You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


……..***…….

BÀI TẬP LỚN


MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ BÀI 4: Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một
thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách
nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của
xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa
trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?

Họ và tên SV: Nguyễn Thị Kim Ngân


Lớp tín chỉ: Đầu tư tài chính BFI63
Mã SV: 11214216
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hào

HÀ NỘI, NĂM 2022


1
MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................3

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................4

I. Khái niệm gia đình, vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay.......4

1. Khái niệm gia đình...........................................................................................4


2. Vị trí của gia đình trong xã hội hiện nay…………………………………….5

3. Chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay.............................................7

II. Liên hệ bản thân………………………………………………………………


8

C. LỜI KẾT………………………………………………………………………9

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................9

2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, xã hội. Gia
đình giữ vai trò trung tâm trong đời sống của mỗi con người, là nơi bảo đảm đời
sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, là một trong những giá trị xã hội quan
trọng bậc nhất của người Á Đông, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi quốc gia thì
gia đình được coi là “một tế bào xã hội có tính sản sinh”. Do vậy sức mạnh trường
tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia
đình. Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào
gia đình tốt. Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình, thì mới có thể
yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại.

Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh
phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tự ý thức được
tầm quan trọng của gia đình, em chọn đề tài: “ Phân tích vị trí của gia đình trong xã
hội ? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để
làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các
giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?” để
nghiên cứu.

Bài làm của em còn nhiều thiếu sót về mặt kiến thức và ngôn từ, mong cô có thể đọc
và góp ý để em hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn cô!

3
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. Khái niệm gia, vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay.

1. Khái niệm gia đình


Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng:
“Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái
tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh
sôi, nảy nở – đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình. Cơ
sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng)
và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái…). Những mối quan hệ này tồn tại trong
sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và
trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý.

Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia
đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình. Quan hệ huyết thống là quan
hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân. Đây là mối
quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với
nhau. Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng,
quan hệ giữa cha mẹ với con cái, còn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà
với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháu v.v..

Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi
(người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháp lý) trong quan hệ
gia đình. Dù hình thành từ hình thức nào, trong gia đình tất yếu nảy sinh quan hệ
nuôi dưỡng, đó là sự quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia
đình cả về vật chất và tinh thần. Nó vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là một quyền
lợi thiêng liêng giữa các thành viên trong gia đình. Trong xã hội hiện đại, hoạt động
nuôi dưỡng, chăm sóc của gia đình được xã hội quan tâm chia sẻ, xong không thể
thay thế hoàn toàn sự chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình.

4
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy
trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi
dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia
đình.

2. Vị trí của gia đình trong xã hội hiện nay

Gia đình là “tế bào của xã hội”.


Điều này chúng ta luôn luôn khẳng định và dù trong hoàn cảnh nào, xã hội nào nó
vẫn luôn luôn đúng. Nó nói lên mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội, quan
hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống của
cơ thể. Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế
bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hòa của xã hội.
Trong mối quan hệ ấy, trình độ phát triển về mọi mặt của xã hội quyết định đến hình
thức, tính chất, kết cấu và quy mô của gia đình. C.Mác nhiều lần lưu ý rằng: tôn
giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật…chỉ là những
hình thức đặc thù của sản xuất và phục tùng quy luật chung của sản xuất. Và thực tế
cũng cho ta thấy, gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát
triển xã hội khác nhau.

Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội.
Nhiều thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình. Xã hội nhận
thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia đình của
người ấy. Nhiều nội dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các
thiết chế xã hội, mà còn thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến con
người; nghĩa vụ và quyền lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác
chung của các thành viên trong gia đình. Qua đó ý thức công dân được nâng cao và
sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có ý nghĩa thiết thực.

Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người.
Trong gia đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn;
trẻ thơ có điều kiện được an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người
lao động có điều kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần…Ở đó, hàng
ngày diễn ra các mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha – con, anh – em,…

5
những người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời. Khi đó, gia đình
thực sự là một tổ ấm thực sự của mỗi con người.

3. Chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay.

Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
ngày càng đòi hỏi trình độ và yêu cầu cao, đó phải là những người “giàu lòng yêu
nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi;
sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”. Gia đình chính “là
môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” để
hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, mỗi con người, góp phần
đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những
chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị
truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất
kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ,
vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy
trong giai đoạn hiện nay.
Có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, gia đình luôn đóng
một vai trò quan trọng. Không thể có một xã hội giàu mạnh, văn minh nếu như
không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy,
xây dựng và phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại là một
trong những yếu tố cốt lõi trong mục tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới
XHCN.

Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng của gia đình đối với xã hội.
Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là

6
chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no,
giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“dân có giàu thì nước mới mạnh “. Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện
nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu
cầu của đời sống.

Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài những
thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao động
cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có nguồn thu
nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hằng ngày. Ví dụ:
giáo viên có thể nhận dạy lớp học thêm, công nhân có thể nhận thêm sản phẩm làm
ngoài giờ, những người nông dân thì có thể tăng gia chăn nuôi, tranh thủ buổi tối bện
chối rơm, đan giậu,... Mỗi gia đình cần luôn có ý thức phấn đấu làm giàu và làm giàu
một cách chính dáng, đồng thời biết cách hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần.
Bên cạnh đó xã hội cũng cần phải có trách nhiệm chăm lo chung cho mọi gia đình
bằng cách phát triển kinh tế, văn hóa có như vậy thì chức năng kinh tế của gia đình
mới có thể hoàn thiện được.

Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh li, duy trì tình cảm gia đình.
Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có tình
yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia đình là nơi để mỗi
được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, cần
bằng tâm lý, giải tỏa ức chế... từ các quan hệ xã hội. Không phải ngẫu nhiên người ta
gọi gia đình với cách gọi yêu thương, trìu mến, ấm áp. Trong gia đình người già
được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan. truyền lại cho con cháu vẫn sống, cách
ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết yêu kính.

Trong gia đình người gia được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại cho
con cháu vốn sống, cách ứng xử dẹp. Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời cha mẹ,
vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau... Ở đó, mỗi người cảm nhận
được sự gần gũi, thân thương từ khoảng sân, mái nhà, chiếc giường... đến những
quan hệ họ hàng thân thiết. Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ có
sự quan tâm, chia sẻ và có sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi
đi một nửa. Điều đó sẽ tạo nên sợi dây vô hình nhưng bèn chặt kết nối nghĩa tỉnh

7
những người trong gia đình, dòng họ, thân tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào
cũng từ đó mà hình thành trong làng xóm, trong xã hội, trở thành nền tảng của tỉnh
yêu quê hương, đất nước, con người.

II. Liên hệ bản thân.

Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm để làm cho
gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị
hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên. Đối với gia đình
mình, em phải tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình: là một người con,
người cháu hiếu thuận với ông bà, cha mẹ. Là người chị gương mẫu với các em. Yêu
thương, giúp đỡ các thành viên trong gia đình.

Em cần có ý thức tự giáo dục bản thân và giáo dục gia đình bằng cách tự hoàn thiện
bản thân, chia sẻ với các thành viên trong gia đình về vai trò và bổn phận của gia đình
đối với xã hội. Việc này sẽ giúp góp vào việc xây dựng con người mới nói chung, vào
việc duy trì, phát triển đạo đức, văn hoá dân tộc nhằm “xây dựng con người Việt
Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện
đại”. Cùng gia đình hướng đến hình tượng gia đình kiểu mẫu ông bà, cha mẹ mẫu
mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.

Góp phần kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục (gia đình - nhà trường - xã
hội) để tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Để xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay, em tự ý thức và phải ngăn chặn, lên án
mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, những hành vi xấu phá hoại gia đình (bạo lực
gia đình, quấy rối, xâm hại trẻ em…). Đồng thời, tham gia các phong trào, tổ chức
cộng đồng bảo vệ gia đình, có ý nghĩa phù hợp với truyền thống, văn hoá dân tộc và
sự phát triển của xã hội. Tự nhận thức và có những hành động thiết thực để thúc đẩy
về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ
nữ và bạo lực gia đình. Đẩy mạnh việc tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi
dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ, chức năng trong gia

8
đình và xã hội.

Xây dựng gia đình Việt Nam là tế bào lành mạnh của xã hội là chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta, là nguyện vọng của tất cả mọi người. Một trong những
biện pháp lớn để thực hiện chủ trương đó là “nâng cao nhận thức và thực hiện nghĩa
vụ gia đình đối với mọi công dân”, xã hội hoá việc xây dựng gia đình dưới chủ nghĩa
xã hội, thực hiện Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Chủ nghĩa xã hội phải thực hiện
xây dựng gia đình mới khác về nhiều mặt so với gia đình truyền thống. Gia đình mới,
hình thành phát triển gắn liền với sự phát triển toàn diện của chủ nghĩa xã hội; đây là
sự cố gắng chung của từng thành viên, từng gia đình, của Nhà nước, địa phương và
các tổ chức xã hội thì mới có thể có gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.

C. LỜI KẾT

Gia đình là tổ ấm thân yêu, là chiếc nôi nuôi dưỡng cả đời người từ khi còn là trẻ thơ
cho đến khi khôn lớn, đến lúc về già có nơi nương tựa và sau những ngày lao động
mệt nhọc là nơi nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, thoải mái tinh thần… Ở đó, hằng ngày
diễn ra các quan hệ thiêng liêng sâu đậm giữa vợ chồng, cha con, anh em, những
người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời. Có rất nhiều vấn đề,
ngoài môi trường gia đình, không ở đâu có thể đáp ứng và giải quyết có hiệu quả hơn.
Chỉ khi nào được sự êm ấm trong gia đình thì mỗi cá nhân mới thực sự yên tâm lao
động và một trong những bất hạnh lớn nhất của con người là lâm vào cảnh vô gia cư,
gia đình lục đục, tan nát hoặc cảnh nghèo đói, khốn cùng…

Vì vậy, việc xây dựng gia đình mới là một trong những vấn đề quan trọng của sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhiều
gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã
hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã
hội nên phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Mỗi cá nhân trong gia đình phải biết tự nhận
thức về vai trò, trách nhiệm của mình với gia đình và với xã hội, đồng thời có những
thành động thiết thực để xây dựng, vun đắp hạnh phúc gia đình, góp phần xây dựng,
phát triển một xã hội văn minh.

9
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) : Bài giảng môn Kinh tế chính trị Mác Lê-nin – TS. Nguyễn Thị Hào
(2) : Giáo trình môn Kinh tế chính trị Mác Lê-nin Bộ Giáo dục và Đào tạo NXB
Chính trị quốc gia Sự thật. Hà Nội, 2019
(3) : Quốc hội, Luật Hôn nhân và Gia đình, 2021.
(4) : [Ebook] Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin PDF (Tái bản lần thứ
hai có sửa chữa bổ sung) – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(5) : C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 3,
tr.41.
(6) : Quốc hội, Luật Hôn nhân và Gia đình, 2014.
(7) : C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 21,
tr.44.

10
__Hết

11
12

You might also like