You are on page 1of 51

Thực hành phân tích đất

Thực hành phân tích đất

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 1/55


Thực hành phân tích đất

MỤC LỤC
Trang

BI 1: CHUẨN BỊ MẪU ĐẤT.............................................................................................1


BI 2: MỘT SỐ DUNG DỊCH THƯỜNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH ĐẤT.............10
BI 3: PHN TÍCH THNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT.............................................................13
BI 4: CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT..............................................................................25
BI 5: PHN TÍCH NHANH THNH PHẦN NHĨM MN....................................................29
BÀI 6: DUNG LƯỢNG CATION TRAO ĐỔI CỦA ĐẤT............................................31
BÀI 7: XÁC ĐỊNH TỈ TRỌNG ĐẤT..............................................................................34
BÀI 8: XÁC ĐỊNH DUNG TRỌNG ĐẤT......................................................................36
BÀI 9: XÁC ĐỊNH ĐỘ XỐP (ĐỘ KHỔNG)..................................................................38
BÀI 10: ĐẤT CHUA VÀ ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT...........................................................39
BÀI 11: XÁC ĐỊNH NITƠ TỔNG SỐ TRONG ĐẤT (Phương pháp Kjeldahl)...........43
BÀI 12: XÁC ĐỊNH CC DẠNG TỒN TẠI CỦA SẮT TRONG ĐẤT (Phương pháp o-
phenanthrolin) .........................................................................................................46
BÀI 13: XÁC ĐỊNH TỔNG SẮT TRONG ĐẤT (Phương pháp so màu Olson)...........49
BÀI 14: XÁC ĐỊNH Al3+ TRAO ĐỔI TRONG ĐẤT (PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
Eriochrom Cyanide-R)......................................................................................................52

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 2/55


Thực hành phân tích đất

LƯU Ý

TOÀN BỘ PHẦN THỰC TẬP NÀY SINH VIÊN CHỈ HỌC 30 TIẾT.
DO ĐÓ CÁC BÀI THỰC HNH ĐƯỢC PHÂN BỔ NHƯ SAU:

Buổi 1 (5 tiết): Giới thiệu một số dụng cụ trong lấy mẫu và phân tích đất. Thực địa lấy
mẫu đất (Bi 1 + phụ lục 1)
Buổi 2 (5 tiết): Xử lý mẫu đất. Xác định hệ số khơ kiệt k (Bi 1)
Buổi 3 (5 tiết): Xác định tỉ trọng của đất và chất hữu cơ trong đất (Bi 4 v Bi 7)
Buổi 4 (5 tiết): Đất chua và độ chua của đất (Bi 10)
Buổi 5 (5 tiết): Xác định Fe trong đất (phương pháp o-phenalthroline) (Bi 12)
Buổi 6 (5 tiết): Kiểm tra (thi kết mơn)

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 3/55


Thực hành phân tích đất

BÀI 1: CHUẨN BỊ MẪU ĐẤT


Chuẩn bị mẫu đất là khâu quan trọng đầu tiên trong phân tích đất. Hai yêu cầu chủ yếu
của công tác chuẩn bị mẫu là:
 Mẫu phải có tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu.
 Mẫu phải được nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu phân tích.

1. Lấy mẫu phân tích

Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn cách lấy mẫu cho thích hợp.
Thông thường có một số cách lấy mẫu như sau: lấy mẫu theo tầng phát sinh, lấy mẫu cá
biệt hoặc hỗn hợp, lấy mẫu nguyên trạng (đất ở trạng thái tự nhiên, cấu tạo của đất không
bị phá hủy).

a. Lấy mẫu theo tầng phát sinh: khi nghiên cứu đất về phát sinh học hoặc nghiên cứu
tính chất vật lý, tính chất nước của đất thì tiến hành như sau:

- Đào phẫu diện đất: chọn điểm đào phẫu diện phải đại diện cho toàn vùng cần lấy
mẫu nghiên cứu. Phẫu diện thường rộng 1,2 m, dài 1,5 m, sâu đến tầng đá mẹ hoặc
sâu 1,5 – 2,0 m ở những nơi có tầng đất dày. Mô tả đặc trưng hình thái phẫu diện
và chia tầng phát sinh khác nhau.

Hìnhlấy
- Lấy mẫu đất: Lần lượt 1.1.
mẫuCácđất
phương
từ tầngphp lấysinh
phát phẫudưới
diện cùng
đất lên đến tầng mặt.
Mỗi tầng, mẫu đất được đựng trong 1 túi riêng, có ghi nhận rõ ràng. Lượng đất lấy
từ 0,5 – 1,0 kg là vừa.

- Trong mỗi túi phải dán hoặc ghi những thông tin sau đây: a) địa chỉ/vị trí của vùng
đất; b) những đặc điểm nhận danh vùng đất, tên vùng đất, tên người lấy mẫu, ngày
lấy mẫu, độ sâu lấy mẫu. Mỗi túi phải ghi số thứ tự của túi. Thông tin này cũng
được ghi trong cuốn sổ (hoặc phiếu) ghi nhận kết qủa lấy mẫu.
Đối với tầng cuối cùng (sâu nhất) thì lấy mẫu ở phần giáp với đáy phẫu diện.
Tầng mặt (tầng canh tác), lấy dọc suốt suốt cả tầng đến cách đường phân tầng 2-3
cm, các tầng khác lấy ở giữa tầng phát sinh với độ dày 10 cm. Với những tầng phát
sinh quá dày thì lấy ở 2 hoặc 3 điểm (mỗi điểm lấy với độ dày 10 cm) rồi gộp lại;
còn với tầng phát sinh mỏng (có thể hơn 10 cm) thì lấy bề dày cả tầng (cách đường
danh giới trên dưới khoảng 2 cm). Đối với những tầng tích tụ của đất mặn thì chọn
vị trí lấy mẫu ở chỗ chặt nhất của tầng này.

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 4/55


Thực hành phân tích đất

b. Lấy mẫu hỗn hợp: Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp là lấy những mẫu riêng biệt ở
nhiều điểm khác nhau rồi trộn lại để được mẫu trung bình. Thông thường, lấy từ 5
đến 10 điểm rồi trộn lại để lấy mẫu trung bình (mẫu hỗn hợp). Khi lấy mẫu ở những
điểm riêng biệt cần tránh các vị trí cá biệt không có đại diện như: chỗ bón phân hoặc
vôi tụ lại, chỗ cây qúa tốt hoặc qúa xấu, chỗ cây bị sâu bệnh…Mẫu hỗn hợp thường
được lấy như sau:
 Tùy theo hình dáng khu đất cần lấy mẫu mà bố trí các điểm lấy mẫu (5- 10
điểm) phân bố đồng đều trên toàn diện tích.
 Có thể áp dụng cách lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường thẳng góc (hình 1.2a
và hình 1.2b) với địa hình vuông gọn, hoặc theo đường gấp khúc hoặc nhiều
đường chéo (hình 1.2c va 1.2d) với địa hình dài.
 Mỗi điểm lấy khoảng 200 g đất đổ dồn vào trong một túi lớn.

a
b

Hình 1.2. Sơ đồ bố trí lấy mẫu riêng biệt d


c
* Cách trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: Các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều
trên giấy hoặc nilon hoặc khay inox (chú ý trộn càng đều càng tốt). Sau đó đổ dàn
mỏng rồi chia làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được
mẫu hỗn hợp (hình 1.3).

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 5/55


Thực hành phân tích đất

1 3

Hình 1.3. Sơ đồ lấy mẫu hỗn hợp


Lấy phần 1 và 3, bỏ 2 và 4 hoặc ngược lại

Lượng đất của mẫu hỗn hợp lấy khoảng 0,5-1,0 kg, cho vào túi vải, ghi phiếu mẫu
như nội dung ghi cho phiếu mẫu ở trên, ghi bằng bút chì đen để tránh nhoè, nhất là đất
ướt (có thể bỏ phiếu mẫu trong 1 túi nilon nhỏ, gập gọn lại rồi cho vào túi mẫu).

2. Phơi khô mẫu đất

Trừ một số trường hợp phải phân tích đất tươi như xác định hàm lượng nước, một số
chất dễ biến đổi khi chất dễ biến đổi khi đất khô như NH 4+, NO3-, Fe2+, Fe3+,…; còn hầu
hết các chỉ tiêu khác đều được phân tích trong đất khô.

Mẫu đất lấy từ đồng ruộng về phải được hong khô kịp thời, băm nhỏ (cỡ 1-1,5 cm),
nhặt sạch các xác thực vật, sỏi đá … sau đó dàn mỏng trên bản gỗ hoặc giấy sạch rồi phơi
khô trong nhà. Nơi hong mẫu phải thoáng gió và không có các hoá chất bay hơi như
NH3, Cl2, SO2…. Để tăng cường quá trình làm khô đất có thể lật đều mẫu đất. Thời gian
hong khô đất có thể kéo dài vài ngày tùy thuộc vào loại đất và điều kiện khí hậu. Thông
thường đất cát sẽ chóng khô hơn đất sét.

Cần chú ý là mẫu đất được hong khô trong không khí là tốt nhất. Không nên phơi
khô ngoài nắng hoặc sấy khô trong tủ sấy.
Mẫu phân tích tươi: trong phân tích đất, một số chỉ tiêu bắt buộc phải phân tích
ngay trong mẫu tươi mới lấy được như: điện thế oxi hoá khử, hàm lượng sắt (II),
amoni, sunphua (S2-),… vì hàm lượng các nguyên tố này sẽ thay đổi trong quá trình
phơi khô mẫu.

Mẫu đất mơí lấy về trộn đều rồi đem phân tích ngay. Đồng thời cân 5 g đất này
đem sấy khô để xác định hàm lượng nước, phục vụ cho việc chuyển kết qủa phân tích
từ đất tươi sang khô kiệt.

3. Nghiền và rây mẫu

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 6/55


Thực hành phân tích đất

Đất sau khi đã hong khô, đập nhỏ rồi nhặt hết các xác thực vật và các chất lẫn
khác. Dùng phương pháp ô chéo góc lấy khoảng 500 gam đem nghiền, phần còn lại
cho vào túi vải cũ, giữ cho đến khi phân tích xong.

Trước hết, giã phần đất đem nghiền trong cối sứ (Hình 1.4) rồi rây qua qua rây 2
mm (Hình 1.5). Phần sỏi đá có kích thước lớn hơn 2 mm được cân khối lượng rồi đổ đi
(không tính vào thành phần của đất). Lượng đất đã qua rây được chia đôi, một nửa
dùng để phân tích thành phần cơ giới, nửa còn lại tiếp tục nghiền nhỏ bằng cối sứ (cối
đồng hoặc máy nghiền mẫu) rồi rây qua rây 1mm (phải giã và cho qua rây toàn bộ
lượng đất này). Đất đã qua rây 1mm được đựng trong hũ thủy tinh nút nhám, miệng
rộng hoặc trong hộp giấy bià cứng, có ghi nhãn cẩn thận dùng để phân tích các thành
phần hoá học thông thường. Nếu cần phân tích tổng thành phần khoáng, mùn, nitơ
tổng số thì lấy khoảng 50 gam đất đã qua rây 1 mm, tiếp tục nhặt hết các xác thực vật
(dùng kính lúp phóng đại, hoặc đũa thủy tinh xát nóng bằng miếng dạ rồi rà trên lớp
đất rải mỏng để hút hết các rễ cây nhỏ), sau đó nghiền nhỏ và cho qua rây 0,25 mm.
Gói đất này bằng giấy dầu hoặc giấy can rồi bỏ chung vào hộp đựng đất trên.

Khi phân tích đất, tùy vào từng mục đích khác nhau mà người ta phân tích các chỉ
tiêu khácHình
nhau.1.4.
Nhưng nói chung
Bộ chy, cối sứcó thể chia thành
Hìnhcc1.5.
nhĩm chỉ ảnh
Hình tiêu minh
chínhhọa
sau:ry mẫu đất

Các chỉ tiêu về cơ lý của đất: độ ẩm tương đối, độ ẩm tuyệt đối, hệ số khô kiệt k,
thành phần cơ giới, loại đất, tỉ trọng, độ xốp, dung trọng, kích th ước c ủa h ạt keo
đất, độ ẩm cây héo, trữ lượng ẩm, tính thấm nước.

Các chỉ tiêu về dinh dưỡng của đất: N tổng số, N-NH4+, N-NO3-, P2O5 (lân dễ tiêu), Ptổng
+ + 2+ 2+
số, K , Na , Ca , Mg , …

Các chỉ tiêu về đánh giá đất ô nhiễm: Fe2+, Fe3+, Al3+, các ion kim loại nặng, thuốc
bảo vệ thực vật, chất hữu cơ (PAHs, PBCs, Phenols, chất tẩy rửa,…), khí độc (H 2S,
CH4, Mercaptan,…), v.v…

Cc chỉ tiu sinh học: Xác định vi sinh vật đất và động vật thân mềm trong đất.

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 7/55


Thực hành phân tích đất

4. Xác định lượng nước có trong đất và hệ số khô kiệt (k)


4.1. Xử lý mẫu

Thông thường mẫu đem phân tích ở 2 dạng:

Mẫu đất phơi khô trong không khí: Với đất này, lượng nước xác định chính là lượng
nước hút ẩm trong không khí của nó. Phần lớn các chỉ tiêu hoá học tổng số cũng như dễ
tiêu được xác định trên đất hong khô trong không khí.

Mẫu đất tươi mới lấy về: với loại mẫu này lượng nước xác định chính là độ ẩm hiện
tại của đất. Thông thường mẫu đất tươi dùng để phân tích các chỉ tiêu và thành phần dễ
biến đổi theo các điều kiện oxi hoá - khử như: Fe 2+, NH4+, NO3-, H2S, thế oxi hoá - khử,
hoặc hoạt động của các vi sinh vật đất.

4.2. Nguyên lý phương pháp

Mẫu đất mới lấy từ ngoài đồng về, ngoài lượng nước hút ẩm ra còn chứa các dạng
nước khác nhau tùy thuộc vào trạng thái đất nơi lấy mẫu. Song với đất đã hong khô trong
không khí thì chỉ còn nước hút ẩm không khí.

Để xác định lượng nước này, thường dùng phương pháp sấy khô ở 105-110 0C. Khi
đó, toàn bộ nước hút ẩm bị bay hơi hết mà chất hữu cơ chưa bị phân hủy. Tuy nhiên , ở
mẫu đất có hàm lượng chất hữu cơ cao thường khó đạt tới khối lượng không đổi sau khi
sấy nên thường sấy mẫu ở 1050C trong thời gian qui định. Đặc biệt khi hàm lượng hữu cơ
quá cao, có thể áp dụng phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 70 - 80 0C, áp suất 20-30 mm
Hg.

Dựa vào khối lượng giảm sau khi sấy ta tính được lượng nước có trong đất.

4.3. Trình tự phân tích

Sấy cốc thủy tinh 100 ml (hoặc hộp nhôm) ở 105 0C đến khối lượng không đổi. Cho
cốc vào bình hút ẩm, để ở nhiệt độ phòng. Cân chính xác khối lượng m 0 của cốc bằng cân
phân tích.

Cho vào cốc khoảng 10 gam đất (nhưng lấy giá trị chính xác trên cân phân tích 4 số)
đã hong khô trong không khí và đã qua rây 1 mm. Cân khối lượng cốc sấy và đất, ghi
nhận khối lượng m1.

Cho vào tủ sấy ở 105 -110 0 C trong 2 giờ rồi lấy ra cho vào bình hút ẩm để hạ nhiệt
độ tới nhiệt độ phòng (thông thường với cốc thủy tinh thì để 30 phút, hộp nhôm 20 phút
là được).

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 8/55


Thực hành phân tích đất

 Chú ý: Trong khi sấy, thỉnh thoảng dùng đũa thủy tinh để khuấy đều đất cho
chóng khô. Cân khối lượng m2 (cốc và đất sau khi nung) cho tới khi sai số giữa 2 lần cân
không vượt quá 3 mg, tốt nhất là 2 mg).

Xác định lượng nước của mẫu tươi: Mẫu đất lấy phải đựng trong hộp kín để tránh
bay hơi. Cho vào cốc khoảng 10 gam mẫu đất trên. Cân chính xác khối lượng cốc và đất
tươi (m1). Sấy khô ở 1050 C như trên rồi cân khối lượng cốc và đất khô (m2).

4.4. Tính tốn kết quả

Lượng nước hút ẩm (%) với đất khô trong không khí, hay lượng nước của đất (%)
với đất tươi là lượng nước tính trong 100 g đất khô kiệt theo công thức:
m 1 - m2
W1 (%) = -------------x 100 (độ ẩm tuyệt đối)
m 2 - m0

Lượng nước (%) là lượng nước tính trong 100 g đất phân tích (đất khô không khí
hoặc đất tươi):
m1 - m2
W2 (%) = -------------x 100 ( độ ẩm tương đối)
m 1 - m0

100 100 + W1(%) W1 (%)


Hệ số khô kiệt k: k = ---------------- = ----------------- = ----------
100 - W2 (%) 100 W2 (%)

Khi muốn chuyển kết qủa phân tích từ đất khô không khí (hoặc đất tươi) sang đất đất
khô kiệt ta đem nhân kết qủa với hệ số k tương ứng.

Ví dụ: Cân 10 g một mẫu đất khô trong không khí, sấy ở 105-110 o C tới khối lượng
không đổi thấy còn 9,5 g đất kiệt nước. Xác định hệ số khô kiệt k?

Ta sẽ tính được W1 = 5,2263 %; W2 = 5 %  k = 1,02563

5. Cu hỏi ơn tập

1. Tính toán W1, W2, và hệ số khô kiệt k.


2. Chứng minh công thức:

100 100 + W1 (%) W1


k = ---------------- = -------------------- = -------
100 - W2 (%) 100 W2

3. Nhận xét về mẫu đất làm thí nghiệm, ý nghĩa môi trường?

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 9/55


Thực hành phân tích đất

6. Một số ti liệu cĩ thể tham khảo thm

 Bộ Tài nguyên và Môi trường. Qui định qui trình kỹ thuật quan trắc môi trường
đất (xem phụ lục 1)
 Viện Thổ nhưỡng – Nơng hĩa. Sổ tay phân tích đất, nước, phn bĩn v cy trồng>
NXB. Nơng nghiệp, 1998.

BÀI 2: MỘT SỐ DUNG DỊCH THƯỜNG DÙNG TRONG


PHÂN TÍCH ĐẤT
1. Nồng độ dung dịch (Xem thêm phần thực hnh hóa đại cương, hóa phân tích và
hóa kỹ thuật môi trường)

Có nhiều cách biểu diễn nồng độ dung dịch. Trong phân tích đất thường dùng nồng
độ đượng lượng.

Nồng độ đương lượng (kí hiệu là N) là số đượng lượng gam chứa trong 1 lít
dung dịch hay số mili đượng lượng gam có trong 1 ml dung dịch. Ví dụ: dung dịch
NaOH 0,5 N nghĩa là 1 lít dung dịch này có chưá 0,5 đương lượng gam chất đã pha.

Đương lượng gam của một chất là một phần phân tử gam chất đó tương ứng với
một điện tích hoạt động. Điện tích hoạt động trong phản ứng trao đổi ion là số điện tích
đã thực sự tham gia kết hợp với các ion khác, còn trong phản ứng oxi hoá khử thì tính
theo số electron đã cho hoặc nhận.

Ví dụ: H2SO4 + 2NaOH = Na2SO4 + H2O


Hay 2H+ + 2OH- = 2H2O

Trong phản ứng này H2SO4 có 2 điện tích tham gia trao đổi nên đương lượng gam
của nó bằng ½ phân tử gam hay = 98,08/2 = 49,04 (g)

2. Dung dịch chuẩn

Dung dịch chuẩn là dung dịch có nồng độ chính xác được dùng để định lượng các
chất, thường được biểu diễn dưới dạng nồng độ đương lượng (N). Trong phòng thí
nghiệm phân tích đất thường sử dụng các dung dịch có nồng độ chuẩn sau: H 2SO4 0,1 N;
NaOH 0,1 N; KMnO4 0,1 N; Na2S2O3 0,1 N; AgNO3 0,02 N; trilon B 0,05 N. Từ dung
dịch nồng độ 0,1 N có thể thành các dung dịch chuẩn có nồng độ 0,02 N; 0,01 N khi cần
thiết.

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 10/55


Thực hành phân tích đất

Để pha các dung dịch chuẩn 0,1 N, trước hết cần pha gần đúng 0,1 N (thường là
nồng độ lớn hơn một chút rồi sau đó điều chỉnh để được nồng độ 0,1 N), nồng độ chính
xác sẽ được xác định lại bằng dung dịch chuẩn gốc tương ứng.

Bảng 2.1. Cách pha các dung dịch có nồng độ gần đúng 0,1 N
Dung dịch chuẩn CN Lượng hoá chất để pha thành 1 lít dung dịch
H2SO4 0,1 N 2,8 ml H2SO4 đặc ( d=1,84)
NaOH 0,1 N 4,0 g NaOH
KMnO4 0,1 N 3,16 g KMnO4
Na2S2O3 0,1 N 21,8 g Na2S2O3.5 H2O
AgNO3 0,02 N 3,40 g AgNO3
Trilon B 0,05 N 9,305 g EDTA ( có thể pha chính xác)

Phần lớn các chất pha trên không thể căn cứ vào khối lượng đã lấy để tính ra nồng
độ chính xác vì chúng có chưá tỉ lệ nước hút ẩm không ổn định, hoặc trong thành phần
của chúng có chưá các tạp chất khác. Do vậy, cần phải dùng các hoá chất có thành phần
ổn định để kiểm tra lại nồng độ của chúng gọi là các dung dịch chuẩn gốc như H 2C2O4,
Na2B4O7…

Bảng 2.2. Các chất gốc để kiểm tra nồng độ các dung dịch tiêu chuẩn
Dung dịch Chất gốc Số (g) để pha Lấy 20 ml chất gốc Chuẩn độ
tiêu chuẩn 100 ml 0,1 N + chỉ thị đến
H2SO4 0,1 N Na2B4O7.10H2O 1,910 Metyl cam Vàng sang
đỏ nhạt
NaOH 0,1 N Axit oxalic 0,630 Phenolphtalein Hồng nhạt
H2C2O4.2H2O
KMnO4 0,1 N Axit oxalic 15 ml H2SO4 5N đun nóng 80oC Hồng nhạt
H2C2O4.2H2O 0,630
Na2S2O3 0,1 N Kali dicromat 15 ml KI 10%, 3 ml HCl đặc Mất màu
K2Cr2O7 sấy ở 0,490 (d=1,19), 150 ml nước cất. xanh
1000 C Chuẩn đến màu vàng nhạt thì
thêm 2 ml tinh bột 0,5 %
AgNO3 0,02 N Natri clorua 0,170 Cho vào bình tam giác 5 ml Xuất hiện kết
khan ( sấy 120oC) dung dịch NaCl 0,1 N và tủa màu đỏ
khoảng 20 ml nước cất, 1ml gạch
K2Cr2O7 10 %
Trilon B 0,05 N Magie Clorua 0,476 5 ml dung dịch đệm amôn Từ đỏ sang
Sấy ở 200oC (pH=10), 10 giọt chỉ thị xanh nước
cromogen đen 1 % biển

Hiện nay, các chất chuẩn thường được sản xuất trong các ống thủy tinh hay nhựa
hàn kín có nồng độ chính xác như: H 2SO4, HCl, HNO3, KMnO4, AgNO3, NaCl, KCl,

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 11/55


Thực hành phân tích đất

MgCl2,…Khi dùng chỉ cần pha các ống này thành 1 lít dung dịch bằng nước cất. Các ống
chất chuẩn này gọi là fixanal và thường có nồng độ 0,1 N khi pha thành một lít.

3. Chuyển đổi nồng độ dung dịch sang các dạng khác nhau của một nguyên tố

Trong phân tích, nhiều khi cần thiết phải chuyển đổi nồng độ dung dịch của 1
nguyên tố từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ, dung dịch có 1mgK+/1ml, ta cần biết nếu
tính theo K2O thì nồng độ dung dịch sẽ là bao nhiêu? (mg K 2O/1ml). Hay cần bao nhiêu
gam (NH4)2SO4 để pha được dung dịch có 1 mgN/1ml.
Công việc này đòi hỏi phải tính toán trên cơ sở nguyên tử lượng của từng nguyên tố
thành phần sẽ mất thời gian và gặp khó khăn. Hiện nay đã có bảng chuyển đổi sẵn cho
một số nguyên tố cần thiết trên cơ sở hệ số chuyển đổi F, ta dễ dàng tìm được lượng các
chất tương ứng cần thiết.
Bảng 2.3. Hệ số chuyển đổi F của một số chất
F Dạng chuyển đổi F
4,717 (NH4)2SO4 ⇔ N 0,212
1,430 Fe2O3 ⇔ Fe 0,699
0,505 CaO ⇔ CaCl2 1,979

Ví dụ: cần pha 1 lít dung dịch có nồng độ 1 mgN/ml từ ( NH4)2SO4. Theo bảng trên F của
(NH4)2SO4 ⇔ N là 4,717 nghĩa là lấy 4,717 g (NH4)2SO4 pha thành 1 lít.

BÀI 3: PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT

1. Giới thiệu

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 12/55


Thực hành phân tích đất

Đất là một hệ thống dị thể gồm các phần tử khoáng – hữu cơ và hữu cơ có kích
thước khác nhau, từ phân tử đến những nguyên tố cơ học có kích thước l ớn nh ư sét,
limôn, cát và giăm cuội. Trong nghiên cứu đất, nhiều khi cần kích thước hạt đ ể c ủa
những hợp chất này về mặt số lượng và chất lượng.

Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng, nó đặc trưng cho nguồn gốc phát sinh
của đất, các tính chất đất và độ phì nhiêu của đất. Việc phân loại đất về cơ bản cũng dựa
vào thành phần cơ giới đất. Ví dụ: đất cát, cát pha, đất thịt, đất sét… Đối với dinh dưỡng
của cây trồng thì thành phần cơ giới càng quan trọng hơn, đất có các thành phần cơ giới
nặng thì giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nhiều tính chất của đất như độ xốp, tính
thấm, khả năng giữ khí, giữ nhiệt,…đều phụ thuộc vào thành phần cơ giới.

2. Phân loại các nguyên tố cơ học đất

Nguyên tố cơ học đất tồn tại ở dạng: khoáng, hữu cơ và hữu cơ – khoáng (còn gọi là
humat). Ta có bảng phân loại (3.1) như sau:

Bảng 3.1. Cấp hạt của thnh phần cơ giới đất


Đường kính (mm) Tên gọi
>3 Phần đá vụn của cát
3-1 Sỏi, cuội
1-0,5 Cát thô
0,5-0,25 Cát trung bình
0,25 – 0,05 Cát mịn
0,05 – 0,01 Limôn thô
0,01 – 0,005 Limôn trung bình
0,005 – 0,001 Limôn mịn
< 0,001 Sét
> 0,01 Cát vật lý
< 0,01 Sét vật lý

Tất cả các phần tử có kích thước > 1 mm gọi là “phần xương” của đất. Những phần
< 1 mm gọi là phần thịt của đất.
3. Chuẩn bị mẫu đất để phân tích thành phần cơ giới đối với đất chưá cácbonat

Đối với nhóm đất này việc chuẩn bị để phân tích thành phần cơ giới đất rất phức
tạp, người ta thường sử dụng các dung dịch muối khác nhau như: natri oxalat;
pyrophotphat (Na4P2O7) và hexametaphotphat (Na 6P6O18). Tùy thuộc vào hàm lượng
cacbonat và dung dịch hấp phụ của đất mà sử dụng Na 2C2O4 0,5 N với lượng khác nhau.
Việc sử dụng các dung dịch muối natri để xử lí mẫu đất là để đẩy những cácbonat của đất
dưới dạng các muối không tan, do đó trong đất sẽ hình thành các những nguyên tố cơ học
mới. Những hợp chất này là (Ca/Mg)C2O4; (Ca2/Mg2)P2O7; (Ca3/Mg3)P6O18. Trong thực tế

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 13/55


Thực hành phân tích đất

việc xử lí đất bằng phương những muối kiềm trên thường được kết hợp vơí phương pháp
cơ học (nghĩa là nghiền, tán đất).

4. Nguyên tắc và kỹ thuật phân tích thành phần cơ giới đất

Các phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất bao gồm: phương pháp ngoài
đồng ruộng, phương pháp rây, phương pháp trong môi trường nước (lắng, gạn, tỉ trọng
kế, phương pháp pipet).

4.1. Phương pháp ngoài đồng ruộng (xác định nhanh không cần dụng cụ)

Tẩm ướt mẫu đất rồi dùng hai lòng bàn tay vê thành sợi dài độ 5-6 cm. Kỹ thuật tẩm
ướt đất cần chú ý vừa đủ, không khô quá và cũng không nhão quá, nghĩa là độ ẩm lúc này
tương ứng với giới hạn chảy dưới. Sau khi vê thành sợi, tiếp tục uốn thành vòng tròn. Sự
thể hiện hình dạng của vòng tròn tương ứng với thành phần cơ giới đất được minh họa ở
hình 3.1.

Phương pháp này nếu được tiến hành cẩn thận cũng cho kết qủa tốt, gần đúng với
kết qủa phân tích trong phòng.

Thành phần cơ giới Dạng thể hiện khi khoanh tròn


Cát

Biểu hiện của vòng tròn


– cát pha

Bị đứt quãng khi vê tròn


– thịt nhẹ

Có thể vê tròn, nhưng


khi khoanh tròn thì đứt
quãng – thịt trung bình
Có thể vê tròn nhưng khi
khoanh tròn có những

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 14/55


Thực hành phân tích đất

khe nứt – thịt nặng


Vê tròn, khi khoanh tròn
không bị nứt – sét
Hình 3.1. Phương pháp xác định nhanh thành phần cơ giới

4.2. Phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất trong môi trường nước tĩnh
(phương pháp pipet của Katrinski – Gluskop)

Phương pháp này do Gluskop đề xuất năm 1912. Đến năm 1922, Robinson đề
nghị dùng ống hút với thể tích 25 ml để lấy dung dịch huyền phù, cho nên phương
pháp này còn gọi là ống hút Robinson hay pipet. Năm 1930, tại hội nghị quốc tế thổ
nhưỡng, phương pháp này đã được công nhận là phương pháp tiêu chuẩn để xác định
thành phần cơ giới đất và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Trình tự phân tích: Mẫu đất phân tích sau khi phơi trong phòng đến trạng thái “khô
không khí”, dùng chày cối sứ và rây qua cỡ 1 mm. Trộn đều, lấy 3 mẫu để phân tích
các yêu cầu: (Bảng 3.2)

Bảng 3.2. Khối lượng mẫu đất khơ khơng khí cần lấy
Thông số xác định Đất thịt và thịt nặng (g) Đất cát và cát pha (g)
Xác định độ hút ẩm không 4 –5 10
khí (1)
Xác định lượng tiêu hao khi 10 –15 20 –30
xử lý bằng HCl (2)
Tạo dung dịch huyền phù 10 - 15 20 –30

Lượng đất lấy phân tích nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất của đất, đất có thành
phần cơ giới càng nhẹ thì lượng đất lấy để phân tích càng nhiều và ngược lại.

Mẫu đất số 2 và 3 cho vào 2 bát sứ và kiểm tra mức độ chưá cácbonat của đất
bằng cách cho nhỏ giọt HCl 10 % vào mẫu. Nếu mẫu đất có cacbonat thì xuất hiện
bọt khí CO2 bay ra. Tiếp tục cho HCl tới khi không thấy xuất hiện bọt CO 2. Việc phá
hủy cacbonat khi phân tích thành phần cơ giới đất là cần thiết vì Ca và Mg trong đất
có vai trò chất kết dính, chúng liên kết các nguyên tố cơ học lại với nhau tạo thành
các đoàn lạp có kích thước lớn hơn.

Tiếp tục cho HCl 0,2 N vào mẫu đất, dùng đũa thủy tinh khuấy, để lắng một thời
gian rồi gạn phần nước trong bát sứ theo đũa thủy tinh qua phễu lọc. Hai mẫu đất
được xử lý song song cho đến khi nhỏ HCl 0,2 N không xuất hiện bọt khí thì ngừng.

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 15/55


Thực hành phân tích đất

Sau khi phá hủy cacbonat, dùng dung dịch HCl 0,05 N chuyển dần mẫu đất ở bát
sứ lên giấy lọc đặt trong phễu. Mẫu đất dùng dùng để xác định lượng tiêu hao khi xử
lí HCl cần chuyển lên trên giấy lọc đặt trong phễu nhưng đã cân trước khối lượng của
giấy. Đất trên phễu được tiếp tục rửa bằng HCl 0,05 N cho đến khi hết phản ứng với
Ca2+. Để thử phản ứng, dùng ống nghiệm hứng một ít dịch lọc, thêm 2 giọt chỉ thị
phenolphatalein và dùng NH4OH 10 % để trung hoà từng giọt cho đến khi xuất hiện
màu hồng, phản ứng lúc này hơi kiềm. Thêm vài giọt CH 3COOH 10 % để axit hoá
dung dịch, thêm vào vài giọt (NH4)2C2O4 4 % và đun sôi. Nếu có Ca2+ thì kết tủa tinh
thể CaC2O4 rất rõ. Nếu đã hết Ca 2+ (không còn kết tủa), chuyển hết đất lên phễu bằng
dung dịch HCl 0,05 N. Tiếp tục rửa mẫu đất trên phễu bằng nước cất cho đến khi hết
cho phản ứng của Cl-. Để thử phản ứng, dùng ống nghiệm hứng một ít dung dịch lọc,
thêm vài giọt HNO3 10 % để axit hoá dung dịch, sau đó thêm vài giọt AgNO 3 5%, nếu
còn Cl- sẽ xuất hiện tủa AgCl.

Đối với những mẫu đất không có cacbonat thì dùng ngay dung dịch HCl 0,05 N
để xử lí, sau đó chuyển vào phễu lọc, rửa cho đến khi hết Ca2+ như trình tự ở trên.

Mẫu đất dùng để tính lượng tiêu hao HCl, sau xử lí bằng nước cất, gộp chung đất
và giấy lọc cho vào cốc sứ hoặc nhôm đã cân trước khối lượng, sấy khô ở 105 oC đến
khối lượng không đổi rồi cân. Căn cứ vào hiệu số khối lượng, xác định lượng tiêu hao
HCl.

Mẫu đất dùng để xác định thành cơ giới, sau khi đã rửa sạch Ca 2+ và Cl-, dùng đũa
thủy tinh chọc thủng giấy lọc, dùng nước cất cọ rửa trực tiếp vào bình có dung tích
khoảng 750 ml. Thêm nước cất vào bình đến đến thể tích khoảng 250 ml và thêm
NaOH theo dung tích hấp phụ của đất. Cứ 1 ml NaOH 1 N tương ứng với 10 mgdl
của dung dịch hấp phụ. Việc thêm NaOH 1 N mục đích để phá vỡ hoàn toàn các vi
đoàn lạp và chuyển sang các nguyên tố hoá học.

Vì các mẫu đất dùng để phân tích thành phần cơ giới nhiều khi chưa xác định
dung tích hấp phụ trước, cho nên để thuận tiện người ta qui định lượng NaOH 1 N
(ml) thêm vào theo bảng 3.3.

Bảng 3.3. Lượng NaOH cần sử dụng ở một số loại đất


Loại đất Lượng NaOH 1N (ml)
1). Đất feralit:
- tầng 0-50 cm 1-2
- các tầng dưới 1-1,5
2). Đất feralit trên sản phẩm đá vôi
- tầng 0 - 50 cm 1,5-3,0
- các tầng dưới. 2-3,0
3). Đất Macgalit

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 16/55


Thực hành phân tích đất

- tầng 0 - 50 cm 2-5
- các tầng dưới. 2-3
4). Đất phù sa
- đất phù sa có tầng rửa trôi, bạc màu 0,5-1,5
- các loại phù sa khác 1-3

Sau đó đem đun sôi thể huyền phù khoảng 1 giờ, thời gian tính từ lúc bắt đầu sôi.
Làm nguội dung dịch và chuyển toàn bộ dung dịch vào ống đong có dung tích 1 lít qua
rây cỡ 0,25 mm. Dùng nước cất rửa phần trên rây và sau đó thêm nước cất đến vạch mức
1 lít. Như vậy, phần còn lại trên rây gồm những hạt có kích thước từ 0,25-1 mm, phần
chứa trong ống đong là những hạt có kích thước < 0,25 mm. Phần chưá trên rây cho vào
chén sứ đã biết trước khối lượng sấy ở 105 oC đến khối lượng không đổi. Nếu cần tách
cấp hạt thô 1 - 0,5 mm và cát trung bình 0,5 - 0,25 mm. Tiến hành phân tích các cấp hạt
phần trong ống đong dựa vào vận tốc lắng của phương trình Stockes. Tương quan giữa
kích thước cấp hạt và độ sâu ống hút (pipet) trong dung dịch như sau:

 Đối với cấp hạt < 0,050mm thì độ sâu ống hút là 25cm.
 Đối với cấp hạt < 0,010mm thì độ sâu ống hút là 10cm
 Đối với cấp hạt < 0,005mm thì độ sâu ống hút là 10cm
 Đối với cấp hạt < 0,001mm thì độ sâu ống hút là 7cm

Thời hạn lấy mẫu từ những độ sâu khác nhau thì được tính từ khi ngừng khuấy đục
dung dịch, thời hạn này thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ và tỉ trọng thể rắn của đất. Trong
khi phân tích cần giữ nhiệt độ ở điều kiện cố định. Ví dụ, những ống đong chứa mẫu có
thể đặt trong một bể nước làm bằng mica trong suốt, nước trong bể được điều hòa nhiệt
độ nhờ hai vòi nước nóng và lạnh, hoặc ống đong được đậy nắp để giữ nhiệt, hạn chế
không cho nhiệt độ dao động gây ảnh hưởng đến vận tốc chìm lắng.
Để theo dõi nhiệt độ, đặt nhiệt kế vào ống đong chứa nước và giữ nhiệt độ như điều
kiên của những ống dung dịch đất. Bởi vì khoảng thời gian giữa những lần lắc -hút đối
với những cấp hạt < 0,05; 0,05; và > 0,05mm, nên đo nhiệt độ 3 lần: sau khi lắc dung
dịch, trước khi hút và một lần vào giữa hai thời điểm trên. Lấy nhiệt độ trung bình sau
ba lần đo, đối chiếu vơi tốc độ lắng tương ứng chọn để phân tích.
Chú ý: với cách tính như trên thì các cấp hạt sét, limông cát tính ra % là của đất mịn
(trừ cacbonat và chất hữu cơ đ bị loại trươc).

Bảng 3.4. Độ sâu (cm) lấy mẫu cấp hạt < 20µm và < 2µm phụ thuộc vào nhiệt độ (oC)
Nhiệt độ oC 5phút<20µ 5h30’ < 2µm Nhiệt độ oC 5phút<20µ 5h30’< 2µm
m (<0,002mm) m (<0,002mm)
(<0,02mm) (<0,02mm)
19 10,5 6,9 28 13 8,6
20 10,8 7,1 29 13,5 8,8
21 11,0 7,2 30 13,6 9,0

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 17/55


Thực hành phân tích đất

22 11,3 7,4 31 13,9 9,1


23 11,6 7,6 32 14,2 9,3
24 11,9 7,8 33 14,4 9,5
25 12,1 8,0 34 14,8 9,7
26 12,4 8,2 35 15,1 9,9
27 12,7 8,4 36 15,4 10,1
Kết quả tính theo khối lượng sau khi sấy khô. Đó là tổng của tất cả các cấp hạt
riêng biệt.

Cách tính:
Sét (clay) (<2µm) = (H x 50) – 0,75 (khối lượng K)
Limông (silt) (2 –20µm) = (G x 50) – 0,75 – K (khối lượng L)
Limông (20 – 50µm) = (F x 50) – 0,75 – K – L (khối lượng M)
Cát (> 50µm) = A + B + C + D + E (khối lượng N)
Khối lượng mẫu = K + L +M + N (tính theo gam)
Khối lượng các cấp hạt theo% tính như sau:

% sét (< 2µm) = K


* 100
Khối lượng mẫu

% limông (2-20µm) = L
* 100
Khối lượng mẫu

% limông ( 20-50µm) = M
* 100
Khối lượng mẫu

% cát (200-1000µm) = A
* 100
Khối lượng mẫu

% cát (1000-500µm) = B
* 100
Khối lượng mẫu

% cát ( 250-500µm) = C
* 100
Khoi lượng mẫu

% cát (100-250µm) = D
* 100
Khối lượng mẫu

% cát (50-100µm) = E
* 100
Khối lượng mẫu

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 18/55


Thực hành phân tích đất

Chú ý: với cách tính như trên thì các cấp hạt sét, limông và cát tính ra % là c ủa đ ất m ịn
(trừ cacbonat và chất hữu cơ đã bị loại trước).
Cấp hạt thô > 2mm nếu có, tính ra % của tổng số đất. Nếu tất cả các cấp hạt cần
tình ra tổng số đất thì:

% sét, limông, cát của tổng số đất =

100 – %(cấp hạt > 2mm+ cacbonat + chất hữu cơ)


x % sét, limông, cát của đất mịn
100

Trường hợp tách sắt thì % “sắt tự do” sẽ tính cả vào phần ngoặc đơn của công thức.

* Xác định st mịn (< 2µm)

Nguyên lí: Vì tốc độ lắng chậm của hạt sét nên không thuận tiện cho lắng trong ống
đong. Do đó phải dùng máy ly tâm để tăng tốc độ lắng.

Trình tự phân tích:

 Sau khi dùng pipet lấy mẫu cấp hạt < 2µ m, đậy nút ống đong và lắc đều.
 Để yên tĩnh khoảng một giờ và lấy khoảng 200ml dung dịch lơ lửng cho vào chai li
tâm có dung tích 250ml. Khoảng cách giữa bề mặt dung dịch lơ lửng và tâm máy li
tâm trong khi quay là 16cm.
 Cho máy quay với vận tốc 1800 vòng/phút theo thời gian chỉ dẫn ở bảng 3.5 (trừ
thời gian bắt đầu và kết thúc).  Chú ý, nếu quay 2500 vòng/phút thì thời gian sẽ ít
hơn. Trong trường hợp này sử dụng chai nhựa.
 Tắt máy li tâm; Lấy các chai ra khỏi máy và đặt dưới pipét.
 Dùng pipet hút 20ml ở độ sâu khoảng 4,5cm. Đo nhiệt độ của dịch lơ lửng.
 Chuyển thể tích đã lấy vào cốc đã cân trước, cho bay hơi bếp cách thủy, sấy ở nhiệt
độ 105°C qua đêm.
 Làm nguội cốc trong bình hút ẩm và cân khối lượng cấp hạt P(g).
(Px50) - 0,75
Tính kết quả: % sét mịn (< 0,2 µm) = x 100
Khối lượng mẫu

Bảng 3.5. Tốc độ li tâm, thời gian quay và nhiệt độ để


xác định cấp hạt sét mịn < 0,2µm
Nhiệt độ °C 1800 vòng/phút 2500 vòng/phút

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 19/55


Thực hành phân tích đất

20 32,0 16,5
21 31,0 16,1
22 30,0 15,7
23 29,5 15,3
24 29,0 15,0
25 28,0 14,6
26 27,5 14,2

Kỹ thuật lấy mẫu dung dịch huyền phù bằng dung cụ này như sau: khuấy dung dịch
huyền phù trong ống đong bằng que khuấy. Que khuấy gồm một tấm cao su hình tròn
gắn vơi đũa thuỷ tinh hoặc que kim loại không rỉ. Tấm cao su hình tròn được đục thành
nhiều lỗ đường kính mỗi lỗ khoảng 3mm. Que khuấy cho chuyển động từ trên xuống
dưới và ngược lại mười lần trong 20 giây. Theo thời hạn đã tính sẵn, nhúng ống hút
xuống đến độ sâu qui định hút lấy thành phần cấp hạt cần tìm, dung dịch được hút vào
pipét một cách từ từ. Lấy 25ml dung dịch huyền phù khi xác định cấp hạt < 0,005mm
trong thời hạn 30 giây, đối với cấp hạt < 0,01 mm trong thời hạn 25 giây và cấp hạt <
0,05mm trong thời hạn 20 giây. Mẫu lấy xong cho bốc hơi trên bếp cách cát hoặc trên nồi
cách thủy, sau đó sấy ở nhiệt độ 105°C đến khối lượng không đổi. Khối lượng cốc đã
được cân sẵn. Sau khi cân xong tính kết quả. Hàm lượng các cấp hạt được tính ra phần
trăm theo công thức:

a.1000.100
X=
b.m
X: thành phần tính ra %, thành phần này nhỏ hơn kích thước cấp hạt nào đó, ví dụ
< 0,05mm; < 0,01mm…..

a: khối lượng của thành phần nhỏ hơn kích thước cấp hạt cần tìm (g)
b: Thể tích hút dung dịch huyền phù (ml)
m: khối lượng đất khô tuyệt đối khi phân tích (g)

Trong thực tế phân tích không nên tính theo đất “khô tuyệt đối“, mà nên tính theo
đất “khô không khí “, làm như vậy sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tính kết quả. Muốn
vậy, nhân công thức trên với hệ số khô kiệt (k). Hệ số k được xác định như trong bi 1.

Khối lượng thành phần có kích thước xác định (0,05 - 0,01mm; 0,01 - 0,005mm;
0,005 - 0,001mm và < 0,001mm ) được tính bằng cách trừ khối lượng hoặc hàm
lượng phần trăm của thành phần tiếp theo.

Ví dụ cụ thể về cách tính (qua 08 bước):

1) Khối lượng đất khô không khí lấy khi phân tích: 10g
2) Khối lượng thành phần có kích thước 1 – 0,25mm là 0,81g

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 20/55


Thực hành phân tích đất

3) Khối lượng tiêu hao khi xử lý bằng HCl: 0,232g


4) Khối lượng thành phần trong 25cm dung dịch

Kích thước cấp hạt (mm) Khối lượng thành phần cấp hạt (g)
< 0,05 0,116
< 0,01 0,075
< 0,005 0,015
< 0,001 0,009

5) Thành phần cấp hạt tính ra % so với khối lượng đất khô:

Kích thước cấp hạt (mm) Thành phần (%)

1 – 0,25 0,81 x 100 x k


= 8,18
10

< 0,05 0,116 x 100 x 1000 x k


= 46,8
10 x 25
< 0,01
0,075 x 100 x 1000 x k
= 30,3
10 x 25
< 0,005
0,015 x 100 x 1000 x k
= 6,06
10 x 25
< 0,001
0, 009 x 100 x 1000 x k
Khi thêm vào dung dịch huyền phù 2ml NaOH 1N, tương ứng =với 0,08g, nếu
3,64
10 x 25
tính với lượng đất dùng phân tích 10g thì chiếm tỉ lệ 0,8%. Như vậy thực tế hàm lượng
cấp hạt nhỏ hơn 0,001 mm chỉ bằng 3,64 –0,8 = 2,84%.

6) Khối lượng thành phần (%) so với khôi lượng đất


Kích thước cấp hạt (mm) Thành phần(%)
1 – 0,25 = 8,18
0,05 – 0,01 = 46,8 – 30,3 = 16,5
0,01 – 0,005 = 30,3 – 6,06 = 24,24
0,005 – 0,001 = 6,06 -3,64 = 2,42
< 0,001 = 3,64 - 0,8 = 2,84

7) Lượng tiêu hao khi xử lí bằng HCl.

0, 232 x 100 x 0, 01
= 2,34
10

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 21/55


Thực hành phân tích đất

8) Thành phần cấp hạt có kích thước 0,25 - 0,05mm so với khối lượng đất khô là:

100 – (8,18 + 16,5 + 24,24 + 2,42 + 2 84 + 2,34 ) = 43,48%

Đối với những đất có thành phần cơ giới nhẹ, dùng rây khi phân tích có thể phân
chia thêm những thành phần chi tiết hơn. Ví dụ, có thể dùng rây cỡ 0,1mm. Như vậy,
cùng với cỡ rây có kích thước 0,5 và 0,25mm có thể chia được 1 – 0,5; 0,5 – 0,25 và 0,25
–0,1mm. Hàm lượng của chúng trong đất được tính bằng%. Tổng lượng của chúng cùng
với những thành phần thu được khi hút bằng ống hút cộng gộp lại, lấy 100% trừ cho toàn
bộ các thành phần trên sẽ thu được thành phần cấp hạt 0,1 –0,05mm, như vậy có thể thu
được một đặc trưng chi tiết hơn đối với các thành phần cát của đất nhẹ. Đối với những
chất chứa cacbonat lượng “tiêu hao” khi xử lí bằng HCl nên phân chia thành cột riêng gọi
là”thành phần tổng hợp” cũng gộp vào trong 100% của thành phần cơ giới đất.

Các phương pháp thể hiện kết quả phân tích thành phần cơ giới đất. Kết quả phân
tích thành phần cơ giới thường ghi thành bảng, trong bảng số liệu này bên cạnh những
thành phần cấp hạt còn ghi thêm cột ”độ ẩm không khí” và ”lượng tiêu hao” khi xử lí
bằng HCl. Trị số về “lượng tiêu hao” đặc trưng cho sự có mặt trong đất những cacbonat
và những muối dễ hòa tan trong đất.

Ứng dụng thực tiễn của phân tích thành phần cơ giới. Có nhiều bảng phân loại
thành phần cơ giới đất, nhưng bảng phân loại của Katrinski hiện nay được dùng rộng rãi
trong thổ nhưỡng học. Theo bảng phân loại này thì việc xác định tên gọi và phân chia các
nhóm đất đều dựa vào các kết quả phân tích cơ giới. Đất gọi theo thành phần: sỏi, sạn 1 -
3mm, cát 1 - 0,05mm, limôn thô 0,01 - 0,001mm và sét < 0,001mm).

Bảng 3.6. Phân loại đất theo thành phần cơ giới của Kachinski
Hàm lượng sét vật lý Hàm lượng sét vật lý Đất được gọi theo
(cấp hạt < 0.01mm) (cấp hạt < 0.01mm) thành phần cơ giới
Đất
Kiểu Kiểu đất Đất mặn Kiểu Kiểu đất Đất mặn
pôtzôn đồng cỏ; Pôtzôn đồng cỏ;
đất đỏ, đất đỏ,
đất vàng đất vàng
0–5 0–5 0–5 100 – 95 100 – 95 100 – 95 Cát xốp
5 – 10 5 – 10 5 – 10 95 – 90 95 – 90 95 – 90 Cát dinh
10 – 20 10 – 20 10 – 15 90 – 80 90 – 80 90 – 85 Cát pha
20 – 30 20 – 30 15 – 20 80 – 70 80 – 70 85 – 80 Thịt nhẹ
30 – 40 30 – 45 20 – 30 70 – 60 70 – 55 80 – 70 Thịt trung bình
40 – 50 45 – 60 30 – 40 60 – 50 55 – 40 70 – 60 Thịt nặng
50 – 65 60 – 75 40 – 50 50 –35 40 –25 60 –50 Sét nhẹ
65 – 80 75 – 85 50 – 65 35 – 20 25 – 15 50 – 35 Sét trung bình
> 80 > 85 > 65 < 20 < 15 < 35 Sét nặng

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 22/55


Thực hành phân tích đất

BÀI 4: CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT


(ORGANIC MATTER, OM)
(Phương pháp chuẩn độ Walkley – Black & Phương pháp so màu Graham)
1. Lý thuyết chung
Thuật ngữ chất hữu cơ bao gồm toàn bộ phần không phải khoáng của đất và một
ít xác của động thực vật trong đất.

Chất hữu cơ là chỉ tiêu quan trọng của đất. Đó là nguồn cung cấp trực tiếp nhiều
chất dinh dưỡng cho cây trồng. N, P, K, Ca, Mg… là các yếu tố tăng lượng và chất CEC,
tăng kết cấu đất, cải thiện tính chất vật lý, khả năng giữ ẩm cho đất.
Chất hữu cơ (OM) có thể được biểu thị bằng phần trăm (%) Cacbon hữu cơ hoặc
%OM, với hệ số chuyển đổi:
%OM = %OC * 1,724
Biểu thị OC% tránh được những vướng mắc do hệ số chuyển đổi và dễ dàng hơn
trong việc xác định tỷ số C/N.
 Lưu ý: Cần phân biệt thuật ngữ “tổng số Cacbon hữu cơ” và “tổng số Cacbon”.
Tổng số Cacbon là toàn bộ Cacbon trong các hợp chất vô cơ như: Cacbonat, Cacbonic,
Cacbon oxit và Cacbon hữu cơ. Xác định Cacbon tổng số bằng phương pháp đốt là xác
định dựa vào lượng CO2 sinh ra.
 Ngoài ra, cần phân biệt “chất hữu cơ” và” mùn” mà trong thực tế được sử dụng
xem như là một. “Mùn” là một hợp chất cao phân tử được hình thành từ qúa trình phân
giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất, có 2 thành phần chính: axít humic và axít fulvic.
Chất hữu cơ bao gồm mùn và các chất hữu cơ khác trong đất.
Lượng chất hữu cơ trong đất nhiệt đới ẩm ở Việt Nam nói chung là thấp, trung bình
1- 2% (hiếm khi 3%). Tỷ lệ C/N khoảng 6- 12 (6 - 8 là loại đất thâm canh như phù sa
sông Hồng, 10 - 12 đất rửa trôi mạnh).

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 23/55


Thực hành phân tích đất

2. Một số phương pháp phân tích


2.1. Phương pháp chuẩn độ Walkley- Black
2.1.1. Nguyên tắc
Các hợp chất hữu cơ bị oxi hóa bởi lượng dư dung dịch K 2Cr2O7 (N/3) trong H2SO4
25(N). Lượng K2Cr2O7 còn dư được xác định bằng dung dịch muối Fe2+.

2.1.2. Hóa chất


• Dung dịch K2Cr2O7 chuẩn (1N ∼ M/6): cân chính xác 49,04g K2Cr2O7 đã sấy khô
ở 105oC, hòa tan trong 1(l) nước cất (Lưu ý: phải tạo thành dung dịch đồng nhất).
• Axít H2SO4 đậm đặc (d = 1.84 g/ml).
• Axit photphoric đặc
• Muối Morh (NH4)2 Fe(SO4)2.6H2O: cân 196g muối Morh hòa tan trong 50ml
H2SO4 đậm đặc và thêm nước cất thành 1(l). Bảo quản tránh xa sự xâm nhập của
Oxi, không khí.
• Chỉ thị màu (Ferroin): Pha 0,695g sắt II sunphát (FeSO 4.7H2O) và 1,485g o-
phenalthroine trong100ml nước cất.
• Diphenylamin: hòa tan 0,5g diphenylamin trong 20 ml nước cất và 100ml H 2SO4
đậm đặc.
2.1.3. Thiết bị - dụng cụ
• Cn chính xác: sai số 0,0001 (0,1mg).
• Bình ∆ 250ml: 2
• Rây 0,25mm: 1
• Ống đong 50ml
• Cốc đốt 100ml: 1
• Pipet 10ml: 1
2.1.4. Quy trình xác định
 Cân chính xác 0,5g đất khô không khí đã qua rây 0,25mm (lượng không chứa
qúa 25 mgC) vào bình ∆ 250ml.
 Thêm chính xác 10 (ml) dung dịch K2Cr2O7 1N (sử dụng pipet 10ml), lắc cho
trộn đều đất và dung dịch.
 Thêm nhanh 20ml H2SO4 đậm đặc (sử dụng ống đong,  lưu ý: thực hiện
trong tủ hút), lắc đều.
 Thêm 100ml nước cất và 10 ml axít photphoric (đặc), để nguội hỗn hợp đến
nhiệt độ phòng (có thể làm lạnh dưới vòi nước).
 Thêm 4 giọt dung dịch chỉ thị Ferroin và chuẩn độ lượng K2Cr2O7 dư bằng
dung dịch muối Fe2+ chuẩn độ từ màu tối sang màu đỏ.
 Ghi nhận kết qủa (thể tích Fe2+ đã dùng, Vt).
 Làm mẫu trắng không có đất (sử dụng nước cất) các bước làm giống như mẫu
thử. Ghi nhận thể tích Fe2+ sử dụng, Vo ml.

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 24/55


Thực hành phân tích đất

2.1.5 Tính toán kết qủa


Ta có: sđlg C = sđlg K2Cr2O7 phản ứng
= sđlg K2Cr2O7 ban đầu - sđlg K2Cr2O7 dư.
= (V*N)oFe2+ - (V*N)tFe2+
= (Vo – Vt)Fe2+ x NFe2+
→ mgC (OC) = (Vo – Vt) x NFe2+ x 3.
Với phương pháp Walkey – Black, lượng OC bị oxi hóa đạt 75%

(Vo – Vt)* N * 3 * 100


→ mgC trong mẫu =
75

= (Vo – Vt)* N Fe2+ * 4


Chuyển qua đất khơ kiệt, mgC trong mẫu sẽ l:

(Vo – Vt)* N * 4 * k (Vo – Vt)* N * 4 * k


* 100 =
m x 1000 10*m

Trong đó: m - khối lượng đất cân ban đầu (g); k: hệ số khơ kiệt; N: nồng độ đương lượng
của dung dịch Fe2+ chuẩn độ.

Từ đó tính được OM theo cơng thứ: OM(%) = %OC * 1,724.

2.2. Phương pháp so màu Graham


2.2.1. Nguyên tắc
Dựa trên cơ sở oxi hóa chất hữu cơ bằng phương pháp (so màu) Walkey – Back xác
định lượng chất hữu cơ bằng cách dựa vào mật độ quang (màu xanh của Cr 3+) tại bươc
sóng λ = 625mm.

2.2.2. Dụng cụ - thiết bị


Máy so màu trắc quang (Spectrophotometer) (tham khảo ti liệu thực hnh hĩa phn
tích)
2.2.3. Hóa chất
• Dung dịch K2Cr2O7 1N (Xem phần 2.1.4)
• Axít photphoric đặc
• Dung dịch Cacbon chuẩn (3%) dung dịch lưu trữ cân chính xác 7,125g Saccaroza
(đường mía C12H22O11) trong 100ml nước cất.
• Dung dịch Cacbon chuẩn làm việc (5mgC/1ml): Lấy 16,7ml dung dịch Cacbon
lưu trữ pha loãng thành 100 ml

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 25/55


Thực hành phân tích đất

2.2.4. Quy trình xác định


 Cân chính xác 1g đất khô không khí (qua rây 0,25mm), cho vào bình ∆125ml.
 Thêm 10ml K2Cr2O7 . Lắc đều.
 Cho nhanh 20ml H2SO4 đậm đặc.
 Lắc đều, cẩn thận 15(s). Để yên 30 phút.
 Thêm chính xác 60ml nước cất, trộn đều.
 Để qua đêm cho lắng trong.
 Trích dung dịch trong (sử dụng pipet) để so màu ở bước sóng 625ml.
 Dựng đường chuẩn theo bảng sau:

ống 0 1 2 3 4 5 6 Mẫu
Dung dịch
Cacbon chuẩn 0 1 2 3 4 5 6 25 ml
K2Cr2O7 10 ml
H2SO4 đậm đặc 20 ml
nước cất 60 ml
mgC 0 5 10 15 20 25 30 ???

Lưu ý: Sắt (II) trong dung dịch có thể gây ảnh hưởng đến kết qủa so màu nên bổ sung
H3PO4 vào dung dịch phá mẫu.  Đã có sự đồng nhất mẫu nn số % của tiêu chuẩn tính
cho sự oxi hóa 100% do đó trong kết qủa không cần nhân hệ số 100/75.

 Một số lưu ý về an tồn:


 Qúa trình oxi hóa cũng chính là qúa trình định mức, phải nghiêm ngặt khi cho
thêm hóa chất.
 Dung dịch so màu là dung dịch axít mạnh và đậm đặc nên có tính oxi hóa mạnh.
Cần thận trọng thao tác và bảo vệ máy.
2.2.5. Tính toán kết qủa
Từ phương trình đường chuẩn y = ax + b giữa nồng độ Cacbon chuẩn và độ hấp thụ
(Pt – Co) tính được lượng Cacbon trong mẫu (giả sử M mg).
→ mC / 90ml = M (g)
→ %OC = M/1*100
→ %MC = %OC * 1,724.
BÀI 5: PHÂN TÍCH NHANH THÀNH PHẦN NHÓM MÙN
(Phương pháp Cononova – Belotricova)
1. Lý thuyết chung

Chất hữu cơ trong đất bao gồm mùn và các chất hữu cơ không phải mùn (bao
gồm các sản phẩm thực động vật chưa phân giải, các sản phẩm phân giải trung gian).

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 26/55


Thực hành phân tích đất

Thành phần mùn chủ yếu gồm:

 Nhóm axít humic tan trong kiềm, không tan trong axit;
 Nhóm axit fulvic tan trong kiềm, tan trong axit; v
 Nhóm humin, không tan trong kiềm.

Lượng và tỷ số axit humic/axit fulvic là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện tính chất
của mùn. Ở đất ôn đới, tỷ số này có thể > 1, các loại đất nhiệt đới thường < 1, thậm chí ở
các loại đất đỏ vàng có thể < 0,5.
2. Nguyên tắc
Sơ phương phương pháp:

Chất hữu cơ

Mùn Không phải mùn

Tác động với kiềm

Không tan Hòa tan


(humin) (tác dụng với axit)
Kết tủa
Chiết với alcol
Không kết tủa (Axit fulvic)
Xử lý đến pH = 4.8
Hòa tan Không tan
(Axit hymstomelanic)
Hòa tan Không tan
(humas)

5. Dụng cụ – hoá
Hình chất
5.1. Sơ đồ tch ring cc hợp chất hữu cơ trong đất

• Cc dụng cụ thủy tinh cần thiết: ry 0,25mm; bình tam gic 250 ml cĩ nt nhm; Pipet
cc loại; cốc đốt 100 ml;…
• Dung dịch NaOH + Pyrophotphat (pH = 13): 44,6g Na4P2O7. 10H2O + 4g NaOH +
H2O cất → 1(l). Để qua đêm.
4. Qui trình xác định
4.1. Xác định tổng cacbon
 Cân khoảng 5g (sinh vin ghi nhận kết quả chính xc khi cn) đất khô không khí đã
qua rây 0,25mm cho vào bình ∆ 250ml.
 Rót vào 100ml hỗn hợp NaOH và pyrophotphat. Lắc đều và để qua đêm.

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 27/55


Thực hành phân tích đất

 Lọc qua giấy lọc. Nếu đục phải lọc lại.


 Dùng pipet hút chính xác một trong các thể tích sau cho vo cốc thủy tinh chịu
nhiệt 100ml: 10ml với đất giàu hữu cơ; 25ml với đất nghèo hữu cơ; v 5ml đối với
than bùn.
 Trung hòa dung dịch trên bằng H2SO4 1N cho đến khi xuất hiện tủa.
 Cô cạn khô trên bếp đun cách thủy.
 Xác định chất hữu cơ theo phương pháp Walket – Black or Braham.
 Tính tổng axit humic + fulvic bằng % C tương đương.
4.2. Xác định axit Humic
 Dùng pipet hút chính xác 10 – 25ml dung dịch lọc (theo chỉ dẫn phần 4.1.) vào
cốc thủy tinh chịu nhiệt 100ml.
 Cho từng giọt H2SO4 1N và khuấy đều. Sự kết tủa được xem là hoàn toàn khi pH
= 1,0 (kiểm tra bằng giấy qùi).
 Đun cốc trên bếp cách thủy (bếp thường – đun nhẹ) để đẩy nhanh qúa trình keo
tụ axit humic.
 Để nguội và lọc. Loại bỏ dung dịch lọc.
 Kết tủa trên giấy lọc được hòa tan bằng dung dịch NaOH 0,05N nóng.
 Trung hòa dung dịch hòa tan bằng H2SO4 0,05N.
 Cô cạn trên bếp đun cách thủy.
 Xác định chất hữu cơ bằng phương pháp Walkey – Black (Bài 4). Đồng thời làm
mẫu trắng.
 Xác định axit Humic cũng như xác định Cacbon tổng số.
→ m axit fulvic = Σ mC - mFulvic

BÀI 6: DUNG LƯỢNG CATION TRAO ĐỔI CỦA ĐẤT


(Phương pháp Amon Axetat)
1. Lý thuyết chung

Dung lượng cation trao đổi (Cation Exchange Capicity – CEC) là dung lượng hấp
thụ cation của phức hệ keo đất. Lượng và chất của CEC là một chỉ tiêu quan trọng về độ
phì nhiêu của đất. Khả năng chứa đựng và điều hòa dinh dưỡng có liên quan đến
phương pháp bón phân hợp lý.
Có nhiều phương pháp xác định CEC. Hiện nay trong các phịng thí nghiệm đều
tiến hành theo các bước chung như sau:
+ Bão hòa đất bằng một cation, cation này thay thế các cation đất đã hấp thu và
chứa đầy khả năng hấp thu của đất (gọi là cation bão hòa).
+ Rửa sạch hết các cation ngoài tầng hấp thụ của đất.
+ Đẩy toàn bộ cation bão hòa ra bằng một cation khác.
+ Xác định số meq (miliequipvalent – mili đương lượng gam) của cation bão hòa
được đẩy ra và từ đó suy ra CEC của đất (meq/100g đất).

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 28/55


Thực hành phân tích đất

Trong điều kiện cho phép của ph, chúng ta sẽ tiến hàng xác định CEC trong đất
theo phương pháp amon axetat (pH = 7,0).
2. Nguyên tắc
Amon axetat là phương pháp sử dụng dung dịch amon axetat 1M (pH = 7,0 đối
với đất có pH2O < 6,8 và pH = 8,2 đối với đất có pH2O > 6,8) làm dung dịch bão hòa
cation. Cation NH4+ sẽ đẩy hết các cation trong tầng cation hấp thu của đất. Xác định
NH4+ bằng phương pháp Kjeldahl.
3. Ưu - nhược điểm của phương pháp
3.1. Ưu điểm
 Có độ đệm 2 chiều cao, pH hầu như không thay đổi trong qu trình trao đổi
cation và pha loãng.
 Ion bão hòa NH4+ được xác định dễ dàng và chính xác bằng phương pháp
Kjeldahl.
3.2. Nhược điểm
 Đối với những đất có chất hữu cơ cao, Kaolin đáng kể, Halloysit hoặc những
khoáng sét dạng 1:1 khác thì chiết rút bằng amon axetat đều đưa đến những kết
qủa không chính xác.
 Đất chứa Vecmiculit thì những cation xen kẽ như Ca 2+, Mg2+, Na+, hay H+ có thể
bị thay thế bởi NH4+ đã cố định lại không được thay thế để đẩy ra.
Đất chứa nhiều canxi cũng có kết qủa thấp hơn do CaCO3 bão hòa sẽ cung cấp một
lượng Ca2+ đồng bão hòa với amon (NH4+) khắc phục khó khăn này bằng cách tăng độ
pH của dung dịch lên 8,2 để giảm độ tan của CaCO3.
Ngoài ra khi sử dụng NH4+ làm cation bão hòa và xác định thì việc rửa bằng nước
là không thể được do NH4+ bị thủy phân (giảm CEC). Do đó cần rửa bằng etanol 95%.
4. Hóa chất – thiết bị – dụng cụ
4.1. Dụng cụ
 Erlen 250ml : 2
 Đũa thủy tinh: 1; Qủa bóp cao su: 1
 Phễu (d = 10cm): 2
 Pipet: 10ml; 5ml: 1
 Cốc 100ml: 2; Cốc 250ml: 2
 Hệ thống bình Kjeldahl: 1

4.2. Hóa chất

 Amon axetat 1M (pH = 7,0): hòa tan 57 ml axit axetat kết tinh (99,5%) với nước
để được 500ml. Chuyển hỗn hợp này vào bình định mức 100ml, thêm 69ml NH 3
đậm đặc (25%). Thêm nước cất cho đủ 1(l).
 Etanol 96o; Axit boric 2%; NaOH 4% (không có Cacbonat).

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 29/55


Thực hành phân tích đất

 KCl axit hóa: hòa tan 100g KCl trong 900ml nước, thêm 50 ml HCl 0,1N rồi
thêm nước cất cho đủ 1000ml.
 Dung dịch H2SO4 hoặc HCl tiêu chuẩn 0,01N.
 Hỗn hợp chỉ thị màu: Pha 0,099g Bromcresol xanh lục và 0,066g metyl đỏ trong
100ml etanol. Thêm cẩn thận từng giọt NaOH 0,5N đến khi toàn bộ dung dịch
chuyển thành màu đỏ tía (pH = 5).

5. Qui trình xác định


5.1. Chuẩn bị thiết bị chiết rửa

 Đặt một it bông nhỏ vào cuống phễu, đặt phễu lên erlen 250ml.
 Phủ trên nút bông một lớp cát thạnh anh (đã rửa sạch bằng axit và sấy khô dày
khoảng 1 cm).
 Cân 5g đất mịn khô không khí (qua rây 0,25mm) vào cốc 100ml khô. Cho 15g
cát thạnh anh vào trộn đều rồi cho hỗn hợp vào phễu thành một lớp phẳng.
 Thêm trên bề mặt một lớp cát mỏng 2-4 mm và phủ lên trên một tờ giấy lọc.
 Làm mẫu trắng (thay đất bằng cát thạnh anh).

5.2. Chiết rửa

 Rửa mặn (nếu EC1:5 > 0,5 ms) bằng 100ml etanol 96% liên tục trong thời gian 1,5
- 2h. Dung dịch thu được để xác định các ion hòa tan.
 Bão hòa cation: ngay sau khi rửa mặn, bão hòa cation bằng 200ml dung dịch
amon axetat 1M liên tục trong thời gian 2 - 3h. Dung dịch lọc thu được để xác
định cation trao đổi.
 Rửa amon ngoài CEC: Lập tức sau khi bão hòa cation, phải rửa NH 4+ bằng
100ml etanol 96% liên tục trong khoảng thời gian 1- 2h.
 Đẩy NH4+ - CEC bằng 100ml dung dịch KCl 1M hoặc KCl 10% trong HCl (thời
gian chiết liên tục 1 – 2h). Dung dịch thu được cho vào bình định mức 100ml và
thêm nước cất đến vạch mức, trích 1 thể tích xác định để xác định NH 4+ theo
phương pháp Kjeldahl.

5.3. Định lượng N bằng phương pháp Kjeldahl

Lấy 1 thể tích dung dịch sau rửa có 0,05 – 0,15 meq cho vào bình cất N của hệ
thống Kjeldahl.
Dưới vòi ống sinh hàn để sẵn 20ml axit boric 2% và 3 giọt chỉ thụ màu.
Thêm 20ml NaOH 4% vào bình cất N và cất N cho đến hết (thử giấy quì thấm ướt,
nếu hóa xanh thì phải tiếp tục đun).
Sau khi giấy quì không còn đổi màu, đun thêm 5 phút nữa, chuyển dung dịch này
vào bình erlen 125ml rồi chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,01N hoặc H 2SO4 0,01N
cho chuyển sang màu hơi đỏ tía.

6. Tính toán kết qủa

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 30/55


Thực hành phân tích đất

(a – b)x NxVo x100 x K


CEC meq/100g đất =
V*m

a: VHCl chuẩn độ mẫu cất (ml) V: thể tích dung dịch chiết rút (ml)
b: VHCl chuẩn độ mẫu trắng (ml) m: khối lượng mẫu đất phân tích (g)
N: nồng độ đương lượng dung dịch HCl k: hệ số khơ kiệt
Vo: thể tích toàn bộ dung dịch rút (ml)
BÀI 7: XÁC ĐỊNH TỈ TRỌNG ĐẤT
1. Lý thuyết chung
Định nghĩa: Ti trọng thể rắn của đất là ti số giữa trọng lượng thể rắn của đất (đất
không có khoảng hổng) của một thể tích xác định và trọng lượng của nước cùng
thể tích ở 4oC.

Tỉ trọng rắn của đất phụ thuộc vào thành phần khoáng và hoá học. Tỉ trọng của
mùn khoảng 1,20 – 1,40. Tỉ trọng đất nghèo mùn hoặc ở tầng dưới lớp mùn thay đổi
trong khoảng 2,6 – 2,8; có trường hợp 3,0.

Tỉ trọng thể rắn sử dụng khi phân tích thành phân cơ giới (tính tốc độ lắng đọng
theo phương trình Stockes và tính độ xốp của đất).
2. Dụng cụ – thiết bị
 Bình định mức 100ml:1
 Bếp từ: 1
 Rây 1ml: 1
 Cốc 250ml: 1
3. Phương pháp xác định (phương pháp Picnomet)
Nguyên tắc: Xác định thể tích nước hoặc thể tích các chất lỏng trơ tương ứng với
thể tích đất lấy để phân tích.
Đối với nước không mặn thì dùng nước cất không có không khí. Đất mặn chứa 0,5%
muối tan thì dùng chất lỏng không phân cực (benzen, xăng, xilen, dầu hỏa).

a) b)

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 31/55


Hình 7.1. Hình ảnh minh họa picnomet (a) v bình định mức (b)
Thực hành phân tích đất

4. Qui trình phân tích


4.1. Xác định thể tích Picnomet (có thể sử dụng bình điện phân 100ml, hình 7.1)
 Rửa sạch Picnomet, sấy khô ở nhiệt độ 60oC. Cân bình định mức (cả nắp), ghi
trọng lượng cân được (sai số 0,1 mg).
 Dùng nước cất đã đun sôi để nguội, đổ đầy Picromet (bình điện phân) (lưu
ý: khi đậy nắp nước trào ra ngoài vài giọt). Lau chùi bình cẩn thận. (ghi nhiệt
độ nước).
 Đặt cẩn thận picromet (hoặc bình điện phân) lên cân phân tích, ghi trọng
lượng của bình điện phân có chứa đầy nước.
 Thể tích Picnomet được tính theo công thức:
a1 – a
V=
D
V: thể tích bình điện phân
a1: khối lượng bình điện phân + nước (g); a: khối ượng bình điện phân khô
D: khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ xác định (g/cm 3)
4.2. Xác định tỷ trọng đất
 Cân 10 (g) đất khô không khí đã rây 1mm.
 Rót 1/2 lượng nước ra cốc và dùng phễu cho đất đã chuẩn bị vào bình.
 Đun nóng bình điện phân chứa đất trên bếp trong 1/2 giờ (chỉ sôi nhẹ để
đẩy khí ra khỏi đất)
 Sau khi đun sôi, để nguội trong phòng, thêm nước cất cho đầy bình điện phân,
đậy nút, lau sạch.
 Cân khối lượng bình điện phân chứa đất sau khi đun.
5. Tính toán
P
Tỉ trọng được tính theo công thức: d= P + P1 – P2
Trong đó: d: tỉ trọng thể rắn
P: khối ượng đất khô lấy để phân tích (g)
P1: khối lượng picnomet có nước (g)
P2: khối ượng picnomet có nước và đất (g)

BÀI 8: XÁC ĐỊNH DUNG TRỌNG CỦA ĐẤT

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 32/55


Thực hành phân tích đất

1. Lý thuyết chung
Định nghĩa: Dung trọng (còn gọi là trọng khối hoặc tỉ trọng xương của đất) là trọng
lượng (tính ra gam) của 1cm 3 đất ở trạng thái không bị phá hủy, còn gọi là tỉ lệ giữa
trọng lượng đất khô tuyệt đối ở trạng thái tự nhiên (có cả khoảng hổng) của một thể
tích xác địng với trọng lượng nước cùng thể tích ở 4oC.
Cùng một loại đất, dung trọng luôn bé hơn tỉ trọng.
Dung trọng đất phụ thuộc vào:
+ Thành phần cơ giới
+ Trạng thái kết cấu
+ Độ khổng
+ Hàm lượng chất hữu cơ
Dung trọng đất thường thay đổi từ 1,0 – 1,8. Đất có hàm lượng chất hữu cơ
khá, dung trọng từ 1,3 – 1,6. Đất feralit có mùn trên núi trung bình 0,95 – 1,39. Đất
phù sa không được bồi sông Hồng: 1,3 – 1,4.
2. Phương pháp xác định
 Ống trụ thường dùng có thể tích 50 – 100cm3 (Hình 8.1)
 Tại phẫu diện đất, đặt ống lên chỗ đất bằng phẳng, dùng chùi đặt trùng khớp
lên ống, lấy búa gỗ đóng các ống vào đất (làm 3 lần song song). Đóng sao cho
ống thẳng và nún sâu vào đất, tránh nứt và vỡ.
 Khi đóng đến mức cần thiết, lấy chùi ra, gọt đất một đầu phẳng, buộc dây. Đầu
kia cũng làm tương tự.
 Đem mẫu cân khối lượng (cả đất lẫn ống), sau đó lấy toàn bộ đất ra khỏi ống
cho vào bát sứ, sấy ở 105oC trong 8 - 10h, cân tới khối lượng không đổi. Tính
được khối lượng đất khô kiệt trong thể tích ống trụ 50 - 100cm3.

3. Tính toán
Hình 8.1. Ống dung trọng v một số dụng cụ lin quan khi lấy mẫu
Dung trọng của đất tính theo công thức:
d1 = P1
V
3
Trong đó: d1: dung trọng đất g/ cm
P1: khối ượng đất khô kiết
V: tể tích ống trụ (cm3)

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 33/55


Thực hành phân tích đất

4. Đánh giá dung trọng đất

Dung trọng đặc trưng độ chặt của đất, được dùng để tính độ xốp của đất, tính trữ
lượng các chất dinh dưỡng, trữ lượng mùn (tấn/ha), trữ lượng nước (mm cột nước
hoặc m3/ha), vv…
Đánh giá đất theo dung trọng, theo Kachinski (Bảng 8.1):

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 34/55


Thực hành phân tích đất

Bảng 8.1. Đánh giá chất dung trọng đất theo Kachinski
Stt Dung trọng (g/cm3) Đánh gi
1 <1 Đất giàu chất hữu cơ
2 1,0 - 1,1 Đất trồng trọt điển hình
3 1,2 Đất hơi bị nén chặt
4 1,3 - 1,4 Đất bị nén sạch mạnh
5 1,4 - 1,6 Đất đển hình đốivới những đất canh tác
6 > 1,6 Đất có tầng tích tụ bị nén chặt mạnh

5. Một số giá trị dung trọng của đất Việt Nam

Bảng 8.2. Gi trị dung trọng của một số loại đất chính ở Việt Nam
Stt Loại đất Dung trọng (g/cm3)
1 Đất bạc màu (Bắc Giang) 1,30 - 1,55
2 Đất cát biển (Diễn Châu, Nghệ An) 1,25 - 1,37
3 Đất phù sa cổ (Ba Vì, Hà Tây) 1,40 - 1,61
4 Đất phiến thạnh sét (Phú Thọ) 1,40 - 1,55
5 Đất bazan trồng cao su (Dầu Giây, Đồng Nai) 0,85 - 1,08
6 Đất bazan trồng cà phê (Buôn Ma Thuật, Đắc Lắc) 0,90 - 1,00

BÀI 9: XÁC ĐỊNG ĐỘ XỐP (ĐỘ KHỔNG)


(Dựa vo kết quả của bi 7 v 8)

1. Khái niệm

Độ xốp của đất là tổng số những lỗ trống chứa nước và khí.


Độ xốp phụ thuộc vào thành phần cơ giới đất, kết cấu đất.
Tổng số những lỗ khổng trong đất qui ra thành phần trăm so với thể tích của
Đất ban đầu. Gọi là độ xốp chung (độ khổng chung) của đất.

2. Tính toán

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 35/55


Thực hành phân tích đất

Tính toán độ xốp dựa vào các giá trị tỉ trọng và dung trọng
(d – d1) x 100
P=
d
P: tổng độ xốp
d: tỉ trọng
d1: dung trọng đất

3. Đáng giá độ xốp của đất

Độ xốp của đất thường thay đổi từ 25 - 65%. Đất phù sa không bồi hàng năm của sông
Hồng khoảng 50 - 51%. Đối với đất trồng trọt, độ xốp chung khoảng 45 - 50%.

Độ xốp chung trong thời kì sinh trưởng Đáng giá chất lượng
đối với đất thịt và đất xét (%)
> 70 Đất quá tơi xốp
55 - 65 Đất canh tác, rất tốt
50 - 55 Đất đáp ứng yêu cầu canh tác
< 50 Đất đáp ứng yêu cầu đối với tầng canh tác.

Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 36/55


Thực hành phân tích đất

BÀI 10: ĐẤT CHUA VÀ ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT


1. Khái niệm

Độ chua là yếu tố độ phì quan trọng của đất, nó ảnh hưởng đến các quá trình lý
hoá và sinh học trong đất và có tác động đến cây trồng. Đa số cây trồng thích ứng ở đất
trung tính (pH từ 6-7), một số có thể chịu được đất chua như chè (pH= 4,5 -5,5) khoai
tây (4,8-5,4).
Đất chua là do có mặt các ion H + và Al3+ trong dung dịch đất cũng như trong các
hệ hấp phụ của đất có khả năng trao đổi gây nên:

Al , H
[PHHP] 3+ + + KCl → [PHHP]K+ + Al3+ + H+
Al3+ + 3 HOH → Al(OH)3 + 3 H+

Khả năng tạo thành H+ và Al3+ càng lớn thì đất càng chua và được biểu thị thông
qua giá trị pH. Độ chua của đất còn phụ thuộc vào phương pháp xác định, trong đó chất
chiết rút có ý nghĩa rất lớn trong trong việc trao đổi các ion H+ và Al3+.
Trên cùng một loại đất, sử dụng chất chiết rút là NaOH 0,01 N (pH= 12) sẽ có độ
chua lớn (19 mđlg/100 g đất) trong khi với CH 3COONa 1 N (pH = 8,2) thì độ chua thấp
hơn (6 mđlg/100 g đất); và thấp nhất là khi tác động tới đất bằng NaCl 1 N (pH = 6), độ
chua chỉ có 0,2 mđlg/100 g đất.
Nguyên nhân là do anion OH- có khả năng kết hợp mạnh với H + (hằng số phân ly
của nước là 10-14) trong khi liên kết của CH3COO- với H+ nhỏ hơn (hằng số phân ly của
CH3COOH là 1,8 * 10-5), còn Cl- hầu như không liên kết với H+.

2. Phân loại độ chua của đất

Độ chua của đất được chia làm 2 loại:

a. Độ chua hiện tại (độ chua hoạt tính): là độ chua gây nên do các ion H + tự do trong
dung dịch đất và được xác định khi tác động với nước cất và biểu thị bằng pH 2O.
b. Độ chua tiềm tàng: được xác định khi chiết rút đất bằng dung dịch muối. Dựa vào
chất chiết rút, độ chua tiềm tàng lại được chia thành độ chua trao đổi và độ chua thủy
phân:
Độ chua trao đổi: Sử dụng chất chiết rút đất là các dung dịch muối trung tính như
KCl, NaCl, BaCl2. Các cation của các muối này sẽ đẩy H + và một phần Al3+ ra khỏi
phức hệ hấp phụ, Al3+ bị thủy phân tạo thành độ chua của đất. Độ chua trao đổi là
một chỉ số dùng để xác định nhu cầu bón vôi cho đất.

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 37/55


Thực hành phân tích đất

Độ chua thủy phân: Độ chua của đất được xác định khi sử dụng chất chiết rút là một
muối thủy phân (gồm các axít yếu và bazơ mạnh, như CH 3COONa). Thông thường
độ chua thủy phân có trị số lớn hơn độ chua trao đổi vì lúc này gần như toàn bộ H +
và Al3+ trao đổi được phóng thích ra ngoài phức hệ hấp phụ đất. Độ chua thủy phân
cũng thường được sử dụng để tính lượng vôi bón cho đất để cải tạo. Theo nghiên cứu
của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp thì đất luá Việt Nam chỉ nên trung hoà 1/2
độ chua thủy phân là tốt nhất.
3. Phương pháp xác định độ chua của đất
Có nhiều phương pháp để xác định độ chua của đất như:
+ Phương pháp dùng máy đo pH
+ Xác định độ chua theo phương pháp Đaicuhara .
+ Xác định độ chua theo phương pháp trao đổi Xôcôlốp
+ Xác định độ chua thủy phân theo phương pháp Kappen.
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp sử dụng máy đo pH được sử dụng nhiều nhất.
Chúng vừa nhanh, chính xác và phạm vi pH xác định được trong khoảng rộng (pH = 1-
9).
3.1. Phương pháp sử dụng máy đo pH (xem thm ti liệu thực hnh hĩa phn tích về máy
đo pH của phịng thí nghiệm v cch sử dụng)
3.1.1. Nguyên lý

Ion H+ chiết rút ra bằng chất chiết thích hợp (nước cất hoặc muối trung tính),
dùng một điện cực so sánh để xác định hiệu thế của dung dịch, từ đó tính được pH của
dung dịch. Thông thường, điện cực chỉ thị là điện cực thủy tinh còn điện cực so sánh là
điện cực Calomen.

3.1.2. Trình tự phân tích.

 Cn khoảng 10 g đất x 2 lần (ghi nhận chính xc khối lượng sinh vin cn) đã qua rây
1 mm cho vào 02 erlen 250ml;
 Thêm 50 ml KCl 1N (với pHKCl) và 50 ml nước cất với pHnước ;
 Lắc trên máy lắc trong 15 phút, v = 150 – 180 vòng/phút.
 Để yên 30 - 60 phút cho lắng đất xuống rồi đem đo pH bằng máy pH meter. (có
thể lọc dung dịch)
 Ghi nhận giá trị pH2O và pKCl

 Lưu ý: Điện cực được ngâm trong nước cất nếu không dùng. Tỉ lệ đất và dịch chiết
rút có khác nhau phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Vì vậy, trong kết qủa phân tích

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 38/55


Thực hành phân tích đất

cần ghi rõ tỉ lệ đất: dịch chiết rút và chất chiết rút. Ví du , "pH trong KCl 1N - 1: 5
W/V". Nghĩa là pH khó chiết rút bằng KCl 1N với tỉ lệ đất : dung dịch chiết là 1:5 (khối
lượng/thể tích). Nếu không ghi gì thì thường được hiểu là là pH nước theo tỉ lệ đất : nước
là 2:5.

Dựa vào độ chua trao đổi (pKCl) độ chua của đất được chia ra như sau:

pH 4.5 5.0 5.5 6.0


Gần trung tính
Xếp loại Rất chua Chua vừa Chua nhẹ Trung tính

3.2 Phương pháp xác định độ chua trao đổi theo phương pháp Đaicuhara
3.2.1. Nguyên lý

Sử dụng chất chiết rút KCl, ion K + sẽ đẩy H+ và Al3+ trao đổi ra khỏi hệ hấp phụ (keo
đất). Sau đđó, dùng NaOH chuẩn để xác định H+ sinh ra với chất chỉ thị phenolphtalein.
Nước chiết này có thể kết hợp đo pKCl, xác định nhôm di động (Al trao đổi) và Ca, Mg
trao đổi.

3.2.2. Hoá chất

• NaOH 0,02 N: lấy 200 ml NaOH ống chuẩn pha thành 1000 ml trong bình định
mức. Dùng axít chuẩn H2SO4 (0,02 N) để kiểm tra lại nồng độ.
• Phenolphtalein 0,1 %: 0,1 g phenolphtalein hoà tan trong 60 ml rượu etylic rồi
pha loãng thành 100 ml bằng nước cất trong bình định mức.
• Dung dịch KCl 1 N: 75 g KCl pha thành 1000 ml.

 Ghi chú: độ chua trao đổi xác định bằng phương pháp chuẩn độ chỉ áp dụng ở
đất chua. Khi đất có pK KCl > 7,5 sẽ không xác định được vì phenolphtalein tạo
thành mầu hồng ngay trong dung dịch mẫu.

3.2.3. Trình tự phân tích

 Cn khoảng 10 g đất (đã qua rây 1mm) lắc trong 30 phút trên máy lắc với 50 ml
dung dịch KCl 1 N (v=150-180 vòng/phút).
 Để lắng đất trong 30 phút. Sau đó tiến hành lọc.
 Lấy 10 ml dung dịch lọc + 2 giọt phenolphtalein rồi chuẩn độ bằng NaOH ∼ 0,02
N đã được xác định từ trước tới khi xuất hiện màu hồng bền vững trong 30 giây.
( Phải xác định lại nồng độ dung dịch NaOH trước khi sử dụng). Ghi nhận thể
tích NaOH sử dụng. Lm 03 lần để lấy gi trị trung bình.

3.2.4. Tính toán kết quả

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 39/55


Thực hành phân tích đất

V.N.K.k
Htrao đổi (mđlg/100 g đất) = x 100
W
Trong đó:

♦ H trao đổi : độ chua trao đổi của đất


♦ V: số ml NaOH chuẩn độ mẫu (trung bình của 03 lần chuẩn độ)
♦ N: nồng độ đương lượng của NaOH (0,02N)
♦ W: lượng đất đem cân (g)
♦ K: hệ số pha loãng ( 50/10= 5)
♦ k: hệ số khơ kiệt

4. Câu hỏi

1. So sánh 2 phương pháp và có nhận xét gì về hai phương pháp này


2. Nếu mẫu đất có pH = 8 thì sử dụng phương pháp nào trong 2 phương pháp trên?
Giải thích?
3. Thiết lập lại công thức tính toán trên
BÀI 11: XÁC ĐỊNH NITƠ TỔNG SỐ TRONG ĐẤT
(Phương pháp Kjeldahl)

1. Giới thiệu

Nitơ (đạm) là một trong những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng của thực vật.
Hàm lượng nitơ tổng số ở lớp đất mặt dao động trong giới từ 0,10 – 0,85%. Theo chiều
sâu của phẫu diện, cũng giống như chất hữu cơ, hàm lượng nitơ tổng số giảm dần. Hầu
hết nitơ trong đất đều ở dạng hữu cơ, hàm lượng nitơ tổng số rất nhỏ là ở dạng vô cơ (1-
5%). Trong đa số các chất, hàm lượng nitơ trong đất chiếm khoảng 5% chất mùn. Hợp
chất chứa nitơ trong đất rất phức tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nhờ những
phương pháp phân tích sắc kí, người ta biết rằng khoảng 40-50% nitơ trong đất cày ở
dạng axít amin. Cây trồng chỉ sử dụng được nitơ trong đất khi đã chuyển hóa thành
dạng vô cơ (nitơ hữu cơ trong mùn -> axít amin -> amit -> amoni nitrat). Mức độ
chuyển đổi này tùy thuộc vào dạng nitơ hữu cơ (nếu tỉ lệ C/N càng cao, nitơ hữu cơ
càng khó phân giải), vào nhiệt độ, độ ẩm, pH,… của đất.

Nitơ tổng số trong đất thường được phân tích để đánh giá độ phì tiềm tàng của đất.
Để phân tích đạm tổng số, người ta phân hủy chất hữu cơ để chuyển hóa nitơ sang dạng
amoni. Quá trình phân hủy có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Trong
bi ny, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp xác định nitơ tổng trong đất bằng phương pháp
Kjeldahl.

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 40/55


Thực hành phân tích đất

2. Phương pháp xác định (phương pháp Kjeldahl)


2.1. Phân hủy mẫu theo phương pháp Kjeldahl

Khi cho chất hữu cơ vào tác dụng với axít sulfuric đậm đặc, đun sôi, cacbon và
hidro của chất hữu cơ sẽ bị oxi hóa thành CO 2 và H2O, nitơ còn lại ở dạng khử và
chuyển sang dạng amonisulphat. Ví dụ như phản ứng của axít sunfuric với alanin, một
trong những cấu tử của chất mùn trong đất:

2 CH3CHNH2COOH + 13H2SO4 → (NH4)2SO4 + 6CO2 +16H2O + 12SO2

SO2 tạo thành trong quá trình phản ứng có tác dụng ngăn ngừa sự oxi hóa của
nitơ. Để tránh mất SO2 trong quá trình phân tích nên đậy bình Kjeldahl bằng một chiếc
phễu nhỏ. Phễu này có tác dụng ngưng tụ hơi SO 2. Để đẩy mạnh quá trình oxi hóa phân
tử hợp chất hữu cơ ta sử dụng chất xúc tác là CuSO 4. Để nâng cao nhiệt độ sôi ta thêm vào
muối K2SO4.

Cần phải tro hóa lâu để giải phóng nitơ từ một số các hợp chất hữu cơ khó bị phân
hủy như pyridin, quinolin …

2.2. Định lượng nitơ

Sử dụng phương pháp chuẩn độ để xác định tổng nitơ đã bị oxi hóa thành NH 4+. Sử
dụng dung dịch NaOH đặc để trung hòa lượng H 2SO4 còn dư và đẩy NH4+ thành NH3.
NH3 bay ra được hấp thụ bằng dung dịch H 2SO4 0,02N với thể tích biết trước xác định.
Sau đó đem hỗn hợp này đi chuẩn độ bằng dung dịch NaOH ≅ 0,02N để từ đó xác định
lượng H2SO4 đã tiêu tốn để hấp thụ NH3.

3. Dụng cụ- Hóa chất


3.1. Dụng cụ

 1 cốc 250ml; 1 cốc 100ml


 1 pipet 25ml
 2 bình tam giác 250ml
 1 bình định mức 100ml
 1 đũa thuỷ tinh
 1 phễu lọc, 1 quả bóp cao su, 1 muỗng nhựa.

3.2. Hoá chất

 Dung dịch H2SO4 đậm đặc;


 H2SO4 0,02N pha từ ống chuẩn (0,1 N);

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 41/55


Thực hành phân tích đất

 Dung dịch NaOH 40%; dung dịch NaOH ≅ 0,02N;


 Chỉ thị màu metyl da cam 0,1 %;
 CuSO4 và K2SO4.

4. Trình tự phân tích

• Cân 0,5 g đất vào bình phá mẫu khô (bình cổ dài). Thêm 5 g K 2SO4, 0,3 g CuSO4
+ 12 ml H2SO4 đặc. Để mẫu thấm đều rồi lắc nhẹ bình nhưng không bám trên
thành bình. Đậy bình bằng một phễu nhỏ rồi đặt lên bếp đun.

• Đun nhẹ trong 15 phút đầu sau đó mới đun mạnh cho đến sôi. Khi dung dịch có
màu xanh nhạt thì đun thêm 15 phút nữa. Lấy ra để nguội, chuyển toàn bộ dung
dịch vào bình định mức 100 ml, dùng nước cất định mức lên vạch mức.
• Lấy chính xác 20 ml H2SO4 0,01 N để hấp thụ NH3 bay ra lưu ý phải để ống sinh
hàn ngập trong dung dịch này. Cho và bình Kjeldahl một lượng NaOH 40 % gấp
4 lần lượng H2SO4 đặc đã sử dụng để phân hủy mẫu. Thêm vài giọt Metyl đỏ để
xem đã là môi trường bazơ chưa (nếu chưa phải thêm tiếp từng 5 ml NaOH nữa,
mỗi lần đều nên thử giấy quì vì có thể thuốc thử bị phá hủy và hỗn hợp không có
màu). Đun khoảng 30 phút, nhấc đầu ống sinh hàn lên để kiểm tra xem còn NH 3
bay ra hay không bằng giấy quì. Nếu còn phải tiếp tục đun. Dùng bình tia để rửa
đầu ống sinh hàn.
• Dùng dung dịch NaOH ≅ 0,02 N (được xác định lại nồng độ chính xác, sử dụng
H2SO4 0,02 N) để chuẩn độ dung dịch (H 2SO4 đã hấp thu NH3 + 2 giọt
phenolphtalein) tới khi dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt bền thì dừng.

Tất cả các nhóm sẽ làm chung một thí nghiệm với mẫu trắng.

Tính toán kết quả:

N(%) = (V o − V t ).N .0,014.100


a
Trong đó Vo, Vt là số ml NaOH dùng để chuẩn độ mẫu
trắng và mẫu thật; N là nồng độ đương lương của dung dịch NaOH sử dụng; a (g) khối
lượng đất khô kiệt lấy phân tích.

5. Câu hỏi

1. Đánh giá độ phì của mẫu đất đem phân tích.


2. Theo bạn đất bùn và đất mặt ở cùng một địa điểm thì đất nào có độ phì tiềm tàng
cao hơn? Tại sao?

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 42/55


Thực hành phân tích đất

BÀI 12: XÁC ĐỊNH CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA SẮT TRONG
ĐẤT (PP. o-phenanthrolin)
1. Giới thiệu
Sự có mặt của sắt (II) trong đất đặc trưng cho sự lầy hoá và sự phát triển của quá
trình hoá lầy. Khi ta xác định được tỷ lệ các oxít của Fe trong đất ta có thể nhận định
về các điều kiện háo khí hay hiếm khí trong đất, đó chính là những điều kiện đặc
trưng cho quá trình oxi hoá khử xảy ra trong đất.
Xác định các dạng khác nhau của Fe có ý nghĩa rất lớn khi nghiên cứu động học
theo mùa của các quá trình tạo thành đất. Để chiết rút Fe trong trường hợp này, người
ta sử dụng H2SO4 0,1N (tỷ lệ đất : dung dịch là 1:10) lắc trong 5 phút. Trong những
nghiên cứu về phát sinh người ta sử dụng dung dịch H 2SO4 1,0 N cũng với tỷ lệ như
trên nhưng phải lắc trong 2 giờ.
2. Dụng cụ- Hoá chất
2.1 Dụng cụ

 1 bình định mức 100ml


 1 bình dịnh mức 50ml
 6 Erlen 125ml
 1 Erlen 250ml
 1 pipet
 1 quả bóp cao su
 1 ống nhỏ giọt
 2 phễu lọc.

2.2. Hoá Chất

 NH2OH. HCl 10%


 Dung dịch NaF 1%
 Dung dịch H3BO3 1%
 Dung dịch o-phenanthrolin 0,5%: Hoà tan 0,5% o-phenanthrolin
trong 100ml nứơc cất, đun nhẹ, thêm khoảng 1-2 ml H2SO4 đậm đặc.
 Dung dịch natri axetat CH3COONa.3H2O 10%
 Chỉ thị thimol xanh 0,04% trong rượu Etylic
 Dung dịch sắt chuẩn gốc: cân 0,5426g tinh thể muối Morh trên cân
phân tích + 500 ml H2SO4 0,1N vào trong bình định mức 1 lít. Thêm nứơc
cất tới vạch mức. Ta có 1ml dung dịch chứa 0,1mg FeO.
 Dung dịch sắt chuẩn lm việc: pha loãng dung dịch chuẩn gốc gấp
10 lần (Lấy 10ml cho vào bình định mức 100ml + nước cất).

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 43/55


Thực hành phân tích đất

Thang chuẩn có hàm lượng FeO trong khoảng 0 ,01-0,1mg FeO trong thể tích
của bình định mức.

3. Xác định Fe (II) oxit trong dung dịch chiết rút H2SO4 0,1N
3.1. Xây dựng đường chuẩn

Dựng đường chuẩn theo bảng sau:

Số ống 1 2 3 4 5 6
Vchuẩn ml 0 2 4 6 8 10
VNaF ml 1ml
V H3BO3 1ml
Thimol xanh 1 – 2 giọt
CH3COONa 10% Cho đến khi dung dịch chuyển màu vàng
Nước cất Định mức thành 50 ml trong bình định mức
CFeO (mg) 0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,1

3.2 Xử lý mẫu và xác định sơ bộ hàm lượng Fe (II) oxit

Để xác định Fe (II) oxít người ta sử dụng đất tươi ngay sau khi lấy mẫu về mà
không phơi khô và nghiền nhỏ. Đồng thời lấy mẫu để xác định độ ẩm của đất.
Lấy 5 g đất cho vào bình tam giác 250 ml, rót vào bình 50 ml H 2SO4 0,1 N. Lắc
trên máy lắc trong 5 phút (v = 150-180 v/phút). Để yên cho lắng, lọc qua giấy lọc khô
vào 01 becher khô.
Thử hàm lượng Fe (II) oxit: trước khi lấy mẫu để xác định Fe 2+ trong dung dịch
lọc: lấy 1-2 ml dung dịch lọc cho vào ống nghiệm. Rót vào đây 1 ml dung dịch
CH3COONa và 1 giọt dung dịch o-phenanthrolin. Lắc đều ống nghiệm và so sánh với
màu của dãy chuẩn để lấy lượng mẫu cho phù hợp (nếu hàm lượng nhiều quá phải
pha loãng, ít quá phải cô cạn).

3.3. Trình tự phân tích

• Lấy phần dung dịch qua lọc có hàm lượng Fe 2+ trong khoảng 0,01 - 0,1 mg cho
vào bình định mức 50 ml + 1 ml NaF 1%, lắc đều + 1% dung dịch H 3BO3 và
1-2 giọt thymol xanh.
• Trung hoà dung dịch bằng axetat đến khi dung dịch có màu vàng.
• Thêm 1 ml dung dịch o-phenanthrolin 0,5 %, lắc đều, thêm nước cất tới vạch
mức, lắc đều.

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 44/55


Thực hành phân tích đất

• Giữ yên khoảng 10 phút cho màu phát triển hoàn toàn sau đó đo mật độ quang
ở bước sóng 510 mm.

3.4. Xác định Fe tổng

Làm tương tự như trên nhưng có thêm 1 ml dung dịch NH 2OH.HCl vào trước khi
cho NaF. Đo mật độ quang để tính ra lượng Fe tổng (cho phương trình đường chuẩn)
(xem lại phần thực hnh hoá kỹ thuật môi trường).

3.5. Xác định Fe (III) oxít

Fe(III) oxít = Sắt tổng số – Fe(II) oxít


 Lưu ý

 Xử lý một mẫu đất để thu dịch xác định cả Fe(II) oxit và Fe(III) oxit
 Phải cho hoá chất theo đúng thứ tự vì nếu cho sai sẽ không tạo được màu.

4. Câu hỏi

1. Nêu những tác hại của đất nhiễm Fe vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với
người và động vật.
2. Nêu vai trò của NaF và H3BO3.
3. Một sinh viên xác định được hệ số khô kiệt của mẫu đất tươi là 1,15. Sinh viên
này lấy 5 g đất tươi để xác định cc dạng tồn tại của Fe trong đất. Thể tích dung
dịch lấy để xác định Fe tổng số và FeO là 10 ml. Lượng FeO tìm thấy theo
đường chuẩn 0,018 mg, tổng sắt là 0,098 mg. Tính hàm lượng FeO, sắt tổng và
lượng Fe (III) có trong 100 g mẫu đất khơ kiệt.

BÀI 13: XÁC ĐỊNH TỔNG SẮT TRONG ĐẤT


(Phương pháp so màu Olson)

1. Lý thuyết chung

Sắt là một nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng. Nếu trong đất thiếu sắt di
động, cây trồng phát triển kém. Ngược lại nếu sắt di động cao cây trồng cũng phát
triển kém do sắt giữ chặt một số anion như photphat hoặc tạo ra những hợp chất như
FeS gây khó khăn cho hô hấp bộ rễ. Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự tạo thành
kết cấu của đất, trong việc điều hòa chế độ lân của đất vùng nhiệt đới ẩm, đặc biệt
với đất lúa ngập nước.

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 45/55


Thực hành phân tích đất

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, sự tích lũy sắt trong đất là một quy luật
tất yếu, biểu hiện ở màu sắc đỏ, vàng của đất. Sắt tổng số cao ở đất đồi (khoảng 10%
Fe2O3 ở đất đỏ vàng/granit và khoảng 25% ở đất bazan), thấp hơn ở đất trồng lúa
nước (khoảng 1,5% Fe2O3 ở đất bạc màu và 10% ở phù sa sông Hồng).
Sắt có trong đất dưới dạng các khoáng nguyên sinh thường được hấp thụ trong
các loại đất hỏa thành (igneous rock) như quặng sắt (iron ores), khống mica vơ sinh
hay các hợp chất sắt-mangan silicat khác. Trong sét thường gặp sắt dưới dạng oxit,
phức chất sắt-hữu cơ và muối sắt không tan. Oxit thường gặp trong các loại đá trầm
tích và sắt (II) cacbonat thường có trong môi trường khử oxy.
“Sắt tự do” (free iron) hay “sắt lưu động” (active iron) chủ yếu ở dạng oxit (loại
trừ một số loại đất như podsolic phức hữu cơ là chủ yếu). Trừ trường hợp ở những
vùng lượng mưa không đáng kể, còn đất nhiệt đới ẩm mưa nhiều Việt Nam lượng
muối sắt hòa tan trong đất thường rất nhỏ.
Qu trình oxi hóa khử Fe+3 + 1e = Fe+2, có một vị trí quan trọng trong đất, đó là
cặp oxi hóa khử có ý nghĩa quyết định thế oxi hóa khử đất nhiệt đới ẩm.
Màu sắc của đất là một chỉ thị định tính nồng độ Fe +3 và Fe+2 , từ màu vàng của
muối Fe+3 sang mau xanh của muối Fe+2.
Động thái đất trong sắt phụ thuộc nhiều ở khả năng oxi hóa khử và độ chua đất.
Sự oxi hóa sắt (II) khó khăn khi độ pH thấp, nhưng khi nâng độ pH lên 5 - 8, do thủy
phân Fe+2 tạo thành Fe(OH)2 và sự oxi hóa xảy ra nhanh chóng.

Fe+2 + 3H2O = Fe(OH)3 + 3H+ + e


“Oxit sắt tự do” là thước đo phần oxit sắt có khả năng chuyển thành sắt di động
qua các qúa trình tác động với môi trường đất và khí hậu.
Với tư cách là một nguyên tố dinh dưỡng (vi lượng), phương pháp xác định sắt
dễ tiêu trong đất phải phản ánh thực tế sắt có thể cung cấp cho cây trồng dưới dạng
Fe+2 và phức sắt hòa tan. Sự chiết bằng nước không rút ra được các cation sắt. Khi
cho pH < 3 thì qu nhiều sắt không trao đổi được hòa tan. Nhiều tác giả đã đề nghị
nhiều dung dịch rút axit hoặc kiềm khác nhau, trong đó phương pháp Jackson (1958)
dùng dung dịch đệm amon axetat pH = 3,0 với axit clohydric và Olson với pH 4,8
được công nhận là phù hợp nhất.

2. Qui trình xác định


2.1 Công phá mẫu

Công phá 0,5g đất qua rây 0,20mm bằng hỗn hợp 10ml HF và 1ml HClO 4 trong
chén bạch kim. Sau khi cô cạn, cho 5 ml dung dịch H2SO4 6N và đun ở 250oC trong
15 phút để hòa tan cặn, rửa nắp chén bằng 5ml H 2SO4 6N và dồn nước vào chén. Sau
đó xác định Fe bằng phương pháp so màu (Olson).
2.2. Phương pháp so màu Olson

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 46/55


Thực hành phân tích đất

2.2.1. Nguyên lý

Dựa trên sự tạo màu của Fe2+ với o-phenalthrolin trong khoảng pH = 3 - 5 tại
bước sóng 510nm.

2.2.2. Hóa chất

 Dung dịch amôn acetat (NH4OAc) 5M;


 Dung dịch hydroxilamin clorua 10% (10g NH2OH + 90ml nước cất);
 Dung dịch o-phenalthrolin: Hòa tan 0,3g o-phenalthrolin trong nước và đun
nóng 80oC. Làm lạnh và thêm nước cất thành 100ml;
 Dung dịch HCl (6M);
 Dung dịch Fe(NH4)2(SO4)2.H2O trong nước cất. Định mức thành 1(l). Trữ
trong lọ màu (dung dịch chuẩn lưu trữ);
 Dung dịch Fe tiêu chuẩn (10ppm): hòa tan 0,7022g dung dịch H 2SO4 3,6N
vào 50 ml dung dịch lưu trữ , thêm nước cất tới vạch mức;
 Dung dịch CH3COONa 10% (10 g CH3COONa + 90ml nước cất).

2.2.3. Định lượng sắt


Dựng đường chuẩn

Lập đường chuẩn theo bảng sau:

Số bình 0 1 2 3 4 5
Dung dịch
Fe làm việc 0 2 6 10 14 18
AmônAxetat 2 2 2 2 2 2
Nước cất 18 16 12 8 6 8
Đinitrophenol 2-3 giọt
CH3COONa 10% Từng giọt cho tới khi chuyển sang vàng nhạt
NH2OH 1ml
o-phenalthrolin 1ml
Nước cất Thêm cho đủ 50ml (sử dụng bình định mức)
CFe (mg/l) 0 1,25 0,75 1,25 1,75 2,25

Đo độ hấp thụ của dãy màu ở bước sóng λ = 510nm. Từ đó xác định được
phương trình quan hệ:
A = a * CFe + b

Xác định Fe trong mẫu

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 47/55


Thực hành phân tích đất

 Chuyển dung dịch công phá từ chén bạch kim vào bình định mức 250ml. Rửa
chén bằng 20ml HCl 6N, đổ vào bình định mức. Thêm nước cất cho đủ 250ml.
Trộn đều.
 Dùng pipet lấy một thể tích có chứa 0,05 mg Fe (*) cho vào bình định mức
50ml. Thêm 2 ml dung dịch CH3COONH4 5M và nước cất cho đủ 20ml. Điều
chỉnh pH như dựng đường chuẩn.
 Qui trình tiếp theo giống như dựng đường chuẩn. Đo được Fe mẫu từ đó tính
được hàm lượng Fe có trong đất.

(*) Do hàm lượng sắt tổng số trong đất nhiệt đới ẩm lớn nên trong đa số các
trường hợp phải pha loãng mới có hàm lượng thích hợp cho phương pháp.

BÀI 14: XÁC ĐỊNH Al3+ TRAO ĐỔI TRONG ĐẤT


(Phương pháp so màu Eriochrom Cyanide -R)

1. Giới thiệu
Al3+ là nguyên tố kim loại phổ biến trong vỏ trái đất. Đặc biệt là trong đất phèn,
là cation trao đổi chính của đất phèn. Độc chất Al 3+ tồn tại trong môi trường khi ở
dạng hoá trị (+3). Ơ giá trị pH < 4,5 thì Al 3+ có khả năng hoà tan rất cao. Al 3+ có liên
quan chặt với pH, hàm lượng Al 3+ có thể tăng lên 10 lần tương ứng với pH giảm
xuống 1 đơn vị.
Quá trình hidrat hoá của ion này tạo ở môi trường axít khá mạnh. Vì vậy mà
nhiều thành phần trong đất phèn thường bị kiểm soát chặt bởi đặc tính của Al 3+.
Al3+ + H2O [Al(OH)]2+ + H+
Trong môi trường đất có pH < 5, phần lớn Al đều hiện diện ở dạng hoà tan có
thể gây ngộ độc cho thực vật và một số loài thủy sinh. Trong phản ứng dưới đây cho
thấy Al3+ được hình thành từ dạng ion sang dạng hidrat.
[Al(H2O)6]3+ [Al(H2O)5(OH)]2+ + H+
Nguồn cung cấp nhôm chủ yếu từ khoáng sét aluminsilicate. Trong môi trường,
đất phèn có nồng độ H+ khá cao, chính các ion này sẽ tấn công vào khoáng sét để giải
phóng Al3+.
Vào mùa khô, trong đất phèn hoạt động xuất hiện nhiều muối aluminium
sunphat trên mặt ruộng. Khi pH trong đất tăng thì Al tồn tại ở dạng Al(OH)3.

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 48/55


Thực hành phân tích đất

Có nhiều phương pháp chiết rút nhôm khác nhau. Lean và cộng sự (1959) sử
dụng dung dịch NH4Oac 1M (pH = 4,8). Tại đó, khả năng trao đổi Al3+ là kh cao.
Cùng năm 1959, Coleman và cộng sự sử dụng KCl 1N làm chất chiết rút.
Al3+ và H+ như hình với bóng, do sự thủy phân của Al 3+ tạo ra H+ và ngược lại
H+ lại giải phóng Al3+ trao đổi. Vì thế, sử dụng các dung dịch đệm NH4OAc không
phù hợp với thực tế đất chua vì đã làm che mất yếu tố H + thực của dung dịch đất có
khả năng làm tăng Al3+. Vì vậy, KCl làm chất chiết rút là hợp lý.
Al3+ có lực hấp phụ mạnh và rất khó trao đổi. Vì vậy, phải đảm bảo thời gian
chiết rút và cách chiết rút để có thể xác định Al3+ trao đổi.
2. Phương pháp
2.1. Nguyên tắc
Dung dịch nhôm tạo phức với Eriochrome Cyanide-R ở pH = 6,0 cho hỗn hợp
từ đỏ → hồng ở độ hấp thu λ = 535 nm. Cường độ màu trong giai đoạn phát triển
màu bị ảnh hưởng bởi nồng độ Al 3+, thời gian phản ứng, nhiệt độ, pH, độ kiềm và
nồng độ các ion khác trong mẫu. Để ổn định màu và độ đục, Al 3+ trong mỗi mẫu
được cho tạo phức với EDTA để tạo thành mẫu trắng. Anh hưởng của sắt và mangan
– hai nguyên tố thường có trong nước được loại bỏ bằng cách thêm axít ascorbic.
Khoảng quan sát được của Al3+ nằm trong khoảng 20 – 300 µg/l, nhưng có thể mở
rộng được bằng cách pha loãng mẫu.
2.2. Anh hưởng
Những sai số tiêu cực được gây ra bởi ion F- và polyphotphat. Khi nồng độ F– là
một hằng số, phần trăm sai số giảm khi gia tăng hàm lượng Al 3+. Bởi vì nồng độ F–
thường được biết hoặc có thể được xác định tức thời với kết quả khá chính xác nên ta
có thể hiệu chỉnh hàm lượng Al3+ theo hàm lượng F-. Othophosphat không ảnh hưởng
khi nồng độ <10 mg/l. Anh hưởng của kiềm cũng có thể được loại bỏ bằng một lượng
nhỏ axít cho tới khi qua điểm trung hoà một chút (sử dụng chất chỉ thị metylcam).
Sunphat không ảnh hưởng khi nồng độ ≤ 2000 mg/l
2.3. Xử lý và bảo quản mẫu
Đất phèn sau khi lấy về (lấy theo tầng đất) khoảng 0,5 – 1,0 kg được băm nhỏ
(cỡ 1,0 – 1,5 cm), nhặt sạch, phơi khô trong nhà. Nơi hong mẫu phải thoáng gió và
không có các hoá chất bay hơi. Dùng phương pháp ô chéo góc (xem bi 1) lấy khoảng
500 g đem nghiền, phần còn lại cho vào túi vải cũ để lưu trữ (ít nhất 6 tháng).
3. Dụng cụ và hoá chất
3.1. Dụng cụ
 Chày cối sứ

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 49/55


Thực hành phân tích đất

 Khay inox
 Rây 1 mm
 8 erlen 125 ml
 Máy quang phổ so màu
 Pipet 5 ml, 10 ml ( 1 cái)
 Quả bóp cao su (1)
 Đũa thủy tinh (1)
 1 phễu + 1 becher 100 ml
3.2. Hoá chất
 Dung dịch Al lưu trữ: hoà tan 1,7582 g Kal(SO 4)2.12 H2O trong nước cất,
định mức thành 1000 ml (1ml chứa 0,1 mg Al3+).
 Dung dịch Al chuẩn lm việc (I): hoà tan 10 ml dung dịch Al lưu trữ thành
1000 ml bằng nước cất trong bình định mức. Dung dịch này chỉ sử dụng
trong ngày (1 ml chứa 1µg Al3+).
 Axít ascorbic 0,1 %: hoà tan 0,1 g acid ascorbic trong nước cất, định mức
thành 100 ml. Dung dịch chỉ sử dụng trong ngày.
 Dung dịch đệm pH = 6: hoà tan 136 g natri axetat (CH3COONa.3 H2O)
trong nước cất. Thêm 2,41 g axít axetic 99,8%. Định mức thành 1000 ml.
 Dung dịch thuốc thử lưu trữ: hoà tan 300 mg Eriochrome Cyanide–R trong
50 ml nước cất + 3 ml axít axetíc 99,5%. Định mức thành 100 ml.
 Dung dịch thuốc thử làm việc (II): pha loãng 10 ml dung dịch thuốc thử lưu
trữ thành 100 ml bằng nước cất (sử dụng được 6 tháng)
 Dung dịch chỉ thị metyl cam 0,1 %
 Dung dịch EDTA 0,01 M: hoà tan 3,7 g trong nước và pha loãng thành
1000 ml.
4. Qui trình xác định
4.1. Xây dựng đường chuẩn

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 50/55


Thực hành phân tích đất

Chuẩn bị đường chuẩn của Al theo bảng sau:

Dung dịch ml 0 1 2 3 4 5 6 7
Dung dịch (I) 0 5 10 15 20 25 30 30 ml mẫu
Nước cất 30 25 20 15 10 5 0 0
H2SO4 0,02 N 1 1 1 1 1 1 1 1
Axít ascorbic 1 1 1 1 1 1 1 1
D.dịch đệm 10 10 10 10 10 10 10 10
Dung dịch (II) 5 5 5 5 5 5 5 5
Nước cất Thêm cho đủ 50 ml (sử dụng bình định mức)
C (Al3+) µg 0 5 10 15 20 25 30 X???

Đo độ hấp thu A của các bình ở bước sóng λ = 535 nm trên máy
Spectrophotometer. Vẽ đồ thị liên hệ giữa A và nồng độ Al có trong các ống.

4.2. Chiết rút mẫu

 Cho 10g đất qua rây 2 mm v 50 ml dung dịch KCl 1M vo erlen 250 ml. Lắc
trong vài giây rồi để yên sau 2 giờ.
 Lọc trên giấy lọc. Dùng tiếp 50 ml dung dịch KCl 1M rửa 5 lần trên phễu
(10ml/1 lần). Tất cả dịch lọc cho vào erlen sạch 250 ml.

4.3. Xác định Al3+ bằng phương pháp Eriochrome Cyanin-R

 Lấy 30 ml mẫu hay một lượng thể tích pha loãng thành 30 ml cho vào bình
định mức 50 ml.
 Thêm các hoá chất như chỉ dẫn ở phần 4.1 (xy dựng đường chuẩn)
 Xác định hàm lượng Al3+ có trong thể tích mẫu đã lấy. Từ đó qui đổi về hàm
lượng Al3+ trao đổi trong 100g đất khơ kiệt.

5. Câu hỏi

1. Xác định hàm lượng Al trao đổi có trong mẫu đất.


2. Đánh giá tác động của mẫu đất đối với môi trường.
3. Hãy cho biết vai trò của dung dịch đệm, axít ascorbic.
4. Tác hại của Al trong đời sống và trong nông nghiệp.

Biên soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 51/55

You might also like