You are on page 1of 55

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

MÃ MÔN HỌC: GELA220405

THỰC HIỆN: NHÓM 01

LỚP: THỨ 5 TIẾT 4-5

GVHD: TH.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021

Nhóm: 01 ( Lớp thứ 5 – Tiết 4-5)

Tên đề tài: Tình trạng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong giai đoạn hiện
nay ở nước ta. Thực trang và giải pháp

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH TỈ LỆ HOÀN


VIÊN THÀNH

1 Võ Tấn Chính 20145669 100%

2 Phan Quốc Cường 20145307 100%

3 Đào Thị Khánh Duyên 20136063 100%

4 Lê Long Thịnh (lớp thứ 2 18146378 100%


tiết 4-5)

Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
- Trưởng nhóm: Đào Thị Khánh Duyên SĐT: 0947 985 026

Nhận xét của giáo viên

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Ngày 25 tháng 5 năm 2021


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................1
4. Bố cục đề tài............................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM........................3
1.1 Khái quát chung về tội phạm chưa thành niên.................................................3
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên....................................................................3
1.1.2. Khái niệm tội phạm chưa thành niên..............................................................3
1.1.3. Cấu thành tội phạm chưa thành niên.............................................................4
1.1.3.1. Các yếu tố cấu thành tội phạm..............................................................5
1.1.3.2. Đồng phạm và các loại đồng phạm........................................................5
1.1.3.3.................................................................................................................... T
ình huống cụ thể phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm chưa thành niên. .6
1.2. Những quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm chưa thành niên.....10
1.2.1. Các nguyên tắc xử lí đối với người phạm tội chưa thành niên....................11
1.2.2. Quy định cụ thể về tội phạm chưa thành niên tại điều 91 của Bộ luật Hình
sự Việt Nam năm 2015.............................................................................................11
1.2.3. Trách nhiệm hình sự đối vớ tội phạm chưa thành niên...............................12
1.2.4. Các khung hình phạt áp dụng đối với tội phạm chưa thành niên…...........13
1.2.4.1. Cảnh cáo................................................................................................13
1.2.4.2. Phạt tiền.................................................................................................14
1.2.4.3. Cải tạo không giam giữ........................................................................14
1.2.4.4 Tù có thời hạn........................................................................................14
1.2.5. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong một số
trường hợp cụ thể.....................................................................................................15
1.2.5.1. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt theo Điều 54 của Bộ luật Hình sự quy định một
số trường hợp cụ thể................................................................................................15
1.2.5.2. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt................................................17
1.2.5.3. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong
trường hợp phạm nhiều tội......................................................................................17
1.2.5.4. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong
trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.................................................18
1.2.5.5. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong
trường hợp đồng phạm............................................................................................18
1.2.5.6. Miễn, giảm hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội...............18
1.2.5.7. Quyết định hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với người dưới
18 tuổi phạm tội........................................................................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM CHƯA THANH NIÊN TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ.....................21
2.1 Tình trạng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện hiện nay…...........21
2.1.1. Về số lượng các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phạm tội..........22
2.1.2. Về độ tuổi và loại tội mà các bị cáo là người chưa thành niên thực hiện...23
2.1.3. Về mức hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo.....................................24
2.1.4. Các hình thức gây án......................................................................................24
2.2 Nguyên nhân của tình trạng tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện............................................................................................................................ 24
2.2.1. Yếu tố gia đình...............................................................................................24
2.2.2. Nhà trường…..................................................................................................25
2.2.3. Các yếu tố xã hội và sự bùng nổ công nghệ thông tin…..............................27
2.2.4. Do chính bản thân người chưa thành niên…...............................................28
2.3 Các giải pháp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chưa thành
niên............................................................................................................................ 29
C. PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................32
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác
hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Thực tế này đã trở thành mối quan tâm, lo ngại
của chúng ta nói riêng và của nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới
nói chung. Hành vi phạm tội của người chưa thành niên có tác hại to lớn. Tội phạm chưa
thành niên đang diễn ra với tính chất côn đồ, trắng trợn không những gây ra đau thương
cho gia đình nạn nhân mà còn gấy mất trật tự an toàn xã hội, gây hoang mang tâm lí, lo
lắng trong quần chúng nhân dân.
Trước tình hình tội phạm diễn biến khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu về
tội phạm nói chung và tội phạm chưa thành niên nói riêng là vấn đề hết sức cấp bách
nhằm tìm ra nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi gây án, đưa ra những giải pháp có
cơ sở lí luận và thực tiễn góp phần nâng cao tinh thần đấu tranh chống tội phạm nói chung
và tội phạm chưa thành niên nói riêng. Để góp phần đấu tranh trong công tác phòng chống
tội phạm hiện nay cũng như việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm chưa thành niên,
nhóm chúng em đã thống nhất chọn đề tài “Tình trạng tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Thực trạng và giải pháp” làm đề
tài tiểu luận.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nắm rõ cái khái niệm cơ bản liên bản đến việc vi pháp pháp luật của người chưa thành
niên, tình hình tội phạm chưa thành niên, từ đó tìm ra nguyên nhân, khái quát chung về
thực trạng và hậu quả để tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội. Trên
cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần vào việc phòng ngừa và ngăn chặn
hành vi phạm tội của người chưa thành niên ở nước ta hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và
đưa ra những nhận xét, đánh giá.
Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và
tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn.
1
4. Bố cục đề tài
Bài tiểu luận gồm 2 chương chính
Chương 1: Những vấn đề chung về tội phạm chưa thành niên phạm tội trong luật
Hình sự Việt Nam
Chương 2: Thực trạng của tội phạm chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay và các
giải pháp hạn chế

2
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về tội phạm chưa thành niên
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên
Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và
tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Người
chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, thiếu kinh nghiệm
sống, chưa có khả năng đánh giá đúng đắn sự việc, nhất là đối với những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, thì chưa nhận thức được đầy đủ tính chất của nó, không lường hết được
hậu quả của nó.
1.1.2. Khái niệm tội phạm chưa thành niên
Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là phạm tội. Đây là chủ thể của tội phạm nhưng cũng
là đối tượng được bảo vệ đặc biệt. Theo khoản 2 điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đó, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì sẽ phải chia thành các mốc độ tuổi
khác nhau:
+ Dưới 14 tuổi
+ Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
+ Từ đủ 16 tuổi trở lên.
Sau khi đã xác định được độ tuổi thực tế của người chưa 18 tuổi phạm tội thì sẽ đối
chiếu theo quy định tại Điều 12 nêu trên để xác định xem người này có phải chịu trách
nhiệm hình sự hay không.

3
Từ đó ta có thể suy ra, tội phạm do người chưa thành niên gây ra là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được thực hiện bởi người dưới 18 tuổi và người đó phải chịu trách nhiệm hình
sự tương ứng với hành vi và lỗi của mình theo phán xét của cơ quan tiến hành tố tụng.
1.1.3. Cấu thành tội phạm chưa thành niên
1.1.3.1. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể
được quy định trong Luật Hình sự. Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ bốn yếu tố: Yếu tố
khách thể, yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan và chủ thể.
- Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm
xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
- Khách quan của tôi phạm: là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm. Mặt khách
quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do tội phạm
gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra
thời gian, địa điểm công cụ phương tiện thực hiện tội phạm.
- Mặt chủ quan của tội phạm: là những biểu hiện bên trong của tội phạm, là thái độ
tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ,
mục đích của tội phạm.
- Chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, mà theo quy
định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó. Chủ thể của tội phạm phải
là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật
Hình sự.
Cấu thành tội phạm có ý nghĩa làm rõ đặc điểm pháp lý của tội phạm, có tác dụng định
tội cho tội phạm xảy ra và để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Nếu chỉ dừng lại
ở nghiên cứu tôi phạm mà không nghiên cứu cấu thành tội phạm thì không thể truy cứu
trách nhiệm hình sự người phạm tội. Vì vậy muốn định tội chính xác phải nắm vững cấu
thành tội phạm.

4
1.1.3.2. Đồng phạm và các loại đồng phạm

Căn cứ pháp lý của đồng phạm

Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành
ngày 01/01/2018 (gọi tắt là Bộ luật Hình sự) quy định về đồng phạm như sau:
- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm.
- Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người
giúp sức.
- Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của
người thực hành"(Điều 17).

Các loại đồng phạm:

- Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi của người thực hành
có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm. Hành vi của người tổ chức, giúp sức, xúi giục
chỉ có thể gây ra thiệt hại cụ thể, thực tế cho xã hội thông qua hành vi của người thực
hành
- Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong
mối quan hệ với những người đồng phạm khác, người tổ chức là người có sáng kiến thành
lập hoặc đứng ra thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều kiển hoạt động của nhóm đó.
Chính vì vậy hành vi của người tổ chức được xem là nguy hiểm nhất trong đồng phạm.
- Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Thông thường, hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn so với hành vi của người tổ
chức. Nhưng tùy vào trường hợp cụ thể mà nó có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm
hơn hành vi của người thực hành.
- Người giúp sức: là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực
hiện tội phạm. So với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành thì
hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn. Vì
5
hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực
hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm.
1.1.3.3. Tình huống cụ thể phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm chưa thành niên
Tình huống: X (17 tuổi) và P (19 tuổi) rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi
người
mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thỏa thuận người nào phát hiện có thú dữ,
trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay
mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động, cách X
khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về
phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau
đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm
xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi.
Phân tích:

*Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân,
đây là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền
sống quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đối tượng của tội này là những chủ thể
có quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng. Đó là những người đang sống, những
người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người – thực thể tự nhiên
và xã hội. Như vậy, trong tình huống trên X tước đoạt tính mạng của P, xâm phạm tới
quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ.

*Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan của tội phạm: Trong tình huống trên thì X và P rủ nhau đi
săn thú rừng và hai người thỏa thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt
sáo 3 lần nếu không thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau đó X lên phía đồi còn P xuống khe
cạn. Và khi X nghe thấy có tiếng động, đã X huýt sáo 3 lần nhưng không nghe thấy phản
ứng gì của P. X bật đèn soi về phìa có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên
nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X xách súng chạy đến thì phát hiện là P đã bị trúng đạn

6
nhưng chưa chết hẳn. X vội vã đưa P đi đến trạm xá địa phương nhưng P đã chết trên
đường đi

7
cấp cứu. Như vậy, hành vi của X do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn
nên đã để đạn lạc vào người P làm cho P chết.
+ Hậu quả của tội phạm: Trong tình huống trên thì hành vi của X đã gây ra hậu quả
làm cho P chết. Tuy nhiên khi đó X lại rơi vào độ tuổi chưa thành niên.
+ Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: Trong tình huống trên
thì hậu quả chết người của P là do hành vi của X gây ra. Đó là X nhằm bắn về phía con
thú nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho P chết, như vậy nguyên nhân P chết là do
hành vi bắn súng của X vào người P.
*Mặt chủ quan của tội phạm: Trong trường hợp này, X phạm tội vô ý làm chết người
với lỗi vô ý vì quá tự tin. Bởi vì X tuy thấy hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết
người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả
chết người đó.
*Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người
có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Trong khuôn khổ của tình huống
đã cho thì là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Với
trường hợp trên thì X chỉ mới 17 tuổi và đang phạm tội trong độ tuổi chưa thành niên.
Từ những phân tích về các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên, xét thấy có đủ cơ sở để
kết luận X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Ngoài ra, trong trường hợp này X sẽ bị phạt hành chính vì
sử dụng vũ khí cấm tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã
hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên vì rơi vào độ tuổi chưa thành niên phạm tội, đối với trường hợp của X thì mức
hình phạt mà người phạm tội phải chịu là cao nhất 18 năm tù (trường hợp người đó từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi), hoặc tối đa 16 năm tù (trường hợp người đó từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi). Tuy nhiên, đối với trường hợp của X, trong quá trình xét xử thì ngoài yếu tố
độ tuổi, Tòa án cũng có thể xem xét các yếu tố giảm nhẹ hình phạt khác cho người phạm
tội (có thể dưới mức thấp nhất của khung hình phạt), các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự hoặc các tình tiết khác mà Tòa án xét là
8
hợp lý

9
1.2 Những quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm chưa thành niên

1.2.1. Các nguyên tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội

So với Bộ luật Hình sư năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) có sự thay đổi về tên gọi từ “người chưa thành niên” thành “người dưới 18 tuổi” và
đề cao nguyên tắc bảo vệ lợi ích tốt nhất khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội. Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định bảy nguyên tắc xử lý đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt
nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai
lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18
tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Bảo đảm lợi ích tốt nhất và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ người dưới 18
tuổi phạm tội là trong mọi tình huống, mọi trường hợp Cơ quan tiến hành tố tụng và
người tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện và áp dụng các biện pháp phi hình phạt đối
với họ. Các cơ quan tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử phải xác định độ tuổi
của người phạm tội. Tuổi càng ít thì khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã
hội càng hạn chế, ngay cả khi đối với những người cùng độ tuổi, không phải người nào
cũng có khả năng nhận thức như nhau, người ở thành phố nhận thức khác người ở vùng
sâu, vùng xa, người có trình độ văn hóa cao nhận thức khác người có trình độ văn hóa
thấp …
Nguyên tắc thứ hai: Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm
hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này.
Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các trường hợp được miễn hoặc có thể
được miễn trách nhiệm hình sự đối với bất cứ người nào không phân biệt người dưới 18

10
tuổi hay trên 18 tuổi. Tuy nhiên, đối với người dưới 18 tuổi thì việc miễn trách nhiệm
hình

11
sự, ngoài các quy định tại Điều 29 của Bộ luật Hình sự thì Cơ quan tiến hành tố tụng còn
phải căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự.
Các trường hợp mà người dưới 18 tuổi có thể được miễn trách nhiệm hình sự gồm:
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm
trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều
248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy);
Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma
túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản
2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều
134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141
(tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua
bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản);
Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma
túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép
chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này.
– Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ
án.
Nguyên tắc thứ ba: Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ
trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội
phạm. Đây là nguyên tắc đã được quy định từ Bộ luật Hình sự năm 1985, khi hành vi
phạm tội của họ ở mức độ nghiêm trọng nhất định, nhân thân xấu và xét thấy việc áp dụng
các biện pháp giáo dục và tác động khác của xã hội không đủ hiệu lực để phòng ngừa
riêng và phòng
ngừa chung thì mới tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nguyên tắc thứ tư: Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18
12
tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện
pháp

13
quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định
tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
Nội dung nguyên tắc này đòi hỏi các Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới
18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng một trong các
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại trường giáo dưỡng nhưng không có hiệu
quả. Như vậy, trước khi Tòa án áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thì phải áp
dụng các biện pháp không phải là hình phạt trước. Tuy nhiên, trên thực tế Tòa án chỉ cân
nhắc và xem xét tính chất mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội để
quyết định có áp dụng hình phạt hay không. Nếu xét thấy không cần áp dụng hình phạt thì
mới áp dụng các biện pháp giáo dục khác.
Nguyên tắc thứ năm: Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới
18 tuổi phạm tội.
Đây là nguyên tắc xử lý, đồng thời cũng là căn cứ quyết định hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội được quy định từ Bộ luật Hình sự năm 1985 và được nhắc lại tại Bộ
luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 2015, thể hiện thái độ của Nhà nước ta
dứt khoát không áp dụng hình phạt tử hình và chung thân đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội; quy định này thể hiện được nguyên tắc không lấy trừng trị là mục đích của hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Nguyên tắc thứ sáu: Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới
18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng
răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức
án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với
thời hạn thích hợp ngắn nhất. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18
tuổi phạm tội.
Đây cũng là nguyên tắc xử lý, đồng thời cũng là căn cứ quyết định hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội. Nội dung của nguyên tắc này cũng tương tự như nguyên tắc

14
quy định tại khoản 4 Điều 91 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, đây là căn cứ áp dụng hình phạt
tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Như vậy, Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định rõ hơn khi nào thì cần thiết áp dụng hình
phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Còn tại Bộ luật Hình sự 1999 lại không quy
định rõ khi nào sẽ áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều này
đã làm cho việc áp dụng hình phạt tù ở người chưa thành niên phạm tội một cách tràn lan,
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người chưa thành niên phạm tội.
Trong Bộ luật Hình sự 2015 đã bỏ đi phần “không áp dụng hình phạt tiền đối với
người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi” mà trong Bộ luật Hình
sự 1999 có quy định tại khoản 5 Điều 69. Hình phạt tiền quy định trong Bộ luật Hình sự
1999 và Bộ luật Hình sự 2015 tùy trong từng trường hợp mà được coi là hình phạt chính
hoặc hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, hình phạt tiền
được xem là hình phạt chính, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Như vậy,
chỉ cần là người dưới 18 tuổi phạm tội, tùy theo mức độ tội phạm, nhân thân người phạm
tội mà có thể áp dụng hình phạt tiền. Quy định mới này nhằm hạn chế việc áp dụng hình
phạt tù đối với người dưới 18 tuổi đồng thời việc ápdụng phạt tiền đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trong những trường hợp này vẫn đảm bảo đạt được mục đích của hình phạt.
Nguyên tắc thứ bảy: Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không
tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Việc không quy định đối với người chưa đủ 16 tuổi bị coi là tái phạm hoặc tái phạm
nguy hiểm cũng là thể hiện nguyên tắc không coi việc trừng trị là mục đích đối với người
dưới 16 tuổi và tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường trong cuộc sống trước
mắt và lâu dài, vì đối với người chưa đủ 16 tuổi còn cả một tương lai phía trước.

1.2.2. Quy định cụ thể về tội phạm chưa thành niên tại điều 91 của Bộ luật Hình sự
Việt Nam năm 2015

Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi quy định về miễn trách nhiệm
hình sự tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999 theo hướng chi tiết, cụ thể hơn như
sau: “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều
15
tình

16
tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các
biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm
trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều
248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy);
Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma
túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại
khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người);
Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua
bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều
171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội
tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251
(tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật
này.

“Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ
án”.

Khoản 4 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi nguyên tắc: “Khi xét xử, nếu
thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì
Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 71 của Bộ luật
này” tại khoản 4 Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999 thành “Khi xét xử, Toà án chỉ áp
dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc áp dụng một trong
các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo
dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa”.

1.2.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa thành niên

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những
tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

17
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134,
141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265,
266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm: tội cố ý cũng như tội vô ý; tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất
nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy
định chủ thể của tội phạm đó là người đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người dưới 18 tuổi
phạm tội được hưởng chính sách hình sự giảm nhẹ theo những quy định của Chương XII
Bộ luật Hình sự năm 2015 (xem bình luận Chương XII Bộ luật Hình sự năm 2015).

Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được
quy định tại một trong các điều luật đã được giới hạn tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình
sự. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm 02 tội danh được quy định tại Điều
123, 168 Bộ luật Hình sự (khoản 3 Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015).

1.2.4. Các khung hình phạt áp dụng đối với tội phạm chưa thành niên

1.2.4.1 Cảnh cáo

Đây là hình phạt nhẹ nhất được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Cảnh
cáo là “biện pháp công khai lên án, phê phán đối với người phạm tội… được tòa án tuyên
trong bản án…”. Hình phạt cảnh cáo tuy không tước đi tự do nhưng thể hiện sự lên án
của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà người dưới 18 tuổi đã gây ra và ít nhiều tác
động đến nhận thức, suy nghĩ của người bị kết án, giúp họ nhận thức được sai lầm để sửa
chữa.

Điều 34 của Bộ luật Hình sự quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít
nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Điều
12 của Bộ luật Hình sự quy định: “người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về mọi tội phạm”, còn “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
18
hình

19
sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong
các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249,
250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”. Như vậy,
hình phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm
tội vì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm ít nghiêm trọng

1.2.4.2 Phạt tiền

Phạt tiền là “buộc người bị kết án phải nộp sung quỹ nhà nước khoản tiền nhất định”.
Theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật Hình sự thì hình phạt tiền được áp dụng là hình
phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu người đó có thu
nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
phạm tội không quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định.

1.2.4.3 Cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ là “buộc người phạm tội phải tự cải tạo dưới sự giám sát của cơ
quan nhà nước hoặc tổ chức nơi họ làm việc hoặc cư trú qua việc phải thực hiện những
nghĩa vụ nhất định”. Ngoài ra cũng cần lưu ý, khác với việc áp dụng hình phạt cải cải tạo
không giam giữ đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội, trong quá trình áp dụng hình
phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án không khấu trừ
thu nhập của người phạm tội, kể cả trong trường hợp người đó có thu nhập hoặc có tài sản
riêng. Thời hạn cải tạo không giam giữ có thể áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội cũng được giới hạn không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định.

1.2.4.4 Tù có thời hạn

Tù có thời hạn là “phạt tù có khoảng thời gian xác định”. Khoản 5 Điều 91 Bộ luật
Hình sự quy định một trong những nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội là “không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình” nên tù có thời hạn là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất mà Tòa án được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
20
tội.

21
Mức phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định thấp hơn
đáng kể so với mức phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên
phạm tội. Cụ thể:
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng
quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng
quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy, Bộ Luật Hình sự đã quy định mức phạt tù có thời hạn tối đa mà Tòa án được
áp dụng đồng thời phân hóa theo 02 độ tuổi khác nhau của người dưới 18 tuổi phạm tội
chứ không quy định mức phạt tù có thời hạn tối thiểu. Tuy nhiên cần lưu ý, mức phạt tù
có thời hạn tối thiểu được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải nằm trong
mức phạt tù có thời hạn tối thiểu được áp dụng đối với người phạm tội theo quy định tại
Điều 18 của Bộ Luật Hình sự là 03 tháng

1.2.5. Quyết định xử phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong một số
trường hợp cụ thể
1.2.5.1. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt theo Điều 54 của Bộ luật Hình sự quy định một số trường
hợp
– Quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít
nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
– Quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với
người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không
22
đáng kể.

23
– Trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 54 của Bộ
luật Hình sự nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là
khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Đây là quy định thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, khoan hồng và đáp ứng yêu cầu
cá thể hóa hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp họ có nhiều
tình tiết giảm nhẹ.
1.2.5.2. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường
hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Đây là các quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 so với Bộ luật Hình sự năm
1999. Theo đó, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đặc biệt là
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc
phạm tội chưa đạt được Tòa án cân nhắc rất cẩn thận và phải bảo đảm quy định tại khoản
1 Điều 57 của Bộ luật Hình sự.
– Trường hợp người dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội
+ Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội mà Tòa án bắt buộc
phải áp dụng hình phạt đối với họ thì mức hình phạt cao nhất không quá 1/3 mức hình
phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều
luật được áp dụng.
+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội thì mức hình phạt cao
nhất không quá 1/2 mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi
chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
– Trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt
+ Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng đối với họ không quá 1/3 mức hình phạt cải tạo không giam giữ quy
định tại Điều 100 và không quá 1/3 mức hình phạt tù có thời hạn quy định tại Điều 101
của Bộ luật Hình sự.
+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng đối với họ không quá 1/2 mức hình phạt tiền quy định tại Điều 99,
24
không

25
quá 1/2 mức hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại Điều 100 và không quá 1/2
mức hình phạt tù có thời hạn quy định tại Điều 101 của Bộ luật Hình sự.
1.2.5.3. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường
hợp phạm nhiều tội
Điều 103 của Bộ luật Hình sự quy định, khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi
phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt
chung theo quy định tại Điều 55. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời
hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm đối với người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và không quá 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi khi phạm tội.
– Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội mà có tội được thực hiện trước khi đủ 16
tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì tổng hợp hình phạt như sau:
+ Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi
nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi
thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 103 của Bộ luật Hình sự.
+ Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi
nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình
phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 103 của Bộ luật Hình sự.
– Đối với người phạm nhiều tội mà có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội
được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì tổng hợp hình phạt như sau:
+ Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi
nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ
18 tuổi thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại
khoản 1 Điều 103 của Bộ luật Hình sự.

26
+ Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi
nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì
hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.
1.2.5.4. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường
hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
Đây là trường hợp một người dưới 18 tuổi phạm tội đang phải chấp hành một bản án
mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này. Trong trường hợp này,
việc tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được thực hiện theo quy định
tại các Điều 55 và 56 của Bộ luật Hình sự như đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm
tội nhưng không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 103. Cụ thể:
– Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp
dụng không quá 03 năm.
– Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội
và không được vượt quá 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm
tội.
1.2.5.5. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường
hợp đồng phạm
Đồng phạm “là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Ngoài việc bảo đảm các nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 91, việc áp dụng hình phạt đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp đồng phạm còn phải bảo đảm quy định
tại Điều 58 của Bộ luật Hình sự như sau:
(1) Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính
chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
(2) Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người
đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
1.2.5.6. Miễn, giảm hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
– Miễn hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Miễn hình phạt là “không buộc
người bị kết án phải chịu hình phạt”. Bộ luật Hình sự không có quy định riêng về phạm
27
vi, điều kiện miễn hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Vì vậy, việc miễn hình
phạt

28
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được thực hiện tương tự như đối với người từ đủ 18
tuổi trở lên phạm tội quy định tại Điều 59. Theo đó, người dưới 18 tuổi phạm tội phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã thực hiện nhưng được miễn hình phạt nếu
đáp ứng đủ các điều kiện.
(1) Có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự
hoặc phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không
đáng kể.
(2) Đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình
sự.
– Giảm hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Việc giảm hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm động viên, khuyến khích họ tích cực sửa chữa sai lầm,
trở thành người ích cho xã hội. Theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Hình sự thì việc
giảm hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được thực hiện như sau:
(1) Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có
tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối
với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít
nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
(2) Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập
công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành
phần hình phạt còn lại.
(3) Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc
biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công
lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc
miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.
1.2.5.7. Quyết định hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với người dưới 18
tuổi phạm tội
Án treo là “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”. Việc áp dụng hình
phạt tù nhưng cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng án treo được áp dụng tương
tự như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội quy định tại Điều 65 của Bộ luật Hình
29
sự năm

30
2015 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/ NQ-HĐTP ngày 15-5-2018 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Theo đó, người dưới 18 tuổi phạm tội bị xử phạt tù
không quá 03 năm, nếu Tòa án căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết
giảm nhẹ, xét thấy không cần phải bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì cho họ hưởng án
treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm. Người được Tòa án cho hưởng
án treo phải chấp hành các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi
hành án hình sự, nếu đã chấp hành được 1/2 thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì
theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết
định rút ngắn thời gian thử thách.

31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM CHƯA THANH NIÊN TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ

2.1 Tình trạng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện hiện nay
Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống thống kê thống nhất với các số liệu
đáng tin cậy về tình hình người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật, bao gồm cả vi phạm hành
chính và phạm tội hình sự để làm cơ sở đánh giá một cách chính xác thực trạng người
dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật. Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an,
trung bình mỗi năm có ít nhất 13.000 người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật. Phần lớn vi
phạm pháp luật do người dưới 18 tuổi thực hiện là vi phạm hành chính, trung bình chiếm
gần 63%. Trong giai đoạn 2013-2019, số vụ vi phạm hành chính do người dưới 18 tuổi
thực hiện giảm mạnh (66%), trong khi số vụ phạm tội hình sự giảm với tốc độ chậm hơn
nhiều (gần 35%). Điều đó khiến cho tỷ trọng các vụ phạm tội hình sự trên tổng số vi
phạm pháp luật do người dưới 18 tuổi thực hiện lại tăng lên.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng số liệu nêu trên chưa phản ảnh đầy đủ tình hình người dưới
18 tuổi vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính. Từ năm 2014 đến nay, việc theo
dõi tình hình xử lý vi phạm hành chính đã được cải thiện và những số liệu do Cục Quản
lý, xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết số người
dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật trung bình mỗi năm có thể lên đến 18.000 người. Trong
thời gian tới, nguồn số liệu này cần được nhanh chóng tích hợp với các số liệu người dưới
18 tuổi phạm tội hình sự để có thể đánh giá chuẩn xác về tình hình người dưới 18 tuổi vi
phạm pháp luật.
Trong số vụ vi phạm pháp luật do người dưới 18 tuổi thực hiện, các hành vi xâm phạm
sở hữu là phổ biến nhất (gần 46%), đặc biệt là trộm cẳp tài sản (gần 38%). Các hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác chiếm hơn 18% trên
tổng số vi phạm. Đi sâu vào nghiên cứu số liệu phạm tội hình sự, gần 71% người dưới 18
tuổi bị khởi tố về một trong bốn tội danh sau: Trộm cắp tài sản (34%), cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (16,8%), cướp tài sản (11,9%), và
cướp giật tài sản (8,1%).

32
Khoảng 96% người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật là nam và vi phạm lần đầu. Trong
giai đoạn 2013-2019, số người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật từ hai lần trở lên giảm.
Nhiều người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật do đồng phạm với người
trên 18 tuổi, kể cả với chính cha mẹ mình. Gần 21% người dưới 18 tuổi bị khởi tố có hoàn
cảnh gia đình không thuận lợi như có bố hoặc mẹ đã bị phạt tù hoặc đang bị giam giữ, cải
tạo, bố mẹ ly dị, không có bố hoặc mẹ hoặc đi lang thang.
Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã có những tiến
bộ vượt bậc trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến phòng ngừa,
xử lý, phục hồi tái hòa nhập cộng đồng cho người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật. Tổng
hòa những quy định mới này của pháp luật đã cho thấy một xu hướng cải cách rõ rệt
nhằm xây dựng một hệ thống tư pháp người dưới 18 tuổi toàn diện, hiệu quả, thân thiện
và có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.

2.1.1. Về số lượng các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phạm tội
Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an thì, trong ba năm từ 2016 đến
2018 toàn quốc đã phát hiện 13.794 vụ với 20.367 đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm
tội. Trong các tội danh mà người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể thống kê một số tội danh
như sau: Giết người là 183 vụ với 293 đối tượng; Cướp tài sản là 475 vụ với 830 đối
tượng; Cưỡng đoạt tài sản là 88 vụ với 111 đối tượng; Cố ý gây thương tích là 2017 vụ
với 3797 đối tượng; Trộm cắp tài sản là 5565 vụ với 7611 đối tượng; Cướp giật tài sản là
505 vụ với 627 đối tượng.
Ngoài các tội danh nêu trên, người dưới 18 tuổi còn phạm các tội khác với 4961 vụ,
10.895 đối tượng. Trong số vụ phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện thì số vụ do
người dưới 14 tuổi gây ra chiếm 6%, số vụ do người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi gây ra
chiếm 23%, còn lại số vụ do người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thực hiện là 71%.
Trong những năm qua, ngành Tòa án đã hết sức chú ý đảm bảo về chất lượng xét xử
đối với các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự do người chưa thành niên thực
hiện nói riêng, ngoài xét xử tại trụ sở Tòa án, các Tòa án địa phương cũng tăng cường
công tác xét xử lưu động các vụ án điểm do người chưa thành niên thực hiện, nhằm tăng

33
cường công

34
tác giáo dục, phổ biến pháp luật, góp phần phòng ngừa tình trạng thanh, thiếu niên phạm
tội. Cụ thể từ năm 2016 đến tháng 6/2019, toàn Hệ thống Tòa án thụ lý 8.129 vụ với
10.923 bị cáo là người dưới 18 tuổi (năm 2016 là 2653 vụ với 3494 bị cáo; 2017 là 2119
vụ với 2688 bị cáo; 2018 là 2265 vụ với 3176 bị cáo và 06 tháng đầu năm 2019 là 1092
vụ với 1565 bị cáo). Đã xét xử được 7014 vụ với 9188 bị cáo (năm 2016, 2424 vụ với
3169 bị cáo; năm 2017, 1878 vụ với 2374 bị cáo; 2018, 1800 vụ với 2483 bị cáo và 06
tháng đầu năm 2019 là 912 vụ với 1262 bị cáo). Trong số các bị cáo bị đưa ra xét xử, có
độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi là 284 chiếm 3% còn lại là ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18
tuổi chiếm 97%, về giới tính có 186 bị cáo là nữ giới còn lại là nam giới.
Như vậy, số lượng các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện trong ban năm được đưa
ra xét xử chỉ chiếm 51% (7037 vụ/ 13.794 vụ) số bị cáo chỉ chiếm 46% tổng số người
dưới 18 tuổi phạm tội (9358 bị cáo/ 20.367 đối tượng phạm tội). Nếu chỉ thông qua số
liệu xét xử hàng năm như trên thì chúng ta thấy có tín hiệu đáng mừng vì số vụ án và số bị
cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội có chiều hướng giảm, (năm 2016 là 3169 bị cáo, năm
2017 là 2374 bị cáo, năm 2018 là 2383 giảm so với 2016 là 786 bị cáo bằng 24,8%) . Phải
chăng đây chính là hiệu quả của công tác xét xử đã có tác dụng trong công tác phòng
ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội.
Tuy nhiên, chúng ta lại thấy tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội được đưa ra xét xử ít
hơn rất nhiều so với người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật bị phát hiện như đã phân tích ở
trên. Chính vì vậy, cũng chưa thể khẳng định chính xác hiệu quả của công tác phòng ngừa
người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua công tác xét xử của Tòa án là bao nhiêu phần
trăm! Cũng thông qua số liệu người dưới 18 tuổi phạm tội được phát hiện và số liệu người
dưới 18 tuổi được đưa ra xét xử thì thấy nguy cơ số trẻ em phạm tội đang “gia tăng và trẻ
hóa” đang trong tình trạng báo động bởi lẽ: Số người dưới 18 tuổi phạm tội không đưa ra
xét xử được chiếm 59%.
2.1.2. Về độ tuổi và loại tội mà các bị cáo là người chưa thành niên thực hiện
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao thì thấy số người chưa thành niên phạm
tội chủ yếu ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm 97% (9074 bị cáo), từ 14 đến dưới 16
tuổi chiếm 3 % (284 bị cáo). Những loại tội mà các bị cáo là người chưa thành niên thực
35
hiện

36
tập trung nhiều ở các tội như: “cố ý gây thương tích”, “trộm cắp tài sản”, “cướp tài sản”,
“giết người”, “cướp giật tài sản” chiếm 87% tổng các loại tội như đã phân tích ở phần
trên.
2.1.3. Về mức hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo
Năm 2019, việc quyết định hình phạt khi xét xử đối với người chưa thành niên phạm
tội của hệ thống Tòa án đã vận dụng thì mức hình phạt từ 15 đến 18 năm chỉ có 27 bị cáo
chiếm 0,29%, từ 7 đến 15 năm có 248 bị cáo chiếm 2,7%, từ 3 đến 7 năm có 993 bị cáo
chiếm 10,6%, dưới 03 năm có 4782 bị cáo chiếm 51% và số bị cáo được hưởng án treo và
cải tạo không giam giữ là 2803 bị cáo chiếm 30,5%. Số bị cáo được áp dụng các loại hình
phạt khác không phải là hình phạt tù là 505 bị cáo chiếm 3,6%. Nhìn chung hình phạt phổ
biến được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong thời gian qua tập trung ở
mức dưới ba năm và án treo. Có thể thấy mức hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội chủ yếu là mang tính giáo dục thể hiện sự nhân đạo của pháp luật xã hội chủ
nghĩa, đã được quy định cụ thể trong Chương XII những quy định đối với người dưới 18
tuổi phạm tội của Bộ luật hình sự.
2.1.4. Các hình thức gây án
Phần lớn những đối tượng phạm tội chưa có tiền án, tiền sự, đang cắp sách đến trường
nhưng hành vi phạm tội lại hết sức dã man. Đáng chú ý là thanh, thiếu niên phạm các tội
như cướp của, cưỡng đoạt tài sản công dân, hiếp dâm, giết người, sử dụng và mua bán trái
phép chất ma tuý… ngày càng nhiều. Thực trạng trên đây đang là mối lo của toàn xã hội
và các bậc cha mẹ trong việc quản lý và giáo dục con cái.
2.2 Nguyên nhân của tình trạng tội phạm do người chưa thành niên
1.2.1. Yếu tố gia đình
Gia đình bao giờ cũng là môi trường ảnh hưởng đầu tiên và xuyên suốt quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Người chưa thành niên luôn
chịu tác động bởi không khí thương yêu, hòa thuận, đùm bọc trong gia đình và cũng chịu
sự ảnh hưởng cực lớn từ cách thức xử sự và mối quan hệ của cha mẹ họ với nhau, với các
thành viên ruột thịt khác. Cha mẹ họ luôn là hình ảnh mẫu mực về người lớn, người chịu
trách nhiệm đối với gia đình và xã hội... nên người chưa thành niên có chiều hướng giống
37
các đức tính của cha mẹ mình nhiều hơn là không giống họ. Dù tự giác hay không tự
giác, thì

38
người chưa thành niên vẫn học theo cách ứng xử mà họ thấy từ cha mẹ bộc lộ trong cuộc
sống thường ngày, cho nên họ thường tin vào việc làm chứ không phải vào lời nói.
Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, lối
sống vô đạo đức và thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh
chửi nhau, đánh bạc, nghiện rượu, nghiện ma túy, buôn lậu, trộm cắp, tham ô..., các em
dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dẫn tới đồng
lõa với hành vi phạm pháp. Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao,
sớm có khả năng đánh giá đúng, sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó.
Trên thực tế, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là người tốt, có đủ kiến thức và trình độ
hiểu biết nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc không có điều kiện
giáo dục chúng. Có người ỷ lại cho nhà trường, một số mải lo làm ăn, kiếm sống hoặc
phải đi công tác trong một thời gian dài. Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú,
một trong hai người chết hoặc vì lý do nào đó phải xa cách dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi,
thiếu sự dạy dỗ và tình thương gia đình. Những đứa trẻ không được chăm sóc và dạy dỗ
chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, thậm chí bất cần. Chúng dễ dàng phạm
tội khi bị rủ rê, lôi kéo...
Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc
hành hạ, đánh đập hoặc dùng các nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi,
cha mẹ đánh; khi cha mẹ buồn bực, lo lắng cũng trút đòn roi lên đầu con cái. Nhiều đứa
trẻ bị bạo hành đã nghĩ rằng bố mẹ và gia đình không còn yêu thương, che chắn và bảo vệ
mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng tâm lý, tự ti,
khóhòa nhập, nhiều em trở nên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình.
Chính trong hoàn cảnh này, trẻ dễ bị những kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện
những hành vi trái pháp luật, trong đó có tội trộm cắp, cướp giật.
Như vậy, môi trường gia đình lành mạnh sẽ là yếu tố quyết định tạo cho con cái những
điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách.
2.2.2. Nhà trường
Sau tổ ấm gia đình thì nhà trường là “gia đình” thứ hai của đa số người chưa thành
niên có điều kiện sống bình thường. Sau cha mẹ, thầy cô và bạn học là người ảnh hưởng

39
mạnh đến quá trình hình thành tính cách của người chưa thành niên. Môi trường nhà
trường cũng là nơi người chưa thành niên trải nghiệm nhận thức và thái độ giao tiếp với
cộng đồng. Nhà trường là nơi đầu tiên người chưa thành niên được tự do vượt ra sự che
chở và điều khiển của cha mẹ, họ phải học cách tự đưa ra quyết định, suy nghĩ cho bản
thân và có trách nhiệm về các hành động của mình. Đây cũng là giai đoạn, mà theo
nghiên cứu tâm lý là “đầy rẫy những mơ hồ, hụt hẫng và mâu thuẫn” và, khi vượt qua
được các rối loạn này, người chưa thành niên mới có khả năng trưởng thành, độc lập, có
khả năng cho/nhận và liên kết với người khác.
Có thể nói, trong mối quan hệ với gia đình và nhà trường, nhân cách và hành vi xử sự
của người chưa thành niên như một sợi dây đàn hồi (dễ thay đổi), được căng ra giữa hai
đầu gia đình và trường học. Nếu sự quản lý ở hai đầu vừa phải, đúng đắn, tính cách và
hành vi xử sự của người chưa thành niên được phát triển ổn định bình thường như mong
muốn. Nếu hai đầu quản lý căng mạnh theo chiều ngược nhau thì kết quả tất yếu là sợi
dây nhân cách sẽ dễ “đứt”. Đã có không ít trường hợp, do gia đình người chưa thành niên
đã đặt ra những “chỉ tiêu” phấn đấu quá cao so với năng lực của người chưa thành niên và
nhà trường cũng đề ra chỉ tiêu học tập quá nhiều đối với các em nên nhiều em đã phát
sinh xung đột từ tình trạng stress; trước tiên có thể là vấn đề thể chất như ăn, ngủ, rối loạn
vận động và tiếp đến là các vấn đề hành vi như không vâng lời, trốn nhà, trốn học, nghiện
hút, trộm cắp, mua bán ma túy để nuôi nghiện... Nếu cả hai “đầu quản lý” của gia đình và
nhà trường cùng buông lỏng, gia đình phó mặc cho nhà trường, nhà trường cho rằng giáo
dục các em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường chỉ truyền đạt kiến thức cho các em là
đủ… thì hậu quả cũng rất rõ ràng. Người chưa thành niên thiếu hẳn sự quan tâm định
hướng cần thiết, và dễ lạc đường. Các em dễ rơi vào trầm cảm, bỏ học, dễ giao du với
những “bạn đường phố” và theo họ để phạm pháp. Một số em tính cách thay đổi, hay cáu
gắt bất ngờ, tìm cớ gây sự, ẩu đả với bạn học giỏi trội trong lớp, hoặc trở thành học sinh
“cá biệt”, cố tình ngang bướng trong giờ học và chấp nhận bị kỷ luật. Người chưa thành
niên ở vào tình trạng này thường sa vào con đường bỏ học, lêu lổng, kết bạn bè quậy phá,
gây rối trật tự công cộng; nghiêm trọng hơn là tham gia băng nhóm hoạt động trộm, cướp,
giật gây mất trật tự an toàn xã hội.
40
2.2.3. Yếu tố xã hội và sự bùng nổ công nghệ thông tin
Có thể nói, trước khi trưởng thành, mọi người chưa thành niên đều ít nhiều có kiến
thức về tự nhiên, xã hội và các nhận thức về đạo đức ứng xử. Nói lên điều này để thấy
rằng, khi người chưa thành niên có hành vi xử sự sai trái hay dù do tác động trực tiếp bởi
gia đình hay bị tác động trực tiếp từ trường học thì họ cũng đều có chung sự ảnh hưởng
của môi trường xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là, khi phân tích những vi phạm pháp luật
của người chưa thành niên được hình thành do yếu tố gia đình hay nhà trường thì cũng là
đang xem xét các yếu tố tác động của môi trường xã hội lên gia đình và nhà trường, qua
đó tác động dẫn dắt những hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Điều
này giải thích vì sao cùng một hoàn cảnh gia đình, cùng môi trường trường học và cùng
độ tuổi tương tự, nhưng cách thức, tính chất, mức độ tần suất vi phạm pháp luật của người
chưa thành ở vùng nông thôn khác vùng thành thị, vùng thành thị nhỏ khác vùng đô thị
lớn; vùng công nghệ thông tin phát triển khác vùng lao động cơ khí, thủ công… Đó là vì
môi trường xã hội khác nhau, điều kiện và tác nhân hình thành vi phạm pháp luật của
người chưa thành niên cũng sẽ khác nhau.
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh, công nghiệp giải trí điện tử ra đời cung
cấp các sản phẩm băng, đĩa, trò chơi điện tử, sách, tranh ảnh điện tử… với các nội dung
vô cùng phong phú và phức tạp. Trong đó, nhiều sản phẩm có nội dung tập trung vào hai
khuynh hướng “bạo lực và tình dục”. Trong khi đó, tuổi chưa thành niên là giai đoạn phát
triển chủ yếu là tiếp thu và tiếp thu không giới hạn. Các dòng sản phẩm văn hóa tốt, xấu
trộn lẫn từ bên ngoài nhập vào “như mưa lũ”; với cơ chế kiểm soát còn nhiều bất cập,
chưa kịp sàng lọc và người chưa thành niên chưa được trang bị cơ chế “tự vệ” nên đương
nhiên, người chưa thành niên sẽ phải hấp thu một cách tự nhiên, dù ít hay nhiều, dù tự
giác hay không tự giác các khuynh hướng thẩm mỹ tiêu cực đó. Một phản ứng tâm lý theo
quy luật ở tuổi trẻ là hễ say mê kiểu cách gì thì bắt chước theo kiểu cách đó. Vì thế, khá
phổ biến tình trạng học sinh nam/nữ sử dụng hung khí, bạo lực để giải quyết mâu thuẫn
với nhau, hoặc sa vào quan hệ tình cảm yêu đương rất sớm, từ độ tuổi 14 đến 15 (trước
đây hầu như không xảy ra) và xuất hiện sự ganh ghét, ghen tuông, dẫn đến nhiều vụ việc
nữ sinh đánh đập lẫn nhau, nữ sinh bị đánh “hội đồng”, nhằm bêu giếu, công kích, dẫn

41
đến nhiều hậu quả

42
khó lường… Những hiện tượng này thường được xã hội và giới truyền thông gọi là “tình
trạng bạo lực học đường”.
Có một số yếu tố cơ bản trong môi trường xã hội thường tác động mạnh hơn cả đến
nội tâm, định hướng từ bên trong và chuyển hóa ra bên ngoài bằng những thái độ hành xử
của người chưa thành niên, đó là:
- Không hòa đồng được tính cách cá nhân của mình với các quy tắc và quy định của xã
hội; ví dụ: Người chưa thành niên thấy khó chịu khi người lớn buộc họ phải đứng chờ đèn
đỏ, khi đến một thời điểm “bùng nổ” cảm xúc, họ sẽ vượt đèn đỏ, sẽ hò reo, ném vỡ đèn
đường… Khi được hỏi, những người chưa thành niên này trả lời họ biết như thế là không
vâng lời người lớn, nhưng không biết đó là vi phạm pháp luật. Trong suy nghĩ của nhiều
người chưa thành niên, các khái niệm “công dân”, “luật lệ giao thông” “pháp luật” “trật tự
công cộng” không hề liên quan đến họ.
- Không thể kiềm chế được mình, đối với các em có hoàn cảnh gia đình khá giả thì
luôn muốn “chơi trội”, “chơi nổi” hơn để bạn thán phục; hoặc chỉ để thể hiện “cái tôi” mà
đôi khi họ có những hành động liều lĩnh, gây nguy hiểm cho bản thân và cho người xung
quanh.
- Thường lúng túng khi xử lý các phản ứng tự nhiên của mình như khi bị hụt hẫng, bị
hố trước mọi người; hoặc có cảm giác bị gạt bỏ sang bên lề cuộc chơi, bị tẩy chay… Hầu
hết đây là những trường hợp người chưa thành niên bị phân biệt đối xử, họ tự ti về hoàn
cảnh thua kém của mình hoặc bị người chung quanh coi thường về kiến thức, về vật chất,
về gia cảnh, họ sẽ dễ dàng chống đối lại cảm xúc đó bằng cách trở nên hung hãn và phạm
pháp; họ muốn đòi lại vị thế ngang bằng theo cách của họ.
2.2.4. Do chính bản thân người chưa thành niên

Phần lớn, họ chưa tự làm chủ được bản thân nên dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào
những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. Mặt khác, do các em nhận thực còn hạn chế,
thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa biết các ứng xử giải quyết các tình huống khi xung đột;
thiếu sự quản lý, giáo dục, quan tâm, không định hướng được tương lai dẫn đến những
hành vi lệch chuẩn về đạo đức, quan hệ xã hội mà vi phạm pháp luật.

43
Ngoài ra, do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, văn hóa, đạo đức, lối sống
trong quần chúng nhân dân nhất là thanh thiếu niên chưa được coi trọng đúng mức, còn
thiếu cả về bề rộng và chiều sâu. Do vậy, một bộ phận không nhỏ đối tượng là người chưa
thành niên khi thực hiện hành vi mà không biết rằng đó là hành vi phạm tội. Công tác
quản lý nhà nước về an ninh, trật tự còn nhiều yếu kém, bất cập, thiếu toàn diện, sâu sát
như quản lý đối tượng tại cộng đồng dân cư, quản lý nhân, hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm
vắng, có nhiều trường hợp đối tượng đi khỏi địa phương nhiều tháng đến khi có thông báo
về việc bắt đối tượng phạm tội của Công an địa phương khác thì chính quyền địa phương
mới nắm được việc đi khỏi địa phương của đối tượng, đây chính là một trong những sơ hở
làm tội phạm nảy sinh, tồn tại và phát triển.
2.3 Các giải pháp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chưa thành niên
Từ thực trạng và những nguyên nhân chủ yếu trên, chúng ta cần phải thực hiện đồng
bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung vào các giải pháp sau đây
Một là, Gia đình phải quan tâm, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho các em ngay
từ khi còn nhỏ đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường để nắm
bắt tình hình học tập, tư tưởng, các mối quan hệ của con em mình. Bởi giáo dục đạo đức,
lối sống văn hóa là giáo dục cách làm người, cách đối nhân xử thế, giáo dục cách sống tốt
đẹp, đúng chuẩn mực. Khi người chưa thành niên biết sống phù hợp với các chuẩn mực
đạo đức xã hội thì sẽ hạn chế được nguy cơ phạm tội.

Các bậc phụ huynh cần quan tâm tới sự phát triển tâm, sinh lý và việc học tập của con
em mình, đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt tình
hình học tập, tư tưởng, các mối quan hệ của con em mình. Bên cạnh đó, công tác phòng,
ngừa ngăn chặn trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật cần có sự phối hợp đồng bộ của các
cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn xã hội. Chính quyền các cấp cần tạo điều kiện cho
thanh, thiếu niên có các hình thức sinh hoạt văn hoá trong sáng, lành mạnh.

Bên cạnh đó, gia đình phải bồi dưỡng, giáo dục cho người chưa thành niên nhận thức
đúng, có hành vi chuẩn mực và có kiến thức pháp luật. Gia đình nên giới thiệu các kiến
thức pháp luật một cách có lựa chọn, có hệ thống nhằm giúp cho các em hiểu được đâu là

44
hành vi hợp pháp, đâu là hành vi vi phạm pháp luật, biết mình nên làm gì và không nên
làm gì. Như vậy, sẽ hình thành cho các em ý thức tránh xa hành vi vi phạm pháp luật và
phạm tội sau này.
Hai là, Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản lý khoa học, chặt chẽ đối với học
sinh. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho các em chấp hành kỷ luật với ý thức từ
thấp đến cao, tạo thành ý thức tự giác cho các em ngay từ khi còn nhỏ, giúp các em hình
thành thói quen, chấp hành nghiêm nội quy của nhà trường. Bên cạnh đó, cần nâng cao
vai trò, trách nhiệm của các thầy, cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Hình
ảnh của các thầy, cô giáo có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách,
trạng thái tâm lý của học sinh. Ngoài ra, cần phải tăng cường công tác tuyên tuyền, giáo
dục pháp luật trong nhà trường và phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường
với gia đình trong việc trao đổi thông tin để cùng quản lý giáo dục các em phát triển toàn
diện.
Ba là, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú và các hoạt động dịch vụ. Công
tác quản lý cư trú không dừng lại ở việc đăng ký hộ khẩu mà vấn đề quan trọng là chất
lượng, cần phải làm cho người dân hiểu rằng khai báo tạm trú là nghĩa vụ của mỗi công
dân. Cần phải tăng cường công tác quản lý khai báo tạm trú nhất là tại các khu vực nhà
nghỉ, nhà trọ, nhà cho thuê ... Làm tốt công tác này giúp công tác nắm người, nắm hộ đạt
hiệu quả cao nhất phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây
ra. Cuối cùng, Các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội cần phối hợp với các nhà
trường đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho học sinh.
Bên cạnh đó, công tác phòng, ngừa ngăn chặn trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật cần có
sự phối hợp đồng bộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn xã hội. Chính quyền các
cấp cần tạo điều
kiện cho thanh, thiếu niên có các hình thức sinh hoạt văn hoá trong sáng, lành mạnh.

Các trường cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sinh hoạt của học sinh trong
giờ học, các buổi ngoại khoá và tại các ký túc xá, nhà trọ nơi học sinh thường trú. Nhà
trường thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để thông báo kịp thời kết quả học tập,

45
rèn luyện tu dưỡng đạo đức cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống của
học sinh để phối hợp giáo dục, quản lý.

46
Các địa phương cần thống kê, quản lý, giám sát và có kế hoạch động viên, cảm hoá,
tạo công ăn việc làm cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đã chấp hành xong án phạt
trở về địa phương khắc phục khuyết điểm, mau chóng tiến bộ, trở thành những người có
ích. Qua đó, cần đánh giá những việc đã làm được, tác dụng, hiệu quả; những tồn tại, hạn
chế và rút ra những bài học kinh nghiệm.

47
C. PHẦN KẾT LUẬN

Trước nghịch cảnh về một thực tế đau lòng, đáng báo động về lối sống của trẻ vị thành
niên, những câu hỏi từ xã hội luôn đặt ra về nguyên nhân do đâu tội phạm ở lứa tuổi này
gia tăng? Và, làm thế nào để “hãm” không cho phát triển? Cách lý giải đơn giản nhất, dễ
“gán ghép” nhất cho vế đầu là do thiếu sự quan tâm, giáo dục, quản lý của gia đình, nhà
trường.
Nhằm giảm đến mức thấp nhất những hành vi phạm tội do nguyên nhân xã hội, bên
cạnh việc xây dựng lối sống với tư duy tích cực, luôn tin tưởng trong bất kỳ hoàn cảnh
khó khăn nào cũng sẽ tìm ra lối thoát, thì việc hình thành kỹ năng sống, đặc biệt kỹ năng
tự kiểm soát và giải tỏa những bức xúc, kỹ năng suy xét và giải quyết vấn đề cũng như ý
thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ là rất quan trọng. Cần đưa lối sống với tư duy tích cực và
những kỹ năng này trở thành một nét văn hóa sống. Ðể làm được điều này, trách nhiệm
không chỉ trên vai nhà trường, công an..., mà cần có sự tham gia của toàn xã hội. Từ tình
trạng tội phạm ngày một trẻ, phức tạp và đang gia tăng ở mức “báo động”, cùng tính chất
hung bạo của đối tượng gây án khi tuổi đời còn khá trẻ đang thực sự là một “vấn nạn”,
một bài toán hóc búa đặt ra cho toàn xã hội. Thiết nghĩ, để nhận biết và phòng ngừa
những sát thủ ở độ tuổi này, thì vai trò của gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể xã
hội là yếu tố quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nắm bắt được tâm lý của con em mình,
giúp cho các em vượt qua những cú sốc về tâm lý và tình cảm, trong đó có tình yêu nam
nữ. Đặc biệt, không nên quá nuông chiều về vật chất cũng như tinh thần; đồng thời cần
đẩy mạnh tuyên truyên giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật trong nhà trường, xã hội,
đặc biệt đối với giới trẻ. Bên cạnh đó, các cơ quan an ninh, cơ quan bảo vệ pháp luật cần
tiếp tục tăng cường hơn nữa các biện pháp nghiệp vụ trong công tác đảm bảo an ninh trật
tự, trấn áp tội phạm nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

48
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN
Mức độ hoàn
Nội dung hoàn thành Sinh viên hoàn thành
thành

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU

Nội dung 1: Lý do chọn đề tài, mục tiêu,


Võ Tấn Chính Tốt
phương pháp nghiên cứu.
PHẦN 2. NỘI DUNG
Nội dung 2: Khái quát chung về tội phạm
Võ Tấn Chính Tốt
chưa thành niên

Nội dung 3: Phân tích cụ thể các yếu tố cấu


Phan Quốc Cường Tốt
thành tội phạm chưa thành niên

Nội dung 4: Những quy định của pháp luật Lê Long Thịnh Tốt
liên quan đến tội phạm chưa thành niên
PHẦN 3. KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Đào Thị Khánh Duyên
Nội dung 6: Tình trạng tội phạm do người
Phan Quốc Cường Tốt
chưa thành niên thực hiện hiện nay

Nội dung 7: Nguyên nhân của tình trạng tội


Đào Thị Khánh Duyên Tốt
phạm do người chưa thành niên thực hiện

Nội dung 8: Các giải pháp trong công tác đấu


Lê Long Thịnh Tốt
tranh phòng chống tội phạm chưa thành niên

PHẦN 4. KẾT LUẬN

Nội dung 10: Biên tập lời kết luận. Đào Thị Khánh Duyên Tốt
Lê Long Thịnh
TỔNG HỢP NỘI DUNG BÀI TIỂU
Đào Thị Khánh Duyên Tốt
LUẬN, CHỈNH SỬA HOÀN THIỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. QUỐC HỘI, 2017, Bộ luật hình sự hiện hành (bộ luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017).
2.https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/phong-ngua-nguoi-duoi-18-tuoi-pham-toi-
thong-qua-hoat-dong-xet-xu-cua-toa-an-han-che-va-kien-nghi
3.http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207892
4.https://baonghean.vn/noi-dau-con-lai-1791.html

5. https://hinhsu.luatviet.co/nguyen-tac-xu-ly-nguoi-chua-thanh-nien-pham-toi-theo-quy-
dinh-cua-bo-luat-hinh-su-nam-2015/n20161028120822028.html

6. http://baobacgiang.com.vn/bg/an-ninh/87476/bai-hoc-rut-ra-tu-vu-an-le-van-luyen.html

7. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/nguyen-tac-xu-ly-doi-voi-nguoi-duoi-18-tuoi-
pham-toi-theo-quy-dinh-cua-blhs-nam-2015-mot-so-bat-cap-va-kien-nghi-hoan-thien
8. https://hocluat.vn/phan-tich-cac-yeu-to-cau-thanh-toi-pham/

You might also like