You are on page 1of 9

Sử_9

Chủ đề 1: Việt Nam (1919 – 1930)

I. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp

1. Bối cảnh lịch sử


- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân pháp thắng trận nhưng đất
nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ.

=> thực dân pháp tăng cường bóc lột trong nước, đẩy mạnh khai thác thuộc địa
để bù đắp cho những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

2. Nội dung chương trình khai thác


a. Nông nghiệp
- Tăng cường bỏ vốn đầu tư, chủ yếu là đồn điền cao su
b. Công nghiệp :
- Ra sức khai thác mỏ , chủ yếu là mỏ than
c. Thương nghiệp:
- Thâu tóm thị trường Việt Nam và Đông Dương, đánh thuế nặng nề
lên các mặt hàng nhập khẩu
d. Giao thông vận tải:
- Đầu tư phát triển và xây thêm nhiều tuyến đường mới
e. Tài chính:
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông
Dương.

II. Những chuyển biến về xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

a. xã hội việt nam phân hóa


1. Giai cấp địa chủ phong kiến
- Cấu kết chặt chẽ với đế quốc
- Bộ phận địa chủ nhỏ, vừa có tinh thần yêu nước
2. Giai cấp tư sản
- Tư sản dân tộc : Yêu nước, không kiên định
- Tư sản mại bản : cấu kết với Pháp
3. Tầng lớp tiểu tư sản
- Số lượng tăng, đời sống bấp bênh, bộ phận tri thức có tinh thần hăng hái
cách mạng.
4. Giai cấp nông dân
- Đời sống tối tăm, cơ cực, là lực lượng cách mạng hùng hậu.
5. Giai cấp công dân
- Số lượng tăng nhanh, bị ba tầng áp bức…, nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

III. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

- 1917 : Trở lại Pháp

- 18/6/1919 : Gửi đến hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

- 7/1920 : Đọc sơ thảo lần nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

- 12/1920 : Gia nhập quốc tế III, tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp
- 1921 : Sáng lập hội liên hiệp thuộc địa ở Paris.

- 1922 : Viết báo ( người cùng khổ, Nhân đạo, đời sống công dân, bản án chế độ
thực dân Pháp. )

- 1923 : Liên xô ( Tham dự hội nghị quốc tế nhân dân )

- 1924 : Tham gia đại hội V quốc tế cộng sản

- 6/1925 : Trung Quốc ( Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên )

Vai trò của NAQ đến CMVN (quan trọng)


- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn là CM vô sản
- Chuẩn bị về mặt tổ chức (Hội VNCMTN) và tư tưởng (truyền bá CN
Mác Lênin
vào VN)
- Trực tiếp chủ trì cuộc họp thống nhất 3 tổ chức CS thành ĐCS VN
- Đề ra đường lối CMVN qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

BÀI 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
I. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925)
1. Khuynh hướng hoạt động: vô sản
- Chủ tịch hội: Nguyễn Ái Quốc
- Mục đích: tổ chức, lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu đánh đổ đế quốc
Pháp, tay sai.
- Tư tưởng: theo chủ nghĩa Mác-Lênin
- Trụ sở: Quảng Châu (TQ)
- Cơ quan ngôn luận: Báo thanh niên
2. Địa bàn hoạt -động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).
3. Hoạt động tiêu biểu
- Kết nạp hội viên
- Tổ chức các đoàn thể như Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ,...
- Thành lập Chính phủ nhân dân.
- Áp dụng những nguyên tắc “chính sách kinh tế mới”
- Đoàn kết với những giai cấp vô sản của tất cả các nước và thành lập XHCS
II. Tân Việt Cách mạng Đảng (7/1928)
1. Khuynh hướng hoạt động: tư sản và vô sản
- Mục tiêu: đánh đổ đế quốc nhằm thiết lập xã hội bình đẳng và bác ái.
- Tư tưởng: theo chủ nghĩa Mác-Lênin
2. Địa bàn hoạt động: Trung Kì
3. Hoạt động tiêu biểu: Tuyên truyền tư tưởng và lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
III. Việt Nam Quốc dân Đảng (12/1927)
1. Khuynh hướng hoạt động
- Mục đích: Đấu tranh giành độc lập cho dân tộc
- Tư tưởng: theo cách mạng dân chủ tư sản
2. Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Bắc Kỳ
3. Hoạt động tiêu biểu: chương trình hoạt động chia làm 4 thời kỳ. Ở 3 thời kỳ đầu
tập trung chuẩn bị lực lượng (người, vũ khí). Thời kỳ thứ 4 tiến hành bạo động
(tiến hành cách mạng bằng sắt và máu)
=> Ưu điểm: Thành lập dựa trên những nền tảng tư tưởng mới, hợp thời đại. Lãnh đạo
bởi những cá nhân tài năng. Thu hút quần chúng nhân dân từ các giai cấp khác nhau
tham gia. Có cơ cấu tổ chức và kế hoạch hoạt động.
Hạn chế: Cơ cấu tổ chức và kế hoạch hoạt động chưa hoàn thiện cao (còn thiếu kinh
nghiệm tổ chức và quản lý). Thiếu nguồn lực về tài chính. Lực lượng đa dạng nhưng số
lượng ít. Nền tảng dân trí còn thấp gây trở ngại việc tuyên truyền tư tưởng. Bị thực dân
Pháp đàn áp dữ dội.
IV. Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản
1. An Nam Cộng sản đảng (8/1929)
- Khuynh hướng hoạt động: vô sản
+ Tư tưởng: theo chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Mục đích: trở thành chính đảng cho giai cấp công nhân, lãnh đạo giai cấp
công nhân đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Cơ quan ngôn luận: báo Đỏ
- Địa bàn hoạt động: Nam Kỳ
- Hoạt động tiêu biểu: cơ cấu tổ chức vững mạnh nên có thể tổ chức và thực hiện
nhiều hoạt động:
+ Kết nạp hội viên
+ Tổ chức các đoàn thể như Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ,...
+ Áp dụng những nguyên tắc “chính sách kinh tế mới”
+ Đoàn kết với những giai cấp vô sản của tất cả các nước và thành lập XHCS
+ Chạy đua mở rộng sức ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân -> khẳng
định tổ chức là đảng cách mạng chân chính.
2. Đông Dương Cộng sản đảng (6/1929)
- Khuynh hướng hoạt động: vô sản
+ Tư tưởng: theo chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Mục đích: trở thành chính đảng cho giai cấp công nhân, lãnh đạo giai cấp
công nhân đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Cơ quan ngôn luận: báo Búa Liềm
- Địa bàn hoạt động: Bắc Kỳ
- Hoạt động tiêu biểu: cơ cấu tổ chức vững mạnh nên có thể tổ chức và thực hiện
nhiều hoạt động:
+ Kết nạp hội viên
+ Tổ chức các đoàn thể như Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ,...
+ Áp dụng những nguyên tắc “chính sách kinh tế mới”
+ Đoàn kết với những giai cấp vô sản của tất cả các nước và thành lập XHCS
+ Cử người vào Trung Kỳ và Nam Kỳ tuyên truyền và tổ chức các cơ sở đảng
-> mở rộng sức ảnh hưởng của tổ chức trong quần chúng nhân dân.
3. Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929)
- Khuynh hướng hoạt động: vô sản
+ Tư tưởng: Mác-Lênin
+ Mục đích: trở thành chính đảng cho giai cấp công nhân, lãnh đạo giai cấp
công nhân đấu tranh giải phóng dân tộc
- Địa bàn hoạt động: Bắc Trung Kỳ
- Hoạt động tiêu biểu: cơ cấu tổ chức vững mạnh nên có thể tổ chức và thực hiện
nhiều hoạt động:
+ Kết nạp hội viên
+ Tổ chức các đoàn thể như Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ,...
+ Áp dụng những nguyên tắc “chính sách kinh tế mới”
+ Đoàn kết với những giai cấp vô sản của tất cả các nước và thành lập XHCS
+ Chạy đua trong việc mở rộng sức ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân -
> khẳng định tổ chức là đảng cách mạng chân chính.
4. Ưu điểm và hạn chế
+ Ưu điểm
- Dẫn dắt cách mạng, khẳng định đường đi
- Xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo cách
mạng vô sản.
- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước.
- Bước chuẩn bị cho thành lập ĐCSVN
- Tiền thân là các tổ chức có cơ cấu và khuynh hướng hoạt động tương đối rõ ràng
+ Hạn chế
- Hoạt động cụ thể khác nhau và mang tính chất riêng rẽ, không có sự hợp tác, phối
hợp dù có chung mục đích -> tranh giành ảnh hưởng, không tránh khỏi công kích
lẫn nhau -> phong trào dễ bị dập tắt
- Hạn hẹp về tài chín

Bài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời


I. Hoàn cảnh lịch sử
- 3 tổ chức cộng sản ra đời (1929), thúc đẩy cách mạng phát triển mạnh mẽ trong
cả nước, hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng nhau
=> Yêu cầu có ĐCS thống nhất lãnh đạo CMVN
- Từ 6/1/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, TQ) Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị
- Hội nghị tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng duy nhất
=> ĐCSVN thành lập.
II. Luận cương chính trị (10/1930)
1. Cương lĩnh chính trị (2/1930) 2. Luận cương chính trị
(10/1930)
- Người thành lập: Nguyễn Ái Quốc - Người thành lập: Trần Phú
- Thuộc ĐCSVN - Thuộc ĐCS Đông Dương
GIỐNG NHAU:
- Làm CM tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa cộng sản
- Chống Pháp, phong kiến, mục tiêu độc lập, ruộng đất dân cày
- Khẳng định vai trò công nhân
- CMVN, CM Đông Dương là bộ phận CM thế giới
KHÁC NHAU:
- Cương lĩnh chính trị:
+ Nhiệm vụ trước mắt: nhiệm vụ dân tộc, chống đế quốc, phong kiến
+ Lực lượng: Công nhân - nông dân, liên kết tầng lớp khác
+ Mục tiêu: Làm Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân tự do, dân chủ bình
đẳng , tịch thu ruộng đất đế quốc chia cho dân cày nghèo.
- Luận cương chính trị:
+ Nhiệm vụ trước mắt: chống phong kiến, đế quốc
+ Lực lượng, công nhân, nông dân
+ Mục tiêu: Làm Đông Dương hoàn toàn độc lập, giải quyết mâu thuẫn (dân
tộc >< giai cấp)
III. Ý nghĩa thành lập Đảng
- Kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp VN: chế độ phong kiến lỗi
thời và lạc hậu -> đất nước bị thụt lùi so với thế giới và hoàn toàn không có ích
trong việc giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân (những pt khởi nghĩa
do giai cấp phong kiến lãnh đạo đều thất bại); khuynh hướng vô sản mang đến lợi
ích cho giai cấp công nhân và nông dân vốn là 2 giai cấp chiếm số lượng đông đảo
tại nước ta lúc đó; nền tảng tư tưởng của khuynh hướng vô sản được xây dựng và
hoàn thiện vững chắc (tư tưởng Mác-Lênin)
- Sản phẩm: CN Mác-Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước: nhờ
hoạt động của 3 tổ chức cách mạng và 3 tổ chức cộng sản (sơ lược về hoạt động)
-> xây dựng nền tảng tư tưởng vô sản vững mạnh trong quần chúng (đặc biệt
giai cấp công nhân và nông dân hiểu về vô sản và lợi ích nó mang đến); nuôi
dưỡng được một bộ phận có tư tưởng lẫn tài năng để dẫn dắt, quản lý và lãnh đạo
quần chúng; đã có sự tích lũy về vật chất qua việc khuyến khích phát triển kinh tế
mới. -> Bước đầu chuẩn bị lực lượng và phương tiện đã hoàn tất.
- Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN: tư tưởng phong kiến đang đưa CMVN vào
ngõ cụt ví dụ (phong trào Cần Vương, pt yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, việc mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục) là những nỗ lực của các đại diện từ
phong kiến -> giải phóng đất nước; Do hạn chế về tư tưởng -> chưa phát huy được
sức mạnh của quần chúng nhân dân (giai cấp công nhân, nông dân) -> rơi vào bế
tắc/ thất bại.
- Chuẩn bị bước phát triển nhảy vọt về sau của CMVN: sau khi có đảng lãnh đạo thì
việc thống nhất tư tưởng và lực lượng CM (người và của) thuận lợi hơn => sức
mạnh của quần chúng nhân dân được tập hợp sẵn sàng cho những bước nhảy vọt.
BÀI 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935
II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh
1930-1931
1. Hoàn cảnh lịch sử: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) -> ảnh hưởng
đến Việt Nam:
- Kinh tế: suy thoái, hàng hóa khan hiếm: do tình hình khủng hoảng trầm
trọng của chủ nghĩa tư bản lan đến nước ta. Cụ thể: chính phủ Đông
Dương dưới sự chi phối của tư bản áp dụng hàng loạt biện pháp kinh tế -
tài chính -> tăng cường bóc lột, cướp bóc tài sản nhân dân VN để chống đỡ
với tai họa của cuộc khủng hoảng, nhiều thứ thuế mới được đặt ra và tăng
mức các thứ thuế đã có
- Xã hội: đời sống khổ cực, thất nghiệp, phá sản, nhân dân điêu đứng,chính
sách bóc lột (tăng thuế), đàn áp của Pháp.
- Cách mạng: tinh thần CM dâng cao, sử dụng phương pháp bí mật, bất hợp
pháp và bạo động vũ trang: do tổ chức đảng chưa chiếm được quyền quản
lý chính quyền nên mọi hoạt động đều bị xét là nằm ngoài vòng pháp luật,
chính vì vậy phải tiến hành bí mật và bất hợp pháp.
2. Kẻ thù: Đế quốc, phong kiến
3. Nhiệm vụ: Chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng
đất
4. Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh
- Chính trị:
+ Thực hiện quyền tự do, dân chủ
+ Thành lập đội tự vệ
- Kinh tế
+ Chia ruộng đất cho dân cày nghèo
+ Bãi bỏ các thứ thuế (thân, chợ, đò, muối,..)
- Văn hóa - XH
+ Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ
+ Bài trừ tệ nạn XH
+ Xây dựng nếp sống mới
BÀI 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939
1936-1939
1. Hoàn cảnh lịch sử
Thế giới
- Chủ nghĩa phát xít đe dọa nền dân chủ, hòa bình thế giới
- Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân, tập
hợp lực lượng chống phát xít.
- Kinh tế có bước phục hồi, phát triển: do khủng hoảng kinh tế của các nước tư bản
(đặc biệt là Pháp) qua đi và kinh tế ở các nước này (Anh, Pháp, Mỹ) dần phục hồi
Trong nước
- Hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và chính sách phản động, bóc lột,
khủng bố của Pháp -> nhân dân ta đói khổ, yêu cầu cải thiện đời sống và thực
hiện quyền tự do dân chủ.
- Xã hội: mâu thuẫn dân tộc (VN >< Pháp), giai cấp (Địa chủ >< Phong kiến) gay gắt
- Cách mạng: hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do và cơm áo, dùng
phương pháp công khai - bí mật, hợp pháp - bất hợp pháp: do lúc này đã chiếm
được một phần chính quyền ở các thôn xã (Xô Viết Nghệ-Tĩnh) -> hoạt động ở
những nơi này là hợp pháp -> có thể tiến hành công khai. Ở những địa điểm mà ta
chưa làm chủ được chính quyền thì tính chất hoạt động vẫn là bất hợp pháp ->
phải hoạt động bí mật.
- Kẻ thù: Chế độ phản động thuộc địa
2. Nhiệm vụ: chống phát xít, chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hòa bình
3. Mặt trận: Mặt trận Dân chủ Đông Dương
4. Hoạt động tiêu biểu

dIII. Phong trào dân chủ 1936 – 1939

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử:

● Hoàn cảnh thế giới


○ Chủ nghĩa phát xít hình thành, trở thành mối nguy cơ chiến tranh,
đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
○ 7/1935 Đại hội lần thứ 7 của quốc tế cộng sản chủ trương thành
lập mặt trận ND nhằm chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
○ 5/1936 mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền ban hành
chính sách tiến bộ cho cả thuộc địa.
● Hoàn cảnh trong nước: Hậu quả của khủng hoảng kinh tế cùng chính
cách phản động của Pháp làm cho đời sống ND ta càng đói khổ.

+ Tình hình trong nước :

● Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, cử Toàn quyền
mới, nới rộng quyền tự do dan chu…=> Tao thuan loi cho cuoc dau tranh
doi tu do ,dan chu cua nhan dan ta.
● Nhiều đảng phái chính trị ra đời , hoạt động, tranh giành ảnh hưởng
trong quần chúng, nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất, có
tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.

MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP

1. Vì sao Pháp chọn Đông Dương làm thuộc địa khai thác sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất?

-Sau chiến tranh, Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề,
nền kinh tế kiệt quệ. Để bù lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân
Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân trong nước vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa,
trong đó có Việt Nam.

2. Các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự
phân hóa như thế nào?

- Gia cấp địa chủ phong kiến


- Tầng lớp tư sản
- Tầng lớp tiểu tư sản
- Giai cấp nông dân
- Giai cấp công nhân

3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam như thế nào?

- Rất quan trọng đối với cách mạng. Ông đi tứ phương ( châu âu , châu mỹ, liên xô
) để tiếp thu mấy cái tư tưởng của người ta rồi về tìm ra 1 đường lối cứu nước
cho việt nam mình, cái lập ra 1 cái hội cách mạng việt nam- tiền thân đảng. rồi
đào tạo mấy cái thanh thiếu niên theo tư tưởng mác lênin , về sau ông trở thành
ngọn cờ tiên phong và năm 1 vai trò quan trọng trong việc lập ra cái đảng cs sau
này.

4. Sự khác biệt giữa tổ chức cộng sản và tổ chức cách mạng là gì?

5. Phân tích ý nghĩa thành lập Đảng.

- Trước đó nó chỉ là 1 trong những cuộc cách mạng nhỏ, lẻ tẻ và không có


liên kết thì việc lập ra 1 cái đảng cs là điều cần thiết vì nó sẽ kiểm soát và
điều phối những cuộc cách mạng lại với nhau. Giống như có 1 cái đầu não
để trao đổi bàn bạc với nhau về những chiến thuật. Đề ra những cuộc khởi
nghĩa, cách mạng có quy mô hơn.
- Việc thành lập đảng cs cũng là 1 bước tiến qtrong, vượt bật trong việc tổ
chức cách mạng việt nam

6. Chứng minh Xô viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
- Trong các tháng 9 và 10 – 1930, trước khí thế cách mạng của quần chúng, bộ máy chính
quyền địch ở nhiều nơi tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, Ban Chấp hành Nông
hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở ***g thôn, thực hiện chuyên chính với
kẻ thù, dân chủ với quần chúng lao động, làm chức năng, nhiệm vụ của một chính quyền nhà
nước dưới hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xô viết.
- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời tháng 9/1930. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu
năm 1931, thực hiện nhiều chính sách tiến bộ:
+ Về chính trị, thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được
tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.
+ Về kinh tế, chia ruộng đất công, tiền, lúa công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô
lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tư sửa cầu cống, đường giao thông; tổ chức giúp đỡ nhau sản
xuất.
+ Về văn hóa- xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp
sống mới…
- Xô viết Nghệ - Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính
quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các Xô viết được thành lập và thực thi những chính
sách tiến bộ chứng tỏ rằng Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 –
1931.
7. So sánh điểm giống nhau và khác nhau về con đường cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc với lớp người đi trước.

- Giống nhau là, tất cả các phong trài đều có mục tiêu giúp việt nam thống
nhất thoát khỏi sự đô hộ của thực dân pháp , giúp thoát khỏi áp bức đô
hộ

You might also like