You are on page 1of 33

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

L/O/G/O
1
Giảng viên: Nguyễn Ngọc Lan
Điện thoại: 0906 112 986
Email: ngoclan@hvtc.edu.vn

2
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Số tín chỉ : 2
Thời gian lên lớp: 30 tiết

3
TÀI LIỆU MÔN HỌC
1. Tài liệu chính:
[1] Học viện Tài chính, Giáo trình Kinh tế môi trường,
NXB Tài chính, 2013.
2. Tài liệu tham khảo:
[2] Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kinh tế
và Quản lí môi trường, NXB Thống kê, 2003.
[3] Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Giáo trình Kinh
tế tài nguyên và môi trường, NXB Đại học Quốc gia, 2005.
3. Trang web:
Tổng cục môi trường: www.vea.gov.vn
Bộ Tài nguyên và môi trường: www.monre.gov.vn
Chương trình môi trường của LHQ: www.unep.org
MỤC TIÊU MÔN HỌC

1. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về


kinh tế học trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.
2. Giúp cho người học nhận thức được tầm quan trọng
của tài nguyên môi trường đối với nền kinh tế và
những tác động của hệ kinh tế đến tài nguyên môi
trường.
3. Lí giải được các nguyên nhân kinh tế làm cạn kiệt tài
nguyên và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; qua đó
đề ra các biện pháp nhằm làm chậm lại, chấm dứt hoặc
đảo ngược tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và
suy thoái môi trường.
NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu


Kinh tế môi trường
Chương 2. Môi trường và phát triển
Chương 3. Kinh tế học về tài nguyên thiên nhiên
Chương 4. Kinh tế học về chất lượng môi trường
Chương 5. Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án
đầu tư phát triển
Chương 6. Quản lí nhà nước về môi trường
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1

Giúp sinh viên nắm vững:


1. Sự ra đời tất yếu khách quan của môn học KTMT
2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của KTMT
3. Ý nghĩa thực tiễn của môn học này trong việc giải
quyết những vấn đề môi trường nảy sinh trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội.
1.1. Khái quát sự ra đời và phát triển Kinh tế môi trường
Câu hỏi 1. Con người xuất hiện từ đâu?
Và tồn tại, phát triển được nhờ đâu?
=> Môi trường chính là cơ sở tiền đề cho sự sống
và phát triển của con người.
Câu hỏi 2. Con người đã và đang đối xử
với môi trường như thế nào?
3. Nền văn minh công nghiệp

2. Nền văn minh nông nghiệp

1. Nền kinh tế tự nhiên


a. Kinh tế tự nhiên
=> Trong nền kinh tế tự nhiên, con người sống
hài hòa với thiên nhiên.
b. Nền văn minh nông nghiệp
=> Trong nền văn minh nông nghiệp, môi trường tuy có
bị con người tác động mạnh mẽ nhưng chưa đến mức bị
phá vỡ nghiêm trọng và còn mang tính cục bộ.
c. Nền văn minh công nghiệp
=> Sự phát triển của loài người trong thời kì này đã và
đang khiến thiên nhiên bị phá hủy hơn bao giờ hết,
khiến nguồn sống của con người bị đe dọa và tương lai
của nhân loại trở nên thiếu bền vững.
Câu hỏi 5. Làm thế nào để con người tồn tại
và phát triển lâu bền trên Trái đất này?
Muốn loài người có được tương lai tốt đẹp và bền
vững thì cần phải tiến hành đánh giá, đo lường các tác
động đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong các
quyết định kinh tế.
Hay nói cách khác, cần phải đưa các vấn đề tài
nguyên, môi trường vào các chính sách phát triển kinh tế
và quyết định đầu tư.

=> Sự ra đời và phát triển của khoa học


Kinh tế môi trường
Kinh tế môi trường là gì?
Kinh tế môi trường là một nhánh của kinh tế học,
nghiên cứu các vấn đề tài nguyên, môi trường theo quan
điểm và phương pháp phân tích của kinh tế học, tập trung
vào các nội dung sau:
a) Xem xét các hoạt động kinh tế tác động đến tài nguyên
thiên nhiên và môi trường ra sao?
b) Xem xét cách thay đổi thể chế và chính sách kinh tế
như thế nào để tạo được cân bằng giữa các tác động
tài nguyên, môi trường với mong muốn của con người
và những đòi hỏi của hệ sinh thái?
(a) (b)
Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Kinh tế chất lượng môi trường
Nghiên cứu vai trò cung cấp Nghiên cứu dòng chất thải từ
nguyên vật liệu thô của môi hoạt động kinh tế và những tác
trường tự nhiên cho hoạt động động của chúng vào môi trường
kinh tế. tự nhiên.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế môi trường
Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế môi trường là môi
trường sống với các mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và
qui định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường, nhằm đảm
bảo sự phát triển ổn định, liên tục, bền vững trên cơ sở
bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Kinh tế môi trường
(i) Nghiên cứu và từng bước hoàn thiện các vấn đề cơ bản về
lí luận và phương pháp của khoa học Kinh tế môi trường để
phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
(ii) Phổ biến sâu rộng các lí luận, phương pháp và đặc biệt là
các kinh nghiệm trong Kinh tế môi trường cho mọi đối tượng.
(iii) Đánh giá những tác động của các hoạt động phát triển
đến môi trường. Tiếp cận phân tích kinh tế của những tác
động tới môi trường.
(iv) Góp phần thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự
án phát triển thông qua phân tích chi phí – lợi ích và
phân tích chi phí hiệu quả.
(v) Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược
phát triển, những phương thức quản lí môi trường hợp lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của Kinh tế môi trường
(Sinh viên đọc giáo trình)

* Phương pháp hệ thống


* Phương pháp phân tích cận biên.
* Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí.
HẾT CHƯƠNG 1

33

You might also like