điểm ấy để lí giải : đậu rồng là trái đậu ở trên
mây. Đu đủ là loài rất nhiều trái, mặc dù thân cây không lớn nhưng trái thì lại rất sai,
mỗi cây thường từ 10 - 15 trái trở lên. Sự quan sát thực tế ấy đưa đến cách lí giải: có
con thật đông - là trái đu đủ. Tương tự như thế, các trái mít ướt, trái thơm, trái bắp,
cũng được tác giả lí giải : chặt ra nhiều mủ - là trái mít ướt, mình tựa gà xước - vốn
thiệt trái thơm, cái đầu chơm bơm – là trái bắp nấu,... Bằng cách này, những đặc điểm
điển hình của từng loại sự vật, từ những đường nét ngoại hình, diện mạo bên ngoài đến
những thuộc tính bản chất bên trong của chúng lần lượt được quan sát, lí giải theo một
logic rất trẻ con. Đó là điểm đặc sắc trong việc nắm bắt thế giới sự vật được thể hiện
trong nội dung của các bài đồng dao.
Cách lí giải này đã thể hiện sự quan sát khá tinh tường nhưng cũng rất hồn nhiên
của các tác giả đồng dao. Qua quá trình quan sát các sự vật, trẻ phải biết căn cứ vào
14
từng đặc điểm riêng biệt của chúng để miêu tả. Từ sự miêu tả dựa trên các đặc điểm
của sự vật, tác giả đi đến gọi đích danh chúng. Cách lí giải và gọi tên này đã tạo được
căn cứ vững chắc để thuyết phục người đọc, người nghe.
Từ những quan sát, phân tích và lí giải, các tác giả đồng dao đã hướng cho trẻ dần
dần chuyển sang bước nhận thức cao hơn, đó là : Phát hiện ra mối quan hệ họ hàng
thân thuộc, gần gũi giữa các loài thực vật trong tự nhiên như lúa, ngô, đậu, dựa, bí,...
3. Những bài đồng dao phản ánh mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa các
Thực vật:
Chẳng hạn:
“Lúa ngô là cô đậu nành Dưa gang là chị chàng dưa hấu
Đậu nành là anh dưa chuột Dưa hấu là cậu bí ngô
Dưa chuột là ruột dưa gang Bí ngô là cô đậu nành...”

Dưới lăng kính trẻ thơ, các loài thực vật trong tự nhiên có quan hệ họ hàng thật gần
gũi, thân thiết : Cây lúa, cây ngô là cô của cây đậu nành, cây đậu nành là anh cây dưa
chuột, dưa chuột lại là ruột và thân thích của dưa gang, dưa gang là chị dưa hấu, dưa
hấu là cậu bí ngô, bí ngô là cô đậu nành,... Như vậy, nếu suy đoán theo logic thông
thường thì những mối quan hệ này sẽ chồng chéo lên nhau. Nhưng, trong tư duy của trẻ
thì sự chống chéo này không quan trọng. Mà điều duy nhất trẻ quan tâm là thể hiện cho
được mối quan hệ họ hàng thân thiết giữa các sự vật, đó là các mối quan hệ : là “cô”, là
“cậu”, là “anh”, là “chị”,... Qua đó, cho ta thấy ước mơ đẹp đẽ của trẻ về một cuộc
sống thân thiện, gần gũi giữa cây cỏ và muôn loài trong tự nhiên. Chính từ những ước
mơ giản dị, đẹp đẽ này sẽ là nền tảng xây đắp lên những lí tưởng cao đẹp mai sau. Dân
tộc Việt Nam là một dân tộc từng nổi tiếng với những trang sử chói lọi về tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái. Phải chăng đất nước ta có được những trang sử rực rỡ,
chói lọi ấy chính là nhờ những tâm hồn bé nhỏ, đẹp đẽ này xây đắp?!

Những nội dung thể hiện trong các bài đồng dao mà chúng tôi vừa trích dẫn. đã
đánh dấu từng bước sự phát triển ngày càng cao trong nhận thức của trẻ. Những | nội
dung ấy đã phản ánh được sự phong phú, nhạy cảm của tâm hồn trẻ thơ. Tuy nó | còn
non nớt nhưng đã tràn đầy sự nhạy bén, lém lỉnh và thông minh.

4. Tiếp theo là quá trình nhận biết các hiện tượng của thế giới tự nhiên gắn
với từng thời điểm không gian cụ thể :
Chẳng hạn như:
“Tháng bảy ông thị đồ da
Ông một chớm chớm, ông đa rụng rời
Ông mít đóng cọc mà phơi
Ông đa rụng rời đỏ cả chân tay...”

Gắn với thời điểm tháng bảy, mỗi loài cây có đặc điểm riêng như : Cây thị đỏ da,
quả mít chớm chín, cây đa rụng lá,...Đến lúc này, trẻ đã nhận thức được cả bước
15
chuyển mình của các sự vật hiện tượng gắn với mỗi thời điểm cụ thể. Đây chính là một
bước phát triển cao hơn của quá trình nhận thức, trẻ đã tiếp cận sự vật trên tất cả các
phương diện từ đặc điểm bên ngoài, đến các mối quan hệ giữa các loài
Nhìn lại một cách hệ thống, chúng ta thấy rằng : Tất cả các loài thực vật được phản
ánh trong đồng dao đều là những loài cây trái rất gần gũi, thân thuộc với trẻ như: cây
lúa, cây ngô, cây dưa chuột, cây đậu nành, trái chanh,... Nước ta là một nước Công
nghiệp, gi; tell là phương thức canh ti hư yêu. Gái ' với bút việc gieo trống ấy là những
cây lúa, cây ngô,...nguồn lương thực chủ yếu để duy trì sự sống của con người. Kế đến
là những cây rau, cây đậu, nguồn thực phẩm để làm phong phủ bữa ăn gia đình, cung
cấp chất dinh dưỡng,...Những loài cây này đã dần đi vào tiềm thức của mỗi con người
Việt Nam, trong đó có trẻ nhỏ. Từ đó, ta thấy được sự ý thức của trẻ về vai trò và tầm
quan trọng của cây trái quanh ta. Qua lăng kính trẻ thơ, chúng hiện lên có phần còn
giản đơn, nhưng lại không kém phần sinh động. Tác giả dân gian có cách tạo sự lôi
cuốn riêng cho những bài đồng dao bằng cách tạo nhịp điệu, vần điệu,...Với giọng thơ
trong sáng, đồng dao đã chuyển tải trong đó những nội dung rất quan trọng trong sự
hiểu biết của trẻ về giới thực vật. Đó không chỉ là sự nhìn thấy và phản ánh, mà đó là
cả một quá trình ý thức và sáng tạo. Những cây lúa vàng, những cây ngô đồng
xanh,...đã đi vào đồng dao một cách thật tự nhiên, nhưng đầy ý nghĩa, nó cho người lớn
hiểu rằng : Trẻ cũng biết rõ và ý thức được tầm quan trọng của những cây lương thực
trong cuộc sống.
Đồng thời, cách phản ánh đó còn thể hiện sự thông minh, lém lỉnh, hài hước của
các em. Nó không chỉ là sự trình bày những hiểu biết mà còn là sự thể hiện khả năng
sáng tạo. Các loại cây lúa, ngô, đậu nành, dưa chuột,... trong thực tế không hề có quan
hệ họ hàng “cô, cậu, anh, chị, em”. Nhưng qua lăng kính trẻ thơ, chúng gần gũi như
những người trong một gia đình. Trí tưởng tượng phong phú của trẻ nhỏ về thế giới
chứa đựng một thông điệp tình cảm rất quý giá, đậm đà tính chất nhân bản.

Thông điệp ấy đã thể hiện một tâm hồn nhạy cảm đáng quý ở trẻ. Ngay từ tuổi
thơ trẻ đã biết hướng tới những tình yêu thượng tốt đẹp, ước mơ một thế giới hòa bình,
đại đồng. Một vẻ đẹp tinh thần thật đáng trân trọng!
II. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật : Cùng sống trong thế giới tự
nhiên với các loài thực vật, nhưng sự phong phú và sinh động của giới động vật hấp
dẫn trẻ hơn rất nhiều so với giới thực vật. Cũng chính vì lẽ đó, mà những bài đồng dao
phản ánh về giới động vật có nội dung rất đa dạng :
Kết quả thống kê cho thấy:
- Về phạm vi phản ánh:
+ Những bài đồng dao chỉ mô tả một con vật duy nhất ; chiếm 38/78 bài, tỷ lệ: 48,72
%, bao gồm rất nhiều con vật riêng lẻ khác nhau : con chim, con gà, con sảo, con trâu,
con nghé, con cua, con bông, chích chòe,...
+ Những bài đồng dao mô tả nhiều con vật cùng lúc : 40/78 bài, chiếm tỷ lệ : 51,28 %.
Đó thường là những con vật có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau : Có - quạ - cu - chào

16
mào (đều thuộc họ hàng nhà chim), cá kình - cá nác - cá dưa - cá rựa - cá đao (thuốc họ
nhà cái)....
-Về đối tượng phản ánh
+ Là vật nuôi : 28/78 bài, chiếm tỷ lệ : 35,9 %, bao gồm rất nhiều loài khác
nhau : trâu, nghé, gà, chó, mèo, lợn,...
+ Là vật hoang dã : 50/78 bài, chiếm tỷ lệ : 64,1 %, bao gồm nhiều dạng, rất phong phú
: phượng hoàng, chim chóc, kiến, rồng, châu chấu, hổ,...
Qua thống kê và khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng : Trong đồng dao, trẻ thường
có nhu cầu nhận thức đối tượng một cách hệ thống (nhiều loài cùng một lúc), các em
chú trọng việc thể hiện đặc điểm của từng loài vật đặt trong mối tương quan với các
loài khác, để từ đó hiểu sâu sắc hơn về chúng, phân biệt chúng một cách rạch rồi, trên
cơ sở căn cứ vào các đặc trưng nổi bật của từng loài. Mặt khác, đối tượng hướng tới
của các em thường là các loài vật trong thế giới hoang dã, nhưng chủ yếu là những loài
tồn tại gần gũi với chúng ta (các loài chim, châu chấu, kiến, sên, các loài cá trong tự
nhiên,...). Điều này thể hiện, trẻ nhỏ có nhu cầu rất lớn trong việc khám phá thế giới.
Các em muốn giao hòa cùng muôn loài không bó buộc trong phạm vi vật nuôi gia đình,
mà rộng hơn, xa hơn, phong phú hơn. Đây là một nhu cầu rất thiết thực của các em, là
đôi cánh chắp thêm cho trẻ trên con đường bay đến tương lai, là khát vọng lớn lao
nhưng không xa vời của trẻ nhỏ.
1 . Đầu tiên là những nhận thức giản đơn về những sự vật, hiện tượng riêng
lẻ :
Đó là câu chuyện về một chú gà trống :
“Tôi là gà trống Tánh hay chịu cực
Cai quản tại gia Thức cả năm canh
Vua cả loài gà Đêm vắng trời thanh
Cầm đầu bênh vực Gáy nghe lảnh lót..
Tác giả thay lời con gà trống để tự giới thiệu về nó : Công việc của gà là giữ nhà
“Cai quản tại gia”, về vị trí : Nó là “vua cả loài gà”, đức tính tốt của gà trống là chăm
chỉ, chịu đựng cực khổ “Tánh hay chịu cực”, “Thức cả năm canh”,...
Gà là loài vật rất gần gũi với đời sống chúng ta, nhất là những người dân ở thôn
quê. Họ không cần dùng đồng hồ mà chỉ căn cứ vào tiếng gà gáy là biết được giờ giấc
để làm việc, sinh hoạt. Thuở xa xưa, cha ông ta chưa biết đến đồng hồ hiện đại như
ngày nay, thì gà chính là loại đồng hồ sinh học thông báo giờ giấc cho con người trong
mọi hoạt động.
Chính bởi sự gần gũi ấy, mà chú gà đã đi vào đồng dao một cách rất đường
hoàng, tự nhiên. Trong cặp mắt trẻ thơ, gà là loài vật rất đáng yêu, chúng hiền lành,
chăm chỉ và hữu ích. Gà như một người bạn, người thân của trẻ. Đối với chúng, trẻ
luôn có tình cảm trân trọng, thương mến.
Tiếng gáy của gà đánh thức giấc ngủ trẻ thơ, báo hiệu cho các em phải thức dậy
để đi học, đi làm,...Tiếng gáy ấy dần đi vào tiềm thức của trẻ, và như một phản xạ
không cần điều kiện : Hễ nghe tiếng gà gáy là trẻ thức dậy. Tiếng gáy trong trẻo ấy

17
đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ nhỏ (nói riêng), của con
người (nói chung), đặc biệt là người dân ở nông thôn.
Bài đồng dao đó thể hiện tình cảm đẹp đở, ham thiết của các tả: giả doing dao
đối với chú gà trống đẹp đẽ, hữu dụng. Họ dành cho gà những lời khen tặng rất đẹp:
“cai quản”, “vua”, “cầm đầu”,...Tất cả đã thể hiện sự trân trọng rất lớn của tác giả đổi
với chú gà trống.
2. Kế đến là những bài đồng dao thể hiện sự hiểu biết của trẻ về giới động
vật nói chung, bao gồm rất nhiều loài. Nó không dừng lại ở một loài vật đơn lẻ nữa
mà lần lượt rất nhiều loài động vật được hiện ra. Bằng sự quan sát của mình, trẻ đã
từng bước miêu tả từng đặc điểm của mỗi loài vật, sau đó gọi tên chúng :
“Tiếng kêu rủ rỉ Rắn rắn rợ rợ
Là tiếng chim chài Là con chim công
Nói một nói hai Đỏ mỏ xanh lông
Là con sáo chợ Là con chim chợ...”

Thế giới động vật được hiện ra muôn màu, muôn vẻ, từ rất nhiều góc độ, điểm
nhìn, và được miêu tả trên nhiều phương diện :Chim chài được nhận ra dựa vào đặc
điểm tiếng kêu “rủ rỉ”, đến con sáo thì lại dựa trên tính chất lời nói không thành thật
của nó “nói một nói hai”, đến chim công lại được miêu tả dựa trên đặc điểm bộ lông
“rắn rắn rợ rợ”, đến chim chả thì lại dựa trên đặc điểm đội mỏ “đỏ” và bộ lông “xanh”
đẹp đẽ,... Tất cả những đặc điểm riêng biệt, nổi bật của các loài đã được dùng làm căn
cứ để gọi ra tên của chúng. Điều này thể hiện óc quan sát khá tinh tường của tác giả.
Để miêu tả về giới chim chóc, tác giả đồng dao không căn cứ vào một công thức chung
nào mà dựa trên tất cả các phương diện : tiếng hót, bộ lông, cặp mỏ, màu sắc lông,...và
lựa chọn ở mỗi loài những phương diện đặc trưng nhất để làm dấu hiệu nhận biết.
3. Không chỉ dừng lại ở mức độ quan sát và miêu tả, càng về sau sự quan sát
của trẻ càng trở nên tinh tế và sâu sắc. Trong khi miêu tả từng con vật, tác giả còn
đan xen, cài đặt vào đó sự thể hiện tình cảm của trẻ đối với chúng :
“Hư hư chưng chúng Một trăm bánh giầy
Chụng vững cho lâu Một bầy heo lang
Một con trâu nằm Một sàng bánh ú...”

Bài đồng dao thể hiện sự trân trọng giá trị của con trâu thông qua sự đối sánh với
những vật có giá trị khác như : Một con trâu tương đương với : Một trăm bánh giấy,
một bầy heo lang, một sàng bánh ú,...Trong quan niệm của người dân Việt Nam thì
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Chính vì thế, mà họ luôn có ý thức tôn trọng và bảo vệ
con vật hiền lành, chăm chỉ, “ăn giả làm thật” này.
Từ ngàn xưa, con trâu đã gắn liền với đời sống của người nông dân Việt Nam, Nó
cũng làm, cùng ăn với họ :
“Trâu ơi, ta bảo tàu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
18
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa trổ bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.

Hình ảnh chú trâu từ lâu đã đi vào tiềm thức mỗi chúng ta. Nó như một người bạn
trung thành, chịu khó. Và cũng rất tự nhiên, nó đi vào đồng dao với những câu thơ
trong trẻo, ngọt ngào, thể hiện tình cảm yêu thương của trẻ đối với trâu.
Trên những cánh đồng làng xanh ngát, trẻ cùng trâu lao động, trò chuyện. Đã biết
bao lần trẻ thủ thỉ cùng trâu những lời tâm sự, những lời khuyên răn đằm thắm : “Trâu
ơi, ta bảo trâu này”. Tiếng “ơi” rất ngọt ngào trẻ đã dành cho trâu thể hiện tình cảm yêu
quý và trân trọng nó. Không chỉ dừng lại ở sự yêu thương đơn thuần, cao hơn nữa trẻ
còn bộc lộ sự cảm thông, chia sẻ đối với con vật hiền lành này :
“Ở với nhà giàu Đến giờ nó nghỉ
Cực đà hết sức Lên bờ ngồi thở
Hai mươi nó gặt Hết mệt xuống ăn
Hai bốn nó cày Trời sanh con trâu
Cày qua một ngày Cần lao cực khổ...”

Bóc đi lớp vỏ bọc giản dị bên ngoài những bài đồng dao, ta sẽ tìm ra được những ý
nghĩa xã hội ấn đằng sau nó. Như chúng tôi đã nói ngay từ đầu, đồng dao không chỉ là
do trẻ em tự sáng tác, mà một bộ phận rất lớn những bài đồng dao do người lớn sáng
tác dành cho các em. Do đó, có thể hiểu rằng lồng trong nội dung những bài đồng dao
ngoài sự ngây thơ, giản dị nhằm mục đích phục vụ cho trẻ nhỏ, nó còn ẩn chứa trong
đó cả những suy nghĩ, tình cảm của nhân dân. Ví như kiếp sống của con trâu trong bài
đồng dao nói trên, nó rất gần với kiếp sống khổ cực, lầm than của con người trong thời
đại lúc bấy giờ.
Những bài đồng dạo với ngôn ngữ giản dị, giọng điệu trong sáng, nhưng nội dụng
thì vô cùng phong phú, hấp dẫn. Nó ẩn chứa trong đó những tình cảm thật đẹp đẽ, thói
quen, sở thích của nhân dân ta. Nó mở ra cho ta một con đường để tiếp cận truyền
thống văn hóa của dân tộc.
4. Từ những hiểu biết về mối quan hệ giữa các loài vật, tác giả dân gian đã
nảy ra ước mơ chế ngự được các con vật khó thuần phục :

“Ta mang sợ chỉ lan rừng


Mà trói con hổ, hổ đừng quấy ta
Ta mang dây chão về nhà
Mà trói con kiến, kiến ra đường nào”.
Người nông dân trong bài đồng dao này đã ước mơ có thể lên rừng bắt hổ, chế ngự
nó “trói” nó, để nó không quấy phá mùa màng và cuộc sống an lành của ông ta : “Mà
trói con hổ, hổ đừng quấy ta”,...

19
Từ khát vọng chế ngự loài kiến nhỏ bé, đến loài hổ hung hãn là một bước chuyển
biến khá lớn lao trong ý thức của người xưa. Nó được chuyển tải vào các bài đồng dao
để trẻ em hát, trẻ em diễn xướng. Từ đó, nó sẽ góp phần giáo dục trẻ ước
mơ chế ngự được tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ cho đời sống con người. Đây
là bước nền tảng để hình thành cho các em những khát vọng đẹp đẽ, lớn lao trong
tương lai.
Trẻ em là những mầm non của đất nước, là tương lai của Tổ quốc mai sau. Chính vì
lẽ đó mà đồng dao càng chứng tỏ vai trò to lớn của nó trong việc hun đúc tâm hồn trẻ
thơ. Trẻ yêu đồng dao qua những hình ảnh cây cỏ, hoa lá, các loài động vật trong thiên
nhiên. Và qua đó, trẻ bộc lộ những hiểu biết, những ước mơ giản dị và tràn đầy ý nghĩa
của mình : Đó là ước mơ về một cuộc sống thân thiện, gần gũi cho
muôn loài. Qua động dao, người lớn hiểu được răng trẻ nhỏ đang cần gi?, và muốn gi?
Đồng thời, nhờ có đồng dao, người lớn sẽ có thêm một phương tiện vô cùng hiệu quả
và hữu dụng để giáo dục trẻ nhỏ.
5. Với óc quan sát tinh tường, sự thông minh, lém lỉnh, trẻ nhỏ đã hoản đổi
một vài đặc điểm, tính chất của các loài động vật tạo ra sự nghịch lí, phi logic,
nhưng tràn đầy lí thú :
“Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Quả hồng màng nuốt bà lão tám mươi...”

Theo logic thông thường thì rắn rết là loài ăn thịt ếch, nhái, hùm ăn thịt lợn. bà lão
ăn quả hồng mòng,... Nhưng cái logic ấy lại được trẻ thay đổi một cách ngộ nghĩnh, hài
hước : “Ếch cắn cổ rắn”, “Hùm nằm cho lợn liếm lộng”, “Quả hồng mông nuốt bà
lão”,...
Sự nghịch lí này, dường như được khai thác và tận dụng triệt để trong đồng dao. Nó
tạo cho đồng dao một màu sắc riêng, vô cùng lí thủ! Bóc đi những lớp vỏ
Sự nghịch lí này, dường như được khai thác và tận dụng triệt để trong đồng dao. Nó
tạo cho đồng dạo một màu sắc riêng, vô cùng lí thủ! Bóc đi những lớp vỏ nghịch lí ấy,
ta thấy được nhận thức tinh tế của các tác giả dân gian về giới tự nhiên.

20

You might also like