You are on page 1of 10

GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ OTN CHO

TRUYỀN DẪN QUANG ĐƯỜNG TRỤC


4/ Lê Vĩnh Lâm – PKT205
I. HIỆN TRẠNG MẠNG TRUYỀN DẪN ĐƯỜNG TRỤC.
Cấu trúc đường trục gồm 2 lớp: Lớp ghép bước sóng DWDM (ALU
1626LM) và lớp truyền dẫn SDH (ALU 1660SM).
Mạng TDHT = SDH + DWDM (FOADM)
1. SDH: Nguyên lý, Hạn chế.
1.1. Nguyên lý
a. Cấu trúc khung STM-1

270 cột (byte) x 9 dòng x 8 (bit)/125 (µs) = 155.52 Mbps

Khung STM-1 là định dạng truyền dẫn cơ bản của SDH với tốc độ bit =
155.52 Mbps, các tốc độ bit cao hơn STM-n = (nx155.52) 155.52 Mbps.
b. Ghép kênh SDH
 Nguyên lý ghép kênh SDH tuân theo các quá trình sau:
- Ánh xạ (Mapping): Cn + (POH + bít nhồi) → VCn
- Căn chỉnh (Alighning): PTR + TU/AU → cho phép byte đầu tiên của
VC được định vị trong khung STM-1
- Ghép kênh (Multiplexing): Lắp tín hiệu ở layer thấp vào tín hiệu ở layer
cao hơn, hoặc lắp tín hiệu ở layer cao hơn vào MS (Multiplex Section).
- Nhồi (Stuffing): Kích thước (byte) của các Container (Cn) luôn lớn kích
thước của luồng nhánh tương ứng (En). Do đó, khi các tín hiệu nhánh được ghép
và căn chỉnh, phần kích thước dư ra được lấp đầy bằng các “bit nhồi” (các bit
không mang thông tin, nhưng cần thiết để lấp đầy khung STM-1).

 Các thành phần trong cấu trúc ghép kênh SDH:


- Container (C)
- Virtual Container (VC)
- Tributary Unit (TU)
- Tributary Unit Group (TUG)
- Administrative Unit (AU)
- Administrative Unit Group (AUG)
- Synchronous Transport Module - N (STM – N)
1.2. Hạn chế của hệ thống SDH đường trục
a. Hiện trạng
- Thiết bị SDH sử dụng trên đường trục 1A và QB là loại 1660SM của
hãng Alcatel-Lucent) có tốc độ truyền dẫn đường dây STM-64 (10 Gb/s), khả
năng kết nối tối đa 4 x STM64, trong đó trục 1A sử dụng 08 thiết bị (tại các trạm
Q1, Q6, Q7, Q9, Q11, Q13, Q16 và Q19), QB sử dụng 20 thiết bị (từ QB1 đến
QB5; từ QB7 đến QB12, từ QB14 đến QB22).
- Giữa 2 đường trục có các kết nối ngang STM-64 giữa QB5 (Quân khu 4)
với Q6 (Nam Đàn), QB5 với Q7 (Hà Tĩnh), QB8 (Quảng Trị) với Q9 (Quảng
Trị), Q11 (Hoà Cầm) với QB10 (A91). Kết nối ngang tốc độ STM-16 giữa Q7
với QB7 (Quảng Bình), QB14 (Quy Nhơn) với Q13 (Kon Tum) và QB 16 (A93)
với Q16 (Buôn Ma Thuột).
- Các trạm lặp SDH gồm:
+ Tuyến QB12 - Q14 đặt trạm lặp SDH tại V71 (An Khê)
+ Tuyến Q16 - QB16 đặt trạm lặp SDH tại M’Đrak
- Trên tuyến trục QC sử dụng thiết bị SDH của hãng Siemens và Nortel
tiếp nhận từ VNPT các trạm từ QC1 đến QC21, có cấu hình đầu cuối chỉ có một
giao diện quang 2,5 Gb/s, các trạm trung gian chỉ có tối đa 2 giao diện đường
dây tốc độ 2,5 Gb/s, trong đó:
+ Từ trạm QC1 đến trạm QC11: Sử dụng thiết bị của Siemens: SLD16 và
SMA (SLD16 = 11, SMA = 04).
+ Từ trạm QC11 đến trạm QC21: Sử dụng thiết bị của Nortel: TN-1X;
TN-16X (TN-16X = 13, TN-1X = 13).
b. Hạn chế
- Thực hiệp ghép kênh nhiều giai đoạn
- Tốc độ truyền dẫn mở rộng tối đa 10Gb/s
- Tốc độ truyền dẫn trên 10 Gb/s rất khó giải quyết ảnh hưởng của các
hiệu ứng phi tuyến trong sợi quang. Điều này dẫn đến việc tăng giá thành sản
phẩm trong khi cải thiện tốc độ truyền dẫn không đáng kể. Vì lý do đó thiết bị
SDH tốc độ STM-256 (40Gb/s) ra đời nhưng không được phát triển.
- Thiết bị trên hệ thống đã cũ, vòng đời công nghệ còn rất ngắn, hãng sản
xuất đã hạn chế hoặc ngưng sản xuất vật tư các thiết bị này, nên việc mua vật tư
sửa chữa cho thiết bị rất khó khăn.
- Công nghệ SDH thế hệ cũ được thiết kế tối ưu cho mục đích truyền tải
các tín hiệu ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM). Với khuynh hướng
truyền tải dữ liệu ngày càng tăng, hệ thống SDH thế hệ cũ không thể đáp ứng
được nhu cầu gia tăng của các dịch vụ số liệu.
2. DWDM: Cấu hình FOADM
2.1. Hiện trạng hệ thống đường trục
- Trên cả hai trục 1A và QB sử dụng thiết bị Alcatel 1626LM, trong đó
trục 1A sử dụng 19 thiết bị (02 trạm có chức năng OTM (ghép kênh đầu cuối);
06 trạm có chức năng OADM (ghép kênh xen/rẽ); 11 trạm có chức năng OLA
(trạm lặp)); QB sử dụng 22 thiết bị (02 trạm có chức năng OTM; 18 trạm có
chức năng OADM, 02 trạm có chức năng OLA).
- Sử dụng công nghệ DWDM ghép tối đa 96 bước sóng (96 x 10Gb/s =
960Gb/s), hiện tại đường trục 1A ghép (7 + 1) kênh quang (BTLTT 01 kênh;
Viettel 07 kênh); đường trục QB ghép 01 kênh (hiện chỉ BTLTTLL dùng trên
đường trục QB).
2.2. FOADM (Trạm xen - rẽ có cấu hình cố định)
FOADM sử dụng các bộ lọc cố định để xen/rẽ một vài bước sóng được
chọn và chuyển tiếp phần còn lại qua nút.

Các bước sóng xen/rẽ được cố định tại thời điểm cài đặt bộ lọc trên đường
dẫn quang đi qua một nút. Không có bộ lọc bổ sung nào có thể được thêm vào
mà không làm gián đoạn các bước sóng đi qua nút.
Cấu hình này thích hợp sử dụng cho các nút hạ kênh lưu lượng vừa và nhỏ do
không có sự chuyển đổi một cách linh động trong việc sử dụng bước sóng.
Hạn chế:
- Cấu hình bước sóng xen/rẽ thủ công (thay đổi về phần cứng).
- Sử dụng bước sóng không linh hoạt (mỗi cổng cố định một bước sóng
xen/rẽ), tính dự phòng bảo vệ không cao.
- Sử dụng các bộ chuyển đổi quang/điện (chuyển mạch miền điện) dẫn
tới thiết kế hệ thống phúc tạp.
II. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ OTN.
Mạng TDTH = OTN + DWDM (ROADM)
1. OTN: Nguyên lý, ưu điểm.
1.1. Nguyên lý
OTN hỗ trợ nhiều loại dịch
vụ khác nhau trên cùng một bước
sóng. OTN bao bọc từng tải trọng
của Client một cách trong suốt vào
một container để vận chuyển qua
các mạng quang, mà vẫn bảo tồn
cấu trúc gốc, thông tin thời gian
tham chiếu và thông tin quản lý của
client.
a. Cấu trúc phân cấp OTN

- Miền số (Digital domain):


Đóng gói tín hiệu client vào đơn vị truyền tải quang theo phân cấp:
+ Client signal (SONET/SDH, IP, Ethernet, Video,…) được ánh xạ
vào đơn vị trọng tải quang (OPU). OPU – OH mang các byte thông tin về định
danh cấu trúc tải trọng (loại tải trọng).
+ OPU được ánh xạ vào đơn vị dữ liệu quang (ODU). ODU – OH
mang các byte thông tin về giám sát kết nối song song (TCM), giám sát đường
dẫn (PM) và chuyển mạch bảo vệ tự động (APS).
+ ODU được ánh xạ vào đơn vị truyền tải quang (OTU). OTU – OH
mang các byte thông tin về giám sát đoạn (SM) và giao thức báo hiệu GMPLS,
thông tin quảng lý (kênh GCC0). Các byte FEC được thêm vào OTU
- Miền quang (Optical domain):
+ Mỗi OTU được ánh xạ vào một kênh quang Och (một bước sóng).
+ Đoạn ghép quang (OMS) có nhiệm vụ ghép/tách các bước sóng trên
1 sợi quang (năm giữa 2 thiết bị ghép kênh).
+ Phân đoạn truyền dẫn quang (OTS): là phân đoạn giữa bất kì phần tử
trong mạng OTN, bao gồm cả bộ khuếch đại. OTS định nghĩa cách truyền tín
hiệu quang trên các phương tiện quang đồng thời thực hiện tính năng đo kiểm và
điều khiển đối với bộ khuếch đại quang và bộ lặp. Lớp này thực hiện các vấn đề
sau: cân bằng công suất, tích luỹ và bù tán sắc.

Các layer của cấu trúc OTN trong miền quang


b. Cấu trúc khung OTN (OTN Frame)

 Ưu điểm so với SDH


- Sửa lỗi trước FEC mạnh hơn: dẫn đến SNR cao hơn (khoảng
6.2dB), giải quyết được các hiệu ứng phi tuyến trong sợi quang, cự ly truyền dẫn
cao hơn, tăng số lượng kênh trong hệ thống DWDM. (Với cùng một công suất
phát, SNR cao hơn sẽ cho cự ly truyền dẫn xa hơn; hoặc với cùng cự ly truyền
dẫn, SNR cao hơn dẫn tới công suất phát cần thiết sẽ thấp hơn, ít bị ảnh hưởng
từ các hiệu ứng phi tuyến hơn).
- Nhiều hơn các mức giám sát kết nối (TCM): Trong khi SDH chỉ
cho phép một mức giám sát đơn, OTN cho phép 6 mức giám sát TCM một cách
độc lập. (Giám sát chất lượng kênh tốt hơn, phân cấp các mức giáp sát cụ thể
cho thiết bị đầu cuối và nhà quản trị).
- Truyền tải trong suốt các tín hiệu client: Trong khi SDH truyền tải
các tín hiệu PDH trong suốt nhưng không thể truyền tải các tín hiệu SDH khác
mà không dừng các đồng bộ thời gian (timing) và đoạn mào đầu (overhead) của
tín hiệu SDH được mang đi, OTN bao bọc và truyền tải tất cả các tín hiệu client
(SDH, IP, Video,…) mà không cần dừng đồng bộ thời gian và đoạn mào đầu
vốn có của các tín hiệu client. (Giảm bớt các bước xử lý, đồng bộ hóa toàn
mạng, cung cấp dịch vụ nhanh hơn).
- Khả năng mở rộng tốc độ chuyển mạch: SDH gặp vấn đề với việc
giải quyết mối quan hệ giữa tốc độ dịch vụ (service rate) và tốc độ chuyển mạch
(switching bit rate). Để giải quyết vấn đề này SDH sử dụng tốc độ chuyển mạch
cố định cho một tốc độ dịch vụ cho trước, khi tốc độ dịch vụ tăng lên thì đáp
ứng bằng cách tăng kích thước khung, chứ không tăng tốc độ khung. Điều này
làm cồng kềnh hệ thống phần cứng và khó khăn cho việc quản lý (Để đạt được
tốc độ 40Gb/s SDH phải sử dụng 256 VC-4 container); OTN giải quyết vấn đề
này bằng cách giữ nguyên kích thước khung và tăng giá trị tốc độ khung để đạt
được tốc độ dịch vụ. Điều này dẫn đến phần thiết kế hệ thống đơn giản, dễ quản
lý và hiệu quả.
c. Cấu trúc ghép kênh tiêu chuẩn của OTN
1. DWDM: ROADM (Trạm xen/rẽ có khả năng cấu hình lại)
1.1. Nguyến lý
Được sử dụng tại các điểm nút có dung lượng hạ tại trạm lớn bảo đảm
tính linh động và độ dự phòng cao về mặt bước sóng sử dụng.
Trong cấu hình này, hệ thống có thể xen/rẽ bước sóng bất kỳ tại các cổng
vật lý giống như là FOADM. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các bộ chuyển mạch
lựa chọn bước sóng (WSS), chúng ta có thể cấu hình lại bước sóng xen/rẽ tại các
cổng theo nhu cầu. Khác với FOADM khi muốn thay đổi cấu hình bước sóng
xen/rẽ ta phải thay đổi phần cứng (bộ lọc), đối với ROADM ta có thể cấu hình
lại từ xa bằng cách điều khiển phần cứng (WSS) qua các câu lệnh trên phần
mềm.
1.2. Ưu điểm
- Chuyển mạch hoàn toàn trong miền quang (Giảm bớt các thành
phần biến đổi quang/điện và bộ lọc, mang đến một thiết kế hiệu quả hơn.
- Đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu về băng thông mới
- Cho phép cấu hình bước sóng xen/rẽ từ xa, không tác động vào
phần cứng hệ thống.
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG ÁN ĐƯA THIẾT BỊ OTN
VÀO TUYẾN TRỤC. (cần thời gian nghiên cứu thêm)
1. Hiện trạng
- Thiết bị cũ, vật tư sửa chữa, dự phòng khang hiếm.
- Công nghệ SDH thế hệ cũ được thiết kế tối ưu cho mục đích truyền tải
các tín hiệu ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM). Với khuynh hướng
truyền tải dữ liệu ngày càng tăng, hệ thống SDH thế hệ cũ không thể đáp ứng
được nhu cầu gia tăng của các dịch vụ số liệu nữa. Mặt khác trên mạng truyền
dẫn quân sự còn tồn tại các thiết bị quá cũ (TN16X của hãng Nortel telecom và
SLD16 của hãng Siemens) với các thiết bị này việc thưc hiện chức năng xen –
rẽ luồng PDH cứng nhắc dựa trên cấu trúc phần cứng của thiết bị nên cơ chế
bảo vệ, thay đổi lộ trình các luồng PDH trên hệ thống không bảo đảm được.
- Lớp DWDM đường trục là cấu hình các nút cố định không linh hoạt
(FOADM), không có khả năng bảo vệ bước sóng giữa 2 đường trục, hiện tại chỉ
đáp ứng với truyền tải dịch vụ truyền thống (TDM) trên nền tảng thiết bị SDH.
- Sợi quang trên các đường trục Bắc Nam đều sử dụng sợi tiêu chuẩn
ITU-T G652 với mức suy hao tiêu chuẩn là 0,225 dB/km và có hệ số tán sắc tiêu
chuẩn là 18 ps/(nm.km). Sợi quang theo tiêu chuẩn G652 không phù hợp với hệ
thống truyền dẫn tốc độ cao (40 Gb/s hoặc 100 Gb/s), tuy nhiên loại sợi này lại
phù hợp với hệ thống truyền dẫn ghép bước sóng DWDM với tốc độ của mỗi
bước sóng tới 10 Gb/s.
2. Phương án thay thế
- Thay thế các thiết bị DWDM cũ bằng các thiết bị DWDM mới, trong đó
cấu hình xen/rẽ là ROADM.
- Thay thế thiết bị truyền dẫn SDH cũ (1660SM) bằng các thiết bị truyền
dẫn toàn quang OTN tại các nút có lưu lượng dịch vụ lớn. (Q1, A91, Q19).

You might also like