You are on page 1of 10

i

Lời giới thiệu


Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên trình độ cao
đẳng; đặc biệt là yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; Trường Cao đẳng
Thương mại chủ trương tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng chung các môn học,
học phần đang được triển khai giảng dạy.

Thực hiện chủ trương trên, Khoa Tài chính-Ngân hàng đã phân công giảng viên
thuộc bộ môn Thống kê biên soạn giáo trình Thống kê kinh doanh để dùng chung cho
sinh viên các ngành: Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ và du lịch lữ hành, Quản
trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Marketing, Kinh doanh thương
mại, Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán trình độ cao đẳng, giúp
cho việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của sinh viên được thuận lợi.

Giáo trình Thống kê kinh doanh được biên soạn dựa theo đề cương chi tiết học
phần Thống kê kinh doanh và kế thừa Giáo trình Nguyên lý Thống kê –Trường Cao
đẳng Thương mại của nhóm tác giả Nguyễn Thị Việt Châu (chủ biên)- Huỳnh Văn
Đặng- Lê Thị Thanh Thủy; Cũng như tham khảo các tài liệu Lý thuyết thống kê-
Trường Đại học Kinh tế quốc dân PGS.TS. Trần Ngọc Phác, TS. Trần Thị Kim Thu
(chủ biên), Thống kê doanh nghiệp - GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm - PGS.TS. Nguyễn Công
Nhự NXB Giáo dục Việt Nam; Thống kê thương mại trong nền kinh tế thị trường - TS.
Lê Trần Hảo NXB Thống kê.

Nội dung của giáo trình bao gồm 7 chương:


Chương 1. Những vấn đề chung về thống kê học
Chương 2. Một số chỉ tiêu tổng hợp thống kê
Chương 3. Dãy số thời gian
Chương 4. Chỉ số thống kê
Chương 5. Thống kê kết quả sản xuất và giá thành sản phẩm
Chương 6. Thống kê lưu chuyển hàng hóa
Chương 7. Thống kê lao động và tiền lương
Để giáo trình này đến tay người đọc, tác giả ghi nhận và cảm ơn s ự giúp đỡ,
tham gia ý kiến góp ý, biên tập, sửa chữa của hội đồng khoa học cấp khoa và hội
đồng khoa học nhà trường.

Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình Thống kê kinh doanh vẫn không
tránh được những sai sót nhất định. Tác giả chân thành mong đợi nhận được sự góp ý
của bạn đọc để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.

Các ý kiến tham gia xin được gửi về địa chỉ thongke.tcnh@gmail.com

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả ThS. Nguyễn Thị Việt Châu

ii
MỤC LỤC

Lời giới thiệu ................................................................................................................. ii


Mục lục ......................................................................................................................... iii
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC ...........................1
I. Đối tƣợng của thống kê học .........................................................................................1
1. Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của thống kê học ..........................................1
2. Khái niệm thống kê ...................................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê ..........................................................................3
II. Một số khái niệm thƣờng dùng trong thống kê...........................................................4
1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể ........................................................................4
2. Tiêu thức thống kê .....................................................................................................5
3. Chỉ tiêu thống kê .......................................................................................................5
III. Các loại thang đo trong thống kê ...............................................................................6
1. Thang đo định danh ...................................................................................................6
2. Thang đo thứ bậc .......................................................................................................6
3. Thang đo khoảng .......................................................................................................7
4. Thang đo tỷ lệ ............................................................................................................7
IV. Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê ..................................................................7
1. Điều tra thống kê .......................................................................................................8
2. Tổng hợp thống kê...................................................................................................12
3. Phân tích thống kê ...................................................................................................22
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................25
Bài tập ............................................................................................................................26
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................27
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỔNG HỢP THỐNG KÊ ...............................28
I. Số tuyệt đối.................................................................................................................28
1. Khái niệm ................................................................................................................28
2. Đặc điểm..................................................................................................................28
3. Phân loại ..................................................................................................................29
II. Số tƣơng đối ..............................................................................................................29
1. Khái niệm ................................................................................................................29
2. Đặc điểm..................................................................................................................30
3. Phân loại ..................................................................................................................30
III. Số bình quân ............................................................................................................36
1. Khái niệm ................................................................................................................36
2. Đặc điểm..................................................................................................................37
3. Phân loại ..................................................................................................................37
4. Mốt ..........................................................................................................................43
5. Số trung vị ...............................................................................................................46
IV. Các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức .............................................................48
1. Khoảng biến thiên ...................................................................................................49
2. Độ lệch tuyệt đối bình quân ....................................................................................50
3. Phƣơng sai ...............................................................................................................51
4. Độ lệch chuẩn ..........................................................................................................51
5. Hệ số biến thiên .......................................................................................................52
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................53
iii
Bài tập ............................................................................................................................54
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................58
CHƢƠNG 3. DÃY SỐ THỜI GIAN ..........................................................................59
I. Khái niệm, cấu thành, phân loại dãy số thời gian ......................................................59
1. Khái niệm ................................................................................................................59
2. Cấu thành .................................................................................................................59
3. Phân loại ..................................................................................................................59
II. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian .....................................................................60
1. Mức độ bình quân theo thời gian ............................................................................60
2. Lƣợng tăng (giảm) tuyệt đối....................................................................................62
3. Tốc độ phát triển ......................................................................................................63
4. Tốc độ tăng (giảm) ..................................................................................................64
5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) .......................................................................65
III. Dự đoán thống kê ....................................................................................................65
1. Khái niệm ................................................................................................................65
2. Một số phƣơng pháp dự đoán thống kê thƣờng dùng .............................................67
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................68
Bài tập ............................................................................................................................69
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................70
CHƢƠNG 4. CHỈ SỐ THỐNG KÊ ...........................................................................71
I. Khái niệm, tác dụng, phân loại chỉ số ........................................................................71
1. Khái niệm ................................................................................................................71
2. Tác dụng ..................................................................................................................71
3. Phân loại ..................................................................................................................72
II. Phƣơng pháp lập chỉ số .............................................................................................73
1. Chỉ số động thái .......................................................................................................73
2. Chỉ số so sánh ..........................................................................................................76
3. Chỉ số kế hoạch .......................................................................................................80
III. Hệ thống chỉ số ........................................................................................................81
1. Khái niệm ................................................................................................................81
2. Phƣơng pháp lập ......................................................................................................82
3. Tác dụng ..................................................................................................................82
BÀI ĐỌC THÊM. PHƢƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG ...............84
1. Mục đích của chỉ số giá tiêu dùng .............................................................................84
2. Khái niệm giá tiêu dùng ............................................................................................84
3. Chỉ số giá tiêu dùng ...................................................................................................84
4. Phƣơng pháp tính chỉ số giá tiêu dùng ......................................................................85
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................86
Bài tập ............................................................................................................................86
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................89
CHƢƠNG 5. THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ....... 90
I. Thống kê kết quả sản xuất ..........................................................................................90
1. Khái niệm, nhiệm vụ ...............................................................................................90
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất ...........................................................92
3. Phân tích kết quả sản xuất .......................................................................................96
II. Thống kê giá thành sản phẩm .................................................................................100
1. Khái niệm, nhiệm vụ .............................................................................................100
2. Phân tích giá thành sản phẩm ................................................................................101
iv
Câu hỏi ôn tập ..............................................................................................................114
Bài tập ..........................................................................................................................114
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................120
CHƢƠNG 6. THỐNG KÊ LƢU CHUYỂN HÀNG HOÁ .....................................121
I. Khái niệm, phân loại lƣu chuyển hàng hoá ..............................................................121
1. Khái niệm, nhiệm vụ .............................................................................................121
2. Phân loại ................................................................................................................121
II. Hệ thống chỉ tiêu thống kê lƣu chuyển hàng hoá ...................................................123
1. Chỉ tiêu mua hàng..................................................................................................123
2. Chỉ tiêu bán hàng ...................................................................................................123
3. Chỉ tiêu dự trữ hàng hoá ........................................................................................124
III. Phân tích lƣu chuyển hàng hoá ..............................................................................128
1. Phân tích tình hình thực hiện lƣu chuyển hàng hoá theo mặt hàng ......................128
2. Phân tích tình hình thực hiện lƣu chuyển hàng hoá theo tổng trị giá ....................129
3. Phân tích tình hình thực hiện lƣu chuyển hàng hoá theo đơn vị kinh doanh ........130
4. Phân tích tình hình thực hiện lƣu chuyển hàng hoá theo tiến độ ..........................132
5. Phân tích tình hình thực hiện lƣu chuyển hàng hoá theo thời vụ ..........................133
6. Phân tích tốc độ lƣu chuyển hàng hoá ...................................................................134
Câu hỏi ôn tập ..............................................................................................................140
Bài tập ..........................................................................................................................140
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................145
CHƢƠNG 7. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƢƠNG ................................146
I. Thống kê lao động ....................................................................................................146
1. Khái niệm, nhiệm vụ .............................................................................................146
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động .....................................................................146
II. Thống kê năng suất lao động ..................................................................................153
1. Khái niệm, nhiệm vụ .............................................................................................153
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê năng suất lao động .....................................................154
3. Phân tích năng suất lao động .................................................................................155
III. Thống kê tiền lƣơng...............................................................................................160
1. Khái niệm, nhiệm vụ .............................................................................................160
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê tiền lƣơng ...................................................................160
3. Phân tích tình hình thực hiện tổng quỹ lƣơng .......................................................161
Câu hỏi ôn tập ..............................................................................................................164
Bài tập ..........................................................................................................................164
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................168
Phụ lục đáp án bài tập...............................................................................................169

v
-

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC

Mục tiêu
Chƣơng này trình bày những vấn đề cơ bản về:
- Sự hình thành, đối tƣợng nghiên cứu của thống kê học;
- Khái niệm và các loại thang đo đƣợc sử dụng trong thống kê;
- Khái niệm, yêu cầu, phƣơng pháp tiến hành điều tra thống kê;
- Khái niệm và các vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê;
- Cách tiến hành phân tổ, lập bảng và đồ thị trong thống kê;
- Khái niệm và các vấn đề cần chú ý khi tiến hành phân tích thống kê.
Nội dung

I. Đối tƣợng của thống kê học


1. Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của thống kê học

Thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầu của
hoạt động thực tiễn xã hội. Trƣớc khi trở thành một môn khoa học, thống kê học đã có
nguồn gốc lịch sử phát triển rất lâu. Đó là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm từ
giản đơn đến phức tạp, đƣợc đúc kết dần thành lý luận khoa học ngày càng hoàn thiện.

Từ thời chiếm hữu nô lệ, các chủ nô thƣờng tìm cách ghi chép tính toán để nắm
đƣợc tài sản của mình; Ngƣời ta đã tìm thấy cách ghi chép trong một số di tích cổ đại
Trung Quốc, Hi Lạp, La Mã, Ai Cập… chứng tỏ ngay từ thời cổ đại ngƣời ta đã biết
ghi chép số liệu. Nhƣng công việc này còn đơn giản, tiến hành trong phạm vi nhỏ hẹp,
chƣa mang tính chất thống kê rõ rệt.

Dƣới chế độ phong kiến, công tác thống kê đã phát triển. Hầu hết các quốc gia
châu Á, châu Âu đều đã có tổ chức nhiều việc đăng ký và kê khai với phạm vi rộng,
nội dung phong phú có tính chất thống kê rõ rệt nhƣ đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng
đất … Việc đăng ký kê khai này phục vụ cho việc thu thuế và bắt lính của giai cấp
thống trị. Thống kê tuy đã tiến bộ nhƣng chƣa đúc kết thành lý luận.

Cuối thế kỷ thứ XVII, lực lƣợng sản xuất phát triển mạnh mẽ làm cho phƣơng
thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa ra đời. Kinh tế hàng hoá phát triển dẫn đến các ngành
sản xuất riêng biệt tăng thêm, phân công lao động xã hội càng phát triển. Hoạt động
kinh tế xã hội ngày càng phức tạp, các giai cấp xã hội phân hoá nhanh và đấu tranh
giai cấp càng trở nên gay gắt. Để phục vụ cho mục đích kinh tế, chính trị và quân sự,
nhà nƣớc tƣ bản và các chủ tƣ bản cần rất nhiều thông tin thƣờng xuyên về thị trƣờng,
giá cả, sản xuất, nguyên liệu, dân số… Do đó công tác thống kê phát triển nhanh
chóng, sự cố gắng tìm hiểu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội thông qua các
biểu hiện về mặt số lƣợng đòi hỏi những nhà làm công tác khoa học, những ngƣời làm
công tác quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh doanh đi vào nghiên cứu lý luận và phƣơng
pháp thu thập tính toán số liệu thống kê. Các tài liệu về thống kê bắt đầu đƣợc xuất
bản. Ở một số trƣờng học bắt đầu giảng dạy lý luận thống kê. Năm 1660 nhà kinh tế
1
-

học ngƣời Đức G. Conbring (1606-1681) đã giảng dạy tại trƣờng đại học Helmted
phƣơng pháp nghiên cứu hiện tƣợng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể. Sau đó ít
lâu một số tác phẩm có tính chất phân tích thống kê đầu tiên ra đời, nhƣ cuốn số học
chính trị xuất bản năm 1682 của Wiliam Petty (1623 – 1687). (1623-1687) một nhà
kinh tế học ngƣời Anh. Trong cuốn sách này tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và
so sánh để nghiên cứu các hiện tƣợng xã hội qua các con số. K. Markc đã mệnh danh
cho Petty là ngƣời sáng lập môn thống kê học1. Giữa thế kỷ thứ XVIII (năm 1759) một
giáo sƣ đại học ngƣời Đức G.Achenwall (1719-1772) lần đầu tiên dùng danh từ
“statistic” (một thuật ngữ gốc la tinh “status”). Có nghĩa là nhà nƣớc hoặc trạng thái
của hiện tƣợng sau này ngƣời ta dịch là “thống kê” để chỉ phƣơng pháp nghiên cứu nói
trên và quan niệm đó là môn học so sánh các nƣớc khác nhau về mọi mặt qua các số
liệu thu thập đƣợc.

Nhƣ vậy, lịch sử phát triển của thống kê cho thấy: Thống kê là một môn khoa
học, ra đời và phát triển nhờ vào sự tích luỹ kiến thức của nhân loại, rút ra đƣợc từ
kinh nghiệm nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, sử dụng để quản lý xã hội.

2. Khái niệm thống kê

Thuật ngữ “Thống kê” có hai nghĩa

- Nghĩa thứ nhất: Thống kê là các con số đƣợc ghi chép để phản ánh các hiện
tƣợng và quá trình kinh tế xã hội.

Ví dụ 1: Số liệu về kim ngạch xuất khẩu, dân số...

- Nghĩa thứ hai: Thống kê là hệ thống các phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và
phân tích các con số của những hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội để tìm ra bản
chất và tính quy luật vốn có của những hiện tƣợng ấy.

Ví dụ 2: Điều tra dân số về các tiêu thức nhƣ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức
sống, trình độ văn hoá, tình trạng hôn nhân và gia đình... Để có đƣợc các con số phản
ánh thực trạng về dân số của nƣớc ta vào một thời điểm cụ thể nào đó, cơ quan thống
kê phải tổ chức thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin cần thiết về dân số; Trên
cơ sở đó, cơ quan này đƣa ra những đánh giá đúng đắn về thực trạng dân số nhằm giúp
cho cấp quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc hoạch định các chính sách kinh tế xã hội có liên
quan đến dân số trong việc phát triển dài hạn trên từng địa phƣơng và cả nƣớc.

Từ hai nghĩa trên, có thể hiểu thống kê một cách đầy đủ theo khái niệm sau:
Thống kê là khoa học nghiên cứu hệ thống các phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và
phân tích các con số của những hiện tƣợng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật
vốn có của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Thống kê đƣợc hình thành trên cơ sở lý luận của các môn khoa học chủ nghĩa
duy vật lịch sử trong triết học Mác – Lê nin và môn kinh tế chính trị; đây là nền tảng
để hình thành lý luận thống kê, hình thành hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ yêu cầu
quản lý chặt chẽ, có hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội, phát triển sản xuất – dịch
vụ, phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc.

1
Các – Mác, Tƣ bản, Quyển thứ nhất, tập I, trang 368, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1962.
2
-

3. Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê

Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê là mặt lƣợng trong mối quan hệ chặt chẽ với
mặt chất của các hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội số lớn phát sinh trong những
điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Nhƣ vậy đối tƣợng nghiên cứu của thống kê bao gồm các nội dung sau:

- Thứ nhất, thống kê là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển do nhu cầu
của hoạt động thực tiễn xã hội. Vì vậy đối tƣợng nghiên cứu của thống kê là các hiện
tƣợng và quá trình kinh tế - xã hội, nhƣ:

+ Các hiện tƣợng về quá trình tái sản xuất của cải vật chất xã hội, phát triển nền
kinh tế quốc dân qua các giai đoạn vận động sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu
dùng.

+ Các hiện tƣợng về dân số, lao động nhƣ số nhân khẩu, kết cấu nhân khẩu
(giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc...); sự biến động về nhân khẩu, tình
hình phân bố dân cƣ theo lãnh thổ.

+ Các hiện tƣợng về đời sống vật chất, văn hoá, giáo dục, y tế biểu hiện bởi
những chỉ tiêu nhƣ mức sống vật chất và tinh thần; trình độ văn hoá, trình độ nghiệp
vụ; sức khoẻ, chính sách chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...

+ Các hiện tƣợng về sinh hoạt chính trị- xã hội, an ninh trật tự nhƣ mitting, bầu
cử, biểu tình...

+ Thống kê không trực tiếp nghiên cứu nguồn gốc của sự hình thành và bản
chất vận động của hiện tƣợng tự nhiên và kỹ thuật mà nghiên cứu xác định và phân
tích mức độ ảnh hƣởng của hiện tƣợng tự nhiên và kỹ thuật đến phát triển sản xuất -
dịch vụ, phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao.

- Thứ hai, cũng nhƣ tất cả các hiện tƣợng khác tồn tại trong xã hội, hiện tƣợng
kinh tế - xã hội cũng tồn tại tính hai mặt là mặt chất và mặt lƣợng, giữa chúng có mối
quan hệ chặt chẽ, mật thiết không thể tách rời nhau, có mối quan hệ biện chứng với
nhau, cụ thể:

+ Trong hiện tƣợng kinh tế xã hội, mặt chất biểu hiện bản chất, đặc trƣng, đặc
điểm, tính qui luật phát triển của hiện tƣợng nghiên cứu; mặt lƣợng biểu hiện là những
con số cụ thể phản ảnh khối lƣợng, qui mô, kết cấu, tỉ lệ so sánh, tốc độ phát triển...

+ Thống kê không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tƣợng kinh tế xã hội
mà chỉ nghiên cứu mặt lƣợng cụ thể của hiện tƣợng kinh tế xã hội. Thông qua phân
tích hệ thống chỉ tiêu thống kê biểu hiện bằng những con số cụ thể, rút ra những kết
luận về đặc điểm, đặc trƣng, bản chất, qui luật phát triển kinh tế xã hội trên từng lĩnh
vực trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Từ đó thống kê cung cấp dữ liệu
quan trọng làm cơ sở để các chủ thể quản lý đề ra các định hƣớng phát triển kinh tế- xã
hội. Vì vậy thống kê không đơn thuần nghiên cứu mặt lƣợng là những con số thuần tuý
mà nghiên cứu mặt lƣợng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của chúng. Có thể
đƣa ra kết luận con số trong thống kê không phải là con số toán học đơn thuần- con số
3
-

chết mà là con số luôn chứa đựng nội dung kinh tế xã hội nhất định, nói lên mặt chất
nhất định, do vậy con số thống kê đƣợc hình tƣợng hoá là “con số biết nói”.

- Thứ ba, thống kê nghiên cứu hiện tƣợng kinh tế xã hội là xuất phát từ tính qui
luật số lớn trong lý thuyết xác suất và tính qui luật của thống kê. Thông qua nghiên
cứu số lớn các đơn vị cá biệt nhằm loại bỏ tác động ngẫu nhiên, riêng lẻ cá biệt của
chúng; làm bộc lộ tính tất nhiên, tính phổ biến, tính điển hình chung của hiện tƣợng số
lớn. Từ đó chỉ ra đặc trƣng, bản chất, tính qui luật chung phát triển của tổng thể nghiên
cứu.

Các đơn vị cá biệt, các hiện tƣợng riêng lẻ có quan hệ tƣơng tác mật thiết với
tổng thể nghiên cứu: Trong quá trình vận động phát triển nảy sinh nhân tố mới, nhân
tố tiên tiến, tích cực điển hình hay lạc hậu... từ các đơn vị cá biệt trong tổng thể nghiên
cứu. Vì vậy, bên cạnh nghiên cứu hiện tƣợng số lớn, thống kê còn nghiên cứu hiện
tƣợng cá biệt nhằm nêu lên đƣợc những đặc trƣng cá biệt, những nhân tố điển hình tiên
tiến, tích cực hoặc lạc hậu, yếu kém... từ đó tìm biện pháp, giải pháp thích hợp phát
huy tính điển hình tiên tiến, tích cực, khắc phục những yếu kém cá biệt góp phần phát
triển tổng thể nghiên cứu.

- Thứ tƣ, hiện tƣợng kinh tế - xã hội biểu hiện bằng những con số thống kê cụ thể
chỉ tồn tại và có ý nghĩa nghiên cứu, có giá trị kinh tế khi nó đƣợc xác định trong điều
kiện thời gian và không gian cụ thể. Trong điều kiện thời gian và không gian khác
nhau cùng một hiện tƣợng kinh tế xã hội có thể sẽ có biểu hiện về mặt số lƣợng và đặc
trƣng về mặt chất, tính qui luật không giống nhau... Từ đó sẽ rút ra những nhận định
kết luận khác nhau về bản chất, về tính chất phổ biến, tính qui luật phát triển của hiện
tƣợng kinh tế xã hội.

II. Một số khái niệm thƣờng dùng trong thống kê


1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể

1.1. Tổng thể thống kê

Tổng thể thống kê là tập hợp những đơn vị kết hợp với nhau trên cơ sở có một số
đặc điểm chung.

Ví dụ 3: Tiến hành điều tra về sản lƣợng sản xuất của các phân xƣởng trong
doanh nghiệp AB kỳ báo cáo, ta có tổng sản lƣợng sản xuất là 500 tấn.

Ở đây tổng thể thống kê là tập hợp các phân xƣởng trong doanh nghiệp AB.

- Tùy vào các đơn vị trong tổng thể có đặc điểm chủ yếu liên quan đến mục đích
nghiên cứu hay không mà tổng thể thống kê đƣợc phân thành hai loại:

+ Tổng thể đồng chất: Là tổng thể bao gồm các đơn vị giống nhau ở một hay
một số đặc điểm chủ yếu có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu.

+ Tổng thể không đồng chất: Là tổng thể gồm các đơn vị khác nhau ở những
đặc điểm chủ yếu liên quan đến mục đích nghiên cứu.

4
-

1.2. Đơn vị tổng thể

Đơn vị tổng thể là từng đơn vị cấu thành nên tổng thể thống kê.

Ví dụ 4: Theo ví dụ 3, đơn vị tổng thể là từng phân xƣởng trong doanh nghiệp.

* Chú ý: Việc phân biệt tổng thể thống kê, hay đơn vị tổng thể tuỳ thuộc góc độ
quan sát hiện tƣợng nghiên cứu.

Ví dụ 5: Đứng từ góc độ trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại nghiên cứu sơ đồ bộ máy
tổ chức thì khoa là đơn vị tổng thể cấu tạo nên Trƣờng. Nhƣng đứng tại khoa nghiên
cứu phân cấp quản lý thì khoa là tổng thể bao gồm các tổ bộ môn trực thuộc.

2. Tiêu thức thống kê

- Tiêu thức thống kê là đặc điểm của các đơn vị tổng thể đƣợc chọn ra để nghiên
cứu.

Ví dụ 6: Theo ví dụ 3, tiêu thức thống kê là sản lƣợng.

- Tiêu thức thống kê đƣợc phân thành tiêu thức số lƣợng và tiêu thức thuộc tính

+ Tiêu thức số lƣợng: Là tiêu thức biểu hiện trực tiếp bằng những con số cụ
thể.

Ví dụ 7: Theo ví dụ 3, sản lƣợng sản xuất của từng phân xƣởng là tiêu thức số
lƣợng vì nó đƣợc biểu hiện bằng con số cụ thể.

+ Tiêu thức thuộc tính: Là tiêu thức không biểu hiện trực tiếp bằng những
con số cụ thể mà biểu hiện bằng những tính chất, đặc điểm… của đơn vị tổng thể.

Ví dụ 8: Giới tính là tiêu thức thuộc tính vì nó đƣợc biểu hiện bởi nam và nữ.

* Chú ý: Tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng
thể đƣợc gọi là tiêu thức thay phiên.

3. Chỉ tiêu thống kê

- Chỉ tiêu thống kê là những con số chỉ mặt lƣợng gắn với mặt chất của hiện
tƣợng nghiên cứu trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể.

Ví dụ 9: Theo ví dụ 3, chỉ tiêu thống kê là tổng sản lƣợng của các phân xƣởng
trong doanh nghiệp AB kỳ báo cáo 500 tấn.

- Một chỉ tiêu thống kê gồm có phần khái niệm và phần con số.

+ Khái niệm của chỉ tiêu thống kê là qui định về giới hạn của thực thể nghiên
cứu, thời gian, không gian của hiện tƣợng, chỉ rõ nội dung nghiên cứu của chỉ tiêu
thống kê.

You might also like