You are on page 1of 10

KẾ TOÁN CÔNG K45

1/ Trường hợp nào đúng về TK 511?


A. Ghi tăng khi phát sinh chi phí hoạt động phải trả → chưa trở thành chi phí
B. Ghi tăng khi rút dự toán nhập quỹ trong kỳ
C. Không có số dư cuối kỳ
D. Tất cả đều đúng
2/ Rút dự toán chi hoạt động mua ccdc nhập kho, tài khoản được ghi bên Có là: (N153/ C366;
C008)
A. TK 008
B. TK 366
C. Một đáp án khác
D. A và b đúng
3/ Chuyển tiền gửi kho bạc từ nguồn phí được khấu trừ, để lại để mua CCDC nhập kho, tài
khoản được ghi bên Có là:
A. TK 366
B. TK 112
C. TK 014
D. Cả ba đều đúng
Khi chuyển TGKB từ nguồn ngân phí được khấu trừ, để lại mua CCDC nhập kho hạch toán là
Nợ 153/Có 112
Nợ 337/Có 366
Có 014
4/ Xuất CCDC từ nguồn phí được khấu trừ, để lại ra sử dụng, tài khoản được ghi bên Có (ngay
khi xuất kho) là:
A. TK 153
B. TK 514 → cuối năm mới kết chuyển
C. Hai đáp án trên đúng
D. Một đáp án khác
Khi xuất kho CCDC từ nguồn phí được khấu trừ, để lại sd hạch toán là Nợ 614/Có 153
Cuối kì kết chuyển số CCDC đã xuất trong kỳ Nợ 366/Có 514
5/ Sổ chi tiết hàng tồn kho theo dõi nội dung gì?
A. Giá trị
B. Số lượng
C. Hai đáp án trên đúng
D. Một đáp án khác
Chọn B vì bộ phận kho theo dõi hàng hóa trên sổ kho, nhưng chỉ theo dõi về số lượng. Tại bộ phận kho sẽ
không nắm được về giá vốn và giá bán đối vs các hàng hóa hoặc tài sản. -> A sai

C sai vì có đáp án A sai

D sai vì có đáp án B đúng

6/ Trong kế toán hàng tồn kho, nếu định kỳ đối chiếu mà có chênh lệch giữa số liệu kế toán và
thủ kho thì việc cần làm trước tiên là:
A. Điều chỉnh theo số liệu trên sổ kế toán
B. Báo ngay cho thủ trưởng để có biện pháp xử lý
C. Điều chỉnh theo số liệu trên sổ thủ kho
D. Lập biên bản và gửi lên cơ quan cấp trên
Chọn B Vì định kỳ kế toán và thủ kho phải đối chiếu về số lượng nhập, xuất, tồn kho của từng
thứ NLVL. Nếu phát hiện chênh lệch phải xác định được nguyên nhân và báo ngay cho kế toán
trưởng hoặc phụ trách kế toán và Thủ trưởng đơn vị để kịp thời có biện pháp xử lý.
C và D sai vì chưa xác định rõ là nguyên nhân nên không thể điều chỉnh theo số liệu mà trước
tiên phải báo ngay cho thủ trưởng
7/ Nhập kho vật liệu về dùng cho hoạt động HCSN, giá mua chưa thuế là 2trđ, thuế GTGT là
0,2trđ, chi phí vận chuyển là 0,01trđ. Vậy ghi tăng TK vật liệu theo giá trị nào? (N 152 2.2/ C…
2.2; N 152 0.01/ C… 0.01)
A. 2,2trđ
B. 2,01trđ
C. 2,21trđ
D. 2trđ
8/ Tài khoản nào chỉ có số dư bên Có?
A. Các khoản phải nộp cho nhà nước→ 333 (có thể có số dư bên Nợ trườ ng hợ p cá biệt
hoặ c số dư bên Có
B. Các khoản phải nộp theo lương→ 332 (Số dư Nợ hoặ c số dư Có )
C. Phải trả người lao động → 334 (số dư Có )
D. Phải trả người bán →331 (số dư Nợ hoặc Có)
9/ Số lệ phí do đơn vị sự nghiệp thu hộ cho cơ quan chủ quản được kế toán đơn vị phản ánh
vào tài khoản nào?
A. TK 337
B. TK 336→ thu hộ trong đơn vị
C. TK 333
D. TK 338 → thu hộ ngoài đvi
10/ Các khoản trích theo lương của người lao động sẽ được nộp cho cơ quan nhà nước nào?
A. Cơ quan bảo hiểm y tế và cơ quan công đoàn
B. Cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan bảo hiểm y tế
C. Cơ quan bảo hiểm thất nghiệp và cơ quan công đoàn
D. Cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan công đoàn
11/ Việc đánh giá lại tài sản của đơn vị HCSN được thực hiện khi nào?
A. Có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
B. Thủ trưởng đơn vị yêu cầu
C. Cuối mỗi năm tài chính → ghi nhận hao mòn TSCĐ
D. Cả ba đều đúng
→ Theo thông tư 107, việc đánh giá lại tài sản của đơn vị HCSN được thực hiện khi có quyết
định của cơ quan có thẩm quyền => chọn b. Cơ quan có thẩm quyền ở đây là Chính phủ ở
cấp trung ương và Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương chứ không phải thủ trưởng đơn vị yêu
cầu => loại c. Hơn nữa quyết định của cơ quan thẩm quyền có thể diễn ra bất cứ lúc nào
trong năm chứ không phải chỉ vào cuối năm tài chính=> loại a.
12/ Đơn vị mua 1 TSCĐ dùng cho hoạt động HCSN có giá thanh toán là 44trđ, trong đó thuế
GTGT là 4trđ. Chi phí trước khi sử dụng là 2trđ. Vậy nguyên giá của TSCĐ này là:
A. 44trđ
B. 50trđ
C. 42trđ
D. 46trđ
13/ Nguồn vốn kinh doanh có thể được hình thành từ nguồn nào?
A. Vốn góp của các nhân bên ngoài đv (411) phục vụ cho sxkd
B. Kinh phí viện trợ từ nước ngoài (006) (thuộc nguồn NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ
NSNN)
C. Các khoản vay từ nước ngoài (006) (thuộc nguồn NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ
NSNN)
D. Phí thu được để lại (014 thuộc nguồn NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ NSNN)

14/ Bổ sung các quỹ từ thặng dư các hoạt động, kế toán phản ánh:
A. Nợ 111,112/ Có TK 431 (Nhận tiền do các quỹ hỗ trợ hoặc đóng góp)
B. Nợ TK 431/ Có TK 111, 112 (Chi tiêu cho các quỹ , bổ sung các quỹ ghi tăng TK quỹ :
Có 431, ghi Nợ 431 là sai)
C. Nợ TK 421/ Có TK 431(Bổ sung các quỹ từ thặng dư thì làm sẽ giảm thặng dư (Nợ
421), Tăng tài khoản các quỹ (Có 431)
D. Nợ TK 431/ Có TK 421 (Tương tự câu B, bổ sung các quỹ phải ghi tăng TK quỹ: Có
431, câu D ngược lại với ý đúng C)

15/ “Thặng dư (thâm hụt)” của đơn vị là gì?


A. Tổng thu của các hoạt động trong năm
B. Phần giảm chi của các hoạt động trong năm
C. Phần tăng thu ngân sách trong năm
D. Tổng chênh lệch thu, chi của các hoạt động
Tài khoản 421- thặng dư (thâm hụt) lũy kế thể hiện số chênh lệch thu chi của các hoạt
động. TK có 4 tài khoản cấp 2 và thể hiện thặng dư (thâm hụt) từ hoạt động
16/ Phí chuyển tiền lương vào tài khoản ngân hàng để thanh toán lương cho công chức và viên
chức được ghi nhận vào
A. Chi phí quản lý doanh nghiệp
B. Chi phí hoạt động thường xuyên→611
C. Chi phí tài chính
D. Tất cả đều sai

→ Theo thông tư 107- TK 611, TK 61111 - Chi phí hoạt động thường xuyên phản ánh các khoản
chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên như chi tiền lương,...

Câu C: Chi phí tài chính không bao gồm phí chuyển tiền lương.

Câu A: Chi phí QLDN phản ánh các khoản chi liên quan đến hoạt động SXKDDV như CP về
lương, trích theo lương của cán bộ quản lý bộ phận SXKDDV. Còn đề bài là thanh toán lương
cho công chức viên chức liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước.

17/ Phát biểu nào sau đây đúng với TK 421:


A. Có số dư Nợ hoặc CÓ
B. Không có số dư
C. Có số dư Có
D. Có số dư Nợ
Theo thông tư 107 ban hành năm 2017, trong phần kết cấu và nội dung phản ánh của TK 421 thì
TK 421 có số dư bên Nợ phản ánh số Số thâm hụt (lỗ) còn chưa xử lý; hoặc có dư bên Có phản
ánh Số thặng dư (lãi) chưa phân phối.
18/ Phương pháp nào được áp dụng nhằm quản lý các khoản chi tiêu tại đơn vị?
A. Thu đủ chi đủ
B. Quản lý theo định mức
C. Thu chi chệnh lệch
D. Khoản trọn gói
Chọn B vì theo quy định thì Quản lý theo định mức: các đơn vị được áp dụng phương pháp này
phải lập dự toán cho cho các khoản mục chi và thực hiện chi đúng theo dự toán
A sai vì thu đủ chi đủ: mọi khoản thu của đơn vị được nộp hết vào ngân sách, nhà nước sẽ cấp cp
cho đv để chi tiêu
D sai vì khoán trọn gói thực hiện cơ chế khoán chi hành chính khuyến khích các đơn vị kiếm
nguồn thu và tiết kiệm khoản chi-> nâng cao hiệu hoạt động
C sai vì thu chi chênh lệch: mọi khoản thu của đơn vị được giữ lại tại đơn vị được chi tiêu, nếu
thiếu thì nhà nước sẽ cấp bù phần chênh lệch thiếu.
19/ Tiền gửi ngân hàng, kho bạc bao gồm những khoản tiền nào?
A. Tiền gửi có kỳ hạn để lấy lãi
B. Tiền gửi không kỳ hạn để thanh toán
C. Tiền gửi ký quỹ để nhập khẩu hàng hóa
D. Tất cả đều đúng

TK 112: Tiền gửi NH, KB: phản ảnh số hiện có,tình hình biến động tất cả các loại tiền gửi
không kỳ hạn của đơn vị gửi tại NH,KB.

A. Còn khoản tiền gửi có kỳ hạn để lấy lãi là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,

C. Còn tiền gửi ký quỹ để nhập khẩu hàng hóa là đã gửi cho bên nhập khẩu ủy thác r nên không
còn là tiền của đơn vị nữa.

20/ Kế toán đơn vị HCSN được thực hiện theo nguyên tắc
A. Cơ sở tiền mặt
B. Cơ sở dồn tích
C. Cơ sở tiền mặt kết hợp với cơ sở dồng tích
D. Cả ba đều sai
Vì trong nguyên tắc 1 của kế toán đơn vị HCSN là cơ sở dồn tích: Các nghiệp vụ kinh tế được
ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phải vào thời điểm thực thu, thực chi tiền => A, B, D
sai
21/ Chuyển TGKB thanh toán nợ cho nhà cung cấp, cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy báo nợ từ
kho bạc, kế toán phản ánh:
A. Nợ TK 331/ Có TK 113
B. Nợ TK 113/ Có TK 112 → tiền đang chuyển
C. Nợ TK 331/ CÓ TK 112
D. Cả 3 đều sai
Chuyển tiền gửi thanh toán nhưng chưa nhận giấy báo nợ : Nợ TK 113/Có TK 112.
Vì Chuyển TGKB đi nên tiền gửi KB giảm-> Có 112 nên loại A -> chưa nhận được giấy báo có -
> Không được ghi nợ 331 mà phải ghi tăng tiền đang chuyển nợ 113 nên loại C->Chọn B.
23/ Văn phòng Quốc hội thuộc đơn vị dự toán cấp mấy?
A. Cấp 1
B. Cấp trung
C. Cấp cơ sở
D. Cấp chính quyền→ không phải là nơi cấp, chỉ là nơi phê duyệt
24/ Các hình thức kế toán thủ công được áp dụng ở đơn vị HCSN bao gồm
A. Nhật ký – Sổ cái
B. Nhật ký chung
C. Chứng từ ghi sổ
D. Tất cả đều đúng
→ Giải thích: Theo chế độ kế toán HCSN về tổ chức hệ thống sổ kế toán có 3 hình thức kế toán
được áp dụng tại đơn vị HCSN: (1) Nhật ký chung, (2) Nhật ký-Sổ cái, (3) Chứng từ ghi sổ. Đơn
vị HCSN có thể thực hiện ghi sổ thủ công hoặc sử dụng phần mềm kế toán.
25/ Đơn vị dự toán cấp 1 sẽ nhận dự toán thu – chi NSNN từ
A. Chính phủ
B. UBND quận, huyện
C. UBNN tỉnh
D. A hoặc B hoặc C
Giải thích: Cả 3 đáp án trên đều đúng vì theo sơ đồ dự toán các cấp, thì đơn vị dự toán cấp 1 sẽ
nhận dự toán thu - chi NSNN từ “Thủ tướng chính phủ hoặc chủ tịch UBND các cấp” UBNN các
cấp
26/ Đối với cơ quan nhà nước, nguồn nào sau đây mà cơ quan không có?
A. Kinh phí NSNN cấp
B. Thu sự nghiệp
C. Viện trợ, tài trợ
D. Vốn vay, vốn huy động
Giải thích: do 3 đáp án a, b, c nằm trong mục lục NSNN, a,b,c: Cơ quan nhà nước hoạt động chủ
yếu bằng nguồn KPNSNN cấp, nguồn thu phí, lệ phí được khấu trừ, để lại, nguồn viện trợ, vay
nợ nước ngoài và nguồn thu từ SXKD, dịch vụ (nếu có).
27/ Khoản nào không thuộc các đối tượng kế toán trong đơn vị HCSN?
A. Xe của đơn vị
B. Máy móc giữ hộ cho đơn vị khác (*) khoản máy móc nhận giữ hộ hạch toán TK 002
C. Nhà riêng của công chức, viên chức (**)
D. (*) và (**) đúng
Giải thích: Đáp án C do theo nguyên tắc thực thể kinh doanh phải tách rời giao dịch của cá nhân
với giao dịch của đơn vị HCSN và Theo chế độ kế toán HCSN: Đối tượng kế toán, yêu cầu và
nguyên tắc kế toán có mục đối tượng kế toán của đơn vị HCSN là gồm các tài sản và nguồn vốn
khác liên quan đến đơn vị kế toán.
Như vậy, ở câu A, B thì đều là các tài sản liên quan đến đơn vị HCSN.
=> Câu C là tài sản riêng của cá nhân không liên quan gì đến tài sản của đơn vị nên không phải
là đối tượng kế toán trong đơn vị HCSN.
28/ Cuối năm, đối với tài sản cố định được mua sắm bằng nguồn thu hoạt động do NSNN cấp,
tiến hành kết chuyển số hao mòn năm:
A. Nợ TK 366/ CÓ TK 511
B. Nợ TK 642/ CÓ TK 214
C. Nợ TK 611/ CÓ TK 214
D. Nợ TK 511/ Có TK 366
29/ Quyền sử dụng đất được phân loại là:
A. Tài sản cố định vô hình
B. Tùy theo quy định nhà nước từng năm
C. Tài sản cố định hữu hình
D. Tùy theo quyết định của thủ trưởng
30/ Trong trường hợp đặc biệt thì thời gian sử dụng TSCĐ sẽ do cơ quan nào ở địa phương được
quyết định?
A. Hội đồng nhân dân
B. Ủy ban nhân dân → quyết định
C. Sở tài chính
D. Kho bạc nhà nước → thay đổi thời gian sd
31/ “Xây dựng một nhà kho để chứa vật tư đúng cho hoạt động HCSN”. Từ thông tin này có thể
phân loại TSCĐ theo tiêu thức nào?
A. Tính chất, đặc điểm tài sản
B. Nguồn gốc hình thành tài sản
C. Mục đích sử dụng tài sản
D. Tất cả đều đúng
32/ TSCĐ được mua sắm từ nguồn phí được khấu trừ để lại, bên cạnh bút toán ghi tăng TSCĐ,
kế toán còn phản ánh:
A. Có TK 014
B. Nợ TK 3373/ Có TK 3663
C. Nợ TK 3373/ Có TK 3664
D. A và B đúng
33/ Khi thanh ký TSCĐ thuộc nguồn NSNN cấp, giá tị còn lại của tài sản được phản ánh ở TK
nào?
A. 366
B. 611
C. 431
D. 811 → SXKD
34/ Chi tiền mặt do NSNN cấp mua văn phòng phẩm sử dụng ngay cho hoạt động thường xuyên,
kế toán ghi:
A. Nợ TK 152/ Có TK 111
B. Nợ TK 154/ Có TK 111
C. Nợ TK 642/ Có TK 111
D. Nợ TK 611/ Có TK 111
35/ Tài khoản 366 được sử dụng để theo dõi các đối tượng nào sau đây?
A. Giá trị XDCB chưa hoàn thành trong năm thuộc nguồn KPHĐ NSNN cấp
B. Giá trị còn lại của TSCĐ thuộc nguồn kinh phí hoạt đọng của NSNN cấp
C. Giá trị NVL, CCDC tồn kho thuộc nguồn kinh phí hoạt động NSNN cấp
D. Tất cả đều đúng
36/ Đơn vị HCSN được phép tạm ứng kinh phí từ đơn vị nào?
A. NHTM
B. NHNN
C. Kho Bạc Nhà nước
D. Tất cả đều đúng
37/ Khi có quyết định sử dụng Quỹ bổ sung thu nhập để trả thu nhập tăng thêm cho người lao
động và quỹ này còn đủ số dư để chi trả thì hạch toán:
A. Nợ TK 4311/ Có TK 334
B. Nợ TK 4311/ Có TK 111,112
C. Nợ TK 334/ Có TK 4311
D. Nợ TK 334/ Có TK 111,112
38/ Mua hàng hóa nhập kho chưa trả tiền, kế toán phản ánh:
A. Nợ TK 642,133/ Có TK 331
B. Nợ TK 152, 133/ Có TK 331
C. Nợ TK 611/ Có TK 331
D. Nợ TK 156, 133/ Có TK 331
39/ Phát biểu nào sau đây về TK 018 là đúng?
A. Số dư Nợ phản ánh số thu hoạt động khác còn lại chưa sử dụng
B. Bên Có phản ảnh số đã sử dụng từ nguồn thu hoạt động khác
C. Bên Nợ phản ánh số thu hoạt đọng khác được để lại đơn vị
D. Tất cả đều đúng
40/ Khi rút tạm ứng dự toán chi hoạt dộng sẽ ghi bào bên Có TK nào?
A. 008212
B. 008211
C. 008112
D. 008111
41/ Đơn vị HCSN nhận kinh phí do NSNN cấp dưới hình thức nào?
A. Tất cả đều đúng
B. Lệnh chi tiền tạm ứng
C. Lệnh chi tiền thực chi
D. Giao dự toán
42/ Trường hợp chi từ nguồn NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền tạm ứng thì:
A. Phải hạch toán bút toán đồng thời bào bên Có TK 013 → đã làm thủ tục thanh toán tạm
ứng
B. Không hạch toán bút toán đồng thời vào bên CÓ TK 013
C. Phải hạch toán bút toán đồng thời vào bên Có TK 012
D. Hạch toán bút toán đồng thời vào bên Nợ TK 012
43/ Nhận được giấy phạt nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội phải nộp, kế toán phản ánh
A. Nợ TK 138/ Có TK 332
B. Nợ TK 332/ Có TK 338
C. Nợ TK 111/ Có TK 332
D. Nợ TK 642/ Có TK 332
44/ Thanh toán tiền mua chịu CCDC nhập kho bằng tiền gửi kho bạc thuộc nguồn phí được khấu
trừ, để lại, tài khoản được ghi bên Có tài khoản?
A. 014
B. 366
C. 112
D. Tất cả đều đúng
45/ Thanh toán tiền mua chịu CCDC nhập kho bằng tiền gửi kho bạc thuộc nguồn phí được khấu
trừ, để lại, tài khoản được ghi bên Có là
A. 014
B. 366
C. 112
D. Tất cả đều đúng
46/ Không phản ánh vào TK 141 những nội dung nào sau đây?
A. Tạm ứng lương cho người lao động => 334
B. Tạm ứng cho người bán => N 331
C. Tạm ứng cho khách hàng => C 131
D. Tất cả đều đúng
47/ TSCĐ nào sau đây thuộc đối tượng ghi nhận hao mòn?
A. TSCĐ hình thành từ nguồn phí được khấu trừ, để lại
B. TSCĐ hình thành từ nguồn vốn kinh doanh
C. TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN
D. A và B đúng
48/ Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho người lao động trong đơn vị, tài khoản được ghi bên Có là:
A. 141
B. 111
C. 334
D. Một đáp án khác
49/ Giá trị nguyên vật liệu, công cụ mua sắm bằng nguồn NSNN cấp đã xuất sử dụng trong năm,
cuối năm xử lý kết chuyển phần đã nhận trước chưa ghi thu (366) sang trở thành
A. Khoản thu tương ứng
B. Khoản phải trả tương ứng
C. Khoản chi tương ứng
D. Khoản phải thu tương ứng
50/ TK 511 dùng để phản ánh nội dung gì?
A. Số thu hoạt động do NSNN cấp không thường xuyên
B. Số thu hoạt động khác phải báo cáo quyết toán theo mục lục NSNN
C. Số thu hoạt động do NSNN thường xuyên
D. Tất cả đều đúng

You might also like