You are on page 1of 3

HỌ VÀ TÊN: VÕ NGỌC TRANG

MSSV: 31201021583
Bài tập buổi 4 Luật doanh nghiệp 1/9/2021
Câu 1: Mọi thành viên hợp danh đều là người sáng lập của công ty hợp
danh [ SAI ]
Giải thích:
Theo khoản 1 điều 186 Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh, nên
không bắt buộc thành viên hợp danh đều là người sáng lập của công ty hợp
danh.
Câu 2: Khi một thành viên hợp danh chết,người thừa kế đủ năng lực hành vi
dân sự đương nhiên trở thành thành viên hợp danh của công ty [SAI]
Giải thích:
Theo điểm h khoản 1 điều 181 luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng khi thành
viên hợp danh chết, người thừa kế được hưởng phần giá trị tài sản của thành
viên đó, nhưng để có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty thì cần phải
có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên.
Câu 3: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự không được là thành viên
của công ty hợp danh [SAI]
Giải thích:
Trường hợp 1:
Theo điểm e khoản 2 điều 17 luật doanh nghiệp chỉ quy định người đang bị truy
cứu trách nhiệm hình sự không được là thành viên hợp danh hay người quản lý
công ty, còn thành viên góp vốn thì Luật không quy định nên người đang bị truy
cứu trách nhiệm hình sự vẫn được là thành viên của công ty hợp danh- thành
viên góp vốn.
Câu 4: Thành viên hợp danh không được đồng thời tham gia quản lý một doanh
nghiệp khác kinh doanh cùng ngành nghề với công ty hợp danh [SAI]
Giải thích:
Theo khoản 2 điều 180 luật doanh nghiệp không quy định thành viên hợp danh
không được đồng thời tham gia quản lý một doanh nghiệp khác kinh doanh cùng
ngành nghề, chỉ cấm thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc
nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để
tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Câu 5: Thành viên góp vốn không có quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp
định kỳ của hội đồng thành viên [SAI]
Giải thích:
Theo điểm a khoản 1 điều 187, Thành viên góp vốn có quyền sau tham gia họp,
thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp định kỳ của Hội đồng thành viên.
Câu 6: Thành viên hợp danh không có tư cách nguyên đơn, bị đơn trong các vụ
kiện liên quan đến công ty [SAI]
Giải thích:
Theo khoản 1 điều 184 luật doanh nghiệp 2020 quy định các thành viên hợp
danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt
động kinh doanh hằng ngày của công ty. Vì vậy khi có vụ kiện gì xảy ra thì
thành viên hợp danh cũng có thể là bị đơn hoặc nguyên đơn.
Câu 7: Tài sản của thành viên hợp danh hoàn toàn độc lập với tài sản của công
ty hợp danh [ĐÚNG]
Giải thích:
Theo điều 179 luật doanh nghiệp 2020 quy định Tài sản của công ty hợp danh
bao gồm:
-Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
-Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện
nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp
danh nhân danh cá nhân thực hiện;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì mặt dù thành viên hợp
danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
công ty theo điểm b khoản 1 điều 177 luật doanh nghiệp 2020. Nhưng tài sản
của thành viên hợp danh không phải là tài sản của công ty, mà trong đó chỉ có
phần tài sản là tài sản góp vốn của thành viên hợp danh đã được chuyển quyền
sở hữu cho công ty thì mới được xác định là tài sản của công ty.
Do đó: Đối với trường hợp là thành viên hợp danh của một công ty hợp danh,
nhưng tài sản của thành viên đó không phải là tài sản của công ty.
Câu 8: Bất kì thành viên nào của công ty hợp danh cũng có quyền chuyển
nhượng phần vốn góp của mình nhưng phải theo điều kiện do điều lệ quy định.
[ĐÚNG]
Giải thích:
Theo khoản 3 điều 180 Luật doanh nghiệp 2020 Thành viên hợp danh được
chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp nếu được sự chấp thuận của các
thành viên hợp danh còn lại.
Câu 9: Hội đồng công ty hợp danh không thể bổ nhiệm một thành viên góp vốn
làm Giám đốc công ty [ĐÚNG]
Giải thích:
Theo khoản 1 điều 182 luật doanh nghiệp 2020 quy định Hội đồng thành viên
bầu một thành viên hợp danh làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu
Điều lệ công ty không có quy định khác. Và kết hợp với điểm b Khoản 2 điều
187 thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được tiến
hành công việc kinh doanh nhân danh công ty nên kết luận rằng một thành viên
góp vốn không thể làm giám đốc công ty.

You might also like