You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM

BÁO CÁO:
Học kì 2/2021-2022
MÔN HỌC: KỸ THUẬT SỐ

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu IC 74164.


Thiết kế mạch dịch 2 chế độ: 5 điểm sáng 1 điểm tối và 5 điểm tối 1 điểm
sáng xen kẽ trên 24 Led đơn. Sử dụng một nút nhấn để chuyển chế độ.

GVHD: VÕ ĐỨC DŨNG


MÃ HP: DIGI330163_21_2_11CLC
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Lê Bình An 20151113
2 Nguyễn Hoàng Ân 20151097
3 Võ Văn Duy 20151347

TP.HCM 5/2022
Phân công nhiệm vụ:

Họ và tên Công việc Mức độ hoàn thành


Nguyễn Lê Bình An Tìm hiểu IC NE555, Tìm 100%
hàm ngõ ra cho khối tạo
2 chế độ, Tổng hợp ý
kiến làm báo cáo, Thuyết
trình.
Nguyễn Hoàng Ân Tìm hiểu IC 74LS112 và 100%
IC 74LS32, mô phỏng
protues.
Võ Văn Duy Tìm hiểu IC 7408, 100%
74LS163, làm slide
powerpoint.

2
Mục lục
Phần 1: Giới thiệu đề tài 4
Phần 2: Thiết kế mạch 4
1. Sơ đồ khối mạch thiết kế và hoạt động của các khối trong sơ đồ
4
2. Thiết kế mạch nguyên lý chi tiết 5
a) Mạch nguyên lý dịch 2 chế độ6
b) Bộ nguồn 6
c) Khối tạo xung dao động 6
d) Khối dịch LED 9
e) Khối tạo 2 chế độ 13
f) Khối chuyển đổi 2 chế độ 14
g) Khối hiển thị 22

PHẦN 3: MẠCH MÔ PHỎNG TRÊN PHẦN MỀM


PROTUES 24

3
LỜI CAM ĐOAN

Đề tài này là do chúng em thực hiện dựa trên sự tham khảo một số tài liệu và
không sao chép từ tài liệu hay công trình đã có trước đó. Nếu có sao chép chúng
em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Phần 1: Giới thiệu đề tài


1. Giới thiệu:
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính vì
thế khoa học và kĩ thuật cũng ngày càng trở nên quan trọng và phổ biến trong cuộc
sống của mỗi chúng ta. Trong đó đặc biệt phải kể đến kỹ thuật số. Với những sự
tiện ích mà kĩ thuật số mang lại đã và đang làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên
dễ dàng hơn. Để tìm hiểu thêm về kỹ thuật số nhóm em đã thực hiện đề tài về lĩnh
vực: Tìm hiểu IC và thiết kế mạch và đề tài của nhóm chúng em là “ Tìm hiểu IC
74164. Thiết kế mạch dịch 2 chế độ: 5 điểm sáng 1 điểm tối và 5 điểm tối 1 điểm
sáng xen kẽ trên 24 Led đơn. Sử dụng một nút nhấn để chuyển chế độ”.

Phần 2: Thiết kế mạch

1. Sơ đồ khối mạch thiết kế và hoạt động của các khối trong sơ đồ:

 Thiết kế sơ đồ

4
Khối tạo Khối dịch Khối tạo 2
dao động Led 74164 chế độ

Khối Khối hiển Khối chuyển


nguồn thị Led 2 chế độ

 Chức năng từ Khối:


- Khối nguồn: có chức năng cấp nguồn cho cả mạch hoạt động.
- Khối tạo dao động: dùng IC NE555 để tạo ra xung clock cấp cho mạch.
- Khối dịch led: Sử dụng IC 74164 để dịch 2 trạng thái.
- Khối tạo 2 chế độ: Sử dụng 5 ngõ ra Q0 đến Q4 của IC 74164 để tạo ra 2
chế độ là 5 sáng 1 tắt và 1 sáng 5 tắt.
- Khối chuyển 2 chế độ: Sử dụng một nút nhấn và FF D để chuyển đổi giữa 2
chế độ.
- Khối hiện thị: Sử dụng 24 Led đơn để mô tả 2 chế độ của mạch.

5
2. Thiết kế mạch nguyên lý chi tiết:
a. Mạch nguyên lý dịch 2 chế độ: 5 điểm sáng 1 điểm tối và 5
điểm tối 1 điểm sáng xen kẽ trên 24 Led đơn. Sử dụng một nút
nhấn để chuyển chế độ:

b. Bộ nguồn

Như đã nói ở phần sơ đồ khối, bộ nguồn có chức năng vô cùng quan trọng
để cấp nguồn cho cả mạch và để đơn giản nhóm em dùng Adapter tạo ra
nguồn DC 5V ổn định cung cấp cho toàn mạch.

c. Khối tạo dao động ( tạo xung):

Chức năng: để cấp xung clock cho mạch:

6
Để đáp ứng nhu cầu nhóm em sử dụng IC NE555 và một số linh kiện
khác như biến trở, điện trở, tụ điện. Nhóm em chọn IC NE555 vì nó được
ứng dụng khá phổ biến trong các mạch để tạo dao động như: mạch đơn
ổn, mạch đa hài,...

Sơ đồ nguyên lý mạch tạo xung:

Ở mạch tạo xung này nhóm em sử dụng thêm 1 con biến trở: để có thể dễ dàng thay
đổi giá trị điện trở từ đó có thể thay đổi chu kì dao động theo mong muốn. Việc làm
này dựa trên công thức lý thuyết: T= Ton + Toff = (R1+R2).C.ln2

- Thông số của mạch:


+ Chọn C2 = C3= 47 uF

7
+ R2 = 220 ()

 Tìm hiểu IC NE555

Hình ảnh IC NE55

IC NE555 gồm 8 chân:

 Chức năng của từng chân:

- Chân 1 (GND): Chân nối mass để giúp cung cấp dòng cho IC.

- Chân 2 (TRIG): Chân kích

- Chân 3 (OUT): Chân tín hiệu ngõ ra.

8
- Chân 4 (RESET): Lập định mức trạng thái ra. Khi nối mass thì ngõ ra mức thấp,
khi nối vào mức áp cao thì trạng thái ngõ ra tuỳ theo mức áp trên chân 2 và 6

- Chân 5 (CONTROL VOLTAGE): Dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC
NE555 theo các mức biến áp ngoài

- Chân 6 (THRES): Chân ngưỡng, là ngõ vào của 1 tầng so áp khác.

- Chân 7 (DISCH): có thể xem chân này như 1 khóa điện tử và chịu điều khiển bỡi
tầng logic của chân 3

- Chân 8 (VCC): Chân ngõ vào cung cấp nguồn.

Thông số kĩ thuật:

Vcc: 4,5 – 16V

Dòng tiêu thụ: 6mA – 15mA

Điện áp mức cao: 0.5 – 15V

Điện áp mức thấp: 0.03 – 0.06V.

d. Khối dịch LED

Chức năng: Thanh ghi và dịch dữ liệu.

Lựa chọn “ IC 74LS164” để có thể đáp ứng việc lưu và dịch dữ liệu để các led hoạt
động theo ý chúng ta mong muốn. IC 74164 là IC có 8 bit ngõ vào vì thế để hiển thị
được 24LED ta sử dụng 3 IC 74164.

9
 Tìm hiểu IC 74LS164:

Chức năng của các chân IC 74LS164:


- Chân A, B: 2 chân dùng để đưa dữ liệu vào, có thể ghép chung 2 chân với nhau để
IC 74164 chỉ nhận 2 trạng thái

10
- Chân Q0 đến Q7: Các chân kết nối với các led và điện trở để đưa tín hiệu ngõ ra. -
Chân CLK: Chân nhận xung Clock của IC. Để IC có thể hoạt động thì phải có xung
CK đưa vào chân này. Xung Clock sẽ được tạo ra bởi khối tạo dao động chính là IC
NE555 và ngõ ra của khối tạo dao động sẽ được kết nối với ngõ vào xung CK của
IC 74164.
- Chân MR: Chân master reset dùng để reset lại hoạt động của IC, tác động mức
thấp. Khi chân này được đưa về mức thấp thì toàn bộ ngõ ra sẽ được đưa về mức
thấp.
- Chân GND: Chân này sẽ nối xuống mass.
- Chân Vcc: Chân cấp nguồn cho IC hoạt động.

+ Sơ đồ logic của IC 74164:

+ Bảng trạng thái:

- Khi chân CLR là mức thấp thì các ngõ ra Q0 đến Q7 đều là mức thấp.
- Khi xung CK tác động cạnh xuống thì ngõ ra không thay đổi trạng thái.
- Khi CLR mức cao và CK tác động cạnh lên thì trong 2 ngõ vào A, B

11
nếu có 1 ngõ vào mức thấp thì ngõ ra Q0 là mức thấp và các ngõ Q1
đến Q7 sẽ có giá trị tương ứng từ Q0 đến Q6.
- Khi CLR mức cao và CK tác động cạnh lên, nếu 2 ngõ vào đều
mức cao thì Q0 mức cao và Q1 đến Q7 có giá trị tương ứng từ Q0
đến Q6.

- Giản đồ thời gian IC 74164:

12
e. Khối tạo 2 chế độ:

Trạng thái 5 sáng 1 tối:

Q4 Q3 Q2 Q1 Q0 Din
0 0 0 0 0 1
0 0 0 0 1 1
0 0 0 1 1 1
0 0 1 1 1 1
0 1 1 1 1 1
1 1 1 1 1 0
1 1 1 1 0 1
1 1 1 0 1 1
1 1 0 1 1 1
1 0 1 1 1 1
0 1 1 1 1 1

 Din = Q0.Q1.Q2.Q3.Q4 => sử dụng cổng NAND 5 ngõ vào

Trạng thái 5 tối, 1 sáng:

Q4 Q3 Q2 Q1 Q0 Din
0 0 0 0 0 1
0 0 0 0 1 0
0 0 0 1 0 0
0 0 1 0 0 0
0 1 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0
13
 Din = Q 0+Q 1+ Q2+Q 3+Q 4 => sử dụng cổng NOR 5 ngõ vào

f. Khối chuyển đổi 2 chế độ:

- Chức năng: Chuyển đổi giữa 2 chế độ hiển thị.


- Lý do lựa chọn:
+ Với yêu cầu cần chuyển 2 chế độ nên chọn IC 74LS112 sẽ giúp mạch
chuyển đổi qua lại 2 chế độ bằng trạng thái đảo của Flip-Flop JK.
 Tìm hiểu IC 74LS112:
+ 74LS112 là IC flip-flop JK kép có tính năng J, K, đồng hồ và bộ không
đồng bộ riêng lẻ và đầu vào rõ ràng cho mỗi flip-flop.

14
Sơ đồ chân IC 74LS112:

15
+ Cơ chế hoạt động:

- Để mạch có thể hoạt động ở 2 chế độ như trên ta sử dụng một nút nhất để
chuyển trạng thái và sử dụng flip flop D để đảo trạng thái.

A1 A2 Q0 Din
0 0 0 0
0 0 1 0
0 1 0 1
0 1 1 0
1 0 0 0
1 0 1 1
1 1 0 1
1 1 1 1

+ Giải thích bảng trạng thái:


A1 là chế độ 1: 5 sáng 1 tắt
A2 là chế độ 2: 5 tắt 1 sáng
Q0 là biến chọn chế độ A1 hoặc A2
Din cấp cho 74164: Din sẽ lấy dữ liệu của A1 khi Q0 ở mức 0 và lấy dữ liệu
A2 khi Q0 mức 1.
Sử dụng bìa K để rút gọn:

16
Q0 A1.A2 00 01 11 10

0 0 1 1 0

1 0 0 1 1

Din = A2.Q 0 + A1.Q0


 Sử dụng 2 Cổng AND và 1 cổng OR.

 Tìm hiểu IC 7408(Cổng AND):

17
18
IC 7408 có 14 chân, bao gồm chân mặt đất và chân Vcc.
- Pin 1 là đầu vào của cổng AND đầu tiên,
- pin 2 là đầu vào thứ hai và pin 3 là đầu ra của cổng AND đầu tiên.
- Pin 4 đến 6 là đầu vào và đầu ra của cổng AND thứ hai.
- Pin 7 là chân mặt đất cung cấp năng lượng cho chip.
- Pin 14 là thiết bị đầu cuối Vcc của chip, và nó được sử dụng để cung cấp cho
chip nguồn điện.

19
Thông số kỹ thuật
- Dải điện áp hoạt động: +4.75 đến + 5.25V
- Điện áp hoạt động được đề xuất: + 5V
- Điện áp nguồn tối đa: 7V
- Dòng điện tối đa được phép rút qua mỗi đầu ra cổng: 8mA
- Đầu ra TTL
- Tiêu thụ ít điện năng
- Thời gian tăng điển hình: 18ns
- Thời gian giảm điển hình: 18ns
 Tìm hiểu IC 74LS32(Cổng OR):

20
Thông số kỹ thuật
- Dải điện áp hoạt động: 2 - 6V.
- Dòng điện tối đa được phép rút qua mỗi đầu ra cổng: 8mA.
- Nhiệt độ hoạt động: 0°C đến 75°C.
- Bao gồm 4 cổng OR, mỗi cổng có 2 ngõ vào, 1 ngõ ra.
- Kiểu chân: DIP 14.
Sơ đồ chân IC 74LS32:

Để sử dụng IC cổng logic 74LS32, chỉ cần cấp nguồn cho nó bằng chân
Vcc và chân Ground. Điện áp hoạt động điển hình của IC là + 5V, nhưng
nó cũng có thể hoạt động ở + 7V. Điện áp đầu ra của IC trên chân Y sẽ
bằng điện áp hoạt động của IC. Theo bảng sự thật cổng OR, khi một
trong hai hoặc cả hai đầu vào của cổng ở mức cao thì đầu ra sẽ ở mức
cao. Bảng sự thật của cổng OR như sau:

A B Q
21
0 0 0
1 0 1
0 1 1
1 1 1

g. Khối hiển thị

- Chức năng: Hiển thị kết quả thông qua led.


- Lý do lựa chọn:
+ Để đáp ứng nhu cầu hiển thị kết quả thông qua led, ta có thể dùng led dây, led
đoạn, led đơn,….
+ Chọn thanh led 10 đoạn vì led hiển thị rõ kết quả, độ sáng đều dễ nhìn, có thể
kết hợp nhiều đoạn để đáp ứng số ngõ ra yêu cầu

22
- Thông số kỹ thuật:

+ Kích thước: dài 0.9in, rộng 0.3in, khoảng cách giữa các đoạn 0.1in.

+ Dòng: 10mA

+ Điện áp: 1.8V


+ Công suất mỗi led: 18mW

23
PHẦN 3: MẠCH MÔ PHỎNG TRÊN PHẦN MỀM
PROTUES
1) Trường hợp 5 tối 1 sáng

24
2) Trường hợp 5 sáng 1 tắt

25

You might also like