You are on page 1of 14

Apply communication networks/IoT for intelligent

solutions of manufactures, energy, industrial sectors,


etc.
- Thu thập, khảo sát, nghiên cứu các đặc trưng kỹ thuật, giải
pháp công nghệ, và các ứng dụng có sẵn liên quan đến đề tài;

 CHUNG
o IoT thúc đẩy quá trình tự động hóa và hiệu quả hoạt động trong nhiều
ngành – chăm sóc sức khỏe , bán lẻ , sản xuất , năng lượng , hậu cần.
Các ứng dụng IoT quản lý năng lượng thông minh trong các nhà
máy nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng, doanh
nghiệp và thậm chí cả chính phủ. Ngoài nhiều lợi ích đối với chuỗi
cung cấp điện, các hệ thống quản lý năng lượng IoT nhường chỗ cho
các mạng lưới mới thông minh hơn và hứa hẹn tiết kiệm chưa từng có,
cải thiện bảo mật và nâng cao hiệu quả.
o Internet of Things đề cập đến các thiết bị thông minh được kết nối
có quyền truy cập vào một mạng lưới rộng lớn hơn. Thông thường
kết nối đó là Internet mở, nhưng nó cũng có thể là với các cảm biến
và thiết bị khác hoặc hệ thống báo cáo.
 Ví dụ: trong một nhà máy, một cảm biến nguồn truyền cảnh báo
không dây khi phần cứng được bật, trục trặc hoặc tắt lại có thể
được coi là “đã kết nối” hoặc có hỗ trợ IoT.
 CÔNG NGHIỆP
Phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất và ngành nghề cụ thể mà các nhà máy xí nghiệp sẽ
sử dụng các dây chuyền công nghiệp và giải pháp hệ thống đặc thù phục vụ sản
xuất. Điểm chung là họ đều phải giám sát, vận hành, điều khiển các hệ thống máy
móc dây chuyền một cách liên tục, đảm bảo hiệu quả và tính an toàn. Dữ liệu về
các thông số vận hành của quy trình sản xuất, của máy móc thiết bị trong quy trình
như vòng quay turbin, nhiệt độ, độ rung, nồng độ khí thải vv.. cần được đo đạc và
chuyển về trung tâm để theo dõi và xử lý. Khi cần có sự thay đổi thông số vận
hành, thông qua các bộ điều khiển và các cơ chế chấp hành, hoạt động của bộ phận
máy móc, thiết bị, dây chuyền liên quan sẽ được điều chỉnh phù hợp.
Phương thức phổ biến hiện nay là các thiết bị máy móc được kết nối đến các bộ
điều khiển cục bộ tại hiện trường, các bộ điều khiển cục bộ kết nối về trung tâm
kiểm soát. Dữ liệu từ các thiết bị máy móc, chính xác hơn là từ các cảm biến đi
kèm theo các thiết bị máy móc được thu thập và theo dõi. Từ đó bộ điều khiển cục
bộ có thể chủ động đưa ra các điều chỉnh tại chỗ về kịch bản vận hành cho thiết bị
máy móc, dựa theo các logic đã được lập trình sẵn. Hoặc các dữ liệu được đưa về
trung tâm xử lý để phần mềm từ trung tâm với tầm bao quát cho toàn bộ hệ thống
máy móc, dây chuyền sẽ đưa ra các quyết định về cấu hình thông số và kịch bản
vận hành phù hợp cho quy trình sản xuất. Các quyết định dưới dạng lệnh điều
khiển được truyền tải ngược lại đến các thiết bị máy móc đang được kiểm soát để
thực thi.
Các thiết bị điều khiển cục bộ được lập trình như nhắc đến ở trên thường được biết
đến với tên gọi PLC (Programmable Logic Controller). Toàn bộ hệ thống phần
mềm thu thập dữ liệu, giám sát vận hành, xử lý các điều chỉnh thông số hoạt động,
thông số cấu hình còn được gọi là SCADA (Supervision, Control and Data
Acquisition). Các hệ thống điều khiển phân tán, với các thiết bị điều khiển đặc thù
cho từng quy trình sản xuất được biết đến với tên gọi DCS (Distributed Control
System). Thuật ngữ chung để nói về SCADA và DCS là hệ thống điều khiển công
nghiệp ICS (Industrial Control System).
Đến đây chúng ta tiến đến khái niệm hệ thống công nghệ vận hành OT
(Operational Technology). Hệ thống OT bao hàm các quy trình/dây chuyền/công
nghệ sản xuất công nghiệp, các máy móc thiết bị và hệ thống điều khiển ICS. Một
cách trực quan về mối tương quan giữa OT, SCADA, DCS, PLC :

Cá c khá i niệ m về hệ thố ng điề u khiể n cô ng nghiệ p
Với đặc thù của môi trường công nghiệp, hệ thống OT có những đặc điểm riêng.
Thứ nhất, về mặt phần cứng, các thiết bị máy móc đều được sản xuất để hoạt động
trong môi trường công nghiệp, có độ bền cao, chịu được những yếu tố ngoại cảnh
khắc nghiệt về nhiệt độ, bụi, tiếng ồn, độ ẩm. Thứ hai, các giao thức truyền thông
giữa các thiết bị máy móc trong các hệ thống OT cũng đặc thù cả về phương thức
truyền tải và giao diện kết nối. Kết nối phổ biến dựa trên các giao thức công nghiệp
FieldBus (như Modbus, ProfiBus), HART... với cơ chế trao đổi thông tin tuần tự
(serial), giao diện kết nối RS232/RS485, hoặc trên nền Ethernet công nghiệp với
các thiết bị Ethernet công nghiệp.

Cá c giao thứ c trao đổ i thô ng ti n phổ biế n trong hệ thố ng OT

Ở đây, chúng ta cần phân biệt và làm rõ sự khác nhau của hệ thống công nghệ
thông tin IT (Information Technology) và hệ thống công nghệ vận hành OT
(Operation Technology). Hệ thống IT, trong định nghĩa chung, bao gồm hệ
thống/công nghệ lưu trữ, tính toán, xử lý dữ liệu, mạng kết nối, ứng dụng phân tích
trên nền mạng IP. Các thành phần điển hình trong hệ thống IT có thể nhắc đến bao
gồm các thiết bị phần cứng máy tính, máy chủ, thiết bị lưu trữ, switch, firewall,
IPS, IDS..., các phần mềm như hệ điều hành, ứng dụng nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu
(Oracle, SQL...), ứng dụng xử lý, phân tích dữ liệu, các giao thức trao đổi thông tin
và định tuyến Ethernet, TCP/IP, UDP...
Xét từ quan điểm kiến trúc, hệ thống OT giới hạn ở mức Thực địa (Field level) và
mức Nhà máy (Plant Level), còn hệ thống IT ở mức Dữ liệu doanh nghiệp
(Enterprise level), với các hệ thống ứng dụng cơ bản như Quản lý cung ứng SCM
(Supply Chain Management), Điều hành sản xuất MES (Manufacturing Execution
System), Quản lý quan hệ khách hàng CRM (Customer Relationship
Management), Quản lý tài nguyên doanh nghiệp ERP (Enterprise Resource
Management).

Kiế n trú c và tư ơ ng tá c giữ a Hệ thố ng OT và Hệ thố ng IT
Khá c biệ t về mứ c độ ư u ti ê n củ a cá c yê u cầ u đố i vớ i Hệ thố ng OT và Hệ thố ng IT

Khác với hệ thống IT, hệ thống OT đặt sự vận hành liên tục lên ưu tiên hàng đầu
(Hình 6). Vì vậy, trong khi với hệ thống IT các yêu cầu xếp theo thứ tự ưu tiên từ
cao đến thấp là CIA (Confidentiality: Bảo mật; Integrity: Toàn vẹn; Availability:
Liên tục), nhưng với các hệ thống OT thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp được đảo
thành AIC (Availability: Liên tục; Integrity: Toàn vẹn; Confidentiality: Bảo mật).
Các nhà máy công nghiệp không thể chấp nhận quy trình sản xuất hay dây chuyền
vận hành bị ngừng trệ dù chỉ là thời gian rất ngắn. Thử tưởng tượng mũi khoan dầu
khí đang hoạt động với lực lớn bỗng nhiên bị ngừng đột ngột, hay vòng quay máy
phát điện quá tốc độ vì hệ thống điều khiển bất ngờ bị trục trặc... Hậu quả thiệt hại
có thể xảy ra sẽ là ngoài sức tưởng tượng, chưa nói đến an toàn lao động có thể bị
ảnh hưởng nghiêm trọng.
Về bảo mật thông tin, trong mô hình truyền thống, hệ thống OT bao giờ cũng là hệ
thống mang tính đóng trong khuôn khổ của nhà máy, không có bất cứ kết nối nào
ra bên ngoài. Điều đó góp phần tăng mức độ bảo mật thông tin liên quan đến dữ
liệu thu thập cũng như các lệnh điều khiển được gửi đến các thiết bị máy móc chấp
hành, đảm bảo an toàn cho hoạt động của nhà máy. Đây cũng là điểm khác biệt với
hệ thống IT, khi mà sự kết nối trao đổi dữ liệu, thông tin giữa các mạng IT là điều
hiển nhiên cần có.
Từ những mô tả hệ thống OT đã trình bày ở phần trên, có thể thấy có một sự tương
đồng ở cơ chế hoạt động mức cao giữa hệ thống OT và giải pháp IoT (cơ chế IoT
đã được trình bày trong Hình 1). Đó là đều thu thập dữ liệu từ các thiết bị cảm biến
đầu cuối, chuyển dữ liệu về bộ phận điều khiển, dữ liệu được phân tích, xử lý, các
lệnh điều khiển được tạo ra từ kết quả phân tích dữ liệu và được truyền tải ngược
trở lại các thiết bị vận hành đầu cuối.
Tất nhiên giữa hệ thống OT và giải pháp IoT vẫn có sự khác biệt. Một mặt, nền
tảng truyền thông giữa các thiết bị đầu cuối cảm biến và bộ phận điều khiển là
khác nhau. Với các hệ thống OT, các giao thức công nghiệp đặc thù có dây được
sử dụng. Còn với giải pháp IoT, đó là các công nghệ kết nối có dây hoặc không
dây mới được phát triển như LPWA, 4G/5G. Mặt khác, sự khác biệt đến từ sự
chuyên dụng của hệ thống OT, bao gồm tính đặc thù của các phần mềm điều khiển
PLC, hay phần mềm SCADA, DCS, trong khi các ứng dụng điều khiển của giải
pháp IoT được phát triển trên các nền tảng công nghệ phần mềm IT phổ biến và
thuật toán xử lý dữ liệu AI.
IIoT: sự hội tụ giữa hệ thống OT và IT
Ranh giới tách biệt rõ ràng giữa hệ thống OT và hệ thống IT trong mô hình hoạt
động truyền thống của các nhà máy công nghiệp làm nảy sinh những sáng kiến về
việc có thể thực hiện tốt hơn một số công đoạn vận hành nếu có sự hội tụ OT-IT.
Cả hệ thống OT và IT đều phục vụ mục đích chung là thu thập, tiếp cận đến dữ liệu
vận hành công nghiệp, từ đó phân tích xử lý dữ liệu để đưa ra các quyết định vận
hành, tối ưu hóa và tự động hóa quá trình ra quyết định: nhanh hơn - chính xác hơn
- bảo mật hơn. Vậy thay vì giao phó hoàn toàn việc thu thập dữ liệu cho hệ thống
OT như cách làm hiện tại, có thể áp dụng các giải pháp mà trong đó các cảm biến
vận hành sẽ kết nối trực tiếp được đến hạ tầng IT, mang lại tốc độ nhanh hơn, dữ
liệu được cập nhật đầy đủ hơn, kịp thời hơn nữa.
Đây chính là điểm mà IIoT (Industrial IoT) đóng vai trò quan trọng trong bức tranh
tối ưu hóa và tự động hóa vận hành của các nhà máy công nghiệp. Nói cách khác,
xu hướng hội tụ OT-IT chính là việc đưa các giải pháp IIoT vào áp dụng thực tế
trong các ngành công nghiệp. Giải pháp IIoT vẫn tuân thủ theo cơ chế giải pháp
IoT chung đã trình bày trong Hình 1. Các ứng dụng phân tích xử lý dữ liệu sẽ thực
thi ở hệ thống lõi của giải pháp IoT và đưa ra các lệnh điều khiển cho các thiết bị
chấp hành.
Trên thực tế, tất cả các nhà máy công nghiệp đang hoạt động đều đã đầu tư và vận
hành các hệ thống điều khiển, thu thập dữ liệu SCADA hay DCS ở mức nhất định.
Vì vậy triển khai IIoT trong công nghiệp có thể đi theo hai lựa chọn. Hướng thứ
nhất là thu thập dữ liệu từ các hệ thống SCADA, DCS đang có để đưa về hệ thống
lõi IIoT xử lý. Như vậy không cần thiết đầu tư mới hay triển khai thêm các thiết bị
cảm biến đầu cuối cho hệ thống IIoT. Sự tích hợp giữa OT và IIoT sẽ được thực
hiện bởi các thiết bị chuyên dụng IoT Gateway, đóng vai trò cầu nối giữa hai hệ
thống.

IoT gateway thu thậ p dữ liệ u cho IIoT qua hệ thố ng SCADA/DCS sẵ n có

Hướng xử lý thứ hai là đầu tư các thiết bị cảm biến mới để tạo lập mạng IIoT độc
lập. Về lý thuyết đây là giải pháp IoT thực thụ, mang tính độc lập cao và tận dụng
được hết các lợi ích của một giải pháp IoT. Tuy nhiên trên thực tế hướng đi này sẽ
có những thách thức nhất định. Chọn lựa thiết bị cảm biến phù hợp (thông số kỹ
thuật, nhà sản xuất...) để thu thập thông số vận hành của một loại thiết bị máy
móc/dây chuyền sản xuất cụ thể trong nhà máy là vấn đề cần phải được xem xét
đánh giá kỹ lưỡng. Ngay cả khi chọn được chủng loại cảm biến có thể thu thập
đúng các thông số cần thiết, việc lắp đặt vật lý thiết bị cảm biến đó vào vị trí phù
hợp (trên hay trong thiết bị máy móc/ dây chuyền sản xuất) cũng là bài toán phải
khảo sát và thực hiện với mức độ thận trọng cao. Đó là chưa kể đến các yếu tố
khác cũng cần phải lên phương án chọn lựa và triển khai cụ thể: hạ tầng kết nối từ
thiết bị cảm biến về gateway là gì (WIFI, 4G, 5G...?), giao thức truyền tải dữ liệu
về hệ thống lõi là gì (MQTT, http API?), hệ thống lõi sẽ được tự xây dựng hạy sẽ
sử dụng public cloud?
Lựa chọn cách tận dụng dữ liệu từ hệ thống SCADA/DCS sẵn có hay thiết lập
mạng lưới IoT thực thụ với các thiết bị cảm biến mới là bài toán phụ thuộc vào
hiện trạng và yêu cầu, nhu cầu vận hành của từng nhà máy cụ thể, cũng như các
yếu tố tài chính đầu tư. Tuy nhiên, có thể sẽ là hợp lý hơn nếu ban đầu hướng tích
hợp OT và IoT qua các IoT gateway được lựa chọn, để có thể tập trung vào xây
dựng và hoàn thiện hệ thống lõi IoT. Khi hệ thống lõi IoT đã ổn định (bao gồm các
ứng dụng phân tích xử lý dữ liệu, các thuật toán chấp hành...), có thể từng bước
đưa các thiết bị cảm biến đầu cuối mới vào hệ thống IIoT để dần thiết lập và mở
rộng từng bước mạng IIoT độc lập.
Để IIoT và xu hướng hội tụ OT-IT có thể đi vào thực tế, còn cần quan tâm đến các
yếu tố khác không kém phần quan trọng. Đó là cần đảm bảo không để xảy ra tình
trạng điều khiển chồng lấn lên nhau (liên quan đến cơ chế điều khiển từ hệ thống
lõi IIoT và từ các hệ thống SCADA/ DCS đang có đến thiết bị máy móc/dây
chuyền sản xuất trong phạm vi giám sát điều khiển). Vấn đề bảo mật thông tin
cũng phải đặt mức độ quan trọng hàng đầu. Khi đã có sự tích hợp OT-IT, các chính
sách, giải pháp bảo mật IT mạnh cần phải được đầu tư và triển khai, đảm bảo tối đa
sự hoạt động an toàn của nhà máy.
 NĂNG LƯỢNG
1. IoT quản lý năng lượng thông minh trong các nhà máy như thế nào?
o Với nền tảng IoT phù hợp, bạn có thể đề xuất kích thước phù hợp cần
thiết, tiết kiệm tiền đầu tư ban đầu, động cơ hoạt động lâu hơn và ít
gặp lỗi hơn.
o Với IoT tại chỗ, các phân tích có thể xảy ra trên dữ liệu thời gian
thực từ động cơ. Điều đó làm cho phân tích nhanh chóng, và chính
xác hơn. IoT mang đến các cảnh báo thời gian thực, khả năng dự
đoán nhu cầu năng lượng, các mô hình sử dụng và các cách để tối
ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng.
o Hệ thống giám sát dựa trên IoT đưa ra các cảnh báo sớm về các
vấn đề về rung động / nhiệt độ của động cơ điện. Giám sát tình
trạng tiết kiệm thời gian khỏi sự cố ngừng sản xuất ngoài kế hoạch.
Và có thể tránh được những căng thẳng không cần thiết khi tiến
hành sửa chữa khẩn cấp.
o Ngoài ra, một hệ thống IoT được thiết kế phù hợp không chỉ có thể
theo dõi mức tiêu thụ năng lượng tại các điểm phân phối trong
toàn bộ nhà máy thông minh, mà với sự trợ giúp của đồng hồ thông
minh, chúng có thể theo dõi mức tiêu thụ năng lượng ngay từ
nguồn đến điểm tiêu thụ. Hơn nữa, nó có thể giúp dự đoán rò rỉ hoặc
sụt giảm điện áp tại các nút, nếu có.

 Mục tiêu cuối cùng của nhà máy thông minh là tạo ra một cuộc kiểm toán
năng lượng theo thời gian thực mà các hệ thống giám sát năng lượng truyền
thống không thể cung cấp. Giám sát năng lượng hỗ trợ IoT có thể giải quyết
rất nhiều vấn đề cốt lõi cản trở một nhà máy khỏi các nỗ lực tiết kiệm năng
lượng thực sự
2. Lợi ích khi ứng dụng IOT trong quản lý năng lượng thông minh tại các nhà
máy
 Giảm chi tiêu năng lượng
o Lợi ích kinh tế là một trong những lý do chính tại sao các doanh
nghiệp nói chung và các cơ sở sản xuất, nhà máy nói riêng đang khám
phá các khả năng của IoT đối với hiệu quả năng lượng. Ứng dụng IOT
quản lý năng lượng có thể giúp các nhà máy đo lường thông minh,
giám sát sử dụng điện năng theo thời gian thực và dự đoán theo hướng
dữ liệu giúp mọi người trong chuỗi cung ứng kiểm soát tốt hơn chi
tiêu và đầu tư, đồng thời loại bỏ lãng phí.

 Tuân thủ tốt hơn các quy định


o Các công ty không chỉ tận dụng IoT để quản lý năng lượng trong các
hoạt động hàng ngày mà còn sử dụng các công cụ phân tích để xem
cách họ tuân thủ các quy định hiện hành về môi trường. Các nền tảng
SaaS hiện đại cung cấp các công cụ phân tích cụ thể cho biết liệu
khách hàng có đủ điều kiện nhận các chứng chỉ, khuyến khích và
chương trình trong ngành hay không.

 Tích hợp năng lượng xanh


o Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng IOT quản lý năng lượng
và mở rộng việc áp dụng năng lượng xanh. Các hệ thống năng lượng
mặt trời và tuabin gió dựa trên IoT cung cấp năng lượng miễn phí để
đáp ứng một phần hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng của các nhà máy
hay cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, các nhà máy ứng dụng IOT có thể sử
dụng các cảm biến giám sát năng lượng, dữ liệu hiệu suất và tiêu thụ
điện năng, các tiện ích để hiểu rõ hơn về cách tối đa hóa việc sử dụng
năng lượng tái tạo trong các dịch vụ của họ và áp dụng các chiến lược
tiết kiệm năng lượng.
 Tối ưu hóa việc bảo trì tài sản
o Ưu điểm IOT đối với ngành năng lượng là phong phú và vượt xa hiệu
quả sử dụng năng lượng. Tương tự như việc sử dụng công nghệ được
kết nối trong các cơ sở công nghiệp, các cảm biến và phân tích dữ liệu
có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng và hiệu suất của máy móc
và thiết bị trên các nhà máy điện, mạng lưới phân phối cũng như toàn
bộ hệ sinh thái tái tạo (cánh đồng năng lượng mặt trời, đập, trang trại
gió, v.v. ).

 Tự động hóa các quy trình


o Các công ty tiện ích, nhà phân phối điện và nhà sản xuất đầu tư vào
hiện đại hóa để làm được nhiều việc hơn là chỉ quản lý năng lượng
thông minh bằng IoT. Họ xây dựng lại các hoạt động của mình để
thúc đẩy tự động hóa và tối ưu hóa nỗ lực và chi phí lao động. Ví dụ:
sử dụng các hệ thống giám sát dựa trên IoT, các nhà sản xuất tự động
hóa việc quản lý tài sản tại chỗ tốn kém và cải thiện hoạt động bảo trì.
Các tiện ích dựa trên dữ liệu tiêu thụ điện năng để tự động tính giá
động...

 Dự đoán mức tiêu thụ và chi tiêu và lập kế hoạch cho phù hợp
o Nếu bạn ghép nối hệ thống quản lý năng lượng sử dụng IoT với các
thuật toán máy học, bạn sẽ có được một công cụ để dự đoán mức tiêu
thụ năng lượng trong tương lai. Những thông tin chi tiết này cho phép
các công ty năng lượng xây dựng chiến lược sản xuất năng lượng dựa
trên dữ liệu và giúp các công ty tiện ích cải thiện mô hình định giá
dựa trên nhu cầu của họ.
3. Tổng kết
 IoT và các cảm biến hoặc phần cứng được kết nối có thể thu thập và xử lý
các luồng dữ liệu vô cùng hữu ích. Thông tin này sau đó có thể được sử
dụng để cải tiến các quy trình, loại bỏ lãng phí và giảm mức sử dụng năng
lượng, đồng thời giữ cho máy móc hoạt động tốt trong tương lai.
-Tìm một ứng dụng cụ thể trong thực tế để xây dựng giải pháp:
thiết kế phần cứng, phần mềm, giải thuật,…vv (lưu ý: tìm kiếm
các công nghệ đang có trên thị trường để áp dụng vào đề tài);

- Mô hình hóa bằng các phần mềm chuyên dụng (nếu có) hoặc
bằng các chương trình phổ biến (Matlab, C++,… bất kỳ) nhằm
demo cho giải pháp của mình;
link
https://giaiphap.mctt.com.vn/mot-so-ung-dung-iot-trong-cong-nghiep-industrial-
internet-of-things/
https://trangcongnghe.vn/cong-nghe/tin-ict/228184-ap-dung-iot-trong-san-xuat-
cong-nghiep-thuc-tien-va-tuong-lai.html
https://www.researchgate.net/publication/
338684011_Internet_of_Things_IoT_and_the_Energy_Sector

You might also like