You are on page 1of 5

Bài 13: dòng điện trong kim loại (có mở rộng và có nhắc lại kiến thức

cũ, có thể dùng để thuyết trình)


I/ Các tính chất điện của kim loại
Như tất cả các vật liệu khác, kim loại cũng do các nguyên tử liên kết với nhau.
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển động có hướng.
- Kim loại là chất dẫn điện tốt ( vì điện trở suất rất nhỏ, có giá trị xấp xỉ
10^-8 Ôm mét)
 Điện trở suất là một đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện theo
chiều dài và tiết diện của mỗi chất. Về bản chất, điện trở suất chính là
khả năng cản trở sự dịch chuyển theo hướng của các hạt mang điện.
 Điện trở suất càng nhỏ, vật dẫn điện càng tốt

- Dòng điện qua vật dẫn kim loại tuân theo đl Ôm ( ở nhiệt độ không đổi
I=U/R)

- Dòng điện qua vật dẫn kim loại thì vật dẫn nóng lên, do tác dụng nhiệt
của dòng điện.
 Giữa điện trở suất và nhiệt độ có sự tương quan khá lớn. Thông
thường, điện trở suất của kim loại tỷ lệ thuận với nhiệt độ
 Có sự thay đổi gì trong kim loại khi tiếp xúc với nhiệt của dòng
điện? Nhiệt độ càng cao sẽ khiến khả năng dẫn điện của kim
loại càng giảm vì các electron tự do đang chuyển động hỗn loạn sẽ
chuyển động thành dòng khi được nối với nguồn điện. Khi nhiệt độ
tăng, sự dao động của các cation tăng lên khiến cản trở dòng electron
chuyển động tự do trong kim loại
 Nhiệt độ tăng thì điện trở suất tăng, thì khả năng dẫn điện giảm
C2 SGK/78: Vì sao điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng?
Khi nhiệt độ tăng, các ion kim loại ở nút mạng tinh thể dao động mạnh dẫn đến
độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại tăng làm tăng sự cản trở chuyển động
của êlectron tự do.
Vì vậy. khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại tăng, điện trở của kim
loại tăng.

II/ Bản chất dòng điện của kim loại


1) Hạt tải điện trong kim loại
Ta đã biết lớp ngoài cùng của 1 nguyên tử có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron, do ít
electron ở lớp ngoài cùng nên chúng sẽ liên kết yếu với hạt nhân => dễ bị
tách ra khỏi nguyên tử
Khi nguyên tử bị mất electron hoá trị (electron ở lớp ngoài cùng) sẽ trở thành
các ion +. Các Ion+ này liên kết với nhau 1 cách trật tự tạo nên mạng tinh thể
KL. Và các electron bị tách ra đó chuyển động hỗn loạn trong không gian
trống của mạng tinh thế gọi là electron tự do.
Giải thích sự hình thành của dòng điện trong kim loại?
 SGK/74 phần I ý 3.

2) Bản chất của dòng điện trong KL


III/ Giải thích các tính chất điện của kim loại
- Nhiệt độ càng cao=> các ion trong mạng tinh thể dao động càng mạnh=>
tăng tính mất trật tự của mạng=> electron va chạm với chỗ mất trật tự=>
điện trở cho KL tăng=> Khả năng dẫn điện giảm

- Chuyển động có hướng của electron có sinh công nên gọi là va chạm năng
lượng, năng lượng đó biến thành nội năng của kim loại => điện trở sinh ra
nhiệt khi dòng điện đi qua, các linh kiện khác cũng z ( chắc vậy á chứ ai
biết đâu )

- Nói về công thức xíu: ( theo cách tao hiểu thôi)


Vì điện trở suất bị thay đổi dựa vào nhiệt độ của dòng điện, nên trong cthuc mới
sinh ra 1 cái là p và 1 cái là po, và (t – to) là độ biến thiên nhiệt độ ( khi nhiệt độ
tăng dần theo thời gian)
- Hình 13.2 SGK/75 là chứng minh cho cthuc đó
Hệ số nhiệt điện trở của mỗi KL không những phụ thuộc vào nhiệt độ, mà
còn vào độ sạch và chế độ gia công vật liệu.
Độ sạch và chế độ gia công vật liệu ảnh hưởng như thế nào đến hệ số nhiệt
điện trở của KL đó?

Vì sao người ta chọn dây bạch kim để làm nhiệt kế điện trở dùng trong
công nghiệp? (C1 SGK/75)

=> Nhiệt kế điện trở dùng trong công nghiệp là một thiết bị xác định nhiệt độ
của vật dựa vào sự thay đổi điện trở của nó theo nhiệt độ. Do vậy để là một nhiệt
kế điện trở có độ chính xác cao, ta phải dùng các vật liệu có hệ số nhiệt điện trở
∝ thay đổi mạnh và tuyến tính theo nhiệt độ và có nhiệt độ nóng chảy cao. Bạch
kim là vật liệu đáp ứng tốt yêu cầu trên.
III/ Điện trở ở KL ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn
Khái niệm của nhiệt độ tới hạn?
 Nhiệt độ mà tại đó vật liệu trở thành chất siêu dẫn được gọi là nhiệt
độ tới hạn.
Vật liệu siêu dẫn là vật liệu như nào?
 Mức điện trở của vật dẫn trở về bằng 0 (dòng điện không bị cản
trở) khi vật thể ở nhiệt độ đủ thấp
Các ứng dụng của vật liệu siêu dẫn trong thực tế?

 Chuyển tải điện năng


 Giúp đoàn tàu hoạt động êm ái trên đệm từ
 Tạo ra máy gia tốc mạnh
 Máy đo điện trường siêu chuẩn xác
 Dụng cụ ngắt mạch điện từ trong máy tính điện tử siêu tốc
 Máy quét MRI dùng trong y học

V/ Hiện tượng nhiệt điện

Suất điện động nhiệt điện trong mạch có độ lớn phụ thuộc vào bản chất của
hai thanh kim loại và độ chênh lệch nhiệt độ hai mối nối. Phụ thuộc như
nào?

 Có sự chênh lệch thì trong mạch kín mới có dòng điện, từ đó tạo ra
dòng nhiệt điện. Bản chất hai thanh kim loại khác nhau tức là có
đặc điểm nguyên tử khác nhau, ảnh hưởng khác nhau đến điện trở
suất ( câu trl này tao tự nghĩ chứ trên mạng ko có nên tao không
chắc, tao chỉ trl dựa trên cái tao hiểu mấy cái tao tra)

Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào: Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai
đầu mối hàn.

C3 SGK/78: Điện trở của kim loại thường và siêu dẫn khác nhau như thế
nào?
Điện trở của kim loại thường và siêu dẫn khác nhau ở chỗ:
+ Khi nhiệt độ giảm thì điện trở suất của kim loại thường sẽ giảm đều theo hàm
bậc nhất đối với nhiệt độ: ρ=ρ0.[1+α.(t–t0)]ρ=ρ0.[1+α.(t–t0)]
+ Còn đối với chất siêu dẫn thì khi nhiệt độ giảm xuống thấp hơn nhiệt độ tới
hạn TCTC thì điện trở suất đột ngột giảm xuống bằng không

C4 SGK/78: Do đâu mà cặp nhiệt điện có suất điện động?


=> Với một sợi dây dẫn kim loại có một đầu nóng và một đầu lạnh, thì chuyển
động nhiệt của êlectron sẽ làm cho một số êlectron ở đầu nóng dồn về đầu lạnh.
Khi đó đầu nóng tích điện dương, đầu lạnh tích điện âm. Giữa đầu nóng và đầu
lạnh có một hiệu điện thế.
- Khi dùng hai dây dần kim loại khác nhau và hàn hai đầu với nhau, một mối hàn
giữ nhiệt độ cao, một mối hàn ở nhiệt độ thấp thì hiệu điện thế giữa đầu nóng và
đầu lạnh của từng dây sẽ khác nhau, khiến cho mạch có một suất điện động gọi
là suất điện động nhiệt điện.
Nguyên nhân có điện trở suất trong kim loại là do?
 trong quá trình chuyển động có hướng dưới tác dụng của điện
trường, các electron va chạm với các ion ở nút mạng
Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện
chạy qua là:
 Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền
cho ion(+) khi va chạm.
Điện trở của kim loại KHÔNG phụ thuộc trực tiếp vào
 hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại.
Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ:
 Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.

Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân ( câu hỏi tự nghĩ)

I/ Bản chất dòng điện trong chất điện phân

1) Trong thí nghiệm phần I, ngta bảo: “cho MỘT LƯỢNG NHỎ” axit,
hoặc bazo hoặc muối thì dòng điện tăng mạnh”, vậy nếu tăng nồng
độ hoặc thay đổi độ mạnh yếu của 3 chất có làm ảnh hưởng đến
dòng điện không? Ảnh hưởng như nào?

2) Tại sao nước cất không dẫn điện?

3) Phân tử trung hoà là gì?

You might also like