You are on page 1of 32

111Equation Chapter 1 Section 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT

NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ
LÒ SẤY HIỂN THỊ LCD

ĐỒ ÁN HỆ THỐNG NHÚNG
KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN – TỰ
ĐỘNG HOÁ

Họ tên người thực hiện: Nguyễn Kevin Duy


MSSV: 41901084
Người hướng dẫn :TS. Trần Đức Anh Minh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

i
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 2

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ
LÒ SẤY HIỂN THỊ LCD

ĐỒ ÁN HỆ THỐNG NHÚNG
KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN – TỰ
ĐỘNG HOÁ

Họ tên người thực hiện: Nguyễn Kevin Duy


MSSV: 41901084
Người hướng dẫn :TS. Trần Đức Anh Minh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 3

Em xin cảm ơn giảng viên bộ môn Trần Đức Anh Minh đã hướng dẫn
tận tình, chi tiết để em có thể thực hiện môn đồ án nhúng này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về
kiến thức, trong bài đồ án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài
đồ án sắp tới sẽ được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Tác giả
Nguyễn Kevin Duy
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 4

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH


TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của …………………………………………. Các nội
dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới
bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong Đồ án tốt nghiệp/ tổng hợp còn sử dụng một số nhận
xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều
có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung Đồ án tốt nghiệp/ tổng hợp của mình. Trường
Đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản
quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Tác giả
(ký tên và ghi rõ họ tên)
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
THẮNG VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN –ĐIỆN TỬ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------- ----------------------

LỊCH TRÌNH LÀM ĐỒ ÁN HỆ THỐNG NHÚNG

Họ tên sinh viên: Nguyễn Kevin Duy


Lớp:19040303 MSSV: 41901084
Tên đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt độ lò sấy
Khối lượng
Tuần/Ngày GVHD ký
Đã thực hiện Tiếp tục thực hiện
Xây dựng hướng đi
1 Tìm hiểu đề tài
cho đề tài
2 Xây dựng hướng đi Tìm hiểu phần mềm
code
3 Tìm hiểu linh kiện Sắp xếp linh kiện
phù hợp
4 Thay đổi linh kiện Sửa đổi linh kiện và
code
5 Lắp ráp phần cứng Thực hiện nối dây
6 Bố trí linh kiện Tìm hiểu thêm về
code
7 Sửa lỗi linh kiện và Tiếp tục sửa lỗi
phần mềm code
Kiểm tra giữa Đánh giá khối lượng hoàn thành 50% được tiếp tục ĐATN
kỳ
8 Thay thế linh kiện Tiếp tục sửa lỗi
9 Đã hoàn thiện lỗi Viết báo cáo
10 Viết báo cáo Viết báo cáo
11 Viết báo cáo Viết báo cáo
12 Hoàn thành báo cáo Hoàn thành báo cáo
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 6

13 Hoàn thành báo cáo Hoàn thành báo cáo


14 Hoàn thành báo cáo Hoàn thành báo cáo
Nộp Đồ án Đã hoàn thành……..% Đồ án tốt nghiệp
tốt nghiệp được bảo vệ/không được bảo vệ ĐATN
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 7

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI...............................................................................8

1.1 MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................8


1.2 Ý TƯỞNG MÔ PHỎNG...........................................................................................8

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI.....................10

2.1 ARDUINO UNO R3................................................................................................10


2.1.1 Định nghĩa........................................................................................................10
2.1.2 Bảng thông số kỹ thuật......................................................................................11
2.1.3 Nguồn................................................................................................................11
2.1.4 Các cổng vào/ra................................................................................................13
2.2 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LM35...............................................................................14
2.2.1 Định nghĩa:.......................................................................................................14
2.2.2 Sơ đồ chân & bảng thông số kĩ thuật................................................................14
2.3 MODULE L298.......................................................................................................15
2.3.1 Định nghĩa:.......................................................................................................15
2.3.2 Thông số kĩ thuật...............................................................................................16
2.3.3 Các chân của L298...........................................................................................16
2.3.4 Cơ sở lý thuyết về điều chế độ rộng xung PWM...............................................17
2.4 LCD 16X2................................................................................................................18
2.4.1 Định nghĩa:.......................................................................................................18
2.4.2 Thông số kĩ thuật & các chân LCD..................................................................19
2.5 MODULE RELAY 5V CÓ OPTO CÁCH LY........................................................21
2.5.1 Định nghĩa:.......................................................................................................21
2.5.2 Thông số kĩ thuật...............................................................................................21
2.5.3 Nguyên lý hoạt động.........................................................................................22

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG ĐÃ LẮP ĐẶT.........................................23

3.1 PHẦN CỨNG SAU KHI LẮP ĐẶT.......................................................................23


3.2 SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI PHẦN CỨNG...........................................................................24

CHƯƠNG 4: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG...............................................25

4.1 NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG...................................................................................25


ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 8

4.2 PHẦN CODE ARDUINO CỦA HỆ THỐNG.........................................................25

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN...............................................................................................29

5.1 KẾT LUẬN..............................................................................................................29


5.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN...........................................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................30


ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI


- Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, bao
gồm vật lý, hóa học, y học, sinh học, và đặc biệt là trong sản xuất, trong
công nghiệp và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nhưng khi công nghệ
còn sơ khai, khoa học chưa phát triển thì yếu tố nhiệt độ trong tự nhiên là
thứ khó tác động nhất. Chính vì vậy, với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ
hiện nay thì con người đã có thể khống chế, đo lường được nhiệt độ trong
quá trình sản xuất, trong cuộc sống hằng ngày.

- Với ý tưởng như thế này nên đề tài giám sát và điều khiển nhiệt độ lò sấy là 1
đề tài khá phổ biến và thông dụng trong hầu hết các khâu sản xuất công
nghiệp như sản xuất, vận chuyển và làm khô ráo trái cây, hoặc có thể dùng
để điều chỉnh nhiệt dộ phù hợp để ấp trứng,…

1.2 Ý TƯỞNG MÔ PHỎNG


- Để mô phỏng được lò sấy thì trước hết ta cần có 1 cái hộp vừa đủ để trình bày
linh kiện bên trong và ngoài.

- Các linh kiện được sử dụng trong mạch lò sấy:

1.Công tắc 6.Arduino uno r3

2.Nguồn pin 3,7V x 2 7.Màn hình LCD 16X2

3.Bóng đèn 40W-240V 8. Relay 5V có opto

4.Quạt 12V, 0.2A 9. Cảm biến nhiệt độ LM35

5.Phích cắm 10. L298 điều khiển động cơ DC

- Phía bên trong hộp gồm 1 bóng đèn có chui được nối phích cắm, quạt và cảm
biến nhiệt độ LM35. Xung quanh của hộp gồm công tắc, mạch Arduino
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 10

uno, relay 5V có opto, màn hình LCD 16X2, 2 cục pin, mỗi cục 3.7V, 1
module L298. Mục đích của việc lắp đặt như vậy là để tránh trường hợp nếu
các mạch điều khiển nằm bên trong thì khi làm nóng nhiệt độ trong hợp sẽ
có nguy cơ gây nóng và hỏng mạch.

- Để hoạt động 1 mạch điều khiển nhiệt độ lò sấy thì ở đây ta sẽ dùng Arduino
làm bộ mạch chính để điều khiển. Công tắc được dùng để bật tắt động cơ
DC nhằm bảo vệ L298, quạt và hạn chế số chân nguồn của mạch chính. Ta
sử dụng nguồn nhà 220V cho bóng đèn và nối nó vào relay đóng ngắt.
LCD được dùng để hiển thị và theo dõi kết quả nhiệt độ hiện tại và nhiệt độ
sau khi có sự tác động của đèn và quạt ngay khi cảm biến nhiệt độ LM35
tiếp nhận nhiệt độ.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

2.1 ARDUINO UNO R3

2.1.1 Định nghĩa


- Arduino Uno R3 là một loại bo mạch vi điều khiển dựa trên ATmega328P,
Đây là phiên bản thứ ba mới nhất của bảng Arduino và được phát hành vào
năm 2011.
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 11

- Bộ não này có thể xử lí những tác vụ đơn giản như điều khiển đèn LED nhấp
nháy, xử lí tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo nhiệt độ - độ
ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,…

- Nó bao gồm toàn bộ những thứ cần thiết để giữ bộ vi điều khiển chỉ cần gắn
nó vào PC với sự trợ giúp của cáp USB và cung cấp nguồn điện bằng bộ
chuyển đổi AC-DC hoặc pin để bắt đầu.

2.1.2 Bảng Hình 1: Arduino uno thế hệ thông số kỹ thuật


3
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 12

2.1.3 Nguồn
- Arduino UNO có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp
nguồn ngoài với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC và giới hạn là 6-20V.
Thường thì cấp nguồn bằng pin vuông 9V là hợp lí nhất nếu bạn không có
sẵn nguồn từ cổng USB. Nếu cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn trên thì
sẽ làm hỏng Arduino UNO.

- Các chân năng lượng:


 GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi
bạn dùng các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những
chân này phải được nối với nhau.
 5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA.
 3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là
50mA.
 Vin (Voltage Input): để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn nối
cực dương của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân
GND.
 IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có thể
được đo ở chân này. Và dĩ nhiên nó luôn là 5V. Mặc dù vậy bạn không
được lấy nguồn 5V từ chân này để sử dụng bởi chức năng của nó không
phải là cấp nguồn.
 RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương
đương với việc chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.
 Lưu ý:
 Arduino UNO không có bảo vệ cắm ngược nguồn vào. Do đó cần phải
hết sức cẩn thận, kiểm tra các cực âm – dương của nguồn trước khi cấp
cho Arduino UNO. Vì vậy chúng ta nên dùng nguồn từ cổng USB nếu
có thể.
 Các chân 3.3V và 5V trên Arduino là các chân dùng để cấp nguồn ra
cho các thiết bị khác, không phải là các chân cấp nguồn vào. Việc cấp
nguồn sai vị trí có thể làm hỏng board.
 Cấp nguồn ngoài không qua cổng USB cho Arduino UNO với điện áp
dưới 6V có thể làm hỏng board.
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 13

 Cấp điện áp trên 13V vào chân RESET trên board có thể làm hỏng vi
điều khiển ATmega328.
 Cường độ dòng điện vào/ra ở tất cả các chân Digital và Analog của
Arduino UNO nếu vượt quá 200mA sẽ làm hỏng vi điều khiển.
 Cấp điệp áp trên 5.5V vào các chân Digital hoặc Analog của Arduino
UNO sẽ làm hỏng vi điều khiển.
 Cường độ dòng điện qua một chân Digital hoặc Analog bất kì của
Arduino UNO vượt quá 40mA sẽ làm hỏng vi điều khiển. Do đó nếu
không dùng để truyền nhận dữ liệu, bạn phải mắc một điện trở hạn
dòng.
 Khi mình nói rằng bạn “có thể làm hỏng”, điều đó có nghĩa là chưa
chắc sẽ hỏng ngay bởi các thông số kĩ thuật của linh kiện điện tử luôn
có một sự tương đối nhất định. Do đó hãy cứ tuân thủ theo những thông
số kĩ thuật của nhà sản xuất nếu bạn không muốn phải mua một board
Arduino UNO thứ 2.Khi mình nói rằng bạn “có thể làm hỏng”, điều đó
có nghĩa là chưa chắc sẽ hỏng ngay bởi các thông số kĩ thuật của linh
kiện điện tử luôn có một sự tương đối nhất định. Do đó hãy cứ tuân thủ
theo những thông số kĩ thuật của nhà sản xuất nếu bạn không muốn
phải mua một board Arduino UNO thứ 2.

2.1.4 Các cổng vào/ra


- Arduino UNO có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ
có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là 40mA.
Ở mỗi chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều
khiển ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết nối).

- Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:

 2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận


(receive – RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với
thiết bị khác thông qua 2 chân này. Kết nối bluetooth thường thấy nói
nôm na chính là kết nối Serial không dây. Nếu không cần giao tiếp
Serial, không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 14

 Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép xuất ra xung PWM với
độ phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 28-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng
hàm analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được
điện áp ra ở chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V
và 5V như những chân khác.
 Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài
các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ
liệu bằng giao thức SPI với các thiết bị khác.
 LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi
bấm nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được
nối với chân số 13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ
sáng.
 Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín
hiệu 10bit (0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V.
Với chân AREF trên board, ta có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi
sử dụng các chân analog. Tức là nếu cấp điện áp 2.5V vào chân này thì
ta có thể dùng các chân analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V →
2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.
 Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao
tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.

2.2 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LM35

2.2.1 Định nghĩa:


- LM35 là một cảm biến nhiệt độ được sử dụng
rộng rãi. Nó hiển thị các giá trị dưới dạng điện
áp đầu ra thay vì độ C.
- LM35 là IC cảm biến nhiệt độ có điện áp đầu ra
thay đổi, dựa trên nhiệt độ xung quanh nó. Nó
là một vi mạch nhỏ và rẻ, có thể được sử dụng
để đo nhiệt độ ở bất kỳ đâu trong khoảng từ -
55 ° C đến 150 ° C.
- Ứng dụng của cảm biến LM35:
Hình 2: Linh liện LM35
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 15

 Cung cấp tính năng tắt nhiệt cho mạch hoặc linh kiện
 Giám sát nhiệt độ pin
 Giám sát nhiệt độ trong hệ thống

2.2.2 Sơ đồ chân & bảng thông số kĩ thuật

 Điện áp hoạt động: 4-30VDC


 Dòng điện tiêu thụ: khoảng 60uA
 Nhiệt độ thay đổi tuyến tính: 10mV/°C
 Khoảng nhiệt độ đo được: -55°C đến 150°C
 Điện áp thay đổi tuyến tính theo nhiệt độ: 10mV/°C
 Độ tự gia nhiệt thấp, 0,08oC trong không khí tĩnh
 Sai số: 0,25°C
 Trở kháng ngõ ra nhỏ, 0,2Ω với dòng tải 1mA
 Kiểu chân: TO92

- LM35 có thể đo nhiệt độ trong phạm vi từ -55oC đến 150oC. Độ chính xác
thực tế của cảm biến: ±1/4°C ở nhiệt độ phòng và ±3/4°C trong phạm vi
nhiệt độ từ -55°C đến 150°C. Việc chuyển đổi điện áp đầu ra sang oC cũng
dễ dàng và trực tiếp.
- Trở kháng đầu ra nhỏ, đầu ra tuyến tính và hiệu chuẩn chính xác là những đặc
tính vốn có của LM35, giúp tạo giao tiếp để đọc hoặc điều khiển mạch rất dễ
dàng.
- Điện áp cung cấp cho cảm biến LM35 hoạt động có thể từ +4 V đến 30 V. Nó
tiêu thụ dòng điện khoảng 60μA.
- Tất cả các thành viên trong họ LM35 đều hoạt động theo nguyên tắc giống
nhau nhưng khả năng đo nhiệt độ khác nhau và chúng cũng có nhiều kiểu
chân khác nhau.
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 16

 Công thức chuyển đổi điện áp thành nhiệt độ:


- Vì LM35 không có khả năng đọc nhiệt độ trực tiếp mà phải thông qua điện áp
nên ta có công thức để chuyển đổi điện áp sang nhiệt độ độ C cho LM35 là:
Nhiệt độ đo được (C) = Điện áp được đọc bởi bộ ADC / 10
mV
- Ta chia cho 10 mV vì độ nhạy của cảm biến LM35 là 10mV.

2.3 MODULE L298

2.3.1 Định nghĩa:


- Mạch điều khiển động cơ DC L298 là mạch có khả năng điều khiển 2 động cơ
DC, dòng tối đa 2A mỗi động cơ, mạch tích hợp diod bảo vệ và IC nguồn
7805 giúp cấp nguồn 5VDC cho các module khác (chỉ sử dụng 5V này nếu
nguồn cấp <12VDC).
-

Hình 3: Linh kiện L298

2.3.2 Thông số kĩ thuật


 IC chính: L298 - Dual Full Bridge Driver
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 17

 Điện áp đầu vào: 5~30VDC


 Công suất tối đa: 25W 1 cầu (lưu ý công suất = dòng điện x điện áp nên
áp cấp vào càng cao, dòng càng nhỏ, công suất có định 25W).
 Dòng tối đa cho mỗi cầu H là: 2A
 Mức điện áp logic: Low -0.3V~1.5V, High: 2.3V~Vss
 Kích thước: 43x43x27mm

2.3.3 Các chân của L298

 12V power, 5V power. Đây là 2 chân cấp nguồn trực tiếp đến động cơ.
 Ta có thể cấp nguồn 9-12V ở 12V.
 Bên cạnh đó có jumper 5V, nếu bạn để như hình ở trên thì sẽ có
nguồn 5V ra ở cổng 5V power, ngược lại thì không. Bạn để như
hình thì ta chỉ cần cấp nguồn 12V vô ở 12V power là có 5V ở 5V
power, từ đó cấp cho Arduino
 Power GND chân này là GND của nguồn cấp cho Động cơ.
 Nếu dùng Arduino thì nhớ nối với GND của Arduino.
 Chân ENA và ENB có tác dụng cho phép động cơ băm xung PWM
nhằm mục đích phân chia cấp tốc độ cho động cơ DC.
 Gồm có 4 chân Input. IN1, IN2, IN3, IN4. Trong đó IN1& IN2 là chân
điều khiển động cơ ngõ ra OUTPUT A, IN3 & IN4 là chân điều khiển
động cơ ngõ ra OUTPUT B.
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 18

 Output A/B: nối với động cơ A/B. bạn chú ý chân +, -. Nếu bạn nối
ngược thì động cơ sẽ chạy ngược. Và chú ý nếu nối động cơ bước, ta
phải đấu nối các pha cho phù hợp.

2.3.4 Cơ sở lý thuyết về điều chế độ rộng xung PWM


- Phương pháp điều xung PWM (Pulse Width Modulation) là phương pháp
điều chỉnh điện áp ra tải, hay nói cách khác, là phương pháp điều chế dựa
trên sự thay đổi độ rộng của chuỗi xung vuông, dẫn đến sự thay đổi điện áp
ra. Các PWM khi biến đổi thì có cùng 1 tần số và khác nhau về độ rộng của
sườn dương hay sườn âm. Vì thế phương pháp này được dùng phổ biến
trong việc tăng hay giảm tốc độ của 1 động cơ DC.

- Nguyên lý : Trong khoảng thời gian 0 - t0, ta cho van G mở, toàn bộ điện áp
nguồn Ud được đưa ra tải. Còn trong khoảng thời gian t0 - T, cho van G
khóa, cắt nguồn cung cấp cho tải. Vì vậy với t0 thay đổi từ 0 cho đến T, ta
sẽ cung cấp toàn bộ , một phần hay khóa hoàn toàn điện áp cung cấp cho
tải.

- Công thức tính giá trị trung bình của điện áp ra tải :

 Gọi t1 là thời gian xung ở sườn dương (khóa mở ) còn T là thời gian
của cả sườn âm và dương, Umax là điện áp nguồn cung cấp cho tải. Ta
có:
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 19

Ud = Umax.( t1/T) (V) hay Ud = Umax.D

(Với D = t1/T là hệ số điều chỉnh và được tính bằng % tức là


PWM)

2.4 LCD 16X2

2.4.1 Định nghĩa:


- Màn hình LCD 16x2 là 1 linh kiện được sử dụng rộng rãi trong hiện thị kết
quả mong muốn. LCD 1602 có rất nhiều ưu điểm so với các dạng hiển thị
khác như: khả năng hiển thị kí tự đa dạng (kí tự đồ họa, chữ, số, ); đưa vào
mạch ứng dụng theo nhiều giao thức giao tiếp khác nhau dễ dàng , tiêu tốn
rất ít tài nguyên hệ thống, giá thành rẻ,…

2.4.2 Thông số kĩ thuật & các chân LCD

Hình 4: Linh kiện LCD16x2

 Điện áp MAX : 7V
 Điện áp MIN : - 0,3V
 Điện áp ra mức thấp : <0.4V
 Điện áp ra mức cao : > 2.4
 Hoạt động ổn định : 2.7-5.5V
 Dòng điện cấp nguồn : 350uA - 600uA
 Nhiệt độ hoạt động : - 30 – 75
- Chức năng của từng chân LCD 1602:
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 20

 Chân số 1 - VSS : chân nối đất cho LCD được nối với GND của mạch
điều khiển.
 Chân số 2 - VDD : chân cấp nguồn cho LCD, được nối với VCC=5V
của mạch điều khiển.
 Chân số 3 - VE : điều chỉnh độ tương phản của LCD.
 Chân số 4 - RS : chân chọn thanh ghi, được nối với logic "0" hoặc logic
"1":
 Logic “0”: Bus DB0 - DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD (ở
chế độ “ghi” - write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế
độ “đọc” - read).
 Logic “1”: Bus DB0 - DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên
trong LCD
 Chân số 5 - R/W : chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write), được nối
với logic “0” để ghi hoặc nối với logic “1” đọc.
 Chân số 6 - E : chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt
lên bus DB0-DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép
của chân này như sau:
 Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào thanh ghi bên
trong khi phát hiện một xung (high-to-low transition) của tín hiệu
chân E.
 Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7 khi phát hiện
cạnh lên (low-to-high transition) ở chân E và được LCD giữ ở bus
đến khi nào chân E xuống mức thấp.
 Chân số 7 đến 14 - D0 đến D7: 8 đường của bus dữ liệu dùng để trao
đổi thông tin với MPU. Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus này là: Chế
độ 8 bit (dữ liệu được truyền trên cả 8 đường, với bit MSB là bit DB7)
và Chế độ 4 bit (dữ liệu được truyền trên 4 đường từ DB4 tới DB7, bit
MSB là DB7).
 Chân số 15 - A : nguồn dương cho đèn nền.
 Chân số 16 - K : nguồn âm cho đèn nền.

 Chú ý: LCD có quá nhiều nhiều chân gây khó khăn trong quá trình đấu nối và
chiếm dụng nhiều chân trên vi điều khiển. Module I2C LCD ra đời và giải
quyết vấn để này cho chúng ta.
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 21

- Thông số kĩ thuật I2c:


 Điện áp hoạt động: 2.5-6V DC.
 Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver HD44780).
 Giao tiếp: I2C.
 Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân
A0/A1/A2).
 Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt.
 Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD
- Để sử dụng màn hình LCD giao tiếp I2C sử dụng Arduino thì ta cần cài đặt
thư viện Liquidcrystal_I2C.
- Thay vì phải mất 6 chân vi điều khiển để kết nối với LCD 16×2 (RS, EN, D7,
D6, D5 và D4) thì module IC2 bạn chỉ cần tốn 2 chân (SCL, SDA) để kết
nối.
- Module I2C hỗ trợ các loại LCD sử dụng driver HD44780(LCD 16×2, LCD
20×4, …) và tương thích với hầu hết các vi điều khiển hiện nay.

2.5 MODULE RELAY 5V CÓ OPTO CÁCH LY

2.5.1 Định nghĩa:


- Module 1 Relay với opto cách ly hl 5v được sử dụng để đóng ngắt nguồn điện
công suất cao AC hoặc DC, có thể chọn đóng khi kích mức cao hoặc mức
thấp bằng Jumper, giúp cho việc sử dụng trở nên an toàn với board mạch
chính.

- Tiếp điểm đóng ngắt gồm 3 tiếp điểm NC (thường đóng), NO(thường mở) và
COM(chân chung) được cách ly hoàn toàn với board mạch chính, ở trạng
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 22

thái bình thường chưa kích NC sẽ nối với COM, khi có trạng thái kích
COM sẽ chuyển sang nối với NO và mất kết nối với NC.

Hình 5: Linh kiện relay 5v có opto

2.5.2 Thông số kĩ thuật


 Sử dụng điện áp nuôi DC 5V.

 Relay mỗi Relay tiêu thụ dòng khoảng 80mA.

 Điện thế đóng ngắt tối đa: AC250V ~ 10A hoặc DC30V ~ 10A.

 Có đèn báo đóng ngắt trên mỗi Relay.

 Có thể chọn mức tín hiệu kích 0 hoặc 1 qua jumper.

 Kích thước: 1.97 in x 1.02 in x 0.75 in (5.0 cm x 2.6 cm x 1.9 cm)

2.5.3 Nguyên lý hoạt động


- Mạch dưới đây là mạch điều khiển bóng đèn,gồm 2 trạng thái chuyển tiếp:
gồm trạng thái đóng và trạng thái mở.

 (1) Trạng thái mở: relay ngắt mạch và và hiện tại mạch không hoạt
động, đèn tắt.

 (2) Trạng thái đóng: relay kích lên làm kín mạch, giữ dòng điện nên
mạch hoạt động, đèn sáng.
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 23

(1)

(2)

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG ĐÃ LẮP ĐẶT

3.1 PHẦN CỨNG SAU KHI LẮP ĐẶT


ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 24

3.2 SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI PHẦN CỨNG


ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 25

CHƯƠNG 4: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

4.1 NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG


- Nguyên lý hoạt động như sau: ta dùng cổng USB cho Arduino làm nguồn ra.
Khi LM35 đo nhiệt độ trong hộp thì kết quả sẽ hiện lên màn hình LCD. Ta
chia ra thành 3 trường hợp:

 Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 30 độ C thì quạt tắt, relay ở mức thấp nên đèn
sáng
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 26

 Nếu nhiệt độ lớn hơn 30 độ C và nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 34 độ C


thì quạt ở cấp độ 1, đèn tiếp tục sáng.

 Nếu nhiệt độ lớn hơn 36 độ C thì quạt ở cấp độ 2 và relay sẽ được kích
ở mức cao, do đó đèn tắt để cho quạt làm mát môi trường.

 Lưu ý: Ở nhiệt độ từ trong khoảng từ 34 đến 36 thì không thực hiện câu
lệnh nào nên trường hợp 2 vẫn được tiếp tục để sấy khô.

- Sau khi tắt đèn, quạt thổi ở cấp độ mạnh nhất để làm mát, giảm nhiệt độ môi
trường trong hộp cho tới khi nhiệt độ giảm ở trường hợp 2, khi đó quạt sẽ ở
cấp độ 1 và bóng đèn mở để duy trì nhiệt độ vừa đủ để sấy khô.

4.2 PHẦN CODE ARDUINO CỦA HỆ THỐNG


#include <LiquidCrystal_I2C.h>

#include <Wire.h>

LiquidCrystal_I2C lcd(0x27, 16, 2); //SCL SDA

#define in1 6

#define in2 8

#define ENA 9

int tocdo = 0;

int relay=7;

float nhietdo;

int chanlaynhiet=A1;

void stop()

digitalWrite(6, 0);

digitalWrite(8, 0);

analogWrite(9, tocdo);

}
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 27

void cap1()

digitalWrite(6, 1);

digitalWrite(8, 0);

analogWrite(9, tocdo + 155);

void cap2()

digitalWrite(6, 1);

digitalWrite(8, 0);

analogWrite(9, tocdo + 255);

void setup()

Serial.begin(9600);

pinMode(6, OUTPUT);

pinMode(7, OUTPUT);

pinMode(9, OUTPUT);

pinMode(8,OUTPUT);

lcd.init();

lcd.backlight();

lcd.setCursor(0, 0);

lcd.print("DO NHIET :");


ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 28

lcd.setCursor(3, 1);

lcd.print("DAHTN ");

void loop()

int reading=analogRead(A0);

nhietdo=analogRead(chanlaynhiet);//Lấy nhiệt độ từ LM35

nhietdo=(nhietdo*5.0*1000.0/1024.0)/10;

delay(1000);

Serial.print("Nhiet do hien tai la: ");//In ra màn hình

Serial.print(nhietdo);

Serial.print("do C");

Serial.println();//Lệnh xuống hàng

delay(500);

lcd.setCursor(10,0);

lcd.print(nhietdo);

delay(1000);

if(nhietdo< 30)

stop();

digitalWrite(relay,LOW);

else if(nhietdo>=30&&nhietdo<=34)

{
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 29

cap1();

digitalWrite(relay,LOW);

else if(nhietdo>36)

cap2();

digitalWrite(relay,HIGH);

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

1.1

5.1 KẾT LUẬN


- Sau khi lắp đặt và nạp code vào phần cứng thì mô hình hoạt động khá tốt,
đúng với mong đợi ban đầu. Nhưng vì đây là mô hình nhỏ, chỉ sử dụng
bóng đèn 40W và quạt 12V với dòng là 0.2A nên thời gian ban đầu để chờ
nhiệt độ trong hộp tăng lên với đièu kiện đề ra sẽ mất 1 khoảng thời gian
khá lâu, khoảng 5-8 phút.
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 30

5.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN


- Nếu có cơ hội được phát triển thêm thì em sẽ dùng một hộp thay thế cho hộp
giấy sao cho có thể giấu hết được các linh kiện bên ngoài để bảo vệ và tăng
tính thẩm mỹ cho hệ thống.

- Ngoài ra em sẽ bổ sung thêm một băng chuyền để di chuyển đồ vật nào đó


vào hệ thống để thực hiện sấy khô và di chuyển vật sau khi sấy khô vào một
thùng khác. Và tất nhiên sẽ thay đổi quạt và bóng đèn với công suất cao hơn
để đồ vật có thể được sấy khô ráo một cách nhanh chóng và an toàn.
ĐỒ ÁN TỐT HỆ THỐNG NHÚNG
Trang 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1) https://www.youtube.com/watch?v=zFi7TsnIHpU&t=656s
2) https://www.youtube.com/watch?
v=rSyNxhsO5iA&list=PLbXfdmXVl3hMOJpz9stcAMQEYcOkckYpE&ind
ex=24&t=789s
3) https://www.youtube.com/watch?v=_Dt1Pc-
wgXo&list=PLbXfdmXVl3hMOJpz9stcAMQEYcOkckYpE&index=23
4) https://thegioidienco.vn/relay.html
5) https://www.youtube.com/watch?
v=wm5A_XQZDw8&list=PLbXfdmXVl3hMOJpz9stcAMQEYcOkckYpE&
index=19
6) https://www.youtube.com/watch?
v=vjBNL4pUFmQ&list=PLbXfdmXVl3hMOJpz9stcAMQEYcOkckYpE&i
ndex=10
7) https://www.youtube.com/watch?
v=sa227ziPXyg&list=PLbXfdmXVl3hMOJpz9stcAMQEYcOkckYpE&inde
x=16
ĐỒ ÁN HỆ THỐNG NHÚNG
Trang A-1

You might also like