You are on page 1of 157

KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ

BỘ MÔN MÁY SAU THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN

Bài giảng

AutoCAD (207117)
(Tài liệu sử dụng nội bộ)

Bieân soaïn: ThS. Nguyeãn Haûi Ñaêng

TP.HCM - 2015
2015
Bài giảng AutoCAD

Lời nói đầu

Mục đích của bài giảng AutoCAD 2012 là giúp cho người học có thể ứng dụng được phần mềm
vào việc thực hiện các bản vẽ kỹ thuật.
Bài giảng được biên soạn theo từng trình đơn trong AutoCAD 2012. Các lệnh được bố trí từ đơn
giản đến phức tạp. Các bài tập được soạn sau các lệnh đã trình bày, giúp sinh viên có cái nhìn cơ bản về sử
dụng các lệnh này.
Bài giảng gồm 2 phần:
Phần 2D gồm 7 chương:
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Các lệnh vẽ hình
- Chương 3: Các lệnh hiệu chỉnh
- Chương 4: Hatch – Text
- Chương 5: Phương pháp vẽ hình chiếu vuông góc
- Chương 6: Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo
- Chương 7: Liên kết và nhúng đối tượng
Phần 3D gồm 7 chương:
- Chương 8: Giới thiệu về các mô hình 3D
- Chương 9: Hệ trục tọa độ
- Chương 10: Xây dựng mô hình Surface
- Chương 11: Xây dựng mô hình Solid
- Chương 12: Hiệu chỉnh mô hình Solid
- Chương 13: Tạo bản vẽ 2D từ mô hình 3D Solid
- Chương 14: Trình diễn mô hình.
Bài giảng này được biên soạn cho các sinh viên thuộc khoa Cơ Khí, trường Đại học Nông Lâm, và
các bạn sinh viên quan tâm đến môn AutoCAD.
Môn AutoCAD cho sinh viên khoa Cơ khí, đại học Nông Lâm gồm 15 tiết lý thuyết và 30 tiết thực
hành. Môn học đòi hỏi sinh viên phải thực hành thường xuyên để nắm được các kỹ năng vẽ. Nếu thực hiện
đầy đủ các bài tập đã cho trong bài giảng, sinh viên có thể sử dụng AutoCAD một cách thành thạo, tạo điều
kiện thuận lợi cho công việc sau này. Các bài tập được cho trong bài giảng nhằm mục đích giúp sinh viên
nắm được các lệnh của AutoCAD. Khi thực hành trên lớp giảng viên sẽ cho các bài tập thực hành trong
lĩnh vực cơ khí, giúp sinh viên có thể ứng dụng được AutoCAD vào thực tế các ngành cơ khí.
Vì thời gian và trình độ còn hạn hẹp, nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong các bạn sinh
viên và bạn đọc góp ý để bài giảng được hoàn thiện.
Mọi ý kiến nhận xét, phê bình, góp ý xin gởi về địa chỉ:
ThS. Nguyễn Hải Đăng, Bộ môn Máy Sau thu hoạch và chế biến
Khoa Cơ Khí – Công Nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM
DĐ: 0908341115.
Email: dangnh@hcmuaf.edu.vn mailto:sbvldhnl2013@gmail.com

ii
2015
Bài giảng AutoCAD

Mục lục
Lời nói đầu ................................................................................................................................................... ii
Mục lục........................................................................................................................................................ iii
Phần 2D .........................................................................................................................................................7
Chương 1 .......................................................................................................................................................8
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................................8
1.1. Giới thiệu:......................................................................................................................................8
1.2. Khởi động AutoCAD: ...................................................................................................................8
1.3. Màn hình đồ họa ............................................................................................................................8
1.4. Các thiết lập khi vẽ ......................................................................................................................12
1.5. Các cách gọi lệnh – Chọn đối tượng ...........................................................................................15
1.6. Layer và các thiết lập...................................................................................................................16
1.7. Lệnh Line và các hệ trục độ tọa trong AutoCAD ........................................................................17
1.8. Các hệ trục tọa độ trong AutoCAD: ............................................................................................18
1.9. Bài tập thực hành .........................................................................................................................18
Chương 2 .....................................................................................................................................................21
CÁC LỆNH VẼ HÌNH ................................................................................................................................21
2.1. Polygon........................................................................................................................................21
2.2. Rectange ......................................................................................................................................21
2.3. Circle ...........................................................................................................................................22
2.4. Dimension Styles và Ghi kích thước ...........................................................................................22
2.5. Trim: Xén một đối tượng được chọn ...........................................................................................25
2.6. Bài tập thực hành lệnh Polygon – Rectange – Circle ..................................................................25
2.7. Xline ............................................................................................................................................26
2.8. Chế độ AutoTrack .......................................................................................................................27
2.9. Object snap ..................................................................................................................................29
2.10. Bài tập thực hành Xline – AutoTrack – Object snap ...............................................................30
2.11. Arc: ..........................................................................................................................................32
2.12. Polyline (Pline): .......................................................................................................................33
2.13. Bài tập thực hành: Arc – Pline ................................................................................................34
2.14. Ellipse ......................................................................................................................................36
2.15. Spline:......................................................................................................................................37
2.16. Vẽ Point ...................................................................................................................................38
2.17. Bài tập thực hành: Các lệnh vẽ ................................................................................................39
Chương 3 .....................................................................................................................................................42
CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH .........................................................................................................................42
3.1. Move: ..........................................................................................................................................42
3.2. Rotate ..........................................................................................................................................42
3.3. Copy ............................................................................................................................................42

iii
2015
Bài giảng AutoCAD
3.4. Array ........................................................................................................................................... 43
3.5. Offset .......................................................................................................................................... 45
3.6. Mirror ......................................................................................................................................... 46
3.7. Bài tập thực hành: Move, Copy, Array, Offset, Mirror .............................................................. 46
3.8. Extend ......................................................................................................................................... 48
3.9. Stretch ......................................................................................................................................... 48
3.10. Scale ....................................................................................................................................... 49
3.11. Chamfer .................................................................................................................................. 49
3.12. Fillet........................................................................................................................................ 50
3.13. Break....................................................................................................................................... 50
3.14. Break at point.......................................................................................................................... 51
3.15. Join ......................................................................................................................................... 51
3.16. Bài tập thực hành .................................................................................................................... 51
Chương 4 .................................................................................................................................................... 53
HATCH – TEXT ........................................................................................................................................ 53
4.1. Text ............................................................................................................................................. 53
4.2. Hatch........................................................................................................................................... 54
4.3. Bài tập thực hành ........................................................................................................................ 56
Chương 5 .................................................................................................................................................... 57
PHƯƠNG PHÁP VẼ CÁC HÌNH CHIẾU ................................................................................................ 57
5.1. Sử dụng lệnh Xline, Ray để vẽ các đường hình chiếu .................................................................... 57
5.2. Sử dụng lệnh Offset tạo các đường hình chiếu: .............................................................................. 57
5.3. Sử dụng phương pháp lọc điểm (Point Filters) ............................................................................... 58
5.4. Kết hợp chế độ vẽ ORTHO và OSNAP để vẽ các đường gióng..................................................... 58
5.5. Vẽ góc lượn, bo tròn và cung chuyển tiếp cho hình chiếu .............................................................. 59
5.6. Vẽ hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần ...................................................................................... 59
5.7. Bài tập thực hành ............................................................................................................................ 60
Chương 6 .................................................................................................................................................... 62
PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO ....................................................................................... 62
6.1 Các lệnh vẽ hình chiếu vuông góc đều: ........................................................................................... 62
6.2. Ví dụ vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều: ................................................................................... 64
6.3. Bài tập thực hành ............................................................................................................................ 67
Chương 7 .................................................................................................................................................... 69
LIÊN KẾT VÀ NHÚNG ĐỐI TƯỢNG ..................................................................................................... 69
7.1 Lệnh Cutclip .................................................................................................................................... 69
7.2 Lệnh Copyclip.................................................................................................................................. 69
7.3 Lệnh Copylink ................................................................................................................................. 69
7.4 Lệnh Pasteclip .................................................................................................................................. 70
7.5 Lệnh Pastespec................................................................................................................................. 70
7.6. Lệnh Image ..................................................................................................................................... 70
iv
2015
Bài giảng AutoCAD
7.7. Lệnh Insertobj ..................................................................................................................................71
Phần 3D .......................................................................................................................................................73
Chương 8 .....................................................................................................................................................74
GIỚI THIỆU VỀ CÁC MÔ HÌNH 3D ........................................................................................................74
8.1. Giới thiệu các dạng mô hình 3D ......................................................................................................74
8.2. Môi trường làm việc (Workpace) ....................................................................................................74
8.3. Thiết lập hướng quan sát 3D............................................................................................................75
8.4. Điều khiển biểu tượng hệ trục tọa độ...............................................................................................76
8.5. Các chế độ truy bắt điểm 3D ...........................................................................................................76
8.6. Các cách nhập tọa độ 3D .................................................................................................................76
8.7. Quan sát mô hình 3D bằng lệnh 3D orbit ........................................................................................76
8.8. Các dạng hiển thị của mô hình: Visual styles. .................................................................................77
Chương 9 .....................................................................................................................................................79
HỆ TRỤC TỌA ĐỘ ....................................................................................................................................79
9.1. Tác dụng, tầm quan trọng của hệ trục tọa độ ...................................................................................79
9.2. Thiết lập hệ trục tọa độ ....................................................................................................................79
9.3. Bài tập thực hành .............................................................................................................................80
Chương 10 ...................................................................................................................................................82
XÂY DỰNG MÔ HÌNH SURFACE ..........................................................................................................82
10.1. Mô hình 2.5 chiều ..........................................................................................................................82
10.2. Mô hình Surface ............................................................................................................................83
10.3. Bài tập thực hành ...........................................................................................................................87
Chương 11 ...................................................................................................................................................89
XÂY DỰNG MÔ HÌNH SOLID ................................................................................................................89
11.1. Mô hình Solid và ứng dụng ...........................................................................................................89
11.2. Trình tự tạo khối rắn phức tạp .......................................................................................................89
11.3. Các khối rắn cơ sở .........................................................................................................................89
11.4. Các phép đại số Boole ...................................................................................................................94
11.5. Các lệnh hỗ trợ xây dựng khối Solid .............................................................................................96
11.6. Bài tập thực hành .........................................................................................................................104
Chương 12 .................................................................................................................................................111
HIỆU CHỈNH KHỐI SOLID ....................................................................................................................111
12.1. Các lệnh hiệu chỉnh khối rắn .......................................................................................................111
12.2. Các lệnh về phép biến hình 3D ....................................................................................................117
12.3. Bài tập thực hành .........................................................................................................................120
Chương 13 .................................................................................................................................................123
TẠO BẢN VẼ 2D TỪ MÔ HÌNH 3D SOLID..........................................................................................123
13.1. Các vấn đề cần biết khi tạo bản vẽ 2D.........................................................................................123
13.2. Tạo hình chiếu bằng lệnh Solprof ................................................................................................124
13.3. Tạo hình chiếu bằng lệnh Solview, Soldraw ...............................................................................132
v
2015
Bài giảng AutoCAD
13.4. Hướng dẫn tạo hình chiếu, hình cắt 1/4 ...................................................................................... 136
13.5. Bài tập thực hành ........................................................................................................................ 137
Chương 14 ................................................................................................................................................ 140
TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH ......................................................................................................................... 140
14.1. Gán vật liệu cho vật thể .............................................................................................................. 140
14.2. Thiết lập các nguồn sáng............................................................................................................. 141
14.3. Thiết lập máy quay (camera) ...................................................................................................... 143
14.4. Thiết lập môi trường trình diễn ................................................................................................... 144
14.5. Trình diễn mô hình bằng lệnh render .......................................................................................... 145
Bài tập thực hành số 01 ............................................................................................................................ 148
Bài tâp thực hành số 02 ............................................................................................................................ 151
Bài tập thực hành số 03 ............................................................................................................................ 153
Bài tập thực hành số 04 ............................................................................................................................ 156

vi
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Phần 2D

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 7 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu:
Trong thời đại ngày nay, việc vẽ kỹ thuật bằng tay không còn phổ biến nữa (không có năng
suất). Việc ứng dụng máy tính để vẽ kỹ thuật là một điều tất yếu (tăng năng suất vẽ, tính linh hoạt,
trao đổi thông tin dễ dàng trong nhóm thiết kế).
CAD là chữ viết tắt của Computer – Aided Design hoặc Computer – Aided Drafting có nghĩa
là phần mềm trợ giúp thiết kế hoặc vẽ bằng máy tính. Sử dụng các phần mềm CAD ta có thể vẽ
các bản vẽ thiết kế 2 chiều, thiết kế mô hình ba chiều, tính toán kết cấu bằng phương pháp phần
tử hữu hạn.
Các phần mềm CAD có đặc điểm nổi bật là:
- Chính xác.
- Năng suất cao nhờ các lệnh sao chép.
- Dễ dàng trao đổi dữ liệuvới các phần mềm khác.
AutoCAD là một phần mềm không thể thiếu trong các lĩnh vực có liên quan đến Vẽ kỹ thuật:
Cơ khí – Xây dựng – Kiến trúc – Điện – Môi trường – Địa chính...
Chính vì khả năng ứng dụng rộng rãi mà AutoCAD trở nên phổ biến nhất Việt Nam hiện
nay so với những phần mềm vẽ kỹ thuật khác vì: giá rẻ, đa năng, thân thiện, dễ sử dụng.
AutoCAD được nghiên cứu và phát triển bởi hãng AutoDesk, là một trong những phần
mềm Vẽ kỹ thuật ra đời sớm nhất. (1986).
Qua quá trình phát triển không ngừng, AutoCAD đã có nhiều phiên bản:
+ R1…R14 => Thế hệ thứ nhất.
+ 2000, 2002,…,2006 => Thế hệ thứ hai.
+ 2007…2009 => Thế hệ thứ ba.
+ 2010…2012 => Thế hệ thứ tư. => Một sự cải tiến vượt bậc.
AutoCAD 2012 ra đời vào năm 2011, với những tính năng mạnh mẽ, giúp các nhà thiết kế
làm việc có hiệu quả hơn, sự quản lý chặt chẽ bởi các ràng buộc, một thư viện mới về vật liệu mà
những thông số về vật liệu đó có thể thay đổi dễ dàng theo các tiêu chuẩn…
1.2. Khởi động AutoCAD:
Để khởi động AutoCAD2012 ta chọn biểu tượng và nhấp đúp phím trái chuột.
Nếu không có biểu tượng này ta vào Start/Program và gọi AutoCAD2012.

1.3. Màn hình đồ họa


Trong AutoCAD 2012 có 4 môi trường làm việc: 2D Drafting & Annotation, 3D Modeling,
3D Basics; AutoCAD Classic
Đối với môi trường 2D Drafting & Annotation, 3D Modeling và môi trường 3D Basics
thanh công cụ được đưa ra ngoài, không sử dụng Pulldown menu. Giúp người dùng có cái nhìn
trực quan hơn về công việc sẽ làm. Các nút lệnh có chú thích kèm theo, có hình ảnh minh hoạ, dễ
dàng hơn cho người mới bắt đầu làm quen với AutoCAD.
Đối với những người đã từng sử dụng AutoCAD của những phiên bản trước, việc sử dụng
AutoCAD 2012 sẽ trở nên khó khăn do giao diện mới, do biết được điều này mà AutoDesk tạo
thêm một môi trường nữa, đó là: AutoCAD Classic. Giao diện này hoàn toàn giống với những
phiên bản trước đây, với pulldown menu, với công cụ vẽ được bố trí trên thanh công cụ… Và quan
trọng hơn cả là những tính năng mới như Parametric, MeshModeling,… đã được cập nhật thêm
vào.
Khi ta chọn File: Acadiso.dwt, màn hình làm việc của AutoCAD sẽ được thể hiện như sau:

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 8 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

1 2 3 4

6. Cursor 5. Graphic Area

7. UCS icon

8. Command Line

1. Biểu tượng của ứng dụng:


Chứa các lệnh New (Tạo bản vẽ mới); Open
(Mở file bản vẽ đã có); Save (Lưu bản vẽ);
Save As (Lưa bản vẽ như là 1 file khác);
Export (Xuất ra các dạng khác); Publish ();
Print (In bản vẽ); Drawing Utilities (); Close
(Đóng bản vẽ hiện hành). Bên gốc phải là các
file đã mở gần đây. Options (Các tùy chọn)
và Exit AutoCAD thoát chương trình
AutoCAD

2. Quick Access toolbar:

Chứa các lệnh như trong phím biểu tượng của chương trình. Cộng thêm các lệnh Undo (hủy bỏ
lệnh vừa thực hiện); Redo (); Workpace: Dùng để chọn các môi trường vẽ.
3. Thanh tiêu đề:
Hiện thị tên file đang thực hiện, đường dẫn lưu của file.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 9 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

4. Ribbon
Chứa các công cụ, lệnh để thực hiện thao tác vẽ. Tùy vào môi trường đang vẽ mà sẽ có
những Ribbon khác nhau. Phần sau sẽ giới thiệu về các Ribbon của môi trường làm việc:
Drafting & Annotation

Tab Home: Chứa các lệnh cơ bản để thực hiện vẽ 2D. Bao gồm các panel: Draw chứa các lệnh
để vẽ, Modify: Các lệnh để hiệu chỉnh, Layer: Tạo và quản lý các lớp, Annotation: Các lệnh ghi
kích thước, chữ cho bản vẽ. Block: Tạo và chèn block, Properties: Các tính chất của đối tượng,
Group: , Utilities: Các công cụ tính toán trong CAD, Clipboard: Các lệnh cắt dán trong
clipboard.

Tab Insert: Chứa các tính chất về block, tham khảo ngoài của bản vẽ.

Tab Annotate: Các công cụ ghi kích thước, chỉ dẫn, bảng biểu,…

Tab Parametric: Các tính chất ràng buộc đối tượng trong CAD

Tab View: Chứa các công cụ dùng để quan sát đối tượng.

Tab Manage:

Tab Output: Các công cụ để xuất bản vẽ.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 10 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Tab Plug-ins

Tab Online:

Tab Express Tools:

5. Graphic Area (Vùng đồ họa)


Vùng đồ họa là vùng ta thể hiện bản vẽ. Màu màn hình đồ họa được định bởi trang Display của
hộp thoại Options, ô Window Elements (Lệnh Options).
6. Cursor:
Hai sợi tóc theo phương trục X và trục Y giao nhau tại 1 điểm. Tọa độ điểm giao nhau thể hiện ở
cuối màn hình. Chiều dài hai sợi tóc được định bởi trang Display của hộp thoại Options, ô
Crosshair size.
7. UCS icon:
Biểu tượng hệ toạ độ của người sử dụng (User Coordinate System Icon) nằm ở phía góc trái ở
cuối màn hình. Ta có thể mở hoặc tắt biểu tượng này bằng lệnh UCSicon.
8. Command Line:
Dòng lệnh có ít nhất 2 dòng phía dưới màn hình đồ hoạ. Đây là nơi nhập lệnh hoặc
hiển thị các dòng nhắc của máy (còn gọi là dòng nhắc Prompt line). Vùng này là vùng mà
ta trực tiếp đối thoại với máy.

9. Status bar:
Dòng trạng thái AutoCAD 2012 nằm phía dưới vùng đồ hoạ. Tại đây hiển thị các
trạng thái: giá trị tọa độ (Coordinate values), các trạng thái vẽ (Drawing tools): (INFER,
SNAP, GRID, ORTHO, POLAR, OSNAP, 3DOSNAP, OTRACK, DUCS, DYN, LWT, TPY,
QP, SC), xem nhanh tính chất đối tượng, Model, Layout,… Để điều khiển các trạng thái
này ta nhấp phím trái chuột vào biểu tượng trạng thái hoặc dùng phím chức năng. Status
line có thể thể hiện ở dạng Icon, hoặc dạng tên Status, ta chuyển đổi bằng cách Right click
vào các Status chọn hoặc bỏ dấu check ở dòng Use Icons.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 11 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Dạng Icon:

Dạng tên Status:

1.4. Các thiết lập khi vẽ


Khi bắt đầu thực hiện một bản vẽ ta luôn thực hiện các bước chuẩn bị như: tỷ lệ bản vẽ
(Scale), định đơn vị (Units), giới hạn bản vẽ (Limit và Zoom All), tạo lớp (Layer), gán màu và dạng
đường cho lớp (Color và Linetype), định tỷ lệ dạng đường (Ltscale), các biến kích thước
(Dimvariables), kiểu chữ (Text Style), bảng tên v.v…
Để giảm bớt thời gian chuẩn bị cho một bản vẽ, tất cả các bước trên ta thực hiện một lần
và ghi lại trong một thư mục bản vẽ gọi là bản vẽ mẫu (Template Drawing). Trong AutoCAD 2012
có sẵn các bản vẽ mẫu theo ANSI (Tiêu chuẩn Mỹ), DIN (Tiêu chuẩn Đức), JIS (Tiêu chuẩn Nhật
Bản), ISO (Tiêu chuẩn quốc tế).
1.4.1 Tạo bản vẽ mới (Lệnh New):
Pull- down menu Screen menu Type in Toolbars
File/New File/New New hoặc Ctr+N Standard
Command: New.
Xuất hiện hộp thoại: Select Template.
Chọn acadiso.dwt.
Khi chọn acadiso.dwt thì đơn vị vẽ là
mm.

1.4.2 Định giới hạn bản vẽ (Lệnh Drawing Limits):


Pull- down menu Screen menu Type in Toolbars
Format/Drawing Limits FORMAT/ Limits Limits
Lệnh Limits xác định kích thước vùng đồ họa bằng cách định các điểm gốc trái phía dưới
(Lower Left Corner) và gốc phải phía trên (Upper Right Corner) bằng tọa độ X,Y.
Command: '_limits.
Reset Model space limits:
Specify lower left corner or [ON/OFF] <0.0000,0.0000>: 0,0.
Specify upper right corner <420.0000,297.0000>:.
Các chọn lựa:
- ON: Không cho phép vẽ ra ngoài vùng giới hạn bản vẽ đã định. Nếu ta vẽ ra ngoài giới
hạn sẽ xuất hiện dòng nhắc ‘**Outside limits’.
- OFF: Cho phép vẽ ra ngoài vùng giới hạn đã định.
- Lower left corner: Gốc dưới phía trái.
- Upper right corner: Gốc phải phía trên.
1.4.3 Định đơn vị bản vẽ (Lệnh Units):

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 12 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Pull- down menu Screen menu Type in Toolbars
Format/Units… Format/Ddunits Units hay Ddunits
Command: Units .
Xuất hiện hộp thoại DrawingUnits.
Lệnh Units định đơn vị dài và đơn vị góc cho bản vẽ hiện hành. Theo tiêu chuẩn Việt Nam
Length nên chọn Decimal và Angle nên chọn Decimal degrees. Cấp chính xác (Precision) chọn 0.
Hướng góc âm cùng chiều kim đồng hồ. Nếu không chọn thì chiều dương của góc là ngược
chiều kim đồng hồ.
Direction …: Chọn đường chuẩn và hướng đo góc, khi chọn sẽ xuất hiện hộp thoại
Direction Control.

1.4.4 Định đơn vị, tỷ lệ bản vẽ và không gian vẽ: (Lệnh Mvsetup)
Lệnh MVSETUP dùng để thiết lập trong không gian mô hình và không gian phẳng. Sử
dụng lệnh này ta có thể định đơn vị, tỷ lệ và giới hạn bản vẽ và chèn đường viền vào bản vẽ… Đây
là một chương trình được viết bằng ngôn ngữ AutoLisp.
Command: mvsetup.
Initializing...
Enable paper space? [No/Yes] <Y>:
Enter units type [Scientific/ Decimal/ Engineering/ Architectural/ Metric]: M  (Chọn hệ
đơn vị thập phân).
Enter the scale factor: Gõ vào tỷ lệ
muốn chọn  (Chỉ cần gõ vào mẫu số,
AutoCAD ngầm hiểu tử số là 1).
Enter the paper width: Gõ vào chiều
rộng bản vẽ .
Enter the paper height: Gõ vào chiều
cao bản vẽ .
AutoCAD sẽ xuất hiện một bản vẽ có
khung bản vẽ hình chữ nhật bao quanh giới hạn
bản vẽ.
Tùy vào tỷ lệ bản vẽ, định các biến Ltscale (Tỷ lệ dạng đường), Dimscale (Tỷ lệ dạng
đường kích thước) tương ứng. Sau đó vẽ khung tên cho bản vẽ.
1.4.5 Lệnh Ortho:
Lệnh Ortho thiết lập chế độ vẽ line theo phương X và Y.
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 13 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Ortho F8 hoặc Ctrl+L

Command: Ortho .
Enter mode [ON/OFF] <OFF>: Chọn lựa chọn.
1.4.6 Thiết lập môi trường vẽ (Lệnh Options):
Pull- down menu Screen menu Type in
Tools/options Tools/Options Options
Khi màn hình thực hiện lệnh Options xuất hiện hộp thoại Options và nhiều lựa chọn khác
nhau. Sau đây giới thiệu một số thiết lập môi trường vẽ.
Trang Dislay:
+ Để thay đổi màu, font chữ của màn hình đồ hoạ ta chọn nút color hoặc font, khi đó sẽ
xuất hiện các hộp thoại tương ứng.
+ Thay đổi độ dài hai sợi tóc theo phương X, Y ta điều chỉnh thanh trượt Crosshair size.
+ Điều chỉnh độ phân giải màn hình tại ô Display resolution.

Trang Open and save:


Save as: Chọn phiên bản AutoCAD để lưu bản vẽ.
Automatic save: Máy tự động save lại sau thời gian tự chọn.
Trang User Preferences:
Chọn hoặc không chọn hiển thị Shortcut menu trên đồ hoạ bằng cách chọn vào ô shortcut
menu in drawing area.
Chọn Right click Customization để qui định chuột phải.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 14 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Trang Drafting:
➢ Các lựa chọn tại cột Autosnap settings:
+ Marker: Mở hoặc tắt khung hình ký hiệu điểm truy bắt.
+ Magnet: Mở hoặc tắt chế độ Magnet.
+ Display AutoSnap Tooltip: Kiểm tra sự hiển thị của chú giải công cụ AutoSnap.
+ Display AutoSnap Aperture Box: Kiểm tra sự hiển thị của ô vuông bắt điểm
(AutoSnap Aperture Box).
➢ AutoSnap Marker Color: Chỉ định màu cho AutoSnap Marker.
➢ AutoSnap Marker size: Gán kích thước khi hiển thị cho AutoSnap Marker.
➢ Aperture size: Gán độ lớn của ô vuông truy bắt.

Trang Selection:
Điều chỉnh độ lớn nhỏ của con chạy bằng cách kéo thanh trượt Pickbox size.
Thay đổi độ lớn và màu của Grid tại cửa sổ Grid.
1.5. Các cách gọi lệnh – Chọn đối tượng
1.5.1. Cách gọi lệnh:
Ta có ba cách gọi lệnh:
1. Type in: Nhập lệnh từ bàn phím
2. Pull- down: Nhập lệnh từ Sub – menu.
3. Toolbars: Nhập lệnh từ biểu tượng
4. Screen menu: Nhập lệnh từ danh mục màn hình
1.5.2. Cách chọn đối tượng
✓ Pickbox
Sử dụng ô chọn, mỗi lần ta chỉ chọn được 1 đối tượng. Tại dòng nhắc “Select object”
xuất hiện ô vuông, kéo đối tượng này giao với đối tượng cần chọn và nhấp chuột trái.
✓ Auto
Tại dòng nhắc “Select object” ta chọn hai điểm để xác định khung cửa sổ. Nếu điểm
đầu tiên bên trái, điểm thứ hai bên phải thì những đối tượng nào nằm trong khung cửa sổ
mới được chọn (tương tự cách chọn Window). Nếu điểm đầu tiên bên phải, điểm thứ hai
bên trái thì những đối tượng nào nằm trong và giao với khung cửa sổ sẽ được chọn (tương
tự cách chọn Crossing Window).

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 15 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Auto (Window) Auto (Crossing)

✓ Window
Sử dụng khung cửa sổ để lựa chọn đối tượng. Tại dòng nhắc “Select object” ta nhập
W. Chọn 2 điểm P1 và P2 để xác định khung cửa sổ, những đối tượng nào nằm trong
khung cửa sổ sẽ được chọn.
✓ Crossing Window
Sử dụng cửa sổ cắt để chọn đối tượng. Tại dòng nhắc “Select object” ta nhập C.
Chọn 2 điểm P1 và P2 để xác định khung cửa sổ, những đối tượng nào nằm trong hoặc
giaovới khung cửa sổ sẽ được chọn.

Window Crossing Window


✓ Fence
Lựa chọn này cho phép định các điểm để tạo một đường cắt bao gồm nhiều phân
đoạn, đối tượng nào giao với đường cắt này sẽ được chọn. Tại dòng nhắc “Select object”
ta nhập F.
1.6. Layer và các thiết lập
1.6.1. Khái niệm về Layer
Trong bản vẽ AutoCAD, các đối tượng có cùng chức năng
sẽ được nhóm thành một lớp layer, layer là một mặt phẳng trong
suốt chứa các đối tượng có cùng chức năng, dùng để tổ chức và
quản lý chúng trong bản vẽ .

Ta có thế gán layer các tính chất sau


Tên Lớp: name; Dạng đường: linetype; Màu: color; Chiều rộng nét: lineweight
✓ Ý nghĩa của việc tạo layer:
Khi tạo layer sẽ cho chúng ta in một cách dễ dàng bởi khi ta gán một layer nó đã có đầy đủ các
tính năng để khi in một bản vẽ nếu quản lý tốt về layer cho ta thấy được tính thẩm mỹ của bản vẽ

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 16 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
và tác phong làm việc của người thiết kế, trong một bản vẽ việc tạo nhiều layer sẽ làm cho việc
thiết kế các chi tiết phức tạp sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
1.6.2. Sử dụng Layer trong bản vẽ
✓ Tạo và gán tính chất cho lớp
• Cách Gọi Lệnh:
− Command: la
− Format\ Layer

Hộp thoại Layer Propeties Maneger


✓ Các Trạng Thái Của Lớp
Tắt\ mở (OFF \ ON): Khi một lớp được tắt thì các đối tượng nằm trên lớp đó không hiện lên màn
hình. Các đối tượng của lớp được tắt vẫn có thể được chọn nếu như tại dòng nhắc “Select objects.”
của lệnh hiệu chỉnh (Erase, Move, Copy…) ta dùng lựa chọn All để chọn đối tượng.
Đóng băng\ tan băng (Freeze\ Thaw): Các đối tượng của lớp đóng băng không xuất hiện trên
màn hình và ta không thể hiệu chỉnh các đối tượng này kể cả lựa chọn All. Lớp hiện hành không
thể đóng băng.
Khóa và mở khóa (Lock\ Unlock): đối tượng của lớp bị khóa sẽ không hiệu chỉnh được, tuy
nhiên ta vẫn thấy trên màn hình và có thể in chúng được. Ta không thể chuyển các đối tượng sang
lớp bị khóa.
1.7. Lệnh Line và các hệ trục độ tọa trong AutoCAD
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/Draw panel/ Line Draw/ Line Line hay L Draw
Dòng lệnh:
❖ Command: line
❖ Specify first point: Chọn điểm đầu đường thẳng
❖ Specify next point or [Undo]: Chọn điểm tiếp theo của đường thẳng.
❖ Specify next point or [Undo]: Chọn điểm tiếp theo hoặc enter để kết thúc lệnh
❖ Specify next point or [Close/Undo](khi đã vẽ được trên ba điểm): chọn hoặc gõ
điểm tiếp theo.
➢ Gõ U để: Hủy bỏ phân đoạn vừa vẽ.
➢ Gõ C để: Đóng kín biên dạng bằng đường thẳng.
- Lưu ý: Nếu đang dùng chế độ Dynamic Input: ta có thể dùng phím “Tab” để có thể
nhập trực tiếp tọa độ của điểm trên màn hình.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 17 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

1.8.Các hệ trục tọa độ trong AutoCAD:


✓ Hệ toạ độ Đềcác
Hệ toạ độ Đềcác được sử dụng phổ biến trong toán và đồ hoạ, xác định vị trí của các hình hình
học trong mặt phẳng hoặc không gian ba chiều. Trong AutoCAD, khi ta dùng hệ toạ độ Đềcác,
để nhập toạ độ vào bản vẽ thì ta nhập các giá trị số của hoành độ, tung độ nếu ta đang vẽ hai
chiều (2D) và thêm cao độ nếu ta vẽ thiết kế ba chiều (3D).
✓ Hệ toạ độ cực
Toạ độ cực được sử dụng để định vị trí 1 điểm trong mặt phẳng XY. Toạ độ cực chỉ định
khoảng cách 1 điểm so với gốc toạ độ (0,0) và góc so với đường chuẩn (trục X hoặc Y) tuỳ ta
thiết lập.
Để nhập toạ độ cực ta nhập khoảng cách và góc được cách nhau bởi dấu bé hơn <.

Hệ trục tọa độ Decac tuyệt đối Hệ trục tọa độ cực tuyệt đối

Hệ trục tọa độ Decac tương đối Hệ trục tọa độ cực tương đối

1.9. Bài tập thực hành


Bài 1.1.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 18 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

a/ b/ c/

d/ e/ f/
Bài 1.2.

a/ b/ c/
Bài 1.3.

a/ b/ c/

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 19 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

d/ e/ f/

g/ h/ i/

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 20 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Chương 2
CÁC LỆNH VẼ HÌNH
2.1. Polygon
Công dụng: Dùng để vẽ hình đa giác đều.
Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Draw panel/ Rectange drop Draw/ Polygon Polygon hay Pol Draw
down/ Polygon
Command: Polygon .
Command: _polygon Enter number of sides <4>: Nhập số cạnh
Specify center of polygon or [Edge]: Chọn một điểm hoặc nhấn “E” nếu vẽ theo cạnh.
+ Nếu một điểm ta có:
Enter an option [Inscribed in circle/Circumscribed about circle] <I>: Nhập “I” Khi biết bán
kính đường tròn nội tiếp đa giác đều đang vẽ hoặc nhập “C” khi biết đường kính đường tròn
ngoại tiếp đa giác đang vẽ
Specify radius of circle: Nhập bán kính đường tròn ngoại tiếp.
+ Nếu nhấn “E” ta có:
Specify first endpoint of edge: Chọn điểm thứ nhất của cạnh
Specify second endpoint of edge: Chọn điểm thứ hai để xác định cạnh.

2.2. Rectange
Công dụng: dùng để vẽ hình chữ nhật.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Draw panel/ Rectangle Draw/ Rectangle Rectangle hay Rec Draw
drop down/ Rectangle
Command: rectang .
Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: Chọn điểm gốc
thứ nhất (first conner) của hình chữ nhật
Specify other corner point or [Dimensions]: Chọn điểm gốc thứ 2 (others conner)của hình chữ
nhật.
Các lựa chọn:
Tại dòng nhắc: Specify first corner point or Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]
Gõ C (Chamfer) để: vát 4 đỉnh hình chữ nhật.
Gõ F (Fillet) để: Bo tròn 4 đỉnh của hình chữ nhật.
Gõ E (Elevation): Định cao độ của hình chữ nhật.
Gõ T (Thickness): Định độ dày của hình chữ nhật.
Gõ W (Width): Định chiều dài nét vẽ cạnh của hình chữ nhật.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 21 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

2.3. Circle
Công dụng: dùng để vẽ hình tròn.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/Draw panel/ Circle drop Draw/ Circle/ Circle hay C Draw
down/ Chọn cách vẽ Chọn cách vẽ
❖ Command: C (hay Circle) .
❖ Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Chọn tâm đường tròn hay
chọn các lựa chọn.
❖ Specify radius of circle or (Diameter): Nhập bán kính đường tròn hoặc Nhập D để nhập
đường kính.
❖ Các chọn lựa:
• 3P: Vẽ đường tròn qua ba điểm.
• 2P: Vẽ đường tròn qua 2 điểm.
• Ttr: Vẽ đường tròn qua 2 điểm tiếp tuyến và bán kính.
• Tan, tan, tan: Vẽ đường tròn qua 3 điểm tiếp tuyến.

2.4. Dimension Styles và Ghi kích thước


2.4.1. Các thành phần kích thước
Một kích thước được ghi bất kỳ bao gồm các thành phần chủ yếu sau đây:

Các thành phần kích thước


Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 22 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
1/ Dimension line (Đường kích thước): Được giới hạn bởi hai mũi tên hai ở hai đầu.
2/ Extension line (Đường dóng): Thông thường đường dóng là các đường thẳng vuông góc với
đối tượng được ghi kích thước.
3/ Dimension text (Chữ số kích thước): Chữ số kích thước là độ lớn của đối tượng được ghi
kích thước.
4/ Arrowheads (Mũi tên, gạch chéo): Ký hiệu hai đầu của một đường kích thước, thông thường
là mũi tên, dấu nghiêng hay dấu chấm.
2.4.2. Tạo kiểu Dimension Styles
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Anotation panel/ Format/ D Format
Dimension
Anotation drop down/ hoặc Styles

Hộp thoại Dimension Style Manager Tạo kiểu kích thước mới
- Set Current: Đặt kiểu kích thước làm kiểu hiện hành.
- New: Tạo kiểu kích thước mới, Khi chọn sẽ xuất hiện hộp thoại Create New
Dimension Style.
- Modify: Hiểu chỉnh kiểu kích thước
- Override:
- Compare:
Ta nhấn vào nút “Continue” Trong hộp thoại Create New Dimension Style sẽ xuất
hiện bảng hộp thoại: New Dimension Styles:

+ Tab Lines: gán các biến liên quan đến sự xuất hiện và kiểu dáng của đường kích thước,
đường gióng, đường tâm.
+ Tab Symbols and arrows: gán các biến liên quan đến sự xuất hiện và kiểu dáng của mũi
tên, dấu tâm.
+ Tab Text: gán các biến liên quan đến chữ số kích thước.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 23 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
+ Tab Fit: gán các lựa chọn chi phối Autocad định vị trí đường kích thước, đường gióng
và chữ số kích thước.Ngoài ra còn định tỷ lệ cho toàn bộ các biến của kiểu kích thước.
+ Primary Units: gán dạng và độ chính xác cho đơn vị kích thước góc và chiều dài.
+ Alternate Units: gán dạng và độ chính xác của hệ thống thay đổi đơn vị (giữa inch và
milimeter).
+ Tolerances: gán giá trị và độ chính xác cho dung sai kích thước.
Cuối cùng ta chọn OK và đóng hộp thoại Dimension Style Manager.
2.4.3. Các lệnh ghi kích thước:

Các lệnh ghi và hiệu chỉnh kích thước AutoCAD 2012 có thể nằm ở Home tab/ Annotation
panel/ Linear drop down (Multileader drop down); hoặc nằm ở Annotate tab/ Dimension panel
(Leaders panel) hoặc nằm trong danh mục kéo xuống Dimension.
Kiểu Diễn giải
Ghi kích thước thẳng nằm ngang, thẳng đứng và nghiêng.

Đường kích thước song song với kích thước cần ghi.

Đo chiều dài cung

Ghi toạ độ một điểm.

Ghi kích thước bán kính.

Ghi bán kính

Ghi kích thước đường kính.

Ghi kích thước góc.

Ghi chuỗi kích thước song song

Ghi chuỗi kích thước nối tiếp

Tạo khoảng cách giữa các đường kích thước song song bằng nhau, cũng có thể tạo
các đường kích thước thẳng hoặc góc trở nên nối tiếp bằng cách nhập giá trị bằng 0.
Cắt một phần kích thước.
Ghi chú thích theo đường dẫn.
Ghi dung sai và vị trí.
Ghi dấu tâm
Thêm hoặc bỏ thông tin kiểm tra cho kích thước được chọn.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 24 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Thêm hoặc bỏ một đường gấp khúc của kích thước thẳng
2.5. Trim: Xén một đối tượng được chọn
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/Trim and Modify/ Trim Trim hay Tr Modify
Extend drop down/ Trim
Dòng lệnh:
❖ Command: Trim .
❖ Select objects or <select all>: Chọn đối tượng giới hạn
và nhấn enter.
❖ Select object to trim or shift-select to extend or [Fence/
Crossing/ Project/ Edge/ eRase/ Undo]: Chọn phần bỏ đi
❖ Select object to trim or shift-select to extend or [Fence/
Crossing/ Project/ Edge/ eRase/ Undo]: Chọn phần bỏ đi.
2.6. Bài tập thực hành lệnh Polygon – Rectange – Circle
Bài 2.1.

a/ b/ c/

d/ e/ f/
Bài 2.2.

a/ b/ c/ d/
Bài 2.3.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 25 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

a/ b/ c/

d/ e/ f/

g/ h/ i/

j/ k/ l/
2.7.Xline
Công dụng: vẽ đường dựng hình là đường thẳng có độ dài vô hạn.
Cách gọi lệnh

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 26 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Ribbon Menu Command Toolbars


Draw/ Construction Xline hay Xl Draw
Home tab/ Draw panel/ /
line
Construction Line
Dòng lệnh:
❖ Command: xline
❖ Specify a point or [Hor/Ver/Ang/Bisect/Offset]: Chọn 1 điểm hoặc chọn các lựa chọn.
❖ Specify through point: Chọn điểm xline đi qua.
❖ Specify through point: Chọn điểm xline đi qua hoặc enter để kết thúc lệnh.
Các chọn lựa:
❖ Specify a point or [Hor/Ver/Ang/Bisect/Offset]: Lựa chọn mặc định dùng để xác định điểm
thứ nhất mà X Line sẽ đi qua. Tại dòng nhắc ‘Specify through point:’ xuất hiện sau đó có
thể chọn thêm một điểm bất kỳ hoặc dùng các phương thức truy bắt điểm.
- Hor: Tạo xline nằm ngang
- Ver: Tạo xline thẳng đứng
- Ang: Tạo xline hợp với đường trục x 1 góc.
Reference/<Enter angle ()>: Nhập góc hoặc lựa chọn R để lựa chọn đường tham chiếu.
Nếu ta đáp R tại dòng nhắc
* Select a line object: Chọn đường tham chiếu.
* Enter Angle: Chọn góc với đường tham chiếu.
* Specify through point: Chọn điểm đi qua của xline
- Bisect: Tạo X Line đi qua phân giác một góc xác định bởi ba điểm. Điểm đầu tiên xác
định đỉnh của góc, hai điểm sau xác định góc.
- Offset: Tạo X Line song song với một đường có sẵn (tương tự lệnh Offset):
Offset distance or through: Nhập khoảng cách hay chọn T.
Select a line object: Chọn đối tượng mà X Line sẽ song song.
Side to Offset: X Line nằm về phía nào của đối tượng được chọn.
Select a line object: Tiếp tục chọn đối hoặc Enter để kết thúc lệnh.

2.8. Chế độ AutoTrack


AutoTrack giúp bạn vẽ các đối tượng theo góc chỉ định hoặc trong sự quan hệ với các đối
tượng khác. Khi bạn mở chế độ AutoTrack thì các đường dẫn hướng tạm thời giúp bạn tạo các đối
tượng theo vị trí và góc chính xác. AutoTrack bao gồm hai lựa chọn: dò tìm theo góc (Polar; Polar
tracking) và dò tìm theo điểm truy bắt (Otrack – object snap tracking). Bạn có thể tắt hoặc mở
AutoTrack bằng cách chọn nút Polar và Otrack trên thanh trạng thái. Otrack làm việc trong sự kết
hợp với các phương thức bắt điểm. Bạn cần phải gán các phương thức bắt điểm trước khi bạn có
thể dò vết từ các truy bắt điểm của đối tượng. Việc gán ô vuông Autosnap kiểm tra vị trí nào của
con chạy sẽ xuất hiện các đường dẫn hướng..
1. Dò tìm theo góc (POLAR)
Sử dụng Polar để dò vết con chạy dọc theo đường dẫn hướng tạm thời được xác định bởi
các góc cực liên quan đến dòng nhắc lệnh “Specify first point” và Specify next point or [Undo]”.
Bạn có thể sử dụng Polar đối với Arc, Circle, Line hoặc các lệnh hiệu chỉnh như Copy và Move.
Để tắt mở chế độ Polar ta nhấn phím F10 hoặc chọn nút Polar ở dòng trạng thái.
Bạn có thể sử dụng POLAR để nhập tọa độ điểm theo số gia góc cực (Increment angle):
90; 60; 45; 30; 22,5; 18; 15; 10 và 5 độ hoặc bạn có thể chỉ định giá trị số gia bất kỳ.
Vì khi mở chế độ ORTHO tương đương với số gia góc là 90o; do đó bạn không thể đồng
thời mở chế độ ORTHO cùng với POLAR. AutoCAD sẽ tự động tắt POLAR khi bạn mở chế độ
ORTHO.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 27 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
2. Thay đổi chế độ gán POLAR.
Theo mặc định POLAR được gán với số gia góc là 90o; tương đương với chế độ ORTHO
được mở. Bạn có thể thay đổi số gia góc cực và gán số gia tại vị trí con chạy bắt điểm dọc theo
đường dẫn hướng khi POLAR và chế độ SNAP được mở.
Bạn còn có thể thay đổi trục đo chuẩn của góc cực. Góc cực tuyệt đối được đo theo trục X
và Y của UCS hiện hành. Đo góc cực tương đối dựa trên góc cực của trục X và Y theo đoạn thẳng
cuối cùng được tạo (hoặc đoạn thẳng giữa hai điểm cuối cùng được tạo) trong thời gian đang thực
hiện lệnh. Nếu bạn bắt đầu vẽ đoạn thẳng tại điểm cuối, điểm giữa, hoặc điểm gần đối tượng nhất
của một đoạn thẳng nào đó thì góc cực sẽ tương đối so với đoạn thẳng này. Chú ý khi sử dụng
AutoTrack thì phải mở đồng thời các chế độ: POLAR; OSNAP; và OTRACK trên dòng trạng thái.
Trình tự thay đổi gán góc cực:
- Từ Tools menu chọn Drafting Settings….
- Trên trang Polar Tracking của hộp thoại Drafting Settings chọn ô Polar Tracking On
để mở chế độ Polar.
- Tại danh sách Increment Angle chọn số gia góc cực.
- Nếu bạn muốn tạo thêm một số gia khác với danh sách thì bạn chọn nút Additional
Angles để làm xuất hiện ô soạn thảo hoặc chọn nút New để nhập thêm số gia góc cực.
- Tại Polar Angle Measurement chọn phương pháp đo:
o Absolute (tuyệt đối): dựa trên trục X và Y của UCS hiện hành.
o Relative (tương đối): lấy đoạn thẳng vừa tạo làm đường chuẩn để đo góc. Nếu điểm
đầu tiên “Specify first point”, của đoạn thẳng bạn sắp tạo là điểm cuối; điểm giữa; hoặc một điểm
nằm trên một đoạn thẳng nào đó thì góc được đo theo đoạn thẳng này.
- Chọn nút OK.
Để thêm số gia góc cực mới vào ta có thể sử dụng biến POLARADDANG.
Có thể gọi hộp thoại Drafting Settings bằng cách thực hiện lệnh Dsettings hoặc Shortcut
menu bằng cách rê con trỏ nút POLAR trên dòng trạng thái và nhấp nút phải của chuột, trên menu
này chọn Settings…
3. Nhập góc cực bất kỳ
Bạn có thể nhập góc cực bất kỳ khi chỉ định một điểm. Khi đó, tại dòng nhắc nhập
điểm bạn nhập giá trị góc nghiêng sau dấu <.
4. Dò vết theo điểm truy bắt (OTRACK)
Sử dụng OTRACK để dò vết dọc theo đường dẫn hướng, mà đường này dựa theo
các điểm của đối tượng đã có mà ta truy bắt.
Ví dụ bạn có thể chọn một điểm dọc theo đường dẫn dựa trên điểm cuối, điểm giữa
hoặc giao điểm giữa các đối tượng.
Mở chế độ OTRACK.
- Mở chế độ truy bắt thường trú (Lệnh Osnap) và gán các truy bắt thường trú là END,
INT, MID…
- Nhấp phím F11 hoặc chọn nút OTRACK trên dòng trạng thái để mở chế độ dò tìm.
Sử dụng OTRACK
- Bắt đầu lệnh vẽ (bạn có thể sử dụng đối với các lệnh hiệu chỉnh như Copy và Move).
- Di chuyển con chạy ngang qua điểm truy bắt của một đối tượng nào đó và ta không
nên chọn truy bắt điểm này.
- Tại điểm được bắt mục tiêu (acquired points) hiển thị dấu (+). Sau khi bạn bắt mục tiêu
một điểm thì các đường dẫn hướng nằm ngang thẳng đứng và nghiêng một góc bằng bội số của số
gia góc cực hiện hành và lấy điểm mà con chạy vừa đi ngang qua làm tâm cực.
5. Thay đổi việc thiết lập OTRACK
Theo mặc định OTRACK được gán theo các đường dẫn hướng vuông góc với 0, 90, 180,
270 độ từ điểm được bắt mục tiêu.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 28 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Trình tự thay đổi giá trịn gán OTRACK.
- Từ Tools menu ta chọn Drafting Settings…
- Trên trang Polar Tracking của hộp thoại Drafting Settings, trong phần Object Snap
Tracking Settings, ta chọn một trong các lựa chọn sau đây:
o Track Orthogonally Only: Hiển thị chỉ đường dẫn hướng nằm ngang và thẳng đứng từ
điểm đã bắt mục tiêu.
o Track Using All Polar Angle Settings: Áp dụng các giá trị gán của polar tracking cho
dò vết theo điểm truy bắt. Ví dụ bạn tracking hiển thị số gia là 30o.
- Chọn nút OK.
6. Các mẹo vặt khi sử dụng AutoTrack
- Sử dụng các phương thức bắt điểm PERpendicular; ENDpoint, và MIDpoint với
OTRACK để vẽ các đường vuông góc từ các điểm cuối và các điểm giữa của đối tượng.
- Sử dụng các phương thức bắt điểm TANgent và ENDpoint với OTRACK để vẽ các đường
tiếp xúc với cá điểm cuối cung.
- Sử dụng OTRACK với phương thức bắt điểm TT (Temporary Tracking points). Một dấu
+ sẽ xuất hiện tại điểm này. Khi bạn di chuyển con chạy theo đường dẫn hướng, AutoTrack hiển
thị tọa đội tương đối so với điểm tạm thời. Để gỡ bỏ điểm này ta kéo con chạy đi ngang qua điểm
+ một lần nữa.
Sau khi bạn bắt mục tiêu là một điểm truy bắt đối tượng sử dụng khoảng cách trục tiếp chỉ
định điểm có khoảng cách chính xác dọc theo đường dẫn hướng từ điểm truy bắt đối tượng đã
được bắt mục tiêu. Chỉ định tại dòng nhắc điểm, chọn đối tượng, di chuyển con chạy để hiển thị
đường dẫn hướng, sau đó nhập khoảng cách tại dòng nhắc lệnh.
Để quản lý điểm bắt làm mục tiêu ta sử dụng các lựa chọn của mục Automatic và Sift to
Acquire được gán trên Drafting của hộp thoại Options. Điểm bắt làm mục tiêu là mặc định. Khi
làm việc với vùng bản vẽ có nhiều đối tượng ta nên sử dụng phím SHIFT để tạm thời tắt lựa chọn
này.
2.9. Object snap

2.9.1. Chế Độ Truy Bắt Điểm Tạm Trú


Cách 1: Dùng tổ hợp phím SHIFT + Right Click để xuất hiện sub – menu truy bắt điểm:
Một số phương thức truy bắt điểm trên đối tượng thường
dùng:
CENter: Điểm tâm
ENDpoint: Điểm cuối
MIDpoint: Điểm giữa
INTersection: Điểm Giao
QUAdrant: Điểm phần tư đường tròn
PERpendicular: Điểm vuông góc
TANgent: Điểm tiếp tuyến
Mid Between 2 Points: Điểm giữa của 2 điểm

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 29 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Cách 2: Nhấn lệnh tắt: 3 chữ đầu của truy bắt
điểm.
2.9.2. Chế độ truy bắt điểm thường trú
Để mặc định chế độ truy bắt điểm thường
trú ta vào Tool/ Drafting Settings/ Chọn tab
Object Snap, hoặc bấm phím phải chuột vào
ô OSNAP, chọn Settings. Xuất hiện hộp
thoại Drafting Settings, ở tab Object Snap,
ta đánh dấu vào các chế độ truy bắt điểm
thường dùng.

Hình 2.2 Hộp thoại truy bắt điểm


2.10. Bài tập thực hành Xline – AutoTrack – Object snap
Bài 2.4.

a/ b/

c/ d/
Bài 2.5.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 30 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

a/ b/ c/

d/ e/

f/

h/

g/

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 31 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

i/ j/

k/
2.11. Arc:
Công dụng: dùng để vẽ cung tròn.
Cách gọi lệnh:
Dùng để vẽ cung tròn, để vẽ được cung tròn bạn phải kết hợp giữa: center, endpoint, start point,
radius, angle, chord length, and direction values.
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Draw panel/Arc drop Draw/ Arc/ Các Arc hay A Draw
down/ Chọn các phương thức vẽ phương thức vẽ

Specify start pointof arc or [Center]: Xác định điểm đầu của cung, hoặc nhấn C để chọn điểm
tâm để vẽ cung hoặc nhấn “Enter” để vẽ cung tiếp tuyến với: Line, Arc hoặc Polyline.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 32 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
- Nếu ta chọn điểm đầu:
Specify second point of arc or [Center/End]:
+ Nếu chọn điểm thứ 2:
Specify end point of arc: Chọn điểm cuối của cung.
+ Nếu nhấn “C”:
Specify center point of arc: Chọn điểm tâm của cung.
Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: Chọn điểm cuối hoặc nhấn “A”
để nhập góc ở tâm, nhấn “L” để chọn chiều dài dây cung.
+ Nếu nhấn “E”:
Specify end point of arc: Chọn điểm cuối của cung.
Specify center point of arc or [Angle/Direction/Radius]: Chọn điểm tâm hoặc
nhấn “A” để nhập góc ở tâm, nhấn “D” để chọn hướng tiếp tuyến, nhấn “R” để nhập bán kính.
- Nếu ta nhấn “C”:
Specify center point of arc: Chọn điểm tâm của cung.
Specify start point of arc: Chọn điểm đầu của cung.
Specify end point of arc or [Angle/chord Length]: Chọn điểm cuối của cung hoặc
nhấn “A” để nhập góc ở tâm, nhấn “L” để nhập chiều dài dây cung.
- Nếu nhấn “Enter” để vẽ cung tiếp tuyến với Line, Arc hoặc Polyline:
Specify end point of arc: Chọn điểm cuối của Cung.
2.12. Polyline (Pline):
Công dụng:
Lệnh Pline thực hiện nhiều chức năng hơn lệnh Line. Lệnh Pline có 3 đặc điểm nổi bật sau:
1/ Lệnh Pline tạo các đối tượng có chiều rộng Width, còn Line thì không.
2/ Các phân đoạn Pline liên kết thành đối tượng duy nhất, còn Line các phân đoạn là các
đối tượng đơn.
3/ Lệnh Pline tạo nên các phân đoạn và các đoạn thẳng hay cung tròn Arc.
Lệnh Pline có thể vừa vẽ các phân đoạn là đoạn thẳng và cung tròn là sự kết hợp giữa lệnh
Line và Arc.
Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Draw panel/Pline Draw/ Pline Pline hay Pl Draw
Dòng lệnh
Command:pline.
❖ Specify start point: Chọn điểm đầu.
❖ Current line-width is 0.0000
❖ Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Chọn điểm tiếp theo hoặc chọn
các lựa chọn.
❖ Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Chọn điểm tiếp theo
hoặc chọn các lựa chọn.
1/ Chế độ vẽ đoạn thẳng:
Các chọn lựa:
Close: Đóng Pline bởi một đoạn thẳng.
Halfwidth: Định nửa chiều rộng phân đoạn sắp vẽ:
* Starting Halfwidth<>: Định nữa chiều dày đầu phân đoạn
* Ending Halfwidth<>: Định nữa chiều dày cuối phân đoạn.
Length: Vẽ tiếp một phân đoạn có phương chiều như đoạn thẳng trước đó.
Undo: Hủy bỏ phân đoạn vừa vẽ.
Width: Định chiều rộng phân đoạn sắp vẽ (thao tác tươn ng tự lệnh Half Width).
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 33 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
2/ Chế độ vẽ cung tròn:
Các chọn lựa:
Specify endpoint of arc or
[Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/Radius/Second pt/Undo/Width]:
Halfwidth, Width, Undo: Tương tự như chế độ vẽ đoạn thẳng.
Angle: Tương tự lệnh ARC khi ta nhập A sẽ có dòng nhắc.
* Included angle: Nhập giá trị góc ở tâm.
* Center/Radius/<endpoint>: Chọn điểm cuối, tâm hoặc bán kính.
Center:Tương tự như lệnh ARC khi nhập CE sẽ có dòng nhắc:
* Center point: Nhập tọa độ tâm.
* Angle/Length/<End point>:
Close: Đóng Pline bởi một cung tròn.
Direction: Định hướng của đường tiếp tuyến với điểm đầu tiên của cung. Khi ta nhập D sẽ
xuất hiện dòng nhắc:
* Direction From Starting Point: Nhập góc hay chọn hướng.
* End point: Nhập tọa độ điểm cuối.
Radius: Xác định bán kính cong của cung, khi ta đáp R sẽ xuất hiện dòng nhắc:
* Radius: Nhập giá trị bán kính.
* Angle/<End Point>: Nhập điểm cuối.
Second pt: Nhập toạ độ điểm thứ hai và điểm cuối để có thể xác định cung tròn đi qua 3
điểm. Khi ta đáp S sẽ có dòng nhắc:
* Second point: Nhập điểm thứ hai.
* End Point: Nhập điểm cuối.
Line: Trở về chế độ vẽ đoạn thẳng.Specify endpoint of arc or
[Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/Radius/Secondpt/Undo/Width]: Nếu tại
dòng nhắc vẽ cung của đa tuyến ta nhập tọa độ điểm cuối (hay chọn, truy bắt điểm) thì ta sẽ có
một cung tròn tiếp xúc với phân đoạn trước đó.
2.13. Bài tập thực hành: Arc – Pline

Bài 2.7.

a/ b/ c/

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 34 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

d/ e/ f/
Bài 2.8.

a/ b/

c/ d/

e/

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 35 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

f/ g/
2.14. Ellipse
Công dụng: dùng để vẽ Elip
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Draw panel/ Ellipse drop Draw/ Ellipse/ Cách Ellipse hay El Draw
down/ Chọn cách vẽ Ellipse vẽ Ellipse
Dòng lệnh
Có Hai Cách Để Vẽ Elip
❖ Cách 1: Vẽ theo tâm Elip
• Specify axis endpoint of ellipse or [ arc/center]: C.
• specify center of axis: Nhập điểm tâm elip
• specify endpoint of axis: Nhập nữa trục 1 của elip.
• specify distance to other axis or [rotation ]: Nhập chiều di nữa trục còn lại.
❖ Cách 2: Vẽ theo trục elip.
• Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/Center]: Chọn 1 điểm của trục elip.
• Specify other endpoint of axis: Chọn điểm thứ 2 của trục elip
• Specify distance to other axis or [Rotation]: Nhập chiều di nữa trục cịn lại.
❖ Vẽ Cung ellipse:
• Command: Ellipse .
• Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/Center]: a.
• Specify axis endpoint of elliptical arc or [Center]: Nhập tọa độ hoặc chọn điểm
cuối 1 của trục thứ nhất.
• Specify other endpoint of axis: Nhập tọa độ hoặc chọn điểm cuối 2 của trục thứ
nhất.
• Specify distance to other axis or [Rotation]: Khoảng cách nửa trục thứ hai.
• Specify start angle or [Parameter]: Chọn điểm 1 hay nhập giá trị góc - đây là góc
giữa trục ta vừa định với đường thẳng từ tâm đến điểm đầu cung.
• Specify end angle or [Parameter/Included angle]: Chọn điểm 1 hay nhập giá trị
góc - đây là góc giữa trục ta vừa định với đường thẳng từ tâm đến điểm cuối cung.
Chú ý: Nếu chế độ Snap đang ở trạng thái Isometric thì lệnh ellipse có thêm lựa chọn
Isocircle cho phép ta vẽ đường tròn trong hình chiếu trục đo (biến thành Ellipse).

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 36 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

2.15. Spline:
✓ Công dụng:
Lệnh Spline dùng để vẽ đường cong NURBS
(Non Unifom Rational Bezier Spline). Lệnh Spline có
thể tạo các đường cong đặc biệt như: Arc, Circle,
Ellipse… Fit point
Đường Spline này khác với Pline Spline
(đường Spline tạo từ đa tuyến Pline với lựa chọn
Spline của lệnh Pedit). Đường Spline sẽ đi qua tất cả Control Vertice
các điểm mà ta chọn, còn đường Pline Spline được
kéo về các đỉnh đa tuyến. Do đó, ta dùng lệnh Spline
để tạo đường cong chính xác hơn Pline.
✓ Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Draw/ Spline/ Fit Spline hay Spl Draw
Home tab/ Draw panel/ /Spline Fit points hoặc Control
hay Spline CV Vertices
✓ Dòng lệnh
Tùy thuộc vào bạn tạo spline với fit points hoặc với control vertices mà dòng nhắc sẽ xuất
hiện:
Với Spline tạo với Fit points:
Specify first point or [Method/Degree/Object]:
Với Spline tạo với Control Vertices:
Specify first point or [Method/Knots/Object]:
First point: Xác định điểm đầu của Spline, nó có thể là là điểm Fit point hoặc Control point
phụ thuộc vào phương pháp vẽ hiện hành.
Method: Lựa chọn phương pháp để vẽ Spline, gõ F để vẽ Fit point, gõ CV để vẽ control
point.
Object: Chuyển 2D hoặc 3D polyline bậc 2 hoặc bậc 3 về spline tương đương.
Next point: Xác định điểm tiếp theo của Spline.
Undo: hủy bỏ đỉnh vừa vẽ.
Close: đóng spline.
Các lựa chọn cho Spline với Fit Points:
Knots: Chỉ định tham số nút, một trong những phương pháp xác định đường cong thành
phần giữa các fit points nơi mà spline được uốn.
Chord (or Chord-Length method): khoảng cách những nút kết nối mỗi đường cong
thành phần tỉ lệ thuận với mỗi cặp liên kết của các điểm phù hợp.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 37 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Square Root (or Centripetal method): khoảng cách những nút kết nối mỗi đường
cong thành phần tỉ lệ thuận với căn bậc hai của khoảng cách giữa hai điểm phù hợp.
Uniform (or Equidistant method): khoảng cách giữa các điểm nút bằng nhau bất kể
khoảng cách giữa các điểm phù hợp.
start Tangency: Xác định tiếp tuyến với điểm đầu của Spline.
end Tangency: Xác định tiếp tuyến với điểm cuối của Spline.
Tolerance: Xác định khoảng sai lệch của Spline so với điểm lựa chọn.

Các lựa chọn cho Spline với Fit Points:


Degree: Xác định bậc của Spline, tối đa là 10. Ví dụ bậc 1: đường thẳng, bậc 2: parabol, bậc
3 đường cong bậc 3,…
2.16. Vẽ Point
2.16.1. Lệnh Point
Công dụng: Dùng để vẽ điểm
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Draw panel/ / Point drop Draw/ Point/ Single point hay Point hay Po Draw
down/ Multiple points Multiple points
Specify a point: Nhập điểm cần vẽ.
2.16.2. Lệnh Divide:
Công dụng: Chia đối tượng thành các đoạn bằng nhau.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Draw panel/ / Divide Draw/ Point/ Divide Divide hay Div Draw
Dòng lệnh:
Command: divide.
Select object to divide: Chọn đối tượng cần chia.
Enter the number of segments or [Block]: Nhập số đoạn cần chia.

2.16.3. Lệnh Measure:


Công dụng: Chia đối tượng thành các đoạn có chiều dài bằng nhau.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Draw panel/ Measure Draw/ Point/ Measure hay Me Draw
Measure
Dòng lệnh:
Command: measure.
Select object to measure: Chọn đối tượng cần chia.
Specify length of segment or [Block]: Nhập chiều dài đoạn chia.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 38 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

2.16.4. Point Style: Hiệu chỉnh cách thể hiện điểm.


Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Utilities panel / Point Style Format/ Point Style Ddptyle
Dòng lệnh
Command: DDPTYPE
Xuất hiện hộp thoại Point Style. Ta
chọn hình dạng điểm cần hiển thị

2.17. Bài tập thực hành: Các lệnh vẽ


Bài 2.9

a/ b/ c/

d/ e/ f/

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 39 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Bài 2.10

a/ b/

c/ d/

e/ f/ g/

h/ i/
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 40 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

j/ k/

l/ m/

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 41 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Chương 3
CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH
3.1. Move:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ Move Modify/ Move Move hay M Modify
Dòng lệnh:
Command: Move .
Select Objects: Chọn đối tượng
Select Objects: Chọn tiếp đối tượng hoặc enter để kết thúc lựa chọn.
Base Point or displacement: Nhập điểm chuẩn
Second Point or displacement: Nhập điểm dời đi.

3.2. Rotate
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ Rotate Modify/ Rotate Rotate hay Ro Modify
Dòng lệnh:
Command: Rotate .
Select Objects: (Chọn đối tượng cần
quay) .
Select Objects: (Chọn đối tượng cần
quay hoặc  để chấm dứt chọn đối tượng).
Base Point: (Chọn điểm chuẩn để
quay).
<Rotation angle>/Preference: (Nhập
góc cần xoay).

3.3. Copy
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ Copy Modify/ Copy Copy hay Co, Cp Modify
Dòng lệnh:
Command: COPY
Select objects: (Chọn đối tượng cần Copy).
Select objects: (Chọn đối tượng cần copy hoặc  để chấm dứt chọn đối tượng)
Specify base point or [Displacement/mOde] <Displacement>: Chọn điểm chuẩn hoặc các
lựa chọn.
Specify second point or [Array] <use first point as displacement>: Chọn điểm đến hoặc
lựa chọn Array.
Specify second point or [Array/Exit/Undo] <Exit>: Chọn điểm tiếp theo hoặc lựa các lựa
chọn.
Các lựa chọn:
- Displacement: Định khoảng cách giữa 2 đối tượng copy.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 42 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
- mOde: Điều khiển chế độ lập lại
o Single: Tạo 1 đối tượng copy sau đó kết thúc lệnh.
o Multiple: Copy nhiều đối tượng.
- Array: Tạo dãy đối tượng Copy theo đường thẳng.
o Number of Items to Array: Số đối tượng copy, bao gồm cả đối tượng góc.
o Second Point: Định khoảng cách giữa 2 đối tượng tính từ điểm chuẩn.
o Fit: Định tổng khoảng cách array
- Exit:Thoát lệnh
- Undo: Hủy bỏ đối tượng vừa copy.
3.4.Array
3.4.1. Rectangular Array
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ Array Modify/ Array/ Arrayrect Modify
drop down Rectangular Array
Dòng lệnh:
Command: arrayrect
Select objects: Chọn đối tượng
Select objects: Chọn đối tượng hoặc nhấn Enter.
Specify opposite corner for number of items or [Base point/Angle/Count] <Count>: Chọn
một lựa chọn hoặc nhấn Enter.
Press Enter to accept or [ASsociative/ Base point/ Rows/ Columns/ Levels/ eXit] <eXit>:
Chọn một lựa chọn hoặc nhấn Enter.
Items: Xác định số lượng đối tượng Array. Sử dụng con trỏ chuột để xác định một điểm
từ đó xác định số lượng đối tượng array.
Count: Xác định số hàng và số cột.
Space Items: Sử dụng con trỏ chuột để xác định một điểm từ đó xác định khoảng cách
hàng và cột của các đối tượng array.
Spacing: Xác định khoảng cách hàng và cột.
Base point: Xác định điểm chuẩn cho đối tượng Array.
Key point: Với block array, xác định điểm chèn cho block.
Angle: Xác định góc của hàng array.
Associative: tạo ra block đối tượng (yes) hay các đối tượng độc lập (no).
Rows: số hàng và khoảng cách giữa các hàng.
Expression: xác định giá trị bằng cách sử dụng một công thức hoặc một phương
trình toán.
Total: tổng khoảng cách giữa hàng đầu và hàng cuối.
Columns: số cột và khoảng cách giữa các cột.
Levels: Số lớp và khoảng cách giữa các lớp.
Exit: Thoát lệnh.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 43 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
3.4.2. Path Array
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ Array Modify/ Array/ Path Arraypath Modify
drop down Array
Dòng lệnh
Command: arraypath.
Select objects: Chọn đối tượng
Select path curve: Chọn đường dẫn.
Enter number of items along path or [Orientation/Expression] <Orientation>: nhập số đối
tượng hoặc chọn các lựa chọn.
Specify base point or [Key point] <end of path curve>: Định điểm chuẩn hoặc chọn các lựa
chọn.
Specify direction to align with path or [2Points/Normal] <current>:Nhấn Enter hay chọn các
lựa chọn.
Specify the distance between items along path or [Divide/Total/Expression] <Divide evenly
along path>: Định khoảng cách hoặc chọn các lựa chọn.
Press Enter to accept or [ASsociative/Base point/Items/Rows/Levels/Align items/Z
direction/eXit]<eXit>: Nhấn Enter hay chọn các lựa chọn.
Path curve: chọn đối tượng làm đường dẫn, đối tượng này có thể là: line, polyline, 3D
polyline, spline, helix, arc, circle, hoặc ellipse.
Number of Items: nhập số lượng đối tượng.
Orientation: điều khiển các đối tượng được chọn là định hướng lại đường dẫn, trước khi
chuyển đến điểm đầu của đường dẫn.
2 points: xác định 2 điểm để xác định hướng của đường dẫn.
Normal: đối tượng được chọn là pháp tuyến với chiều ban đầu của đường dẫn.
Expression: xác định giá trị bằng cách sử dụng một công thức hoặc một phương trình toán.
Base point: định điểm chuẩn của Array.
Keypoint: Với block array, xác định điểm chèn cho block.
Distance Between Items: định khoảng cách giữa hai đối tượng.
Divide: chia đối tượng dọc theo chiều dài đường dẫn.
Total: Định khoảng cách giữa đối tượng đầu và cuối.
Associative: tạo ra block đối tượng (yes) hay các đối tượng độc lập (no).
Items: hiệu chỉnh số lượng đối tượng array.
Rows: chỉnh số hàng và khoảng cách và độ cao gia tăng giữa chúng.
Total: định khoảng cách giữa hàng đầu và hàng cuối.
Levels: định số lớp và khoảng cách giữa các lớp.
Align Items: Sắp xếp các đối tượng tiếp xúc với hướng đường dẫn.
Z Direction: điều khiển việc duy trì trục Z hoặc khoảng cách tự nhiên giữa đối tượng dọc
theo 1 đường dẫn 3D.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 44 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
3.4.3. Polar Array
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ Array Modify/ Array/ Polar Arraypolar Modify
drop down Array

Dòng lệnh:
Command: Arraypolar
Select objects: Chọn đối tượng cần array.
Specify center point of array or [Base point/ Axis of
rotation]: Xác định tâm array hoặc chọn các lựa chọn.
Enter number of items or [Angle between/ Expression]
<last count>: Xác định đối tượng array hoặc chọn các lựa chọn
Specify the angle to fill (+=ccw, -=cw) or [Expression]:
Nhập góc lắp đầy hoặc các lựa chọn.
Press Enter to accept or [ASsociative/ Base point/ Items/
Angle between/ Fill angle/ ROWs/ Levels/ ROTate items/
eXit]<eXit>: Nhấn Enter để kết thúc hoặc chọn các lựa chọn.

Center point: xác định tâm của polararray. Trục xoay là trục Z của UCS hiện hành.
Base point: định điểm chuẩn của Array.
Keypoint: Với block array, xác định điểm chèn cho block.
Axis of rotation: định trục xoay bằng cách định 2 điểm.
Items: định số lượng đối tượng array.
Expression: xác định giá trị bằng cách sử dụng một công thức hoặc một phương
trình toán
Angle Between: định góc giữa hai đối tượng
Fill Angle: định góc lắp đầy.
Associative: tạo ra block đối tượng (yes) hay các đối tượng độc lập (no).
Rows: chỉnh số hàng và khoảng cách và độ cao gia tăng giữa chúng.
Total: định khoảng cách giữa hàng đầu và hàng cuối.
Levels: định số lớp và khoảng cách giữa các lớp.
Rotate Items: quay đối tượng khi sao chép hay không?
3.5.Offset
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/Offset Modify/ Offset Offset hay O Modify
Dòng lệnh:
Command: OFFSET
Current settings: Erase source=No Layer=Source OFFSETGAPTYPE=0
Specify offset distance or [Through/Erase/Layer] <5.0000>: Xác định khoảng cách Offset hay
chọn các lựa chọn
Select object to offset or [Exit/Undo] <Exit>: Chọn đối tượng Offset hay chọn các lựa chọn.
Specify point on side to offset or [Exit/Multiple/Undo] <Exit>: Định điểm đặt đối tượng.
Các lựa chọn:

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 45 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
- Through: định điểm mà đối tượng offset
sẽ đi qua.
- Erase: Xóa đối tượng góc (Yes) hay
không (No)
- Layer: Chọn layer cho đối tượng tạo ra:
theo đối tượng gốc (Source);
hoặc theo layer hiện hành
(Current).
- Exit: Thoát lệnh Offset
- Multiple: Lập lại offset với khoảng cách hiện hành.
- Undo: Hủy bỏ đối tượng vừa tạo ra.
3.6. Mirror
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ Mirror Modify/ Mirror Mirror hay Mi Modify
Dòng lệnh:
Command: Mirror.
Select object: Chọn đối tượng đối
xứng
Select object: Chọn tiếp đối tượng
hoặc enter để kết thúc.
Specify first point of mirror line:
Chọn điểm đầu của trục đối xứng.
Specify second point of mirror line:
Chọn điểm thứ 2 của trục đối xứng.
Delete source object ? (Yes , No)
<N>: Xóa đối tượng mẫu hay
không?
3.7. Bài tập thực hành: Move, Copy, Array, Offset, Mirror
Bài 3.1.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 46 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
a/ b/

c/ d/ e/

f/
Bài 3.2.

a/ b/

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 47 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

c/ d/

f/
3.8.Extend
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/Trim and Modify/ Extend Extend hay Ex Modify
Extend drop down/ Extend
Dòng lệnh:
Command: Extend .
Select objects or <select all>: Chọn đối tượng giới hạn cần kéo đến.
Select object to extend or shift-select to trim or[Fence/Crossing/Project/Edge/Undo]: Chọn
phần cần kéo dãn ra..

3.9. Stretch
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ Stretch Modify/ Stretch Scale hay S Modify
Dòng lệnh:
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 48 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Command: Stretch.
Select objects: Chọn phần cần dời và kéo giãn đối tương. Ta chọn đối tượng kiểu Crossing
Window, các đối tượng nằm hoàn toàn trong vùng chọn sẽ được dời đi, các đối tượng giao với
vùng chọn sẽ được kéo dãn ra.
Specify base point or [Displacement] <Displacement>: Định điểm chuẩn.
Specify second point or <use first point as displacement>: Định điểm kéo đến.

3.10. Scale
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ Scale Modify/ Scale Scale hay Sc Modify
Dòng lệnh:
Command: Scale .
Select Objects: Chọn đối tượng cần thay đổi.
Select Objects: Chọn tiếp đối tượng hoặc enter để kết thúc lựa chọn.
Base Point: Chọn điểm chuẩn để điều chỉnh tỷ lệ.
<Scale Factor>/ Reference: (Nhập giá trị tỷ lệ, giá trị này có thể nhỏ hơn 1 hay lớn hơn 1
tùy theo muốn phóng to hay thu nhỏ).

3.11. Chamfer
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/Chamfer and Modify/ Chamfer Chamfer hay Cha Modify
Fillet drop down/ Chamfer
Dòng lệnh:
Command: CHAMFER
(TRIM mode) Current chamfer Dist1 = 0.0000, Dist2 = 0.0000
Select first line or [Undo/Polyline/Distance/Angle/Trim/mEthod/Multiple]: chọn cạnh thứ
nhất hay chọn các lựa chọn.
Select second line or shift-select to apply corner or [Distance/Angle/Method]:Chọn cạnh thứ
2 hay chọn các lựa chọn để thay đổi khoảng cách vát.
Các lựa chọn:
✓ Undo: Hủy bỏ công đoạn vừa thực hiện
✓ Polyline: Vát toàn thể các đỉnh của đối tượng 2D polyline.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 49 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
✓ Distance: Nhập khoảng cách cạnh cần vát.
• Enter first chamfer distance <10.0000>: (Nhập chiều dài cạnh vát).
• Enter second chamfer distance <10.0000>: (Nhập chiều dài cạnh vát).
✓ Angle: Vát theo kích thước một cạnh và góc
• Enter chamfer length on first line <1.0000>: (Nhập chiều dài cạnh vát).
• Enter chamfer angle from the first line <0>: (Nhập góc vát).
✓ Trim: Xén hoặc không xén đối tượng
✓ mEthod: Chọn phương pháp vát.
✓ Multiple: Vát nhiều đỉnh với kích thước không đổi.

3.12. Fillet
Công dụng: Dùng để bo tròn nếu l giao tuyến lồi và góc lượn nếu là giao tuyến
lõm.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/Chamfer and Modify/ Fillet Fillet hay F Modify
Fillet drop down/ Fillet
Dòng lệnh:
Command: Fillet.
Current settings: Mode = TRIM, Radius = 0.0000
Select first object or [Undo/Polyline/Radius/Trim/Multiple]: Chọn cạnh thứ nhất hay chọn
các lựa chọn.
Select second object or shift-select to apply corner or [Radius]: Chọn cạnh thứ 2 hoặc nhập
R để thay đổi bán kính Fillet
Các lựa chọn:
✓ Undo: Hủy bỏ bước thực hiện phía
✓ Polyline: Bo tròn tất cả các điểm của góc.
✓ Radius: Nhập bán kính vào để bo cung.
✓ Trim: Giống chamfer
✓ Multiple: Bo nhiều gốc với cùng bán kính bo.

3.13. Break
- Công dụng: Cắt đối tượng được chọn giữa hai điểm.
- Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 50 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Home tab/ Modify panel/ / Break Modify/ Break Break hay Br Modify

- Dòng lệnh:
Command: Break.
Select object: Chọn đối tượng cần cắt ta.
Specify second break point or [First point]: Chọn điểm thứ 2 của đoạn bỏ đi. AutoCAD đã
mặc định điểm thứ nhất là điểm ta click chuột ban đầu. Có thể nhấn F để định lại điểm thứ
nhất.
3.14. Break at point
- Công dụng: Dùng để tách một đối tượng hở thành 2 đối tượng độc lập.
Điểm tách là điểm mà ta chọn đối tượng để thực hiện lệnh Break.
- Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ / Break at Point Modify/ Break Break hay Br Modify
- Dòng lệnh:
Command: break
Select object:chọn đối tượng có đoạn mà ta muốn xén tại điểm cần tách đối tượng.
Specify second break point or [First point]: _f
Specify first break point: Chọn điểm cần tách.
Specify second break point: @
3.15. Join
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ / Join Modify/ Join Join Modify
Dòng lệnh:
Command: Join.
Select source object or multiple objects to join at once: Chọn đối tượng cần nối
Select objects to join: 1 found, 2 total: Chọn đối tượng cần nối.
2 objects converted to 1 polyline
3.16. Bài tập thực hành
Bài 3.3.

a/ b/

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 51 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

c/ d/
Bài 3.4.

a/ b/ c/

d/ e/ f/

g/ h/
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 52 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Chương 4
HATCH – TEXT
4.1.Text
1/ TẠO KIỂU CHỮ: Lệnh Style (Trình đơn Format/Text Style).
Để định dạng các Font chữ, ta
theo các trình tự sau đây:
Chọn New, xuất hiện hộp thoại:
New Text Style, gõ vào ô Style
Name tên của kiểu chữ.
Chiều cao của chữ nhập vào ô
Heigh
Xem kiểu chữ vừa tạo nhấp vào ô
Preview.
Chọn tỷ lệ chiều rộng chữ tại ô Width factor.
Chọn độ nghiêng chữ tại ô Oblique Angle.
2/ NHẬP DÒNG CHỮ VÀO BẢN VẼ (Lệnh Dtext):
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Annotation panel /Multiline Text Draw/ Text/ Single Text hay Dt Modify
drop-down/ Single Line line text
Lệnh Dtext (Dynamic Text) cho phép nhập các dòng chữ vào trong bản vẽ từ bàn phím.
Trong một lệnh Dtext ta có thể nhập nhiều dòng chữ nằm ở các vị trí khác nhau và các dòng chữ
sẽ xuất hiện trên màn hình khi ta nhập từ bàn phím.
Command: dtext .
Current text style: "tcvn" Text height: 20.6149
Specify start point of text or [Justify/Style]:
Specify rotation angle of text <0>:
Enter text: (Gõ Text vào).
Các chọn lựa:
- Specify start point of text: Điểm canh lề trái dòng chữ.
- Style: Chọn một trong các kiểu chữ đã tạo làm kiểu chữ hiện hành, khi đáp S xuất hiện
dòng nhắc phụ: Style name (or?).
- Justify: Khi đáp J sẽ xuất hiện dòng nhắc cho phép ta chọn các điểm canh lề khác nhau.
- Rotation Angle <0.0000>: Độ nghiêng dòng chữ.
- Height: Chiều cao dòng Text.
3/ NHẬP ĐOẠN VĂN BẢN VÀO BẢN VẼ (Lệnh Mtext):
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Annotation panel /Multiline Text Draw/ Text/ Multiple Mtext hay T Modify
drop-down/ Multiple text Text
Lệnh Mtext cho phép tạo một đoạn văn bản được giới hạn bởi đường biên là khung chữ
nhật.
Command: Mtext .
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 53 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Command: _mtext Current text style: "Standard" Text height: 2.5
Specify first corner: Điểm gốc thứ nhất đoạn văn bản.
Specify opposite corner or [Height/ Justify/ Line spacing/ Rotation/ Style/ Width]: Điểm gốc đối
diện hay là các chọn lựa cho văn bản.
Sau đó, xuất hiện hộp thoại Text Formating, trên hộp thoại này ta nhập văn bản như các
phần mềm văn bản khác.

Ta có thể chèn các ký tự đặc biệt bằng cách chọn các Font chữ có sẵn trong bộ Font của
AutoCAD 2012.
4/ LỆNH EDIT TEXT
Menu Pointing devide Command Toolbars
Modify/ Object/ Text/ Edit Double click a text object Ddedit hay Ed Text
Ta có thể gõ lệnh hoặc Double click vào dòng chữ cần hiệu chỉnh sẽ xuất hiện hộp thoại Text
Formatting.
5/ LỆNH SCALETEXT:
Ribbon Menu Command Toolbars
Modify/ Object/ Scaletext Text
Annotation tab/ Text Panel/ /Scale
Text/ Scale
Sử dụng lệnh Scaletext bạn có thể định tỷ lệ cho toàn bộ các dòng chữ được chọn mà không làm
thay đổi các điểm chèn.
6/ LỆNH JUSTIFYTEXT:
Ribbon Menu Command Toolbars
Modify/ Object/ Justifytext Text
Annotation tab/ Text Panel/ / Justify
Text/ Justify
Sử dụng lệnh Justifytext ta có thể thay đổi điểm chèn cho toàn bộ các dòng chữ được chọn mà
không làm thay đổi vị trí của dòng chữ.

4.2.Hatch
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Draw Panel/ Hatch Draw/ Hatch Hatch hay H Draw
Dùng lệnh Hatch (Boundary Hatch) ta có thể vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt trong một đường
biên kín.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 54 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Command: Hatch .
Xuất hiện hộp thoại Hatch and Gradient. Có
2 trang:
- Trang Hatch:
Type, Pattern, Swatch: Chọn kiểu vẽ mặt cắt.
Angle: Chọn góc nghiêng của mặt cắt.
Scale: Chọn tỷ lệ mặt cắt.
Preview Hatch: Xem trước mặt cắt được vẽ.
Apply: Thực hiện lệnh vẽ ký hiệu mặt cắt.
Pick point: Xác định đường biên kín bằng
cách chọn điểm nằm bên trong.
Select Objects: Chọn đường biên kín bằng cách chọn
đối tượng bao quanh.
- Trang Gradient: Chọn số màu cho mặt cắt.
Trình tự vẽ mặt cắt bằng lệnh Bhatch:
- Thực hiện hình cắt.
- Thực hiện lệnh Bhatch. Hộp thoại
Boundary Hatch and Fill xuất hiện.
- Chọn Pattern, chọn mẫu mặt cắt cần thiết.
- Định tỷ lệ mặt cắt.
- Xác định vùng cần vẽ bằng một trong hai
phương pháp Pick point hay Select Objects.
- Xem trước mặt cắt bằng nút Preview, hiệu
chỉnh nếu cần thiết.
- Nhấn OK để kết thúc lệnh Bhatch.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 55 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
4.3.Bài tập thực hành

a/ b/

c/ d/ e/

f/ g/

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 56 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Chương 5
PHƯƠNG PHÁP VẼ CÁC HÌNH CHIẾU
Trong AutoCAD ta có nhiều cách để vẽ hình chiếu như là: dùng Xline, Ray vẽ các
đường hình chiếu; Sử dụng Offset tạo các đường hình chiếu; Sử dụng các phương pháp
lọc điểm; Kết hợp chế độ vẽ Ortho và Osnap để vẽ các đường gióng.
5.1. Sử dụng lệnh Xline, Ray để vẽ các đường hình chiếu

Sử dụng các lệnh Xline và Ray để tạo các đường thẳng nằm ngang và thẳng đứng
(các đường gióng). Các đường thẳng này sau khi Trim sẽ trở thành các cạnh của hình chiếu.
Ta có thể sử dụng chúng như các đường gióng, khi đó các đường thẳng này ta nên vẽ trong
một lớp riêng. Sau khi vẽ các hình chiếu ta đóng băng (FREEZE) lớp chứa các đường
gióng.

Sử dụng lệnh Ray vẽ các đường gióng


5.2. Sử dụng lệnh Offset tạo các đường hình chiếu:

Ta có thể sử dụng lệnh Offset tạo các đường song song khi vẽ các đường hình chiếu.

Sử dụng Offset tạo ra đường gióng


Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 57 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
5.3. Sử dụng phương pháp lọc điểm (Point Filters)

Menu bar Cursor Menu Nhập lệnh


Point Filters .X, .Y, .Z, .XY, .YZ, .ZX .X, .Y, .Z, .XY, .YZ, .ZX
Xác định tạo độ một điểm từ tọa độ của
hai (2D) hoặc ba điểm (3D) khác, ta chọn 2 trong
6 sự kết hợp sau: .X (hoặc Need(X) – cùng hoành
độ X với điểm), .Y (Need(Y) – cùng tung độ Y
với điểm), .Z (Need(Z) – cùng cao độ Z với
điểm), .XY (Need(XY) – cùng hoành độ X và
tung độ Y với điểm), .YZ (Need(YZ) – cùng tung
độ Y và cao độ Z với điểm), .ZX (Need(ZX) –
cùng cao độ Z và hoành độ X với điểm).
Các phương pháp lọc điểm có thể chọn
trên Shortcut menu Osanp.

Vẽ bằng Points Filter


5.4. Kết hợp chế độ vẽ ORTHO và OSNAP để vẽ các đường gióng

Lệnh Ortho kết hợp với các phương thức bắt điểm được sử dụng một cách hiệu quả
khi vẽ các đường gióng. Ví dụ như sử dụng lệnh Line mà chế độ Ortho đang là ON thì ta
vẽ được các đoạn thẳng nằm ngang và thẳng đứng.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 58 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Vẽ bằng Ortho + Snap

5.5. Vẽ góc lượn, bo tròn và cung chuyển tiếp cho hình chiếu

Nếu ta vẽ các hình chiếu của chi tiết cơ khí hoặc các sản phẩm được gia công, ví dụ
để biễu diễn chính xác vị trí mặt phẳng tiếp xúc mặt trụ, thì các cạnh được bo tròn hoặc
góc lượn. Để thực hiện điều này ta sử dụng Fillet hoặc vẽ đường tròn tiếp xúc sau đó xén
các đoạn thừa.
Nếu muốn vẽ cung chuyển tiếp không tiếp xúc với hai đối tượng ta sử dụng lệnh
Arc (cung đi qua ba điểm) hoặc vẽ đường tròn tiếp xúc (TTR) và sau đó sử dụng lệnh Trim
hoặc Break để xén các đoạn thừa.

Vẽ góc lượn, cung tròn

5.6. Vẽ hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần

Hình chiếu riêng phần biễu diễn một phần vật thể trên mặt phẳng hình chiếu song
song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Sử dụng hình chiếu riêng phần trong trường hợp
vật thể được xác định bởi các hình chiếu đã có, chỉ còn lại một phần cục bộ chưa được xác
định. Ranh giới trong hình chiếu riêng phần biễu diễn bằng nét lượn sóng.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 59 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Hình chiếu phụ là hình chiếu biễu diễn vật thể trên các mặt phẳng hình chiếu không
song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản với hướng chiếu thích hợp để hình chiếu phụ
không bị biến dạng.
Để vẽ hình chiếu phụ trong AutoCAD ta sử dụng các lệnh như vẽ các hình chiếu
thẳng góc: Xline, Ray, Offset, Snap (lựa chọn Rotate)….

Vẽ hình chiếu phụ


5.7. Bài tập thực hành

Bài tập 5.1.

a) b)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 60 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

d)
c)

e) f)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 61 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Chương 6
PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Trong bài này trình bày phương pháp vẽ hình chiếu trục đo bằng các lệnh trong 2D.
Muốn hình dung vật thể phải kết hợp nhiều hình chiếu với nhau, ngoài các hình chiếu
vuông góc, còn phải xây dựng các hình chiếu trục đo của vật thể.
Ta phân biệt các hình chiếu trục đo theo hướng chiếu và hệ số biến dạng như sau:

- Hình chiếu trục đo vuông góc đều (Isometric):


có hướng chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và
các hệ số biến dạng bằng nhau.

- Hình chiếu trục đo vuông góc cân (Dimetric):


có hướng chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và
hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhau.

- Hình chiếu trục đo xiên đều (Cavalier


Oblique): có hướng chiếu không vuông góc với mặt Hình 6.1: Hình chiếu trục đo
phẳng hình chiếu và ba hệ số biến dạng bằng nhau. vuông góc đều.

- Hình chiếu trục đo xiên cân (Cabinet Oblique): có hướng chiếu không vuông góc
với mặt phẳng hình chiếu và hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhau.

6.1 Các lệnh vẽ hình chiếu vuông góc đều:

Để vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều, đầu tiên ta đặt chế độ Isometric cho lệnh
Snap và có thể định mật độ lưới bằng lệnh Grid.

6.1.1. Lệnh Snap:


Pull - down menu Screen menu Type in

Options/Drawing settings ASSITS/Snap Snap hoặc DDrmodes

Command: Snap.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 62 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Snap Spacing or
ON/OFF/Aspect/Rotate/Style <1000>: S (Chọn
kiểu).
Standard/Isometric <S>: I (Lựa chọn vẽ
hình chiếu trục đo).

Vertical Spacing <1.000>: 10 (Khoảng


cách bước nhảy theo phương thẳng đứng).

6.1.2. Các mặt phẳng chiếu trục đo:


Dùng phím Ctrl +E chuyển vị trí các sợi
tóc về một trong ba vị trí trong mặt phẳng trục
đo. Hình 6.2: Hộp thoại Drawing settings.

Nếu lệnh Ortho là On thì ta chỉ vẽ được các đường thẳng theo các trục đo (chiều
của các sợi tóc). Nếu muốn vẽ các đọan thẳng không song song với trục đo ta đặt lệnh
Ortho là OFF. Ngoài ra khi vẽ các đoạn thẳng hình chiếu trục đo ta dùng hệ toạ độ cực
tương đối.

Nếu ta định Snap là Isometric thì ta đang ở Isometric


Left. Khi vẽ chú ý xem tọa độ giao điểm của hai sợi tóc là tọa
độ cực tương đối tại gốc trái phía dưới màn hình. Ở chế độ
này ta vẽ hình chiếu cạnh trái của vật thể.

Sử dụng phím Ctrl + E lần thứ nhất ta được Isoplane


Top. Khi vẽ chú ý xem tọa độ giao điểm của hai sợi tóc là tọa
độ cực tương đối tại góc trái phía dưới màn hình. Ơ chế độ
này ta vẽ hình chiếu bằng của vật thể.
Hình 6.3: Isoplane Left.

Hình 6.4: Isoplane Top. Hình 6.5: Isoplane Right.

Sử dụng phím Ctrl + E kế tiếp ta được Isoplane Right. Ơ chế độ này ta vẽ hình chiếu
cạnh của vật thể.

6.1.3. Vẽ đường tròn trên hình chiếu trục đo:

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 63 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Ribbon Menu Command Toolbars


Home tab/ Draw panel/Ellipse drop Draw/ Ellipse/ Ellipse hay El Draw
down/ Chọn cách vẽ Ellipse Cách vẽ Ellipse
Để vẽ đường tròn trong hình chiếu trục đo ta dùng lệnh Ellipse. Đầu tiên thực hiện
lệnh Snap để chọn kiểu (Style) Isometric, sau đó chọn lệnh Ellipse.
Command: Snap.

Snap spacing or ON/OFF/Aspect/Rotate/Style<1.000>: S.


Standard/Isometric<S>: I.

Vertical Spacing<1.000>:10.

Command: Ellipse.

Arc/Center/Isocicle<Axis endpoint 1>: I.

Center of Circle: Chọn điểm, nhập tọa độ, truy bắt


điểm, dùng các hàm của lệnh Cal, Point Filters.

<Circle radius>/Diameter: (nhập bán kính đường


tròn).

Để vẽ các Ellipse trong các mặt khác nhau ta dùng


Ctrl + E chuyển trục về các mặt: Isoplane left, Isoplane Hình 6.6: Vẽ đường tròn
Right và Isoplane Top để vẽ. trong hình chiếu trục đo.

6.2. Ví dụ vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều:

Vẽ hình chiếu trục đo như hình vẽ.

30

40

R 40

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 64 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Hình 6.7:

1/ Bắt đầu bản vẽ bằng lệnh New. Xuất hiện hộp thoại Create New Drawing. Ta
chọn Metric.
2/ Dùng lệnh Snap chọn lựa chọn Style chọn Isometric và Spacing là 10.
Command: Snap.

Snap spacing or ON/OFF/Aspect/Rottate/Style <1.000>: S.

Standard/Isometric<S>:I.
Vertical spacing<1.000>:10.
3/ Sử dụng lệnh Grid để tạo lưới.

Command: Grid.

Grid spacing (X) or ON/OFF/Snap/Aspect <1.000>: S.

4/ Trong Isoplane Left dùng lệnh Line vẽ hình P1P2P3P4P5P6 bằng cách nhập tọa độ
tương đối hoặc phím chọn theo các kích thước.

Các lệnh tuần tự như sau:

Chọn P1, toạ độ các điểm sau đó như sau:

@60<90, @60<-30, @30<-90, @60<-30, @30<-90, c .

P2

P3
P1 P4

P5
P6
Hình 6.8

5/ Dùng phím Ctrl + E chuyển sang Isoplane Top để vẽ các đoạn thẳng P2P7, P3P8,
P4P9, P9P10 bằng lệnh Line hay lệnh Copy . Vẽ các Ellipse bằng lệnh Ellipse với lựa chọn
Isometric (dùng các phương thức truy bắt điểm để xác định tâm đường tròn). Dùng phím
Ctrl + E chuyển sang Isoplane Right. Dùng lệnh Line vẽ các đoạn thẳng P8P9 (truy bắt đối
tượng End hoặc phím chọn), P11P12 (truy bắt đối tượng Qua với Ellipse).

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 65 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

P7
P8
P2
P9
P3
P1 P10
P4
P11
P5
P12
P6

Hình 6.9
6/ Sử dụng lệnh Trim xén các đoạn không cần thiết và ta có được hình vẽ.

P7
P8
P2
P9
P3
P1 P10
P4
P11
P5
P12
P6
Hình 6.10

7/ Dùng các lệnh ghi kích thước để có hình vẽ hoàn chỉnh.

Để ghi kích thước hình chiếu trục đo ta tiến hành theo trình tự sau:
- Dùng lệnh Dimaligned hoặc lựa chọn Vertical của lệnh Dimlinear để ghi kích
thước của cạnh một mặt hình chiếu trục đo.

- Sử dụng lựa chọn Oblique của lệnh Dimedit để thay đổi góc nghiêng của đường
gióng, tại dòng nhắc " Enter Obliquing Angle" nhập một trong các góc 30, 120 hay 330.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 66 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

30

40

R 40

Hình 6.11: Hình vẽ hoàn chỉnh.

6.3. Bài tập thực hành


Bài tập 6.1.

Hình 6.1

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 67 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Hình 6.2

Bài tập 6.2. Vẽ lại các hình chiếu trục đo, với các hình chiếu đã cho ở Bài tập chương 5.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 68 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D

Chương 7
LIÊN KẾT VÀ NHÚNG ĐỐI TƯỢNG
7.1 Lệnh Cutclip

Công dụng: Lệnh Cut dùng để cắt các đối tượng vào Windows Clipboard.
Sau đó ta vào các phần mềm chạy trong môi trường Windows và dán các đối tượng vừa cắt
vào.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Clipboard panel/ Cut Edit/ Cut Cutclip hay Ctrl + X Standard

Dòng lệnh:
Command: Cut .

Select Object: (Chọn đối tượng) .

7.2 Lệnh Copyclip

Công dụng: sao chép các đối tượng vào Windows Clipboard. Sau đó ta vào
các phần mềm chạy trong môi trường Windows như: Word, Excel và dán các đối tượng vừa
sao chép vào.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Clipboard panel/ Copy Edit/ Copy Copyclip hay Ctrl + C Standard
Command: Copy .

Select Object: (Chọn đối tượng) .

7.3 Lệnh Copylink

Công dụng: sao chép toàn bộ các đối tượng trên màn hình vào
Windows Clipboard. Các thông tin này có thể nhúng và liên kết vào các phần mềm ứng
dụng khác.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 69 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Edit/ Copylink copylink Draw

Dòng lệnh:
Command: Copylink .

7.4 Lệnh Pasteclip

Pull- down menu Screen menu Type in Toolbars

Edit/ Paste Edit/ Paste Paste hay Ctrl+V Standard

Command: Paste .

Insertion point: (Chọn điểm chèn).


X scale factor <1>/Corner/XYZ: (Chọn tỷ lệ theo phương X).

Y scale factor (defaul = X): (Chọn tỷ lệ theo phương Y, mặc định bằng tỷ lệ theo
phương X).

Rotation angle <0>: (Chọn góc quay).

Sau lệnh này, để có thể tác động vào các đối tượng vừa được dán, ta có thể dùng
lệnh Explode.

7.5 Lệnh Pastespec

Pull- down menu Screen menu Type in Toolbars

Edit/ Paste Special Edit/ Pastespe Pastespec Standard

Command: Pastespec .

Xuất hiện hộp thoại: Paste Special.

Trên hộp thoại Paste Special, mục Source


thông báo các thông tin liên quan đến nguồn
gốc của bản vẽ mà ta dán vào. Chọn Paste hoặc
Paste link để cho đối tượng được dán theo kiểu
nhúng hay liên kết.

Hình 7.1. Hộp thoại Paste Special

7.6. Lệnh Image

Chèn các tham khảo bên ngoài.


Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 70 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Pull- down menu Type in Toolbars
File/ Attack hoặc Insert/ External References Image Reference
Sau khi gọi lệnh bảng External References xuất hiện.
Ta có thể Attack các file như DWG; Image; DWG; PDF.
Sau khi chọn loại File cần Attack, xuất hiện bảng hộp thoại
Select Reference file ta chọn file cần đưa vào bản vẽ. Sau đó
bấm Open, rồi nhập tỉ lệ cho đối tượng nhập vào.

7.7. Lệnh Insertobj

Ribbon Menu Type in Toolbars


Insert tab/ Data panel/ OLE Object Insert/ OLE Object Insertobj Insert
Lệnh Insertobj cho phép ta dán các thông tin đặc biệt, có thể là đối tượng nhúng hoặc liên
kết vào trong bản vẽ. Chức năng tương tự lệnh Pastespec, tuy nhiên giữa Insertobj và
Pastespec có sự khác nhau là trước khi thực hiện lệnh Insertobj ta không cần sao chép hoặc
cắt các đối tượng vào Windows Clipboard. Bạn có thể in hoặc vẽ các đối tượng này bằng
cách sử dụng Windows system drivers.

Hình 7.2. Insert Object/ Create New Hình 7.3. Insert Object/ Create from File

Các lựa chọn hộp thoại Insert Object


Create New: Nếu file cần chèn không tồn tại thì ta có thể sử dụng nút này để tạo
file. Các phần mềm ứng dụng mà bạn có thể sử dụng được hiện lên trên danh sách Object
Type. Phần mềm ứng dụng sẽ được mở nếu như bạn nhấp vào nút OK và khi đó ta sẽ tạo
được văn bản mới trên phần mềm ứng dụng này. Khi ta kết thúc việc tạo văn bản mới và
đóng phần mềm ứng dụng thì văn bản này sẽ được nhúng vào trong bản vẽ.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 71 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 2D
Create from File: Nếu ta chọn nút này thì hộp thoại Insert Object như hình 7.3. Ta
chọn nút Browse… để tìm kiếm file theo thư mục ổ đĩa. Sau khi chọn file ta dán file này
vào bản vẽ như là một đối tượng nhúng hoặc liên kết (nếu chọn nút Link thì liên kết, không
thì nhúng).

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 72 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Phần 3D

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 73 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Chương 8
GIỚI THIỆU VỀ CÁC MÔ HÌNH 3D
8.1. Giới thiệu các dạng mô hình 3D
Bản vẽ 2D là tập hợp các đoạn thẳng Lịch sử phát triển mô hình 3D bắt đầu
đường cong nằm trong mặt phẳng xy. từ việc tạo mặt 2 ½ chiều, sau đó là dạng
Trong 3D ta thêm vào trục z khung dây, mặt cong và cuối cùng là mô
hình khối rắn.
CÁC MÔ HÌNH 3D:
8.1.1. Mô hình 2. 1/2 chiều
Mô hình được tạo theo nguyên tắc kéo các
đối tượng 2D theo trục z
8.1.2. Mô hình khung dây (Wireframe)
Mô hình bao gồm các điểm trong không
gian và các đường thẳng hoặc đường cong
nối lại với nhau.
8.1.3. Mô hình mặt cong (Surface)
Giống như hộp rỗng có các cạnh các mặt
nhưng bên trong thì rỗng
Hình 8.1 Bốn thế hệ dữ liệu CAD
8.1.4. Mô hình solid:
Đây là mô hình biễu diễn vật thể hoàn
chình nhất. Gồm các cạnh, các mặt và tất
cả các điểm bên trong.

8.2. Môi trường làm việc (Workpace)


Để tiến hành xây dựng mô hình 3D, ta chuyển môi trường làm việc của AutoCAD về 3D
Modelling. Bấm vào thanh: , ta chọn môi trường làm việc là 3D
Modelling.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 74 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Hình 8.2. Môi trường làm việc 3D

8.3. Thiết lập hướng quan sát 3D


Khi khởi động chương trình AutoCAD hướng quan sát là 2D. Để tiến hành một bản
vẽ 3D bạn cần chuyển đổi hướng nhìn từ 2D sang 3D. Muốn vậy, bạn cần thực hiện theo
các bước sau:

– Home tab/ Views panel/ 3D Navigation/ SE Isometric

Giải thích hướng quan sát: Có 6 hướng quan sát 2D và 4 hướng quan sát 3D.

– Top/ Bottom: Hướng nhìn trên xuống (hình chiếu bằng) hoặc dưới lên
– Left/ Right: Hướng nhìn từ bên trái (hình chiếu canh) hoặc bên phải.
– Front/ Back: Hướng nhìn từ trước (hình chiếu đứng) hoặc từ sau.
– SW Isometric: hướng nhìn Tây Nam
– SE Isometric: hướng nhìn Đông Nam
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 75 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
– NE Isometric: hướng nhìn Đông Bắc
– NS Isometric: hướng nhìn Tây Bắc
8.4. Điều khiển biểu tượng hệ trục tọa độ
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/ Coordinates panel/ UCS View/ Display/ UCS


Icon Properties Icon/ Properties

- Biểu tượng hệ tọa độ: như hình 1.2


- Các thiết lập liên quan đến hệ tọa độ:
o Các lựa chọn:
▪ On: bật tắt biểu tượng hệ tọa độ
▪ Origin: biểu tượng luôn di chuyển theo Hình 8.3 Biểu tượng hệ tọa độ
gốc tọa độ O của hệ trục
▪ Properties: các thiết lập tính chất hệ tọa độ
8.5. Các chế độ truy bắt điểm 3D
- Đối với các cạnh của mô hình khung dây ta truy bắt được các điểm của các đối
tượng line, circle, pline như các đối tượng 2D.
- Các đối tượng mặt surface là tập hợp 3 hoặc 4 cạnh, do đó ta chỉ truy bắt được các
điểm đối với các cạnh tạo mặt như END, INT, MID,…
- Các đối tượng solid ở dạng Wireframe ta truy bắt được các điểm của các cạnh thẳng
hoặc đường tròn tạo dạng khung dây của Solid.
8.6. Các cách nhập tọa độ 3D
- Trực tiếp dùng phím chọn của chuột (PICK).
- Nhập tọa độ tuyệt đối theo gốc tọa độ (0,0,0).
- Nhập tọa độ tương đối:
- Tọa độ DECAC tương đối theo điểm cuối cùng trên bản vẽ: @x,y,z
- Tọa độ TRỤ tương đối: @dis<angle,z
- Tọa độ CẦU tương đối: @dis<angle<angle.
8.7. Quan sát mô hình 3D bằng lệnh 3D orbit
Ribbon Menu Command Toolbars
View tab/ Navigate panel/ Orbit drop- View/ Orbit/ 3DO 3D
down/ Orbit. Constrained Orbit Navigation
Lệnh 3D orbit kích hoạt cảnh 3D trên khung nhìn hiện hành. Khi lệnh 3DORBIT
làm việc, bạn có thể dùng chuột di chuyển để quan sát cảnh của mô hình. Bạn có thể xem

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 76 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
toàn bộ mô hình hoặc bất kỳ đối tượng nào đó trên mô hình từ những góc quan sát khác
nhau.
3D Orbit view hiển thị một arcball, là một đường tròn được chia thành bốn điểm ¼
bởi các đường tròn nhỏ hơn.
Di chuyển cursor theo các vị trí khác nhau của arcball làm thay đổi biểu tượng cursor
và chỉ định hướng mà trên đó cảnh mô hình sẽ quay.
Trong khi thực hiện lệnh 3Dorbit bạn có thể truy cập vào các lựa chọn khác của lệnh
từ Shortcut menu bằng cách click phải chuột lên màn hình đồ họa.
Một số lựa chọn trong Shortcut menu:
Exit: thoát lệnh 3DORBIT
Orther Navigation Modes: các chế độ quan sát khác nhau.
Parallel: chiếu song song
Perspective: Chiếu phối cảnh
Reset View: trả cảnh quan sát về vị trí ban đầu.
Prest Views: gán cảnh quan sát thành 1 trong 6 hình chiếu vuông góc và một trong
4 hình chiếu trục đo.
Visual Styles: Chọn các dạng hiển thị mô hình trực quan.
Visual Aids: các công cụ hổ trợ để hình dung mô hình.

8.8. Các dạng hiển thị của mô hình: Visual styles.


Ribbon Menu Command Toolbars

Hơm tab/ View panel/ Visual Styles/ View/ Visual Styles/ Các lựa chọn
Các lựa chọn

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 77 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
- 2D Wireframe; Wireframe: Thể
hiện đối tượng bằng line và đường
cong đường biên cho mô hình.
- Hidden: Thể hiện dạng Wireframe và
che đi những cạnh khuất.
- Conceptual; Realistic; Shaded;
Shaded with Edges; Shades of
Gray; Sketchy; X-Ray: Các dạng
hiển thị tô bóng mô hình.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 78 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Chương 9
HỆ TRỤC TỌA ĐỘ
9.1. Tác dụng, tầm quan trọng của hệ trục tọa độ
Hệ tọa độ 3D có 3 mặt xOy, yOz và zOx (để gọi tắt là xy, yz, và zx). Với AutoCAD
thì mặt phẳng xy được mặc định làm mặt phẳng phác thảo (Sketch plane). Như vậy các đối
tượng 3D được tạo ra với mặt phẳng cơ sở là mặt phẳng xy.
Trước khi xây dựng khối 3D chúng ta phải tạo ra mặt phẳng xy thích hợp. Nhất là đối
với các lệnh hỗ trợ xây dựng khối Solid (Extrude – Revole – Sweep – Loft). Các lệnh đổi
mặt phẳng được trình bày ở mục 9.2.
Vấn đề ở đây là người sử dụng phải nắm được mặt phẳng nào là mặt phẳng phác thảo.
Từ đó dùng các lựa chọn của UCS để chuyển mặt phẳng phác về mặt xy. ĐÂY LÀ BƯỚC
CỰC KỲ QUAN TRỌNG TRONG XÂY DỰNG KHỐI 3D BẰNG AUTOCAD.
Các đối tượng kích thước, hatch,… luôn nằm trên mặt phẳng xy. Vì vậy muốn ghi
kích thước cho khối 3D, hoặc vẽ tuyến ảnh thì phải chuyển mặt phẳng cần ghi kích thước,
tuyến ảnh thành mặt xy.
9.2. Thiết lập hệ trục tọa độ
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/ Coordinates panel/ UCS Tools/ New UCS UCS UCS
Dòng lệnh:
– Specify Origin of UCS or [Face/ NAmed/ OBject/ Previous/ View/ World/ X/ Y/ Z/ ZAxis]
<World>:Xác định góc của hệ tọa độ mới hay chọn các lựa chọn để chọn cách tạo hệ trục
mới.
Các lựa chọn:
– Sepcify Origin of UCS: Xác định UCS mới bằng một, hai hoặc ba điểm
•Nếu bạn xác định một điểm, góc của UCS hiện hành sẽ thay đổi, nhưng
không đổi chiều các trục X, Y và Z.
• Nếu bạn xác định điểm thứ 2, UCS sẽ quay và đặt trục X đi qua điểm này.
• Nếu bạn xác định điểm thứ 3, UCS sẽ quay quanh trục X mới để xác định
trục Y. 3 điểm xác định gồm: điểm đầu xác định gốc UCS, điểm xác định trục
X và điểm xác định trục Y.
– Face: sắp xếp UCS tự động theo face được chọn của solid.
• Next: Định vị UCS trên mặt chứa cạnh được chọn hoặc mặt vuông góc với
mặt được chọn.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 79 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
• Xflip: Quay UCS quanh trục X một góc 180 độ.
• Yflip: Quay UCS quanh trục Y một góc 180 độ.
• Accept: Chấp nhận sự thay đổi của UCS.
– NAmed: Lưu giữ hay khôi phục UCS đã được định nghĩa.
– OBjects: đưa hệ tọa độ trùng với hệ tọa độ quy ước của đối tượng được chọn.
– Previous: Khôi phục lại UCS đã sử dụng trước đó.
– View: hệ trục tọa độ mới sẽ song song với màn hình có điểm gốc trùng với
hệ tọa độ hiện hành.
– World: hệ trục tọa độ gốc.
– X/Y/Z: xoay quanh các trục
– ZAxis: xác định gốc tọa độ và chiều trục Z.
Các lựa chọn thường sử dụng để thực hiện UCS: Sepcify Origin of UCS (3Points);
World; X/Y/Z hoặc ZAxis. Lựa chọn X/Y/Z được sử dụng nhiều hơn cả. Vì có thể
chuyển nhanh mặt phẳng mong muốn về mặt phẳng xy.

9.3. Bài tập thực hành


Bài 9.1. Làm quen với AutoCAD3D, UCS

a)
b)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 80 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

d)
c)
e)

Bài tập 9.2. Làm quen với AutoCAD 3D, UCS

b)
a)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 81 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

c)
d)

Chương 10
XÂY DỰNG MÔ HÌNH SURFACE
10.1. Mô hình 2.5 chiều
Mô hình 2.5 chiều được tạo ra theo nguyên tắc kéo các đối tượng 2D theo trục Z
thành cá mặt.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Format/ Thickness Thickness


Công dụng lệnh:
– Đặt cao độ và độ dày đối tượng kéo ra theo trục Z.
Elevation là cao độ. Thickness là độ dày hoặc chiều cao đối tượng 2D theo trục
Z.
Ta cũng có thể tạo mặt 2.5 chiều bằng các phương pháp khác:
Sau khi vẽ các đối tượng 2D (Line, Pline, Rectang, Polygon, Circle,
Donut,…) ta sử dụng các lệnh hiệu chỉnh (Change, Ddchprop, Chprop, Properties,..)
để hiệu chỉnh dộ dày (Thickness) và lệnh Move, Change để chỉnh mô hình theo cao
độ (Elevation).
Dòng lệnh:
Command: ELEV
Specify new default elevation <0.0000>: xác định cao độ cho đối tượng.
Specify new default thickness <0.0000>: xác định độ dày cho đối tượng.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 82 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Các đối tượng có thể kéo thành mặt 2.5 chiều gồm có: line; arc; circle; donut; pline;
2Dsolid; pline có chiều rộng.
Khi giá trị Elevation khác 0 thì mặt phẳng làm việc sẽ nằm song song với mặt phẳng
xy và cách mặt phẳng này một khoảng bằng giá trị biến Elevation.
10.2. Mô hình Surface
Sử dụng mô hình Surface hay Solid
• Quyết định sử dụng mô hình mặt cong hay solid phụ thuộc vào hình dạng của mô
hình cũng như dự định của bạn khi thể hiện mô hình. Đ/v các mô hình có thể tạo
bằng các thiết bị truyền thống ta có thể tạo bằng mô hình solid.
• Đối với các đối tượng có dạng mặt cong điêu khắc hoặc mặt cong trơn, ta không thể
tạo bằng mô hình solid.
• Mô hình dạng mặt ta có thể che khuất tô bóng. Tuy nhiên, không tính được các tính
chất vật mô hình. Các lệnh liên quan đến mặt cong nằm trên Draw menu hoặc
surfaces toolbar.
10.2.1. Lệnh 3D face
Công dụng:
Dùng để tạo các mặt 3D có 3 hoặc 4 cạnh. Mặt tạo bởi 3Dface là một đối tượng đơn
ta không thể phá vỡ các đối tượng này.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

3D Face
Dòng lệnh:
Chọn các điểm của mặt phẳng cần tạo.
Để không xuất hiện một cạnh của mặt phẳng trước khi tạo cạnh đó ta nhâp I
(invisible).
- Specify first point or [Invisible]: Chọn Ví dụ: tạo các mặt như sau:
điểm thứ 1
- Specify second point or [Invisible]: chọn
điểm thứ 2
- Specify third point or [Invisible] <exit>:
chọn điểm thứ 3
- Specify fourth point or [Invisible]
<create three-sided face>: chọn điểm thứ
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 83 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
4 hoặc chọn hoặc chọn tiếp 2 điểm để tạo
thành mặt 3dface liên tiếp với mặt vừa tạo
Hình 10.1 Mặt 3D FACE
hoặc enter để kết thúc lệnh
First Point: Định nghĩa điểm bắt đầu cho 3D surface. Sau khi nhấn điểm first
point, chọn những điểm còn lại theo yêu cầu thuận chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều
kim đồng hồ để tạo ra một mặt 3D face. Nếu bạn định vị 4 điểm trên cùng một mặt
phẳng, một mặt được tạo ra tương tự như một đối tượng miền. Bạn có thể tô bóng hoặc
render đối tượng này.
Invisible: Điều khiển sự hiển thị cạnh của 3D face . Có thể nhấn I trước khi chọn
First point để làm cho cạnh ẩn đi.
10.2.2. Lệnh Edge
Công dụng:
Thay đổi sự hiển thị của một 3D face.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Edge
Dòng lệnh:
Specify edge of 3dface to toggle visibility or [Display]: Chọn cạnh cần che hoặc
nhập D để làm hiện lên cạnh đã được che khuất.
Nếu nhập D ta sẽ chọn phương pháp chọn từng cạnh (Select) hoặc tất cả cạnh đã
che (All).
10.2.3. Lệnh EDGESURF:
Công dụng:
Tạo mặt lưới (gọi là Coons sureface) theo 4 cạnh biên có các đỉnh trùng nhau. Các
cạnh này là line, arc, 2dpline, 3dpoly, spline,… cạnh đầu tiên được chọn xác định chiều
M của lưới (mật độ lưới theo hướng M – biến surftab1), cạnh được chon thứ hai – chiều N
(mật độ lưới theo hướng N – biến surftab2). Tùy vào giá trị các biến này ta có được các
biến khác nhau.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Mesh Modeling tab/Primitives Draw/ Modeling/ Meshes/ Edgesurf
panel/Modeling, Meshes, Edge Edge Mesh
Surface

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 84 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Dòng lệnh:
– Command: edgesurf
– Current wire frame density: SURFTAB1=6
SURFTAB2=6
– Select object 1 for surface edge: Chọn cạnh 1 xác
định chiều M
– Select object 2 for surface edge: Chọn cạnh 2 xác
định chiều N
– Select object 3 for surface edge: Chọn cạnh 3
– Select object 4 for surface edge: Chọn cạnh 4

Ta có thể chọn 4 cạnh cho mỗi lần thực hiện. Cạnh đầu tiên
(Surftab1) xác định chiều M của lưới, nơi sẽ được kéo dài từ điểm
cuối này đến điểm cuối kia của cạnh lựa chọn. Cạnh thứ 2 (Surftab2)
xác định chiều N của lưới. Ta có thể hiệu chỉnh số cạnh của lưới bằng
biến Surftab1 và Surftab2.
10.2.4. Lệnh REVSURF
Công dụng:
Sử dụng lệnh Revsurf để tạo mặt tròn xoay bằng cách xoay một đường cong phẳng
(đối tượng 2D gọi là đường cong tạo dạng mặt – object to revolve) chung quanh một trục
xoay (Axis of revolution). Mật độ lưới được tạo bởi biền surftab1, surftab2. Để hiệu chỉnh
lưới ta dùng lệnh Pedit, khi thực hiện lệnh Explore thì mặt lưới bị phá vỡ
Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars
Mesh Modeling tab/ Primitives panel/ Draw/ Modeling/ Meshes/ Revsurf
Modeling, Meshes, Revolved Surface Revolved Mesh

Dòng lệnh:
– Comand: Revsurf
– Current wire frame density: Surftab1=16
Surftab2=6Select object to revolve: (chọn đường cong
1 tạo dạng mặt tròn xoay, đường cong này có thể là: arc,
line, circle, 2D pline, 3D pline)
– Select object defines the axis of revolution: (chọn
trục xoay 2 là line, 2D pline, 3D pline, Spline)
– Specify start angle<0>: (vị trí bắt đầu mặt tròn xoay)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 85 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
– Specify included angle (+=ccw, -=ccw) <360>: (góc xoay của path curve chung
quanh trục xoay, chiều dương ngược chiều kim đồng hồ).
10.2.5. Lệnh TABSURF
Công dụng:
Dùng để tạo mặt lưới trụ theo hình dạng của đường chuẩn (path curve) quét dọc
theo vector định hướng (direction vector).
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ 3D Modeling Draw/ Modeling/ Meshes/ Tabsurf
panel/Tabulated Surface Tabulated Mesh
Dòng lệnh:
Current wire frame density: SURFTAB1=6
Select object for path curve: Chọn mặt chuẩn.
Select object for direction vector: Chọn vector định
hướng

10.2.6. Lệnh RULESURF


Công dụng:
Tạo mặt kẻ giữa hai đường biên được chọn, mặt này có các mặt kẻ là các đường thẳng
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Mesh Modeling tab/Primitives Draw/ Modeling/ Meshes/ Rulesurf
panel/Modeling, Meshes, Ruled Mesh
Ruled Surface

Dòng lệnh:
– Current wire frame density: Surftab1=16
– Select first defining curve: (chọn đường biên 1)
– Select second defining curve: (chọn đường biên 2)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 86 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
10.3. Bài tập thực hành
Bài tập 10.1. Vẽ mô hình bậc tam cấp
Sử dụng các lệnh Thickness, Pline, 3Dface tạo hình bậc tam cấp sau.

Bài tập 10.2. Tạo các mô hình sau:

b) Thickness = 4
Pline: With = 4,

a)
d)
e)
c) Mô hình Ly
Bài tập 10.3. Tạo mô hình sau với lệnh Revsurf; Tabsurf.

Bài tập 10.4. Vẽ mô hình bàn.


Với các kích thước cho trên hình. Chân bàn vẽ theo biên dạng pline.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 87 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Vẽ bằng lệnh Pline với With = 20; Khi


đã cài đặt Thickness = 10.

Bài tập 10.5. Dùng lệnh Edgesurf và Rulesurf.

Biên dạng mặt trên

b)
a)

c)
d)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 88 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Chương 11
XÂY DỰNG MÔ HÌNH SOLID
11.1. Mô hình Solid và ứng dụng
- Đây là mô hình biễu diễn vật thể hoàn chính nhất. Gồm các cạnh, các mặt và tất cả
các điểm bên trong
- Sử dụng mô hình Solid ta có thể thể hiện hoàn chỉnh vật thể. Và có thể gán các tính
chất của đối tượng thực tế trong cơ khí.
- Với mô hình Solid ta có thể chuyển từ mô hình 3D sang các bản vẽ 2D.
- Để tạo mô hình Solid ta có thể sử dụng các lệnh tạo khối cơ bản (Box – Cylinder…)
hoặc các lệnh hỗ trợ khối rắn (Extrude – Revolve – Sweep - Loft).
+ Đối với các solid đơn giản việc tạo ra bằng các lệnh Solid cơ bản sẽ dễ và nhanh
hơn nhiều.
+ Đối với các Solid phức tạp thì sử dụng lệnh Solid cơ bản sẽ khó khăn và chậm
hơn các lệnh hỗ trợ tạo khối. Đôi khi dùng Solid cơ bản không thể tạo được.
11.2. Trình tự tạo khối rắn phức tạp
✓ Phân tích khối đa hợp gồm bao nhiêu khối cơ sở.
✓ Tạo các khối cơ sở bằng các lệnh: BOX – CYLINDER – EXTRUDE –
REVOLVE…..
✓ Định vị trí thích hợp nhờ các lệnh hiệu chỉnh: MOVE – COPY – 3DALIGN –
3DMIRROR – 3DROTATE – 3DARRAY,…
✓ Sử dụng các phép toán đại số boole: UNION – SUBTRACT – INTERSECT.
Ngoài ra có thể sử dụng các lệnh hiệu chỉnh khối rắn như: SLICE – CHAMFER
– FILLET… khi tạo khối đa hợp.
11.3. Các khối rắn cơ sở
Có 2 phương pháp tạo khối rắn cơ sở
- Tạo trực tiếp bằng các lệnh tạo khối rắn cơ sở
- Tạo các đối tượng 2D sau đó dùng các phương pháp chuỗi, xoay,… tạo thành khối
3D
Để tạo solids cơ sở ta có các cách gọi lệnh sau:
- Toolbar modeling
- Draw/ modeling/ solid cần tạo
- Gõ tên solid cần tạo
11.3.1. Khối hình chữ nhật BOX
Công dụng: tạo khối rắn hình hộp
Gọi lệnh:
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 89 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Ribbon Menu Command Toolbars


Home tab/ Modeling panel/ Box Draw/ Modeling/ Box Modeling
Box
Dòng lệnh
Specify first corner or [Center]: Xác định
một điểm hoặc nhấn C để chọn tâm.
Specify other corner or [Cube/Length]:
Xác định điểm góc thứ 2 hoặc các lựa chọn.
Specify the other corner of the box or
enteran option
Nếu gốc khác được xác định với giá trị Z
khác với giá trị Z của điểm đầu, thì không có
chiều cao được thể hiện.
Specify height or [2Point] <default>: Xác định chiều cao của hình hộp hoặc nhấn 2P để
chọn lựa chọn 2 điểm xác định chiều cao.
Các lựa chọn khác:
- Cube: C tạo khối lập phương
Specify length <100.0000>: Nhập chiều dài cạnh của khối lập phương
- Length: L nhập các kích thước của các cạnh tạo thành hình hộp
Specify length <100.0000>: Nhập chiều dài
Specify width <80.0000>: Nhập chiều rộng
Specify height or [2Point] <100.0000>: Nhập chiều cao
- 2Ponit: 2P: lựa chọn 2 điểm để tính chiều cao
11.3.2. Khối hình trụ CYLINDER
Công dụng: tạo khối hình trụ
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modeling panel/ Solid Draw/ Modeling/ Cyl Modeling
Primitives drop-down/ Cylinder Cylinder
Dòng lệnh:

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 90 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Command: cylinder
Specify center point of base or [3P/2P/Ttr/Elliptical]:
Chọn một điểm tâm hoặc chọn các lựa chọn.
Specify base radius or [Diameter] <default>: Xác
định bán kính đáy, hoặc chọn D để nhập đường kính
đáy.
Specify height or [2Point/Axis endpoint] <default>:
Xác định chiều cao hình trụ, chọn các lựa chọn, oặc
nhấn Enter để nhấn chiều cao mặc định.
Các lựa chọn khác:
- 2Point: Chọn 2 điểm để xác định chiều cao.
- Axis endpoint: chọn một trục để làm chiều cao hình trụ.
11.3.3. Tạo khối hình cầu SPHRERE
Công dụng: tạo khối hình cầu
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/ 3D Modeling panel/ Sphere Draw/ Modeling/ Sphere Modeling


Sphere

Dòng lệnh:
– Command: Sphere
– Specify center point or [3P/2P/Ttr]: Chọn tâm khối
cầu hoặc chọn các lựa chọn.
– Specify radius or [Diameter]:: Nhập bán kính
khối cầu (Nếu đáp D thì giá trị nhập là đường kính khối
cầu).
11.3.4. Tạo khối hình nón CONE
Công dụng: tạo khối hình nón
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/Modeling panel/Cone Draw/ Modeling/ Cone Cone Modeling

Dòng lệnh:

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 91 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Specify center point of base or
[3P/2P/Ttr/Elliptical]: Chọn điểm 1 hoặc nhấn
chọn một lựa chọn.
Specify base radius or [Diameter] <default>:
Chọn điểm để xác định bán kính đáy, hoặc nhấn
D xác định đường kính, hoặc nhấn Enter để xác
định bán kính mặc định trước.
Specify height or [2Point/Axis endpoint/Top radius] <default>: Xác định chiều cao, hoặc chọn một
lựa chọn hoặc nhấn Enter chấp nhận chiều cao mặc định.
Các lựa chọn khác:
– Top radius: T. Lựa chọn này để vẽ hình nón cụt. Khi nhập T xuất hiện:
Specify top radius <0.0000>: nhập bán kính vòng đỉnh
11.3.5. Tạo khối hình nêm WEDGE
Công dụng: tạo khối hình nêm
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/Modeling panel/Wedge Draw/ Modeling/ Wedge Wedge Modeling

Dòng lệnh:
Specify first corner or [Center]: Xác định 1
điểm hoặc nhấn C để chọn tâm.
Specify other corner or [Cube/Length]: Xác
định điểm thứ 2 hoặc chọn một lựa chọn.
Specify height or [2Point] <default>: Xác định
chiều cao hoặc nhấn 2P để chọn lựa chọn 2
điểm.
Các lựa chọn khác:
– Length: nhập kích thước theo các cạnh.
– Cube: Ba cạnh bằng nhau.
11.3.6. Tạo khối hình xuyến TORUS
Công dụng: tạo khối hình xuyến
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/Modeling panel/Torus Draw/ Modeling/ Torus Torus Modeling

Dòng lệnh:
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 92 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Specify center point or [3P/2P/TTR]: Xác định tâm
(1) hoặc chọn một lựa chọn.
Specify radius or [diameter] <default>: Xác định bán
kính vòng bao (2). Hoặc nhấn d để xác định đường
kính.
Specify tube radius or [2Point/Diameter]: Xác định
bán kính ống (3).
11.3.7. Lệnh PYRAMID
Công dụng: Tạo khối đa diện
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/Modeling panel/Pyramid Draw/ Modeling/ Pyr Modeling


Pyramid

Dòng lệnh:
– Specify center point of base or
[Edge/Sides]:Xác định tâm nội tiếp
hình tròn.
– Specify base radius or [Inscribed]
<234.146>: Bán kính vòng tròn ngoại
tiếp.
– Specify height or [2Point/Axis
endpoint/Top radius] <382.9614>:
Chiều cao khối đa diện.
Các lựa chọn khác:
– Side: Định số cạnh của đa diện
Enter number of sides <4>: Nhập số cạnh đa diện.
– Edge: Định chiều dài cạnh đáy bằng 2 điểm.
Specify first endpoint of edge: Định điểm thứ nhất
Specify second endpoint of edge: Định điểm thứ 2 của cạnh đa diện
– Top radius: Định bán kính vòng tròn mặt trên để tạo khối đa diện cụt.
Specify top radius <0.0000>: nhập bán khính vòng đỉnh
11.3.8. Lệnh POLYSOLID
Công dụng: Tạo khối đa tuyến, lấy lệnh polyline nhưng có thêm chiều dày
và chiều cao.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 93 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/ Modeling panel/Polysolid Draw/ Modeling/ Polysolid Psolid Modeling

Dòng lệnh:
– Specify start point or [Object/ Height/ Width/ Justify]
<Object>: Chọn điểm đầu.
– Specify next point or [Arc/Undo]: Chọn điểm tiếp theo
hoặc chọn các lựa chọn.
– Specify next point or [Arc/Undo]: Chọn điểm kế tiếp.
– Specify next point or [Arc/Close/Undo]: Chọn điểm kế
tiếp hoặc sử dụng các lựa chọn.
Các lựa chọn khác:
– Height: Định chiều cao khối đa tuyến
Specify height <10.0000>: giá trị chiều cao
– Width:Định chiều dày khối đa tuyến..
Specify width <2.0000>: địnhc hiều dày khối đa tuyến.
– Justify: Canh lề cạnh giao khối đa diện
Enter justification [Left/Center/Right] <Center>: Chọn cách canh lề.
– Object: Chọn đối tượng để chuyển thành khối đa tuyến.
Select object: Chọn đối tượng
– Arc: Vẽ cung
Specify endpoint of arc or[Close/Direction/Line/Second point/Undo]: Các
chế độ vẽ cung như lệnh ARC trong 2D.

11.4. Các phép đại số Boole


- Các hình khối 3D phức hợp được tạo thành bởi những khối cơ sở mà ở đó chúng ta dùng
các phép cộng khối rắn (Union), trừ khối rắn (Subtract), giao khối rắn (intersect). Các phép
toán đại số Boole này có thể thực hiện với các region
- Các phép toán này gồm có: Cộng (Union); Trừ (Subtract); Giao (Intersect)
11.4.1. Phép cộng UNION
Công dụng: Tạo solid bằng cách cộng các solid. Bạn có thể kết hợp hai hay
nhiều 3D khối rắn, mặt cong, hoặc miền 2D trở thành một, hoặc khối phức solid, surface,
hoặc region. Phải kết hợp các đối tượng cùng loại.
Gọi lệnh:
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 94 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/Solid Editing panel/Union Modify/ Solid Editing/Union Uni Modeling

Dòng lệnh:
UNION
Select objects: Chọn đối tượng
Select objects: Chọn đối tượng
Select objects: Chọn tiếp hoặc enter để kết thúc
Trước UNI – Sau UNI
11.4.2. Phép trừ SUBTRACT
Công dụng: Tạo solid bằng cách trừ các solid thành phần. Bạn có thể trừ các
đối tượng như lệnh Union.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/ Solid Editing panel/ Subtract Modify/ Solid Editing/ Su Modeling
Subtract

Dòng lệnh:
Command: su
SUBTRACT Select solids and regions to subtract from ..
Select objects: Chọn solid bị trừ.
Select objects: Select solids and regions to subtract ..
Select objects: Chọn Solid trừ Trước SU – Sau SU

Select objects: Chọn tiếp hoặc enter


11.4.3. Phép giao INTERSECT
Công dụng: Tạo solid bằng cách giao các solid thành phần. Ta có thể giao
các đối tượng tương tự như Union.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/ Solid Editing panel/ Intersect Modify/ Solid Editing/ IN Modeling
Intersect

Dòng lệnh:
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 95 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Command: in
INTERSECT
Select objects: chọn đối tượng
Select objects: Chọn đối tượng hoặc nhấn Enter
Trước IN – sau IN

11.5. Các lệnh hỗ trợ xây dựng khối Solid


Để tạo khối Solid bằng các lệnh hỗ trợ ta cần có biên dạng và các đường dẫn.
- Biên dạng: là các đối tượng được vẽ bằng các lệnh 2D sau đó tạo thành miền. Biên dạng
nằm trên mặt phẳng vẽ phác (mặt xy). Trước khi vẽ biên dạng ta cần sử dụng UCS để đưa
mặt phẳng cần vẽ biên dạng về mặt phẳng xy. Điều này là cần thiết để sử dụng lệnh tạo
miền REGION một cách dễ dàng.
- Đường dẫn (Path): là một đối tượng liền mạch, để thực hiện có thể dùng lệnh Pline để vẽ,
hoặc dùng các lệnh 2D bình thường sau đó nối chung lại bằng lệnh Pedit, lựa chọn Join.
Các thứ 2 được sử dụng nhiều hơn. Cũng như Region lệnh Pe muốn thực hiện dễ dàng thì
các đối tượng phải nằm trong mặt phẳng xy, liền mạch và không chồng lên nhau.
Phần sau sẽ trình bày về hai lệnh Region và Pedit.
15.5.1. Tạo một miền bằng lệnh Region
Công dụng: Lệnh Region dùng để chuyển một đối tượng (là một hình kín)
hoặc nhóm đối tượng (Có các đỉnh trùng nhau) thành một đối tượng duy nhất gọi là miền
(Region). Lệnh Region có các tính chất đặc biệt như sau:
- Có thể dùng lệnh Region để kết hợp với các lệnh Union, Subtract và Intersec để
tạo thành một Compose region.
- Region coi như là một đối tượng mặt phẳng. Mặt phẳng này được xác định bởi các
cạnh và không có cạnh nào tồn tại trong chu vi của Region. Region được tạo thành bởi tập
hợp các đối tượng như: Line, Arc, Circle, Pline, Spline, Polygon, Rectang…
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/ Draw panel/ / Region Draw/ Region Region hay Reg Draw

Dòng lệnh:
Command: Region .
Select objects: (Chọn đối tượng).
Select objects: (Tiếp tục chọn đối tượng).
Select objects: (Tiếp tục chọn đối tượng).
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 96 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Select objects: (Tiếp tục chọn đối tượng hoặc Enter để kết thúc lệnh).
1 Loop Extracteds.
1 Region Created.
Một Region được tạo ra khi số Region Created là khác không.
15.5.2. Lệnh Pedit
Ribbon Menu Command Toolbars

Home tab/ Modify panel/ / Edit Modify/ Object/ Polyline Pedit hay Pe Modify II
Polyline

PEDIT Select polyline or [Multiple]: Chọn đối tượng là Polyline hoặc nhiều đối tượng.
Nếu đối tượng không phải là Polyline thì sẽ xuất hiện. Object selected is not a polyline
Do you want to turn it into one? <Y>: Enter để tiếp tục.
Enter an option [Close/Join/Width/Edit vertex/Fit/Spline/Decurve/Ltype

gen/Reverse/Undo]: J. Chọn J để lựa chọn Join nối các đối tượng không phải Polyline
để thành một Polyline.
Select objects: Chọn các đối tượng cần nối lại.
Select objects: Chọn tiếp hoặc nhấn Enter để kết thúc.
2 segments added to polyline: Dòng nhắc này xuất hiện báo lệnh đã hoàn tất.
11.5.3. Lệnh EXTRUDE
Công dụng: Tạo solid bằng cách duỗi biên dạng 2D theo trục z hoặc theo
đường dẫn.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Hometab/ Modeling panel/ Extrude Draw/ Modeling/ Extrude Ext Modeling

Dòng lệnh:
Select objects to extrude or [MOde]: Chọn biên dạng cần
extrude.
Select objects to extrude or [MOde]: Có chọn nữa hay
không.
Specify height of extrusion or [Direction/Path/Taper
angle/Expression]: Nhập chiều cao đối tượng extrude
hoặc chọn một lựa chọn.
Các lựa chọn khác:
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 97 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
– MOde: Lựa chọn extrude thành solid hoặc surface
– Direction: Xác định chiều dài và hướng duỗi theo 2 điểm chỉ định.
– Path: Duỗi biên dạng theo đường dẫn.
– Taper angle: chỉ định góc vát.
- Nếu góc vát = 0 thì duỗi vuông góc với mặt đã chọn.
- Nếu là góc dương thì sẽ vát vào trong.
- Nếu là góc âm sẽ vát ra ngoài.
– Expression: Nhập hàm toán hay công thức để xác định chiều cao Extrude.
Chú ý:
- Biên dạng 2D phải vuông góc với đường dẫn.
- Ta có thể duỗi cả đối tượng hở hoặc kín sẽ tạo thành 3D surface hoặc solid.
- Sử dụng Pedit đối với đối tượng hở hoặc Region với đối tượng kín để tạo thành
đối tượng kết hợp sau đó mới sử dụng Extrude.
- Các đối tượng có thể sử dụng làm biên dạng hoặc làm được dẫn.
Đối tượng Làm biên dạng Làm đường dẫn
3D faces X
Arcs X X
Circles X X
Ellipses X X
Elliptical arcs X X
Helixes X
Lines X X
Meshes: faces X
Meshes: edges X X
2D Polylines X X
3D Polylines X X
Regions X
2D Solids X
3D Solids: edges X X
3D Solids: faces X
Splines: 2D and 3D X X

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 98 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Surfaces: edges X X
Surfaces: planar and non-planar X X
Traces X
11.5.4. Lệnh REVOLVE
Công dụng: Tạo solid bằng cách xoay biên dạng 2D quanh một trục.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Hometab/ Modeling panel/ Revole Draw/ Modeling/ Revole Rev Modeling

Dòng lệnh:
– Select objects to revolve: chọn đối tượng cần
revolve
– Select objects to revolve: chọn tiếp đối tượng
hoặc enter để kết thúc
– Specify axis start point or define axis by
[Object/X/Y/Z] <Object>: chọn điểm thứ nhất của
trục xoay hoặc lựa chọn các lựa chọn
Specify axis endpoint: chọn điểm thứ 2 của trục xoay
– Specify angle of revolution or [STart angle]
<360>: nhập góc xoay
Các đối tượng làm biên dạng:
Tương tự như lệnh EXTRUDE.
Các lựa chọn định nghĩa trục xoay:
o Axis start point: chọn điểm đầu trục xoay.
▪ Dòng nhắc phụ: lựa chọn điểm cuối trục xoay.
o Object: Chọn đối tượng làm trục xoay.
▪ Các đối tượng có thể làm trục xoay: đoạn thẳng; phân đoạn thẳng của đa
tuyến; cạnh thẳng của của khối rắn hay mặt cong.
▪ Dòng nhắc phụ: chọn một đối tượng làm trục xoay.
o X,Y,Z: chọn một trong các trục tọa độ làm trục xoay
▪ Lựa chọn này chỉ xuất hiện dòng nhắc cuối là nhập góc xoay.
Chú ý: Biên dạng 2D và trục xoay phải nằm cùng một mặt phẳng.
11.5.5. Lệnh HELIX
Công dụng: Để vẽ đường xoắn ốc (hỗ trợ dựng khối bằng lệnh extrude, loft,
sweep).
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 99 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Home tab/ Draw panel/ / Helix Draw/ Helix Helix Modeling

Dòng lệnh:
Number of turns = 3 (default)
Twist = CCW (default)
Specify center point of base: Xác định điểm tâm.
Specify base radius or [Diameter] <1.0000>: Xác
định bán kính đáy của đường xoắn ốc, hoặc nhấn
D để xác định đường kính, hoặc nhấn Enter để xác
nhận bán kính mặc định.
Specify top radius or [Diameter] <1.0000>: Xác
định bán kính vòng tròn đỉnh của đường xoắn ốc,
hoặc nhấn d để nhập đường kính, hoặc nhấn Enter
chấp nhận giá trị mặc định.
Specify helix height or [Axis endpoint/Turns/turn
Height/tWist] <1.0000>: Xác định chiều cao
đường xoắn ốc. Số vòng=10; hướng xoắn cùng chiều
kim đồng hồ, chiều cao = 50
Các lựa chọn khác:
– Turns: Số vòng của đường xoắn ốc.
Enter number of turns <3.0000>: Xác định số vòng của đường xoắn ốc.
– turn Height: Khoảng cách giữa 2 vòng của đường xoắn ốc.
Specify distance between turns <221.1235>: Xác định khoảng cách 2 vòng
(bước ren).
– tWist: Chiều của đường xoắn ốc.
Enter twist direction of helix [CW/CCW] <CCW>: Xác định chiều của
đường xoắn ốc.
CW: cùng chiều kim đồng hồ. CCW: ngược chiều kim đồng hồ.
11.5.6. Lệnh SWEEP
Công dụng: tạo khối hoặc mặt cong bằng cách quét biên dạng 2D theo một
đường dẫn.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Hometab/ Modeling panel / Sweep Draw/ Modeling/ Sweep Sweep Modeling

Dòng lệnh:

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 100 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Command: SWEEP
Current wire frame density: ISOLINES=4, Closed
profiles creation mode = Solid
Select objects to sweep or [MOde]: Xác định đối đượng
cần Sweep.
Select sweep path or [Alignment/Base
point/Scale/Twist]: Xác định đường dẫn cho đối tượng.
Các lựa chọn khác:
– Alignment:
Align sweep object perpendicular to path before sweep [Yes/No]<Yes>:
Canh chỉnh biên dạng vuông góc với hướng tiếp tuyến của đường dẫn quét.
– Scale:Tỷ lệ của thao tác quét từ điểm đầu đến điểm cuối.
Enter scale factor or [Reference]<1.0000>: Định giá trị tỷ lệ.
– Twist:
Enter twist angle or allow banking for a non-planar sweep path
[Bank]<0.0000>: Xác định góc xoắn cho đối tượng.
Objects that Can Be Swept Objects that Can Be Used as a Sweep Path
2D and 3D splines 2D and 3D splines
2D polylines 2D and 3D polylines
2D solids Solid, surface and mesh edge subobjects
3D solid face subobjects Helices
Arcs Arcs
Circles Circles
Ellipses Ellipses
Elliptical arcs Elliptical arcs
Lines Lines
Regions
Solid, surface and mesh edge
subobjects
Trace

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 101 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
11.5.7. Lệnh LOFT
Công dụng: tạo khối hoặc mặt cong bằng cách đánh võng lần lượt qua nhiều
biên dạng.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Hometab/ Modeling panel / Loft Draw/ Modeling/ Loft Loft Modeling

Dòng lệnh:
Command: LOFT
Current wire frame density: ISOLINES=4,
Closed profiles creation mode = Solid
Select cross sections in lofting order or
[POint/Join multiple edges/MOde]: Chọn mặt
cắt ngang thứ nhất.
Select cross sections in lofting order or
[POint/Join multiple edges/MOde]: Chọn mặt
cắt ngang thứ hai.
Enter an option [Guides/Path/Cross sections only/Settings] <Cross sections only>: Chọn
một lựa chọn.
Các lựa chọn khác:
– POint: nếu bạn lựa chọn này, thì bạn cũng phải lựa chọn đường cong kín.
– Join multiple edges: Nhiều đường nói, những đường cong kết thúc như một
mặt cắt ngang.
– Guides: Theo các đường dẫn hướng chỉ định để kiểm soát mô hình loft.
Select guides curves: Chọn các đường dẫn.
– Path: Theo các đường dẫn riêng lẻ.
Select path curve: Chọn đường dẫn.
– Cross sections only: Tạo mô hình loft mà không sử dụng guides hoặc path.
– Setting: Cài đặt mô hình Loft tạo ra.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 102 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Ruled: kẻ thẳng giữa các mặt cắt ngang và có các
cạnh sắc nhọn tại các mặt cắt ngang.
Smooth Fit: làm mịn giữa các mặt cắt ngang và có
các cạnh sắc nhọn tại các mặt cắt ngang.
Normal to: Điều khiển hướng pháp tuyến trên bề
mặt mà nó đi qua các mặt cắt đó.
Draf angles: Điều khiển góc thoát và độ lớn mặt cắt
đầu tiên và cuối cùng của khối rắn hay mặt cong
loft.
Close Surface or Solid: Đóng kín hay mở mặt cong
của khối rắn.
Preview Changes: Hiển thị kết quả xem trước trên
màn hình khi thiết lập trong hộp thoại thay đổi

Objects That Can Be Used as Objects That Can Be Objects That Can Be Used as Guides
Cross Sections Used as a Loft Path
2D polyline Spline 2D spline
2D solid
2D spline Helix 3D spline
Arc Arc Arc
Circle Circle 2D polyline: 2D polyline chỉ có thể làm
đường dẫn nếu nó chỉ là một cạnh
Edge sub-objects Edge subobjects Edge subobjects
Ellipse Ellipse 3D polyline
Elliptical arc Elliptical arc Elliptical arc
Helix 2D polyline
Line Line Line
Planar or non-planar face of
solid
Planar or non-planar surface
Points (first and last cross 3D polyline
section only)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 103 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Region
Trace

11.5.8. Lệnh PRESSPULL


Công dụng: tạo lỗ hoặc rãnh bằng cách kéo các miền đóng kín đi xuyên qua
khối rắn.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Hometab/ Modeling panel / Presspull Presspull Modeling

Dòng lệnh:
– Click inside bounded areas to
press or pull. Click vào bên trong biên
dạng để kéo đi.

11.6. Bài tập thực hành


Bài tập 11.1. Sử dụng các Solid cơ sở và phép đại số Boole để thực hiện:

a) b)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 104 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

c) d)

Bài tập 11.2. Sử dụng lệnh Extrude

a)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 105 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
b)

c)

Bài tập 11.3. Sử dụng lệnh Revolve

Đường dẫn
quai ly

Biên dạng
Biên dạng quai ly
thân ly

a)

b)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 106 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Bề dày thiết bị 2mm


c)
Bài tập 11.4. Xây dựng các mô hình Solid

Bề dày thiết bị 5mm


b)

a)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 107 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
c)
Bài tập 11.5. Sử dụng lệnh Sweep

a) Helix: = 50, turn Height = 20 b) Helix R đáy = 150, Rđỉnh = 50, turn Height = 20, Height =
Height = 160. Biên dạng lò xo là 150. Biên dạng lò xo là hình vuông 12x12, bán kính Fillet = 3
đường tròn đường kính = 10
a)

Helix Rngoài = 180, Rtrong = 20, Turns = 6. Biên dạng lò xo là Lục giác đều, có đường
kính đường tròn ngoại tiếp = 20.
b)

ii)

i)

c) Biên dạng Sweep


i) Sweep với Twist = 150. i) Sweep với Twist = 150, Scale = 0,5
c)
Thực hiện lại bài cái khay với lệnh Sweep

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 108 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Bài tập 11.6. Mô hình Loft

Bề dày solid bằng 10 mm

a)

b)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 109 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

c)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 110 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Chương 12
HIỆU CHỈNH KHỐI SOLID
12.1. Các lệnh hiệu chỉnh khối rắn
12.1.1. Lệnh CHAMFER EDGE
Công dụng: vát mép các cạnh của solid.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Solid tab/Solid Editing panel/Chamfer Modify/ Solid Editing/ Cha Solid editing
Edge Chamfer edges

Dòng lệnh:
Select an Edge: Chọn một cạnh của solid hoặc
surface để chamfer.
Distance 1: Nhập giá trị cạnh vát thứ nhất từ cạnh
lựa chọn. Giá trị mặc định là 1.
Distance 2: Nhập giá trị cạnh vát thứ 2 từ cạnh lựa
chọn. Giá trị mặc định là 1.
Loop: Vát tất cả các cạnh trên một mặt. Trong mọi
cạnh có 2 mặt Loop. Sau khi chọn cạnh loop, bạn
sẽ lựa chọn Accept để chọn mặt đó, hoặc chọn Next
để chọn mặt vuông góc với mặt đang chọn.
Expression: Điều khiển khoảng cách với một giá trị
hàm toán.

12.1.2. Lệnh FILLET EDGE


Công dụng: tạo góc lượn (giao tuyến lõm) hoặc bo tròn (giao tuyến lồi).
Gọi lệnh:

Ribbon Menu Command Toolbars


Solid tab/ Solid Editing panel/ New drop- Modify/ Solid Editing/ Solid editing
down/ Fillet Edge Fillet edge

Dòng lệnh:

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 111 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Select an Edge: Xác định một hoặc nhiều cạnh trên
cùng một solid cần fillet. Sau đó nhấn Enter, bạn có thể
kéo để xác định bán kính, hoặc sử dụng lựa chọn Fillet.
Chain: Xác định nhiều hơn một cạnh khi các cạnh này
tiếp tuyến với một cạnh khác.
Loop: Xác định một chuỗi cạnh trên 1 solid. Tương tự
như Chamferedge.
Radius: Xác định giá trị bán kính.

12.1.3. Lệnh SLICE


Công dụng: Dùng để cắt một solid thành 2 solid riêng biệt
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Solid tab/ Solid Editing panel/ Slice Modify/ 3D Operations/ Slice Sl Solid editing

Dòng lệnh:
– Select objects to slice: Chọn đối tượng cần
cắt.
– Select objects to slice: Chọn tiếp đối tượng
hoặc enter để kết thúc lựa chọn.
– Specify start point of slicing plane or
[planar Object/ Surface/ Zaxis/ View/ XY/ YZ/ ZX/
3points] <3points>: Chọn điểm đầu tiên của mặt
phẳng cắt hoặc chọn các cách để xác định mặt
phẳng cắt
– Specify second point on plane: Chọn điểm thứ 2 của mặt phẳng cắt.
Hai điểm này phảig song trục x hoặc y để tạo thành mặt phẳng cắt đi qua 2 điểm đó và
song song với trục x và y.
– Specify a point on desired side or [keep Both sides] <Both>: Chọn 1 điểm bên phần
giữ lại hoặc nhấn B để giữ cả hai.
Các lựa chọn xác định mặt phẳng cắt:
– Planar Object: Sắp xếp mặt phẳng cắt là một mặt phẳng chứa các đối tượng
được chọn: tròn, elip, cung tròn hay cung elip, 2D spline hoặc 2D polyline.
– Surface: Sắp xếp mặt phẳng cắt là một surface.
– Zaxis: Định nghĩa mặt phẳng cắt bằng một điểm xác định vị trí mặt phẳng
cắt và một điểm khác chỉ ra trục Z.
– View: Sắp xếp mặt phẳng cắt là mặt viewport hiện hành. Xác định một điểm
để xác định vị trí mặt phẳng cắt.
– XY/YZ/ZX: sử dụng mặt phẳng hệ tọa độ hiện hành làm mặt phẳng cắt.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 112 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
▪ Specify start point of slicing plane or [planar
▪ Object/Surface/Zaxis/View/XY/YZ/ZX/3points]<3points>:xy/ yz/ zx.
▪ Specify a point on the XY-plane <0,0,0>: Chọn điểm mà mặt phẳng
sẽ đi qua
– 3 Points: Xác định 3 điểm của mặt phẳng cắt.
▪ Specify start point of slicing plane or [planar
Object/Surface/Zaxis/View/XY/YZ/ZX/3points] <3points>: 3
▪ Specify first point on plane: Chọn điểm thứ nhất
▪ Specify second point on plane: chọn điểm thứ 2
▪ Specify third point on plane: chọn điểm thứ 3
12.1.4. Lệnh SOLIDEDIT
Công dụng: hiệu chỉnh mặt và cạnh của một đối tượng solid.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Modify/ Solid Editing Solidedit Solid editing

Dòng lệnh:
Enter a solids editing option [Face/Edge/Body/Undo/Exit] <eXit>: Chọn một lựa
chọn hiệu chỉnh.
12.1.4.1. Face: Hiệu chỉnh mặt của 3D solid được chọn bằng: Extrude, Move,
Rotate, Offset, Taper, Delete, Copy hoặc thay đổi màu sắc.
Enter a face editing option [Extrude/ Move/ Rotate/ Offset/ Taper/ Delete/ Copy/ coLor/ mAterial/
Undo/eXit]: Chọn một lựa chọn.

a. Extrude: Kéo dãn một mặt theo X, Y hoặc Z. Ta có thể thay đổi hình
dáng của đối tượng mặt cách di chuyển những mặt này.
Select faces or [Undo/Remove]: Xác định mặt cần hiệu
chỉnh.
Select faces or [Undo/Remove/ALL]: Chọn mặt cần
hiệu chỉnh hoặc nhấn Enter:
Undo: hủy bỏ mặt vừa chọn.
Remove: Chọn mặt cần bỏ đi
ALL: Chọn tất cả các mặt.
Specify height of extrusion or [Path]: Xác định chiều
cao Extrude hoặc nhấn P chọn đường dẫn.
Specify angle of taper for extrusion <0>: Nhập góc vát.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 113 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

b. Move: Di chuyển mặt lựa chọn của đối tượng 3D với một khoảng cách
xác định. Ta có thể chọn nhiều mặt ở một lần thực hiện.
Select faces or [Undo/Remove/ALL]:
Xác định mặt cần hiệu chỉnh.
Specify a base point or displacement:
Xác định điểm chuẩn.
Specify a second point of
displacement: Xác định điểm cần di
chuyển đến.

c. Rotate: Quay một hoặc nhiều mặt hoặc tập hợp các thành phần của một
solid quanh một trục xác định. Ta có thể thay đổi hình dạng của đối tượng bằng cách
quay các mặt này.
Select faces or [Undo/Remove/ALL]:
Chọn mặt cần hiệu chỉnh.
Specify an axis point or [Axis by
object/View/Xaxis/Yaxis/Zaxis]
<2points>: Xác định một điểm của trục
xoay. Ta có thể xác định trục xoay bằng
đối tượng (trục của đối tượng); góc nhìn
(View); Trục X, Y, hoặc Z (Xaxis; Yaxis
hoặc Zaxis).
Specify the second point on the rotation axis: Xác định điểm thứ 2 của trục xoay.
Specify a rotation angle or [Reference]: Xác định góc xoay.

d. Offset: Tạo ra mặt song song bằng một khoảng cách xác định hoặc đi
qua một điểm. Nó có thể làm tăng giá trị thể tích hoặc giảm thể tích của khối rắn.
Select faces or [Undo/Remove]: Xác
định mặt cần offset.
Select faces or [Undo/Remove/ALL]:
Chọn mặt cần offset
Specify the offset distance: Nhập giá trị
offset.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 114 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

e. Taper: Tạo mặt vát với một góc xác định. Chiều của góc vát được xác định
bằng sự lựa chọn của điểm chuẩn và điểm thứ 2 dọc theo trục được chọn.
Select faces (taper): Xác định mặt
cần vát.
Specifies the faces to be tapered
and then sets the slope of the
taper.
Base point. Xác định điểm đầu
để xác định mặt phẳng.
Another point along the axis of
tapering. Xác định điểm thứ 2 để
xác định chiều sẽ vát.
Taper angle. Xác định góc vát. Giá trị từ -90 đến +90 độ.

f. Delete: Xóa mặt của solid, bao gồm cả thành phần fillet hoặc chamfer. Sử
dụng lựa chọn này để xóa hoặc hiệu chỉnh sau fillet và chamfer. Mặt không được xóa nếu
làm thay đổi kết quả là đối tượng không còn là solid.
Select faces or [Undo/Remove]: Xác định
mặt cần xóa.
Select faces or [Undo/Remove/ALL]: Tiếp
tục chọn mặt cần xóa hoặc nhấn Enter để
kết thúc.

g. Copy: Copy một mặt như là một region. Nếu bạn xác định 2 điểm, Solidedit
sử dụng điểm thứ nhất làm điểm chuẩn và tạo đối tượng copy dựa vào điểm chuẩn.
Select faces or [Undo/Remove]: Chọn mặt
cần copy.
Select faces or [Undo/Remove/ALL]: Tiếp
tục chọn mặt hoặc nhấn Enter.
Specify a base point or displacement: Xác
định điểm chuẩn.
Specify a second point of displacement:
Xác định điểm đặt đối tượng copy tạo ra.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 115 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

h. Color: Thay đổi màu sắc mặt của solid.


i. Material: Gán đặc tính vật liệu cho mặt được chọn.
12.1.4.2. Edge: Hiệu chỉnh cạnh của 3D solid bằng sự thay đổi màu sắc hoặc copy
cạnh riêng lẻ.
Enter an edge editing option [Copy/coLor/Undo/eXit] <eXit>: Chọn một lựa chọn.

a. Copy: Copy cạnh lựa chọn của 3D Solid như là 2D arcs, circle, ellip, lines
hoặc spline.
Select edges or [Undo/Remove]: Chọn cạnh cần copy.
Specify a base point or displacement: Chọn điểm chuẩn.
Specify a second point of displacement: Chọn điểm đặt cạnh cần copy.

b. Color: Thay đổi màu của các cạnh trên 3D solid.


Select edges or [Undo/Remove]: Chọn cạnh cần thay đổi màu. Sau đó chọn màu
cần thay đổi từ bảng Select color.
c. Undo: Hủy bỏ công việc vừa làm.
d. Exit: Thoát khỏi lệnh solidedit.
12.1.4.3. Body: Hiệu chỉnh toàn bộ solid bằng gán một đối tượng hình học khác vào
khối rắn, phân chia solid, tạo vỏ, làm sạch solid hoặc kiểm tra solid.
Enter a body editing option [Imprint/ seParate solids/ Shell/ cLean/ Check/ Undo/ eXit] <eXit>:
Chọn một lựa chọn hiệu chỉnh.

a. Imprint: In đối tượng hình học lên 3D solid


Select a 3D solid. Xác định đối tượng
solid sẽ được in đối tượng hình học
lên.
Select an object to imprint. Chọn đối
tượng cần in lên 3D solid.
Delete the source object. Xóa đối
tượng khi hoàn tất hay không?

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 116 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

b. Separate: Phân chia các đối tượng phức nhưng rời rạc thành những
đối tượng riêng lẻ. Không thể chia đối tượng được xây dựng bằng phép đại số Boole từ 1
thể tích.
Select a 3D solid: Chọn khối solid cần chia.

c. Shell: Tạo ra thành mỏng cho đối tượng solid được chọn.
Select a 3D solid: Chọn solid cần tạo
thành mỏng
Remove faces or
[Undo/Add/ALL]:Loại bỏ mặt hoặc
chọn các lựa chọn
Enter the shell offset distance: Nhập
bề dày cho thành mỏng.

d. Clean: Loại bỏ những cạnh thừa hoặc đỉnh có chung bề mặt.

e. Check: Kiểm tra sự hợp lệ của khối rắn.


12.1.4.4. Undo: Hủy bỏ công đoạn vừa thực hiện.
12.1.4.5. Exit: Thoát khỏi lệnh solidedit.
12.2. Các lệnh về phép biến hình 3D
12.2.1. Lệnh 3D ROTATE
Công dụng: Xoay đối tượng solid quanh một trục.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/3D Modify/ 3D Operations/ 3D 3Drotate Modeling
Rotate Rotate

Dòng lệnh:

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 117 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
– Select objects: Chọn đối tượng
cần xoay
– Select objects: Chọn tiếp đối
tượng hoặc enter để kết thúc
– Specify base point: Chọn điểm
chuẩn

– Pick a rotation axis: Chọn 1 trong ba cán trục


– Specify angle start point or type an angle: Nhập góc xoay
12.2.2. Lệnh 3D MIRROR
Công dụng: Tạo đối tượng đối xứng qua một mặt phẳng.
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ Modify panel/ 3D Modify/ 3D Operations/ 3D 3DMirror Modeling
Mirror Mirror

Dòng lệnh:
– Select objects: Chọn tiếp đối tượng hoặc enter để
kết thúc lệnh
– Specify first point of mirror plane (3 points) or
[Object/Last/Zaxis/View/XY/YZ/ZX/3points]
<3points>: Chọn điểm đầu của mặt phẳng đối xứng
hoặc chọn các lựa chọn để xác định mặt phẳng cắt.

– Specify second point on mirror plane: Chọn điểm thứ 2 của mặt phẳng cắt.
– Specify third point on mirror plane: Chọn điểm thứ ba của mặt phẳng cắt
– Delete source objects? [Yes/No] <N>: Xóa đối tượng mẫu hay không?
Các lựa chọn để xác định mặt phẳng làm mặt đối xứng: tương tự như
lệnh SLICE
12.2.3. Lệnh 3D ARRAY
Công dụng: Sao chép các đối tượng thành dãy HCN (RECTANGULAR)
theo hàng, cột, lớp. Hoặc theo một đường tâm (POLAR) .
Gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/Modify panel/3D Array. Modify/ 3D Operations/ 3D Array 3Darray Modeling

Dòng lệnh:
a. Rectangular array
– Command: 3darray
– Initializing... 3DARRAY loaded.
– Select objects: Chọn đối tượng cần array
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 118 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
– Select objects: Chọn tiếp đối tượng hoặc enter để kết thúc lệnh
– Enter the type of array [Rectangular/Polar] <R>:R
– Enter the number of rows (---) <1>: Nhập số hàng
– Enter the number of columns (|||) <1>: Nhập số cột
– Enter the number of levels (...) <1>: Nhập số lớp
– Specify the distance between rows (---): Khoảng cách giữa hai hàng
– Specify the distance between columns (|||): Khoảng cách giữa 2 cột
– Specify the distance between levels (...): Khoảng cách giữa 2 lớp

Trước Rectangular array Rectangrular array với 2 rows,


6 colums, 2 levels.
b. Polar array
– Command: 3darray
– Select objects: Chọn đối tượng cần ARRAY
– Select objects: Chọn tiếp đối tượng hoặc enter để kết thúc
– Enter the type of array [Rectangular/Polar] <R>:P
– Enter the number of items in the array: Nhập số đối tượng cần array
– Specify the angle to fill (+=ccw, -=cw) <360>: nhập giá trị góc xoay
– Rotate arrayed objects? [Yes/No] <Y>: Có xoay đối tượng mẫu hay không?
– Specify center point of array: Chọn tâm của trục xoay
– Specify second point on axis of rotation: Chọn điểm thứ 2 của trục xoay

Trước polar array Sau khi polar array với 8 đối tượng và góc
360o.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 119 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
12.3. Bài tập thực hành
Bài tập 12.

a)

Bán kính Fillet bằng 5


b)

c)

d)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 120 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

e)

f)

g)
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 121 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 122 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Chương 13
TẠO BẢN VẼ 2D TỪ MÔ HÌNH 3D SOLID
13.1. Các vấn đề cần biết khi tạo bản vẽ 2D
Trước khi tạo bản vẽ 2D chúng cần nắm về các không gian vẽ (Model) và không
gian in ấn (Paper) trong AutoCAD.
Trong AutoCAD có hai khái niệm về không gian làm việc:
- Model Space – không gian mô hình
- Paper Space – không gian giấy vẽ
1. Model space: là mô hình 3 chiều trên đó bạn có thể xây dựng mô hình có chiều cao,
chiều dài và chiều rộng.
➢ Trong model space bạn có thể quan sát mô hình từ một điểm bất kỳ.
➢ Bạn có thể chia màn hình thành nhiều khung nhìn (Viewport) khác nhau để đồng
thời cùng quan sát mô hình từ các điểm nhìn khác nhau.
➢ Tuy nhiên model space không thích hợp để tạo các bản vẽ 2D từ mô hình 3D với
các lý do sau:
• Chỉ in được viewport hiện hành, mặc dù trên màn hình biểu hiện viewport.
• Không thể in cùng lúc các hình chiếu bằng, đứng, cạnh trong model space.
• Rất bất tiện khi muốn thêm vào bản vẽ 2D các dòng chú thích, kích thước.
• Rất khó định tỷ lệ in với tỷ lệ chính xác từ các viewport khác với plan view.
• Các vấn đề trên có thể khắc phục được trong không gian giấy vẽ (paper space).
2. Paper space: là không gian hai
chiều nằm ở mặt đứng của model
space như là một tờ giấy.
• Bạn có thể nhập các dòng chú
thích, vẽ đường bao, khung
tên … trên paper space.
• Ngoài ra bạn còn có thể quan
sát model space qua các
khung nhìn trên paper space.

Hình 13.1. Không gian Paper space


• Paper space cho phép tạo các hình chiếu 2D từ mô hình 3D. Sự thay đổi bất kỳ trên
mô hình 3D sẽ tự động cập nhập trên các hình chiếu 2D.
Trên paper space sử dụng các viewport đặc biệt gọi là Floating viewport.
Có hai cách để tạo bản vẽ 2D từ mô hình 3D, đó là dùng lệnh Solprof và kết hợp lệnh
Solview, Soldraw để thực hiện.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 123 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Trước tiên ta cần nắm về các bước thực hiện hình chiếu từ mô hình 3D Solid. Và đọc kỹ
các lệnh trình bày trong bài giảng để thực hiện cho đúng.
13.2. Tạo hình chiếu bằng lệnh Solprof
13.2.1. Trình tự tạo bản vẽ 2D từ mô hình 3D Solid bằng lệnh Solprof
Các dòng được IN NGHIÊNG chúng ta thực hiện ở Model space. Viết thường thực hiện
ở Paper space.
1. Tạo layer mới để quản lý mô hình solid cần vẽ, nạp kiểu đường Hidden vào
bản vẽ.
2. Xây dựng mô hình Solid.
3. Thiết lập lại UCS (Nếu cần)
4. Chuyển mô hình về chế độ hiển thị 2D (Wire frame).
5. Chuyển sang môi trường không gian giấy vẽ (paper space) xóa viewport.
Thiết lập PAGE SETUP cho trang Viewport.
6. Sử dụng các Mview để tạo bốn viewport.
7. Dùng Vpoint tạo hình chiếu vuông góc.
8. Dùng Zoom scale định tỷ lệ quan sát.
9. Dùng MVsetup chỉnh vị trí các hình chiếu.
10. Tạo đường bao, nét khuất bằng SOLPROF.
11. Tắt layer chứa mô hình 3D.
12. Hoàn thiện bản vẽ.
▪ Thiết lập layer cho các lớp PH, PV.
▪ Vẽ khung bao bản vẽ, khung tên.
▪ Vẽ thêm các đường tâm cho hình chiếu.
▪ Lên kích thước, ghi chú thích.
13. Tạo Vplayer tạo ra 1 lớp để ghi kích thước hoặc vẽ tuyến ảnh cho viewport
chứa hình chiếu trục đo.
13.2.2. Các lệnh cần thiết để tạo hình chiếu bằng SOLPROF
- Bước 1: Tạo layer quản lý, nạp kiểu đường Hidden
Ở bước đầu tiên, ta tạo một layer mới để quản lý mô hình Solid tạo ra. Nạp kiểu
đường Hidden vào bản vẽ là ta sẽ load kiểu đường Hidden vào hộp thoại Select linetype.

Hình 13.2. Nạp kiểu đường Hidden vào bản vẽ

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 124 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
- Bước 2: Xây dựng mô hình 3D Solid
Xây dựng mô hình Solid bằng các lệnh đã tìm hiểu ở các chương trước.
- Bước 3: Thiết lập hệ trục tọa độ
Thiết lập lại hệ trục tọa độ, sao cho mặt phẳng xy nằm ở mặt phẳng sẽ làm hình chiếu
bằng của mô hình.
- Bước 4: Điều chỉnh dạng hiển thị
Mô hình chỉ có thể chiếu được khi đang ở dạng hiển thị là 2D Wireframe hoặc 3D
Wireframe.
- Bước 5: Chuyển sang không gian giấy vẽ
Chuyển sang không gian giấy vẽ Paper space (chọn Layout 1), chọn khung hình chữ nhật
của Viewport và xóa viewport.

Hình 13.3. Chuyển sang Paper space, xóa viewport


Click phải ở tab Layout 1, Chọn Page Setup Manager. Xuất hiện hộp thoại Page Setup
Manager, ta chọn tab Modify. Xuất hiện bảng hộp thoại Page Setup Layout 1 (Hình 13.4.).
Ta tiến hành theo trình tự sau
- Chọn máy in: Chọn máy in cho bản vẽ, trong ví dụ này ta chọn Foxit Reader PDF
Printer.
- Chọn kiểu in tại Plot Style Table: monochrome.ctb
- Chọn khổ giấy tại Paper size: A4
- Bấm vào Properties để chỉnh lại canh lề cho khổ giấy. Xuất hiện hộp thoại Plotter
Configuration Editor, Ta chọn mục Modify Standard Paper size. Tại dòng Modify

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 125 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Standard Paper size ta chọn đúng khổ giấy đã chọn: A4. Bấm Modify ta có hộp
thoại Customer Paper size, ta mặc định các thông số như hình 13.4

Hình 13.4. Cài đặt các thông số Page Setup


- Bước 6: Sử dụng lệnh Mview để tạo bốn viewport.
Để tạo 4 khung nhìn như hình 13.5. chúng ta sẽ sử dụng lệnh Mview.
Đầu tiên gọi lệnh MV. Tiếp theo ta nhập số 4 rồi Enter để tạo 4 Viewport. Cuối cùng
nhấn F để cho 4 khung nhìn này lấp đầy khổ giấy (Hình 13.5)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 126 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Hình 13.5. Dùng Mview tạo ra 4 Viewport
Lệnh Mview được trình bày đầy đủ như sau.
❖ Công dụng lệnh: tạo khung nhìn động trong không gian giấy vẽ.
❖ Cách gọi lệnh:

Ribbon Menu Command Toolbars


View tab/ Viewports panel/ Rectangular View/ Viewports/ Chọn MV Layouts
các lựa chọn

❖ Dòng lệnh:
Specify corner of viewport or
(ON / OFF/ Fit / Shadeplot/ Lock/ Object/ polygonal/ Restore/ 2/3/4) < (Fit): Chọn
hai điểm gốc của Viewport.
❖ Các lựa chọn:
Specify corner of viewport: xác định điểm đầu của viewport.
Dòng nhắc phụ:
Specify opposite corner: Xác định điểm thứ 2 của đường chéo viewport
Fit: F: Tạo viewport vừa khít với trang giấy.
2: tạo 2 viewport nằm ngang hoặc thẳng đứng.
Dòng nhắc phụ:
Enter viewport arrangement (Horizontal/ Vertical/ Above/ Below/ Left/
Right):Chọn các hướng sắp xếp Viewport
Specify opposite corner or (Fit) : Lựa chọn FIT để 2 viewport vừa khít với
trang giấy.
3: tạo 3 viewport
4: tạo 4 viewport.
- Bước 7: Tạo các hình chiếu vuông góc.
Dùng Vpoint tạo hình chiếu vuông góc. Ta double click vào các khung nhìn, sau đó
chọn Tab View, chọn tiếp vào thanh 3D Navigation, chọn hình chiếu cho từng khung nhìn
như hình 13.6. Ví dụ ở hình 13.6 ta đang ở khung nhìn in đậm, ở đây ta sẽ chọn góc nhìn
là Front để được hình chiếu đứng. Khung SE Isometric để biểu diễn hình trục đo của vật
thể.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 127 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Hình 13.6. Tạo các hình chiếu vuông góc


- Bước 8: Định các tỉ lệ cho các hình chiếu
Để định tỉ lệ cho các hình chiếu ta double click vào từng hình chiếu. Sau đó nhấn
Z rồi Enter, Nhấn tiếp S và Enter, sau đó nhấn số tỉ lệ thích hợp cho các hình chiếu (Theo
các tỉ lệ của Vẽ kỹ thuật).

Hình 13.7. Các hình chiếu sau khi định tỉ lệ


- Bước 9: Định lại vị trí các hình chiếu cho thích hợp
Dùng MVsetup chỉnh vị trí các hình chiếu. Lệnh này ta sẽ dùng trên môi trường
Paper. Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh ta sẽ canh bằng Horizontal, hình chiếu đứng và
hình chiếu bằng ta sẽ canh bằng Vertical alignment.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 128 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Ví dụ ta canh lề giữa hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh. Đầu tiên ta nhấn Mvsetup
trên môi trường paper. Sau đó nhấn Align, rồi chọn Horizontal, tiếp theo chọn Vào khung
nhìn của hình chiếu đứng, chọn điểm 1 (chọn bằng truy bắt tạm trú), rồi chọn điểm 2 bên
khung nhìn của hình chiếu cạnh để 2 hình chiếu được canh theo chiều ngang (Hình 13.8).

Hình 13.8. Canh lề ngang cho hình chiếu đứng và chiếu cạnh
Phần tiếp theo trình bày đầy đủ về lệnh MVSetup:
❖ Công dụng: để hiệu chỉnh vị trí và kích thước các hình chiếu trong viewport (sử
dụng trong môi trường Layout)
❖ Nhập lệnh: MVSETUP1
❖ Dòng lệnh:
Command: Mvsetup
Enter an option [Align/Create/Scale viewports/Options/Title block/Undo]: A
Dòng nhắc phụ:
Enter an option [Angled/Horizontal/Vertical alignment/Rotate view/Undo]:
- Nếu nhập V: canh lề theo chiều đứng giữa hai hình chiếu đứng và chiếu
cạnh.
Xác định điểm chuẩn trên hình chiếu trong viewport gốc.
Chọn điểm trên hình chiếu khác để chỉnh theo vị trí đã chọn.
- Nếu chọn H: tương tự như chọn Vertical alignment
- Bước 10:Tạo đường bao, nét khuất cho các hình chiếu
Ta sử dụng lệnh SOLPROF để tạo ra các đường bao, đường khuất cho các hình chiếu.
Lệnh này sử dụng trong không gian Model. Đầu tiên ta double click vào khung nhìn của
hình chiếu đứng, nhập Solprof rồi Enter, chọn vào hình chiếu đứng của mô hình, nhấn
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 129 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Enter, rồi nhấn Y tiếp tục nhấn N rồi nhấn Y. Bây giờ đường bao, nét khuất của hình chiếu
đã được tạo ra, nhưng có thể chung ta chưa thấy do layer quản lý của mô hình vẫn còn
hiện. Ta tiếp tục làm thêm cho các hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh, và cả hình chiếu trục
đo (nếu muốn). Để thấy các đường bao nét khuất ta hãy tắt layer quản lý của mô hình (Hình
13.9.)
Lưu ý: trước khi tắt layer quản lý, ta nên tạo ra một layer mới để vẽ khung bản vẽ cho
bản vẽ đang thực hiện.

Hình 13.9. Các đường nét được tạo ra bằng Solprof


Phần sau trình bày về lệnh Solprof:
❖ Công dụng lệnh: Tạo những đường thấy, nét khuất cho cá hình chiếu thực hiện
trong môi trường model space.
❖ Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars
Draw/ Modelling/ Setup/ Profile Solprof

Select objects: chọn đối tượng cần tạo ra đường bao – đường khuất.
Display hidden profile lines on separate layer? [Yes/ No] <y>:Y
Nếu nhập Yes sẽ tạo ra 2 layer mang tên:
PV- tên viewport: layer chứa đường bao thấy.
PH – tên viewport: layer chứa đường bao khuất.
Nếu nhập no thì chỉ tạo ra một layer chứa đường bao thấy.
Project profile lines onto a plane?[Yes/No]<Y>: N

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 130 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Nếu chọn Yes: Tự động chiếu các đường bao lên mặt phẳng song song với màn hình và
mặt phẳng này đi qua điểm gốc của Ucs hiện hành.
Nếu chọn No: các đường bao vẫn giữ nguyên dạng 3D (Wireframe).
Delete tangential edges? [Yes/No] <Y>:
Có xóa các cạnh tiếp tuyến hay không?
Nếu chọn Yes ở các góc lượn sẽ hiện ra
các cạnh tiếp tuyến. Nếu chọn No sẽ xóa
các cạnh này.

- Bước 11: Tắt Layer quản lý mô hình


- Bước 12: Hoàn thiện bản vẽ
▪ Thiết lập layer cho các lớp PH, PV.
▪ Vẽ khung bao bản vẽ, khung tên.
▪ Vẽ thêm các đường tâm cho hình chiếu.
▪ Lên kích thước, ghi chú thích
- Bước 13: Ghi kích thước cho hình chiếu trục đo (nếu cần)
❖ Công dụng lệnh: điều chỉnh lớp trong từng khung nhìn động riêng biệt.
▪ Cách gọi Vplayer thực hiện trong môi trường paper space.
▪ Để tạo ra 1 player để ghi kích thước hoặc vẽ tuyến ảnh cho khung nhìn
chứa hình chiếu trục đo.
▪ Layer này bị đóng băng trong tất cả các viewport.
▪ Trước khi ghi kích thước hay vẽ tuyến ảnh hãy làm tan băng layer vừa tạo
trong viewport chứa hình chiếu trục đo.
❖ Nhập lệnh:
Command: Vplayer
Enter an option [ ? / Freeze/ Thaw/ Reset/ Newfrz/ Vpvisdflt]: N
Dòng nhắc phụ: Đặt tên player
Enter name(s) oF new layers frozen in all viewports:
? – List of Frozen Layer: xuất hiện tên các layer đóng băng ở Viewport được chọn
Freeze: Đóng băng một lớp hoặc cài đặt nhiều lớp cho một hay nhiều viewport.
Thaw: Làm tan băng các layer đõng băng ở viewport được chọn.
Reset: Đặt sự hiện lên cho layer trong viewport được chọn với sự cài đặt hiện hành.
Newfrz: Tạo ra một layer đóng băng trong tất cả các viewport.
Vpvisdflt: Tan băng hoặc đóng băng các layer được chọn sau khi tạo ra viewport.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 131 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
13.3. Tạo hình chiếu bằng lệnh Solview, Soldraw
13.3.1. Trình tự tạo bản vẽ 2D từ mô hình 3D Solid bằng lệnh Solview, Soldraw
1. Tạo layer mới để quản lý mô hình solid cần vẽ, nạp kiểu đường Hidden vào
bản vẽ.
2. Xây dựng mô hình solid.
3. Thiết lập lại UCS.
4. Chuyển mô hình về chế độ hiển thị 2D (Wire frame).
5. Chuyển sang môi trường không gian giấy vẽ (paper space) xóa viewport.
Thiết lập PAGE SETUP.
6. Sử dụng Solview để tạo ra các hình chiếu, hình cắt cần thực hiện.
7. Dùng Soldraw để tạo đường bao, nét khuất, tuyến ảnh.
8. Hoàn thiện bản vẽ.
▪ Vẽ khung bao bản vẽ, khung tên.
▪ Vẽ thêm các đường tâm cho hình chiếu.
▪ Lên kích thước, ghi chú thích.
9. Tạo Vplayer tạo ra 1 lớp để ghi kích thước hoặc vẽ tuyến ảnh cho viewport
chứa hình chiếu trục đo.
13.3.2. Các lệnh cần thiết để tạo hình chiếu bằng lệnh Solview, Soldraw
Với cách này ta có thể tạo được các hình chiếu, hình cắt cho mô hình 3D solid. Với
trình tự thực hiện được trình bày ở mục 13.3.1 thì ta thấy các bước từ 1 đến 6 giống như
thực hiện bằng lệnh Solprof. Do đó, ở mục này chúng ta sẽ bắt đầu từ bước 7.
- Bước 7: Tạo các hình chiếu hoặc hình cắt
Ta sử dụng lênh Solview để tạo ra các hình chiếu, hình cắt, hình chiếu phụ…
+ Tạo hình chiếu: Chọn UCS cho hình chiếu đầu tiên. Chọn Ortho cho hình chiếu vuông
góc tiếp theo.
+ Tạo hình cắt: Ta sử dụng lựa chọn Section
+ Tạo hình chiếu phụ: Auxiliary
Công dụng
▪ Lệnh solview được thực hiện trong môi trường paper space.
▪ Lệnh solview sẽ tự động tạo ra các lớp mới: lớp các đường bao thấy
(visible lines), lớp các đường khuất (Hidden lines), lớp đường cắt
(Section hatching), lớp đường kích thước (Dimensions)…..
▪ Tên các lớp được thể hiện như sau:
Tên Layer Dạng đối tượng
View – name Vis Visible Lines
View – name HID Hidden Lines
View – name DIM Dimensions
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 132 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
View – name HAT Hatch Patterns
Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars
Home tab/ 3D Modeling Draw/ Modeling/ Setup/ View Solview Solid editing
panel/Solid View.

Dòng lệnh
Enter an option (Ucs/ Ortho/ Auxiliary/ Section): chọn các lựa chọn
Các lựa chọn
Ucs: U Sử dụng mp của Ucs hiện hành làm mp chiếu.
Dòng nhắc phụ: Ví dụ: Tạo hình chiếu bằng bằng lựa chọn
UCS của lệnh SOLVIEW.
Enter an Option (Named/ World/ ?/
Current) < Current>: chấp nhận Ucs đang
hiện hành..
Enter view Scale <1.0000>: Tỷ lệ cho
hình chiếu.
Specify view center: Xác định điểm đặt của
hình chiếu.
Specify view center: Tiếp tục hoặc nhấn
enter.
Specify first corner of viewport: xác định Hình 13.10. Tạo hình chiếu bằng
điểm thứ nhất của viewports.
Specify opposite corner of viewport: xác
định điểm góc thứ hai của viewports.
Enter view name: đặt tên cho viewport.
Ortho: O Tạo hình chiếu vuông góc từ viewports sẵn có (đầu tiên chọn Viewport
đang có để xác định hướng chiếu; sau đó định tâm hình chiếu; xác định khung
Viewport chứa hình chiếu và đặt tên)
Dòng nhắc phụ:
Specify side of viewport to project : chọn Ví dụ: tạo hình chiếu đứng bằng ortho của lệnh
cạnh của viewport. solview:
Specify view center: định điểm đặt
Specify view center: chọn điểm khác để
xác định tâm hình chiếu.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 133 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Specify first corner of viewport: xác định
điểm thứ nhất của viewports.
Specify opposite corner of viewport: xác
định điểm góc thứ hai của viewports.
Enter view name: đặt tên cho viewport

Hình 13.11. Tạo hình chiếu đứng


Section: S tạo hình cắt cho viewport. (đầu tiên định hai điểm trên hình chiếu của
viewport để xác định mặt phẳng cắt; sau đó định tâm hình chiếu; xác định vị trí
khung Viewport chứa hình chiếu đó và đặt tên)
Dòng nhắc phụ: Ví dụ: tạo hình cắt cạnh bằng lựa chọn
SECTION của lệnh SOLVIEW.
Specify first point of cutting plane : chọn
điểm đầu tiên của mặt phẳng cắt.
Specify second point of cutting plane:
định thứ 2 của mặt phẳng cắt.
Specify side to view from: chọn một
điểm để xác định hướng nhìn.
Specify view scale <current>: nhập tỷ
lệ.
Specify view center: định điểm đặt
Specify view center: chọn điểm khác để
xác định tâm hình chiếu.
Hình 13.12. Tạo hình cắt (Chú ý: hình cắt
Specify first corner of viewport: xác định này chưa thể hiện được mặt cắt)
điểm thứ nhất của viewports.
Specify opposite corner of viewport: xác
định điểm góc thứ hai của viewports.
Enter view name: Đặt tên cho hình cắt

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 134 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Auxiliary: A tạo hình chiếu phụ từ
viewport sẵn có. (đầu tiên xác định hai
điểm để định mặt chiếu cho hình chiếu
phụ; sau đó định tâm hình chiếu phụ; xác
định vị khung Viewport chứa hình chiếu
đó và đặt tên)
Dòng nhắc phụ:
Specify first point of inclined
plane: chọn điểm đầu tiên của mặt phẳng Hình 13.13. Tạo hình chiếu phụ
nghiêng.
Specify second point of inclined plane: định thứ 2 của mặt phẳng nghiêng.
Specify side to view from: chọn một điểm để xác định hướng nhìn.
Specify view center: định điểm đặt
Specify view center: chọn điểm khác để xác định tâm hình chiếu.
Specify first corner of viewport: xác định điểm thứ nhất của viewport.
Specify opposite corner of viewport: xác định điểm góc thứ hai của viewport.
Enter view name: Đặt tên của hình chiếc phụ tạo ra.
- Bước 8: Tạo đường bao, đường khuất, tuyến ảnh
Đối với các hình chiếu, hình cắt được tạo ra bằng Solview, thì muốn tạo ra các
đường bao, đường khuất, tuyến ảnh ta sẽ sử dụng lệnh Soldraw.
Ta nhập Soldraw, sao đó chọn các khung của Viewport rồi enter là sẽ được kết quả.
Phần tiếp theo trình bày về lệnh Soldraw.
Công dụng lệnh: tạo các đường biên dạng và mặt cắt trong các viewport tạo bởi
solview trước đó.
Cách gọi lệnh

Ribbon Menu Command Toolbars


Draw/ Modeling/ Setup/ Drawing Soldraw

Dòng lệnh
Select objects: chọn lên cạnh của viewport cần tạo biên dạng hay cho các hình chiếu.
Sau khi chọn các viewport chứa các hình chiếu và hình cắt, lệnh soldraw sẽ tạo
ra các đường biên dạng (đường thấy, khuất) và mặt cắt như hình 13.14.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 135 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Hình 13.14. Tạo đường bao, nét khuất,vẽ tuyến ảnh


Các bước tiếp theo thực hiện như ở mục 13.2.2.
13.4. Hướng dẫn tạo hình chiếu, hình cắt 1/4
Để tạo hình cắt 1/4 , ta có thể thực hiện theo các bước sau:
1. Tạo ra 4 viewport chứa 4 hình chiếu vuông góc (các thao tác thực hiện như mục
13.2.2).
2. Sử dụng lệnh Solprof để tạo các biên dạng cho các viewport không có yêu cầu
tạo hình cắt.
3. Tắt hết tất cả các lớp PV, PH trên các viewport.
4. Quay trở lại không gian mô hình (model).
5. Sử dụng lệnh Slice để cắt ¼ mô hình. (lưu ý sau khi cắt được ¼ , phải cộng hai
phần đã cắt của solid lại thành 1 solid).
6. Quay trở về không gian giấy vẽ, lúc này trên viewport các hình chiếu sẽ được
cập nhật.
7. Dùng lệnh Sloprof để tạo biên dạng cho các hình chiếu trong viewport có yêu
cầu tạo hình cắt.
8. Tắt lớp chứa mô hình 3D và bật tất cả các lớp PV, PH.
9. Hoàn tất các yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật.
10. Sử dụng lệnh Vplayer tạo ra một lớp mới để vẽ tuyến ảnh hoặc ghi kích thước
cho các hình chiếu.
Lưu ý: 1. Nếu không vẽ được tuyến ảnh trên hình chiếu này, hãy kiểm tra các lỗi
sau:
▪ Tuyến ảnh phải được vẽ trong môi trường model của viewport đó.
▪ Hướng chiếu ban đầu có đúng không?
▪ Mặt phẳng XY của Ucs trong viewport đó có hiển thị song song với màn
hình không?.
2. Nếu muốn tạo Hình chiếu đứng có cắt ½ và hình chiếu trục đo cắt ¼, thì 3
hình chiếu: đứng – bằng – cạnh sử dụng lệnh Solview và Soldraw để tạo.
Dùng MV tạo khung nhìn cho hình chiếu trục đo, và thực hiện cắt ¼ cho mô
hình này.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 136 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Hình 13.15. Tạo hình cắt ¼ trên hình chiếu trục đo có vẽ tuyến ảnh
trên các mặt được cắt
13.5. Bài tập thực hành
Bài tập 13.1. Sử dụng Solprof tạo các hình chiếu sau:

a)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 137 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

b)
Bài tập 13.2. Sử dụng Solview, Soldraw tạo các hình chiếu:

a)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 138 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

b)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 139 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Chương 14
TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH
14.1. Gán vật liệu cho vật thể
Sử dụng Materials Browser để gán vật liệu và quản lý vật liệu cho vật thể.
Cách gọi lệnh:
Ribbon Menu Command Toolbars
Render tab/ Materials panel/ View/ Render/ Materials Rmat
Materials Browser Browser

Xuất hiện bảng hộp thoại Materials Browser


Create Material: Tạo một loại vật liệu mới
Search: Tìm loại vật liệu trong nhiều thư viện.
Document Materials: Thể hiên các vật liệu đã
lưu trong bản vẽ đang mở.
Show/Hide Library Tree: Điều khiển hiển thị
cây thư viện.
Libraries: Thể hiện các lựa chọn vật liệu bằng
tên
• Autodesk Libray. Hệ thống thư viện
chuẩn chứa các vật liệu do Autodesk cung cấp
• My Materials. Chứa các vật liệu do
người dùng định nghĩa. By Name. Lists
materials in the selected library alphabetically by
name. (Default option)
• By Type. Lists vật liệu được chọn bằng
tên. materials in the selected library according to
the type of material that it was created from.
• By Category. Lists vật liệu được chọn
bằng category
• By Material Color. Lists vật liệu được
chọn bằng màu.
Manage: Cho phép bạn tạo, mở hoặc hiểu chỉnh Hình 14.1. Hộp thoại Materials
thư viện vật liệu. Browser

View: Điều khiển chế độ hiển thị của danh mục


thư viện.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 140 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Swatch Size: Điều khiển kích thước của chế độ xem trước vật liệu.
Materials Editor: Hiển thị bảng Materials Editor.

14.2. Thiết lập các nguồn sáng


14.2.1. Tạo nguồn sáng Point light
Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars
Render tab/ Lights panel/ Create View/ Render/ Light/ New Light
Light drop-down/ Point Point Light

POINT LIGHT: nguồn sáng tỏa: nguồn sáng này sẽ chiếu sáng từ một điểm trên mô hình
đến mọi hướng, cường độ ánh sáng giảm theo khoảng cách. Sử dụng nguồn sáng Point
light cho các hiệu ứng ánh sáng toàn diện. Ví dụ như ánh sáng đèn.
Dòng lệnh
– Specify source location <0,0,0>:
– Enter an option to change
[Name/Intensity/Status/shadoW/Attenuation/Color/eXit] <eXit>:
Các lựa chọn:
Name: N. Đặt tên nguồn sáng cần tạo.
Intensity: Điều chỉnh cường độ hoặc độ sáng của ánh sáng. Phạm vi từ 0 đến giá trị
lớn nhất được hổ trợ bởi hệ thống của bạn.
Status: Tắt mở nguồn sáng. Nếu nguồn sáng không được kích hoạt trên bản vẽ thì
các thiết lập của nó không có tác dụng.
shadoW: Tạo bóng đổ.
Attenuation: Định quy luật cường độ nguồn sáng.
Color: Điều khiển màu của ánh sáng.
14.2.2. Tạo nguồn sáng Distance light:
Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars
Render tab/ Lights panel/ Create View/ Render/ Light/ New Light
Light drop-down/ Distant Distant Light

DISTANCE LIGHT: nguồn sáng xa: nguồn sáng sẽ tạo ra các tia sáng song song chiếu
lên toàn bộ mô hình theo hướng nào đó. Cường độ ánh sáng không phụ thuộc vào khoảng
cách. Nguồn sáng Distance light hữu dụng đối với việc tạo ra ánh sáng đều nhau trên các
đối tượng hoặc trên một tấm màn nào đó.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 141 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Dòng lệnh
– Specify light direction FROM <0,0,0> or [Vector]: Điểm đặt.
– Specify light direction TO <1,1,1>: Vị trí nguồn sáng.
– Enter an option to change [Name/Intensity/Status/shadoW/Color/eXit] <eXit>:
Các lựa chọn của kiểu nguồn sáng xa giống với nguồn sáng tỏa.
14.2.3. Tạo nguồn sáng splot light
Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars
Render tab/ Lights panel/ Create View/ Render/ Light/ New Light
Light drop-down/ Splot Splot Light

SPOT LIGHT: nguồn sáng rọi: nguồn sáng này chiếu ánh sáng trực tiếp đến một đích
ngắm nào đó trong một phạm vi hẹp và giảm dần theo khoảng cách. Nguồn sáng Splotlight
hữu dụng đối với việc làm nổi bật những vùng và điểm đặc trưng nào đó trên mô hình. Ví
dụ như ánh sáng đèn pin, đèn pha.
Dòng lệnh
– Specify source location <0,0,0>: Định vị trí.
– Specify target location <0,0,-10>: Định điểm đến.
– Enter an option to change
[Name/Intensity/Status/Hotspot/Falloff/shadoW/Attenuation/Color/eXit]<eXit>:
Các lựa chọn:
Hotspot. Định góc côn vùng sáng rõ nhất của chùm tia tia sáng rọi đến.
Falloff: Định góc côn vùng sáng lớn nhất của chùm tia tia sáng rọi đến.
Các lựa chọn của kiểu nguồn sáng xa giống với nguồn sáng tỏa.
14.2.4. Thiết lập vị trí địa lý tạo nguồn sáng mặt trời
Mặt trời là một sáng mô tả hiệu ứng của ánh sáng mặt trời và có thể được dùng để
thể hiện cách thức tạo bóng đổ theo một cấu trúc nào đó ảnh hướng đến vùng xung quanh.
Góc của tia sáng mặt trời được điều khiển bởi vị trí địa lý mà bạn xác định cho mô
hình của bạn và được điều khiển bởi ngày tháng và thời điểm trong ngày. Đây là những
tính chất của ánh sáng mặt trời và có thể thay đổi trong cửa sổ Sun Properties và trong hộp
thoại Geographic Location.
Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars
Render tab/ Sun & Location panel/ Tools/ Geographic Location Light
Set Location
Xuất hiện hộp thoại Geographic Location

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 142 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Hình 14.2. Hộp thoại Geographic Location

14.3. Thiết lập máy quay (camera)


Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars
Render tab/ Camera panel/ Create View/ Create Camera View
Camera

Dòng lệnh
– Specify camera location: Định vị trí camera.
– Specify target location: Định đích ngắm.
– Enter an option
[?/Name/LOcation/Height/Target/LEns/Clipping/View/eXit]<eXit>: Chọn các lựa
chọn.
Các lựa chọn:
LOcation: LO.
Specify camera location <564.0477,917.8389,0>: Định lại vị trí máy quay.
Height: H.
Specify camera height <0>: Định chiều cao máy quay.
Target: T.
Specify target location <2236.3174,406.8779,0>: Định vị trích đích ngắm.
LEns: LE.
Specify lens length in mm <50: Chiều dài thấu kính.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 143 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Clipping: C.
Enable front clipping plane?[Yes/No] <Yes>: Kích hoạt mặt phẳng cắt quan sát
trước hay không?
Enable back clipping plane? [Yes/No] <No>: Kích hoạt mặt phẳng cắt phía sau hay
không?
View: V.
Switch to camera view? [Yes/No] <No>: Chuyển sang góc quan sát của máy quay.
14.4. Thiết lập môi trường trình diễn
Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars

Render tab/ Render panel/ / View/ Render/ Render Render


Environment Environment

Bạn có thể sử dụng các đặc điểm về môi trường để thiết lập những hiệu ứng của
không khí hoặc các hình nền.
Bạn có thể hoàn thiện một hình ảnh trình diễn bằng các tính chất của hiệu ứng không
khí giống như sương mù và khoảng chèn thêm độ sâu hoặc bằng cách thêm vào hình ảnh
làm nền.
Fog/Depth Cue: Sương mù và khoảng
chèn thêm chiều sâu thực sự là hiện
tượng có cùng một hiệu ứng: màu trắng
chỉ sương mù và màu đen chỉ khoảng
chèn thêm sâu truyền thống. Bạn có thể
sử dụng bất kỳ màu nào chen giữa
chúng.
Enable Fog: bật tắt chế độ sương mù
mà không làm ảnh hưởng đến các thiết
lập khác trong hộp thoại.
Color: Chỉ định màu của sương mù.
Fog Background: Gán sương mù cho
nền trình diễn cũng như đối tượng hình Hình 14.3. Hộp thoại Render Environment
học.
Near Distance: Xác định khoảng cách từ máy quay – vị trí mà nơi sương mù bắt đầu.
Far Distance: Xác định khoảng cách từ máy quay – vị trí mà nơi sương mù kết thúc.
Near Fog Percentage: Xác định độ mờ của sương mù tại khoảng cách gần.
Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 144 of 157
Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Far Fog Percentage: Xác định độ mờ của sương mù tại khoảng cách xa.
14.5. Trình diễn mô hình bằng lệnh render
Công dụng: tạo ra hình ảnh thực hoặc là dạng tô bóng thực của mô hình.
Cách gọi lệnh
Ribbon Menu Command Toolbars

Render tab/ Render panel/ Render drop-down/ Render View/ Render/ Render Render

Sau khi chọn Render sẽ xuất hiện bảng render nằm ngoài model hiện hành.
❖ Trình tự thực hiện biểu diễn
bằng render
Bạn có thể tiến hành trình diễn một mô
hình 3D như sau:
▪ Tạo nguồn sáng.
▪ Chuẩn bị máy quay để tạo góc
quan sát.
▪ Thiết lập môi trường trình diễn.
▪ Chọn góc quan sát cho máy quay.
▪ Gọi lệnh render để trình diễn mô
hình.

Hình 14.4. Bảng Render

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 145 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN MÁY SAU THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN

Bài tập thực hành

AutoCAD

Bieân soaïn: Nguyeãn Haûi Ñaêng

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 146 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

TP.HCM – 2015

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 147 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Bài tập thực hành số 01


⚫ Yêu cầu:
- Điều chỉnh hệ đơn vị về Metric
- Thiết lập các layer cần thiết
- Thiết lập kiểu kích thước, và ghi kích thước
- Vẽ được các đối tượng hình học, tiếp xúc
- Sử dụng được các lệnh hiệu chỉnh
- Tạo khung tên cho bản vẽ
⚫ Các bài tập cần thực hiện
Bài tập 1.1.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 148 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
Bài tập 1.2.

Bài tập 1.3.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 149 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 150 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Bài tâp thực hành số 02


⚫ Yêu cầu:
- Điều chỉnh hệ đơn vị về Metric
- Thiết lập các layer cần thiết
- Thiết lập kiểu kích thước, và ghi kích thước
- Vẽ được các hình chiếu vuông góc, vẽ được hình chiếu trục đo
- Tạo khung tên cho bản vẽ
⚫ Các bài tập cần thực hiện
Bài tập 2.1. Chọn hình chiếu thích hợp để biểu diễn vật thể sau

a)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 151 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D
b)
Bài tập 2.2. Vẽ hình chiếu thứ 3, xây dựng hình chiếu trục đo cho chi tiết sau

a)

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 152 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

b)
Bài tập thực hành số 03
⚫ Yêu cầu:
- Điều chỉnh hệ đơn vị về Metric
- Xây dựng mô hình 3D của vật thể
⚫ Các bài tập cần thực hiện

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 153 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Biên dạng

Hình 3.1.
Hình 3.2. a) Sweep với Twist = 150. b) Sweep
với Twist = 150, Scale = 0,5

Hình 3.3.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 154 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Hình 3.4.

Hình 3.5.

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 155 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Bài tập thực hành số 04

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 156 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK
2015
Bài Giảng AutoCAD – Phần 3D

Biên soạn: Nguyễn Hải Đăng Page 157 of 157


Khoa Cơ Khí – Công nghệ
Website: http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=dangnh http://aic.hcmuaf.edu.vn/
Facebook: Nguyễn Hải Đăng_KCK

You might also like