You are on page 1of 2

KHÁI NIỆM THỰC VẬT

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất
vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn
ra trong lục lạp của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá
trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp
lục có ở tất cả các loài thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không
có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh
vật khác hoặc mô chết. Thực vật có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không
có ở động vật). Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật
hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản
ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong
trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.
Thực vật là một nhóm các sinh vật quen thuộc bao gồm: cây gỗ, cây hoa, cây cỏ, dương
xỉ hay rêu. Khoảng 350.000 loài thực vật, được xác định là thực vật có hạt, rêu, dương
xỉ và các dạng gần giống như dương xỉ, đã được ước tính là đang tồn tại. Vào thời điểm
năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có
hoa và 15.000 loài rêu.
NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA THỰC VẬT

Vào kỷ Ordovic (cách nay khoảng 450 triệu năm về trước) thực vật trên cạn đầu tiên xuất
hiện Chúng bắt đầu đa dạng hóa vào cuối kỷ Silur (khoảng 420 triệu năm về trước). Loại
đá Chert đã bảo tồn các thực vật thời kỳ đầu chi tiết đến mức độ tế bào, được hóa đá
trong các suối núi lửa. Vào giữ kỷ Devon, hầu hết các đặc điểm của thực vật được công
nhận giống hiện tại như: bộ rễ, lá và gỗ thứ. Vào cuối Devon, hạt đã tiến hóa. Hầu hết các
nhóm thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn qua sự kiện tuyệt chủng Permi-Trias,
mặc dù cấu trúc của các quần xã đã thay đổi. Điều này có lẽ đã tạo điều kiện cho sự xuất
hiệt của thực vật có hoa trong kỷ Trias (200 triệu năm về trước)
XÂM CHIẾM TRÊN CẠN
Thực vật trên cạn tiến hóa từ nhóm tảo lục, có lẽ vào khoảng 510 triệu năm về trước. Các
họ hàng gần nhất còn sinh tồn của chúng là Rêu. Sự cộng sinh với nấm có lẽ đã giúp thực
vật thời kỳ đầu này thích nghi với những áp lực của môi trường trên cạn. Bằng chứng đầu
tiên về thực vật trên cạn là các bào tử tảo vào giữa kỉ Ordovic (470 triệu năm về trước).
Các bào tử này được gọi là cryptospore, vì cấu trúc của chúng giống với vi cấu trúc của
các bào tử Rêu tản hiện đại, chúng được cấp tạo từ sporopollenin – là một bằng chứng
khác về mối quan hệ với thực vật có phôi. Các bào tử chữ Y tương tự như của thực vật có
mạch xuất hiện ngay sau đó, trong các đá tuổi Ordovic giữa.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp hình thái (Morphology)
Là phương pháp dựa vào đặc điểm bên ngoài của cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của
thực vật. Trong phân loại, nghiên cứu cơ quan sinh sản là không thể thiếu vì đặc điểm của
nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi theo điều kiện môi trường sống.
Việc so sánh các đặc điểm, hình thái trong phân loại gọi là so sánh hình thái. Là phương
pháp kinh điển, vẫn sử dụng phổ biến hiện nay.

2. Phương pháp giải phẫu (Anatomy)

Là phương pháp dựa vào các đặc điểm cấu tạo bên trong của tế bào, mô và các cơ quan
của cây. Việc nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu có thể xác lập được mối quan hệ họ
hàng gần gũi giữa các họ, hay bậc phân loại thấp hơn như xác lập các tiêu chuẩn phân
loại cho các chi, loài trong một họ. Phương pháp này cần có sự hỗ trợ đắc lực của các
dụng cụ quang học như kính lúp, kính hiển vi, kính hiển vi điện tử.

3. Phương pháp sinh hóa học (Biochemistry)

Căn cứ vào các sản phẩm chiết ra từ các nhóm cây. Có thể xác định được mối quan hệ họ
hàng gần gũi giữa chúng.

4. Phương pháp phôi sinh học (Embryology)

Sử dụng các đặc điểm phát triển của phôi. Có thể xác định nguồn gốc và quan hệ họ hàng
của cây.

5. Phương pháp cổ thực vật học (Paleobotany)

Dựa vào các mẫu vật hóa thạch. Có thể xác định mối quan hệ họ hàng và nguồn gốc phát
triển của cây.

6. Phương pháp địa lý học (Geography)

Dựa vào sự phân bố của các quần thể và quần xã thực vật để xác định mối quan hệ họ
hàng giữa các loài.

7. Phương pháp phấn hoa học (Palynology)

Dựa vào đặc điểm cấu tạo phấn hoa của cây cỏ. Phấn hoa thường bền với các điều kiện
biến đổi của môi trường.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, ngày càng có nhiều phương pháp
được áp dụng mang lại dẫn liệu đáng tin cậy như dựa trên tế bào học, miễn dịch học,
AND, lai ghép, v.v…

You might also like