You are on page 1of 24

GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ

Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1


------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 1

MÁY GIA TỐC VÒNG

CƠ SỞ VẬT LÝ VÀ NGUYÊN TẮC GIA TỐC

Cùng với sự phát triển của máy gia tốc tĩnh điện và máy gia tốc tuyến tính rf tiềm
năng của máy gia tốc vòng cũng đã được nhận thấy và một số ý tưởng cho các máy
gia tốc này cũng đã được phát triển trong hàng năm qua. Các hạn chế về kỹ thuật đối
với máy gia tốc rf đã gặp phải trong những năm đầu của thế kỷ 20 là việc tạo ra các
nguồn rf công suất cao đã khuyến khích cho việc tìm kiếm các phương pháp gia tốc
khác hay tìm kiếm các ý tưởng cho các máy gia tốc mà sẽ sử dụng các trường rf nhỏ
hơn cũng có thể tạo ra hiệu suất như thế.

Các sự quan tâm về máy gia tốc vòng nhanh chóng trở thành quan tâm hàng đầu của
thiết kế máy gia tốc và trong suốt thế kỷ hai mươi để có thể tạo ra các gia tốc hạt lên
đến năng lượng hàng triệu electron vôn. Chỉ phát minh của anh em nhà Varian về
nguồn rf klystron cao tần ở Stanford vào năm 1937 đã cung cấp những gì cần thiết
cho sự phát triển của máy gia tốc tuyến tính để một lần nữa đạt đến hiệu suất trung
bình của các máy gia tốc vòng. Khi đó từ khi cả hai loại máy gia tốc này đã được
phát triển hơn thế nữa và không có loại nào trong hai loại này làm tốt hơn kiểu còn
lại. Thật tế, cả hai kiểu gia tốc này đều có các ưu điểm và nhược điểm nhất định
riêng của từng kiểu và chuy yếu tùy vào ứng dụng của từng loại gia tốc.

Các máy gia tốc vòng dựa trên các nam châm từ hường để điều khiển các quỹ đạo
hạt mang điện chuyển động dọc theo quỹ đạo kín. Sự gia tốc trong tất cả các loại
máy gia tốc vòng ngoại trừ máy betatron luôn bị tác động bởi một hay vài hốc cộng
hưởng mà được đi qua bởi chùm hạt gia tốc nhiều lần trong suốt quá trình chuyển
động của hạt trên quỹ đạo. Điều này đơn giản hóa rất đáng kể hệ rf trong máy gia
tốc vòng so với hệ rf trong máy gia tốc tuyến tính mà đối với một số lượng lớn nguồn
cấp năng lượng và các hốc gia tốc được bố trí trong máy gia tốc tuyến tính. Trong
khi mô hình này dường như là ưu tiên hàng đầu cho giải pháp hoàn hảo để tạo ra
chùm hạt năng lượng cao, sự phát triển của nó lập tức bị hạn chế đối với sự gia tốc
electron bởi sự đa dạng của sản phẩm của bức xạ synchrotron.

Sự đơn giản của các máy gia tốc vòng và sự biến mất đáng kể của bức xạ synchrotron
đối với các hạt proton hay các ion nặng đã làm cho máy gia tốc vòng trở thành
nguyên tắc gia tốc thành công nhất để gia tốc hạt đến năng lượng cao nhất có thể
trong các nguyên cứu hạt cỏ bản hay vật lý năng lượng cao.

1
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đối với electron nguyên tắc của các máy gia tốc vòng đã đạt đến giới hạn về kỹ thuật
và kinh tế cho việc gia tốc electron đạt đến năng lượng khoảng 100 GeV do sự mất
mát năng lượng bởi bức xạ synchrotron nên việc tăng năng lượng electron lên trên
100 GeV trở nên khó khăn hơn. Do vậy các nỗ lực khuyến khích các nghiên cứu để
tăng năng lượng electron lên các giới hạn cao hơn sẽ dùng các nguyên tăc gia tốc
tuyến tính trong các máy va chạm thay cho máy gia tốc vòng do sự mất mát năng
lượng hạt bởi bức xạ synchrotron.

Tuy nhiên trong nhiều ứng dụng chùm hạt gia tốc, chỉ sử dụng các hạt có năng lượng
tương đối thấp và vô số các nguyên tắc gia tốc đã được phát triển thỏa mãn các yêu
cầu này. Ta sẽ chỉ thảo luận các nguyên tắc cơ bản ẩn dấu đằng sau trong hầu hết
các máy gia tốc năng lượng trung bình và năng lượng thấp này và chỉ tập trung chi
tiết vào vật lý chùm hạt trong máy synchrotron và vòng lưu trữ.

1.1 Betatron

Trong các máy gia tốc vòng trước tiên ta xem xét các phát minh đã được phát triển
cách đây hàng trăm năm xuât phát từ dạng máy biến thế. Ở đây ta tìm các electron
trong cuộn dây thứ cấp được gia tốc bởi lực điện động cảm ứng được sinh ra bởi
biến thiên thông lượng từ thông qua diện tích của vòng kín của cuộn dây thứ cấp.

Ý tưởng này được đưa ra độc lập bởi một số nhà nghiên cứu [3.7,3.8]. Nhưng cuối
cùng Wideroe mới là người nhận ra tầm quan trọng của bán kính quỹ đạo cố định
được hệ thức hóa bởi điều kiện cần thiết là Wideroe ½, mà mặc dù điều kiện này vẫn
chưa đủ để hệ mày biến thế chùm hạt hay betatron hoạt động được như sau này bởi
vì nó chỉ làm chức năng tối ưu hóa cho sự gia tốc của các tia beta hay các electrons
[3.9].

Máy betatron sử dụng nguyên tắc của máy biến thế, mà cuộn dây thứ cấp được thay
bằng chùm electron chuyển động tròn trong một buồng kín có dạng hình bánh donut
“hình ống vòng xuyến”. Từ trường thay đổi theo thời gian (từ trường động – từ
trường biến thiên) được bao kín bởi quỹ đạo electron và các electron nhận một lượng
năng lượng trong mỗi một vòng quay mà bằng với lực điện động được sinh ra bởi từ
trường biến thiên này. Sơ đồ bố trí các thành phần cơ bản của máy betatron được
biểu diễn trong hình 1.1.

2
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1.1 Sơ đồ nguyên tắc gia tốc vòng trong máy betatron

trường gia tốc được xác định bởi tích phân phương trình Maxwell như sau:
1 𝑑
∇ × ⃗E = − ⃗B (1.1)
c 𝑑𝑡

và sử dụng định lý Stoke ta có năng lượng nhận được trên một quay:
1 𝑑Φ
∮ 𝐸⃗ 𝑑𝑠 = − 𝑐 𝑑𝑡 (1.2)

Với Φ là từ thông trong đường tích phân kín mà tương ứng với quỹ đạo thiết kế của
chùm hạt.

Các hạt đi theo quỹ đạo đường tròn dưới tác dụng của lực Lorentz của từ trường
đồng nhất. Ta sử dụng hệ tọa độ trụ (r, φ,y), trong hệ tọa độ này các hạt chuyển động
theo trục ϕ theo chiều kim đồng hồ dọc theo quỹ đạo tròn. Lực Lorentz được cân
bằng với lực hướng tâm và ta có phương trình chuyển động của hạt ở trạng thái
cân bằng này:
𝛾𝑚𝑣 2 𝑒
− 𝑣𝐵⊥ = 0 (1.3)
𝑟 𝑐

Với γ là năng lượng của hạt tính theo đơn vị là năng lượng nghĩ và hướng của từ
trường vuông góc với mặt phẳng của quỹ đạo. Từ (1.3) ta có động lượng của hạt
𝑒
𝑝 = 𝛾𝑚𝑣 = 𝑟𝐵⊥ (1.4)
𝑐

Lực gia tốc thì bằng với tốc độ thay đổi động lượng của hạt và có thể đưa ra từ vi
phân thời gian phương trình (1.3). Lực này cần phải tỷ lệ với thành phần điện trường
phương vị Eφ trên quỹ đạo

3
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
𝑑𝑝 𝑒 𝑑𝑟 𝑑𝐵⊥
=− ( 𝐵⊥ + 𝑟 ) = 𝑒𝐸𝜑 (1.5)
𝑑𝑡 𝑐 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Theo điều kiện Wideroe cho quỹ đạo hạt không đổi dr/dt = 0 cho phép sự chứa của
chùm hạt trong buồng chân không hình bánh donut quanh từ trường. Điện trường
cảm ứng chỉ có thành phần theo góc Eφ khi ta giả sử rằng từ trường được bao kín bởi
chùm hạt hình tròn là từ trường đồng nhất hay ít nhất từ trường đối xứng quanh trục.
Vế bên trái của (1.2) sẽ trở thành, lưu ý rằng đối với từ trường dương thì điện trường
cảm ứng là âm:

∮ 𝐸⃗ 𝑑𝑠 = − ∫ 𝐸𝜑 𝑅𝑑𝜑 = −2𝜋𝑅𝐸𝜑 (1.6)

Hay nói theo cách khác, từ (1.5) ta có


𝑒 𝑑𝐵(𝑅)
𝑒𝐸𝜑 = 𝑅 (1.7)
𝑐 𝑑𝑡

Và sử dụng (1.6) và (1.7) vào (1.2) ta sẽ có


𝑑Φ 𝑑𝐵(𝑅)
= 2𝜋𝑅 2 (1.8)
𝑑𝑡 𝑑𝑡

Lưu ý rằng từ thông hoàn toàn được bao kín bởi quỹ đạo hạt cũng có thể được biểu
diễn bởi một trường trung bình được bao kín bởi quỹ đạo hạt, nên ta có thể đặt Φ =
̅̅̅̅̅̅̅, với 𝐵(𝑅)
𝜋𝑅 2 𝐵(𝑅) ̅̅̅̅̅̅̅ là từ trường trung bình trong quỹ đạo có bán kính R. Khi đó tốc
độ thay đổi của từ thông là
𝑑Φ 𝑑𝐵(𝑅)
= 𝜋𝑅 2 (1.9)
𝑑𝑡 𝑑𝑡

So sánh biểu thưc này với (1.8) ta có được điều kiện Wideroe ½ [3.9]
1
𝐵 (𝑅 ) = ̅̅̅̅̅̅̅
𝐵 (𝑅 ) (1.10)
2

Đây là điều kiện để hạt có quỹ đạo ổn định có nghĩ là từ trường tại quỹ đạo
hạt bằng một nữa mật độ thông lượng từ trường trên toàn quỹ đạo. Điều kiện này
cần phải được thỏa mãn để đạt được chùm hạt có quỹ đạo ổn định trong máy gia tốc
betatron. Bằng cách điều chỉnh tổng thông lượng từ trường đi qua quỹ đạo hạt sao
cho từ trường trung bình bên trong quỹ đạo tròn gấp hai lần từ trường ở quỹ đạo mà
hạt đang gia tốc trên đường tròn có bán kính không đổi R bên trong ống chân không
hình bánh donut.

Các thành phần cơ bản của máy betatron như trong hình 1.1 có tính đối xứng trục.
Trong tâm của nam châm ta nhận thấy hai khe của từ trường có độ mở khác nhau.
Một khe có bán kính = R cung cấp từ trường điều hướng (hay còn gọi trường bẻ

4
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
cong) cho các hạt chuyển động dọc theo quỹ đạo tròn. Một khe còn lại ở mặt phẳng
giữa ở của return yoke trung tâm được điều chỉnh và được sử dụng để chỉnh từ trường
sao cho thỏa điều kiện ½ Wideroe. Từ trường nhìn chung được tạo ra bởi vòng điện
tròn cộng hưởng ở tần số ac của nguồn cung cấp điện chính. Trong cấu hình này các
cuộn dây nam châm đóng vai trò các cuộn cảm ứng và được liên kết song song với
tụ điện bank được điều chỉnh với nguồn ac có tần số 50 hay 60Hz.

Tốc độ nhận động lượng được xác định bởi tích phân (1.5) theo thời gian và ta
tìm ra rằng sự thay đổi động lượng thì tỷ lệ với sự thay đổi của từ trường
𝑒 𝑑𝐵⊥ 𝑒
Δ𝑝 = 𝑅 ∫ 𝑑𝑡 = 𝑅∆𝐵⊥ (1.11)
𝑐 𝑑𝑡 𝑐

Động lượng hạt chỉ phụ thuộc vào từ trường tức thời và không phụ thuộc vào tốc độ
thay đổi của từ trường. Đối với các từ trường thay đổi chậm điện trường được tạo ra
thì nhỏ hơn nhưng các hạt sẽ bù vào sự suy giảm gia tốc bởi các hạt di chuyển lâu
hơn trong điện trường gia tốc thấp hơn này. Trong khi tốc độ thay đổi của nam châm
không ảnh hưởng đến năng lượng hạt, nhưng nó chắc chắn xác định giá trị từ thông
của hạt được gia tốc trên đơn vị thời gian. Động lượng hạt cực đại chỉ được xác định
bởi bán kính quỹ đạo và từ trường cực đại ở quỹ đạo trong suốt chu ky gia tốc:
𝑒
𝑝𝑚𝑎𝑥 = 𝑅𝐵𝑚𝑎𝑥 (𝑅) (1.12)
𝑐

Nguyên tắc betatron cũng đúng cho bất kỳ hạt mang điện nào và đúng cho mọi năng
lượng gia tốc hạt khi điều kiện ổn định (1.10) không phụ thuộc vào các tham số của
hạt. Tuy nhiên theo thói quen ta tìm thấy rằng nguyên tắc betatron không phù hợp
cho vấn đề gia tốc các hạt nặng như là proton. Các từ trường trong betatrong cũng
như kích thước của nam châm trong betatron đã thiết lập các giới hạn thực tế cho
động lượng cực đại của hạt gia tốc có thể đạt được. Kerst đã xây dựng máy betatron
lớn nhất cho đến bây giờ có bán kính R = 1,23m, từ trường cực đại ở quỹ đạo gia tốc
là 8,1kG và khối lượng tổng của nam châm là 350 tấn, gia tốc hạt đạt đến động lượng
cực đại theo dự đoán là 300 MeV/c.

Đối với các ứng dụng thực nghiệm ta quan tâm đến động năng của hạt 𝐸𝑘𝑖𝑛 =
√(𝑐𝑝)2 + (𝑚𝑐 2)2 − 𝑚𝑐 2 . Trong trường hợp của electron năng lượng nghĩ mec2 thì
nhỏ so với động lượng cực đại cp = 300 MeV và do vậy năng lượng của electron từ
máy betatron này là

𝐸𝑘𝑖𝑛 ≈ 𝑐𝑝 = 300 𝑀𝑒𝑉 (1.13)

Trái ngược với kết quả này, ta tìm thấy rằng động năng của proton nhỏ hơn nhiều

5
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1 (𝑐𝑝)2
𝐸𝑘𝑖𝑛 ≈ = 48 𝑀𝑒𝑉 (1.14)
2 𝑚𝑝 𝑐 2

Bởi vì khối lượng của proton lớn hơn nhiều so với khối lượng của electron nên năng
lượng nghĩ của proton là mpc2 = 938,28 MeV.

Phương pháp khác, các phương pháp gia tốc hiệu quả hơn cho hạt nặng, đã được
phát triển cho gia tốc proton và do đó các betatron chỉ được sử dụng cho gia tốc
electron như tên của máy. Phần lớn các máy betatron được thiết kế cho năng lượng
gia tốc lên đến cao nhất 45 MeV và được sử dụng để tạo ra chùm electron hay chùm
tia X cứng cho các ứng dụng y khoa hay trong các ứng dụng kỹ thuật khác ví dụ
như kiểm tra các mối hàn kim loại…

1.2 Hội tụ yếu

Điều kiện Wideroe ½ là điều kiện cần thiết để đạt được quỹ đạo hạt ổn định ở
bán kính quỹ đạo cố định R. Tuy nhiên điều kiện ổn định này không đủ cho các hạt
còn tồn tại (sống sót) sau quá trình gia tốc. Bất kỳ một hạt nào bắt đầu đi ra ví dụ
với hơi có một độ dốc đứng sẽ trong suốt quá trình gia tốc theo sau đi theo quỹ đạo
xoắn ốc liên tục đi lên cho đến khi nó đụng phải đỉnh hay cái đáy của máy gia tốc
và bị mất vào trong các thành buồng chân không của máy.

Mặc dù việc xây dựng và kiểm tra ban đầu của máy dạng betatrong thì không
thành công, nhưng Wideroe nhận ra rằng đây là điều cần thiết để hội tụ chùm tia và
nó cần trở thành một phần cỏ bản của tất cả các thiết kế máy gia tốc trong tương lai.

Các lý thuyết đầu tiên về ổn định chùm hạt và hội tụ chùm hạt được đề xuất và
theo đuổi bởi Walton [3.10] và sau đó bởi Steenbeck người mà xây dựng hệ thức
điều kiện ổn định cho hội tụ yếu và đã áp dụng nó vào thiết kế thành công đầu tiên
máy betatron gia tốc hạt đến năng lượng 1,9 MeV [3.11] vào năm 1935 tại công ty
Siemens – Schuckert ở Berlin nước Đức mặc dù dòng gia tốc đo được bằng ống
đếm Geiger thì rất thấp. Các vấn đề hội tụ trong máy betatron cuối cùng được giải
quyết trong phân tích quỹ đạo chi tiết bởi Kert và Serber [3.12].

Để đưa ra điều kiện ổn định chùm hạt ta lưu ý rằng (1.3) chỉ đúng ở quỹ đạo lý
tưởng R. Đối với quỹ đạo có bán kính bất kỳ r lực hồi phục sẽ là:
𝛾𝑚𝑣 2 𝑒
𝐹𝑥 = − 𝑣𝐵𝑦 (1.15)
𝑟 𝑐

Ở đây ta sử dụng hệ tọa độ vuông góc ba chiều (x,y,z) chuyển động dọc theo
quỹ đạo tròn với trục x hướng ra theo phương bán kính và trục y theo hướng trục
(vuông góc với x theo phương vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo tròn).

6
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong từ trường đồng nhất lực hồi phục sẽ bằng không đối với bất kỳ quỹ đạo
nào. Để đưa vào hội tụ ta giả sử rằng từ trường ở quỹ đạo bao gồm một độ dốc từ
trường sao cho một sự thay đổi nhỏ (vi phân) của x từ quỹ đạo lý tưởng, r = R + x =
R(1+x/R), từ trường dẫn hướng sẽ trở thành
𝜕𝐵𝑦 𝑅 𝜕𝐵𝑦 𝑥
𝐵𝑦 = 𝐵0𝑦 + 𝑥 = 𝐵0𝑦 (1 + ) (1.16)
𝜕𝑥 𝐵0𝑦 𝜕𝑥 𝑅

Sau khi đưa (1.16) vào (1.15) thì lực hồi phục sẽ là
𝛾𝑚𝑣 2 𝑥 𝑒 𝑥
𝐹𝑥 ≈ (1 − ) − 𝑣𝐵0𝑦 (1 − 𝑛 ) (1.17)
𝑅 𝑅 𝑐 𝑅

ở đây ta giả sử rằng x ≪ R và định nghĩa chỉ số trường


𝑅 𝜕𝐵𝑦
𝑛=− (1.18)
𝐵0𝑦 𝜕𝑥

với (1.3) ta có lực hồi phục theo phương ngang


𝛾𝑚𝑣 2 𝑥
𝐹𝑥 = (1 − 𝑛) (1.19)
𝑅 𝑅

phương trình chuyển động dưới ảnh hưởng của lực hồi phục trong mặt phẳng
lệch hay mặt phẳng ngang với 𝐹𝑥 = 𝛾𝑚𝑥̈ là

𝑥̈ + 𝜔𝑥2 𝑥 = 0 (1.20)

Mà có dạng chính xác là phương trình của dao động tử điều hòa có tần số
𝑣
𝜔𝑥 = √1 − 𝑛 = 𝜔0 √1 − 𝑛 (1.21)
𝑅

Với ω0 là tần số quay quanh quỹ đạo chính. Hạt thực hiện dao động quanh quỹ
đạo lý tưởng hay còn gọi là quỹ đạo tham chiếu với biên độ x(s) và tần số dao động
ωx. Bởi vì đặc trưng hội tụ này được phát hiện trong sự phát triển của betatron nên
ta xem chuyển động hạt này như là các dao động betatron với tần số betatron ω. Từ
phương trình (1.21) ta lưu ý điều kiện ổn định mà yêu cầu rằng chỉ số trường không
lớn hơn 1 để ngăn chặn biên độ betatron tăng theo hàm số e mũ:

𝑛<1 (1.22)

Để chùm hạt hoàn toàn ổn định thì ta cần phải chứng minh rằng cũng có sự ổn
định chùm hạt theo phương thẳng đứng. Lực hồi phục theo phương đứng yêu cầu
thành phần từ trường theo phương ngang phải hữu hạn và phương trình chuyển động
trở thành

7
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
𝑒
𝛾𝑚𝑦̈ = 𝑣𝐵𝑥 (1.23)
𝑐

Phương trình Curl của Maxwell là

𝜕𝐵𝑥 𝜕𝐵𝑦
− =0
𝜕𝑦 𝜕𝑥

Có thể được tích phân và ta có thành phần từ trường phương ngang với
phương trình (1.16) và (1.18)
𝜕𝐵𝑦 𝐵0𝑦 𝐵0𝑦
𝐵𝑥 = ∫ 𝑑𝑦 = − ∫ 𝑛 𝑑𝑦 = −𝑛 𝑦 (1.24)
𝜕𝑥 𝑅 𝑅

Thay phương trình (1.24) vào phương trình (1.23) sau vài phép biến đổi với
(1.3) thì ta có phương trình chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng là

𝑦̈ + 𝜔𝑦2 𝑦 = 0 (1.25)

Các hạt thực hiện các dao động betatron ổn định quanh mặt phẳng ngang ở giữa
với tần số betatron theo phương đứng là

𝜔𝑦 = 𝜔0 √𝑛 (1.26)

Miễn sao chỉ số trường dương thì quỹ đạo dao động ổn định

𝑛>0 (1.27)

Tóm tại: ta đã vừa tìm ra rằng độ biến thiên trường trong từ trường dẫn hướng
có thể làm cho chùm hạt ổn định theo cả hai phương mặt phẳng ngang và đứng miễn
sao chỉ số trường thỏa điều kiện

0<𝑛<1 (1.28)

Mà lần đầu tiên được đưa ra và được áp dụng bởi Steenbeck [3.11] và do vậy
nó cũng còn được gọi là điều kiện ổn định Steenbeck.

Nếu nhìn kỹ hơn vào điều kiện ổn định cho thấy rằng độ biến thiên trường chỉ
làm hội tụ trong mặt phẳng thẳng đứng thì sẽ làm quỹ đạo hạt phân kỳ trong mặt
phẳng phương ngang. Lý do tại sao ta nhận hội tụ trong cả hai mặt phẳng là vì rằng
có hội tụ mạnh từ kiểu nam châm hình rẽ quạt mà độ hội tụ này lớn hơn sự phân kỳ
từ độ biến thiên từ trường. Kiểu hội tụ này là tính chất vốn có của dạng hình học của
nam châm. Ví dụ một hạt di chuyển song song và bên ngoài quỹ đạo lý tưởng thì bị
làm lệch hướng nhiều bởi từ trường đồng nhất hơn một chuyển động theo quỹ đạo
lý tưởng dẫn đến hội tụ hiệu dụng hướng hạt đến quỹ đạo lý tưởng. Ngược lại một

8
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
hạt di chuyển song song và bên trong quỹ đạo lý tưởng thì bị làm lệch hướng ít và
do đó lại nhận sự làm lệch hướng hạt về quỹ đạo lý tưởng.

Điều kiện ổn định thật sự quy định rằng sự phân kỳ trong mặt phẳng ngang có
thể ít hơn sự hội tụ của nam châm hình quạt cung cấp sự hội tụ trong mặt phẳng
đứng. Cơ bản độ biến thiên trường cung cấp một công cụ để phân phối nam châm
hình quạt hội tụ mạnh trong cả hai mặt phẳng. Phương pháp này của hội tụ chùm hạt
được biết như là hội tụ yếu ngược lại với nguyên tắc hội tụ mạnh mà sẽ được nêu ở
phần sau.

1.3 Dập tắt đoạn nhiệt

Trong suốt quá trình thảo luận về hội tụ ngang ở mục trước ta đã bỏ qua ảnh
hương của gia tốc. Để kể đến sự ảnh hưởng của việc gia tốc vào động học chùm hạt,
ta sử dụng phương trình lực Lorentz cho chuyển động phương đứng như là ví dụ.
Phương trình chuyển động theo phương đứng là
𝑑 𝑒
(𝛾𝑚𝑦̇ ) = 𝑣𝑠 𝐵𝑥 (1.30)
𝑑𝑡 𝑐

ở đây ta đã sử dụng điện trường 𝐸⃗ = (0,0, Ex) và từ trường 𝐵


⃗ = (Bx, By, 0) trong
hệ tọa độ vuông góc (x,y,z). Nhân phương trình (1.30) với c2 và thực hiện vi phân
hai vế theo thời gian ta có phương trình chuyển động ở quỹ đạo cân bằng

𝛾𝑚𝑐 2𝑦̈ + 𝛾̇ 𝑚𝑐 2𝑦̇ = 𝑒𝑐𝜔0𝑅𝐵𝑥 (𝑅 ) (1.31)

Đưa phương trình (1.24) vào phương trình (1.31) ta được phương trình chuyển
động trong mặt phẳng thẳng đứng dưới ảnh hưởng của điện trường gia tốc và từ
trường hội tụ:
𝐸̇
𝑦̈ + 𝑦̇ + 𝑛𝜔02 𝑦 = 0 (1.32)
𝐸

Với 𝐸̇ là năng lượng hạt nhận được trên một đơn vị thời gian. Đây là phương
trình vi phân của dao động tử tắt dần có lời giải:

𝑦 = 𝑦0 𝑒 −𝛼𝑦 𝑡 cos 𝜔𝑡 (1.33)

Với 𝜔 ≈ 𝜔0 √𝑛 và hệ số tắt dần


1 𝐸̇
𝛼𝑦 = (1.34)
2𝐸

9
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Về mặt kỹ thuật đối với sự gia tốc khả thi 𝐸̇ thời gian dập tắt 𝜏𝑦 = 𝛼𝑦−1 là rất
dài so với chu ky dao động và do đó ta có thể xem thời khắc dập tắt như là hằng số.
Đường bao 𝑦𝑚𝑎𝑥 = 𝑦0 𝑒 −𝛼𝑦 𝑡 của dao động (1.33) suy giảm theo
1 𝐸̇
𝑑𝑦𝑚𝑎𝑥 = − 𝑦 𝑑𝑡 (1.35)
2 𝐸 𝑚𝑎𝑥

Mà sau khi lấy tích phân trở thành

𝑦𝑚𝑎𝑥 𝐸0
=√ (1.36)
𝑦0,𝑚𝑎𝑥 𝐸

Biên độ dao động betatron bị suy giảm khi năng lượng của hạt tăng. Kiểu dập
tắt này được gọi là dập tắt đoạn nhiệt. Tương tự độ dốc 𝑦′ cũng như các tham số dao
động phương ngang cũng chịu cùng ảnh hưởng dập tắt đoạn nhiệt trong suốt quá
trình gia tốc. Ta định nghĩa độ trưng của chùm hạt “emittance” trong cả hai mặt
phẳng bởi tích 𝜖𝑢 = 𝑢𝑚𝑎𝑥 𝑢′𝑚𝑎𝑥 , với u biểu diễn cho trục x hoặc trục y. Do dập tắt
đoạn nhiệt độ trưng của chùm hạt này bị suy giảm tỷ lệ nghịch với năng lượng như
sau
1
𝜖~ (1.37)
𝐸

không có sử dụng lý thuyết gì riêng biệt trong nguyên tắc gia tốc betatron để
đưa ra ảnh hưởng của dập tắt đoạn nhiệt. Do đó ta mong đợi hiệu ứng này cũng sẽ
tổng quát cho sự gia tốc bất kỳ loại hạt nào.

Sự phát triển của betatron đóng vai trò quan trọng trong vật lý gia tốc hạt bởi
một số lý đo sau. Nó đã minh họa các điều kiện cần để hội tụ hạt, nêu lên hiện tượng
dập tắt đoạn nhiệt và đã khuyến khích Schwinger xây dựng lý thuyết bức xạ
synchrotron [3.4]. Ông ta đã nhận ra rằng năng lượng electron được gia tốc cực đại
trong betatron cần phải được giới hạn bởi năng lượng mất do bức xạ synchrotron.
Ta sẽ không đi chi tiết về bức xạ synchrotron trong phần này. Nhưng ta lưu ý rằng
công suất bức xạ synchrotron tức thời được cho bởi:
2 𝑟𝑒 𝑐
𝑃𝛾 = 𝐸 2 𝐹⊥2 (1.38)
3 (𝑚𝑐 2 )3

Với lực phương ngang là


𝑒 𝑐𝑝 𝐸
𝐹⊥ = 𝑣𝐵 ≈ 𝑒𝐵 = ≈ (1.39)
𝑐 𝑅 𝑅

Khi đó năng lượng mất trên một quay trong máy gia tốc vòng là

10
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2𝜋𝑅 𝐸4
∆𝐸𝛾 = 𝑃𝛾 𝑇𝑟𝑒𝑣 = 𝑃𝛾 = 𝐶𝛾 (1.40)
𝑐 𝑅

với
𝑚
𝐶𝛾 = 8,85 × 10−5 (1.41)
𝐺𝑒𝑉 3

năng lượng mất do bức xạ synchrotron tăng đột ngột theo bậc bốn của năng
lượng và nhanh chóng dẫn đến giới hạn của máy gia tốc khi năng lượng mất trên
một vòng trở nên bằng với năng lượng hạt nhận được trên một vòng gia tốc.

1.4 Sự gia tốc do trường rf (trường dao động)

Hầu hết các kiểu máy gia tốc vòng sử dụng hốc cộng hưởng nhỏ gọn mà được
kích thích bởi bộ khuếch đại rf. Các hạt đi ngang qua hốc này theo chu kỳ và nhận
năng lượng từ các trường điện từ trong mỗi một lần đi qua hốc. Từ trường nam châm
định hướng chỉ làm mỗi một việc dẫn hướng chùm hạt di qua các hốc lặp lại. Về mặt
kỹ thuật kiểu gia tốc này có vẻ như rất khác với nguyên tắc gia tốc betatron. Tuy
nhiên về mặt cơ bản không có sự khác biệt nào. Ta vẫn còn dựa vào nguyên tắc của
máy biến thế mà trong trường hợp của betatron trông rất giống như máy biến thế ở
tần số thấp, trong khi các hốc gia tốc là máy biến thế cho tần số rất cao. Điện trường
sinh ra trong cả hai trường hợp đều do từ trường biến thiên theo thời gian.

Kể từ khi các trường của hốc là trường dao động, sự gia tốc không phải lúc nào
cũng xuất hiện trong hốc và đối với sự gia tốc bội ta cần phải thỏa các điều kiện cụ
thể của sự đồng bộ giữa chuyển động của hạt và dao động của trường. Thời gian hạt
cần đi dọc theo quỹ đạo cần phải là số nguyên lần của chu ky dao động đối với
trường rf. Sự đồng bộ này phụ thuộc vào vận tốc hạt, đường đi của hạt, từ trường và
tần số rf. Sự kiểm soát cụ thể của một hay nhiều trong các tham số này định nghĩa
các kiểu khác nhau của máy gia tốc hạt sẽ được thảo luận trong các mục sau.

1.4.1 Máy Microtron

Sơ đồ cấu hình máy microtron [3.13] được biểu diễn trong hình 1.2. Các hạt đi
ra từ nguồn phát đi qua hốc gia tốc và sau đó đi theo quỹ đạo hình tròn trong từ
trường đồng nhất để quay trở lại hốc gia tốc. Sau mỗi một lần gia tốc các hạt đi theo
quỹ đạo tròn có bán kính lớn hơn cho đến khi đến biên của nam châm. Bán kính
cong của quỹ đạo có thể được xác định từ phương trình Lorentz (1.3)
1 𝑒𝐵 𝑒𝐵
= = (1.42)
𝑟 𝑐𝑝 𝑚𝑐 2 𝛾𝛽

Và thời gian chuyển động hết một vòng quỹ đạo của hạt có vận tốc v là

11
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2𝜋𝑟 2𝜋𝑚𝑐 𝛾
𝜏= = (1.43)
𝑣 𝑒 𝐵

Do đó thời gian chuyển động này của hạt tỷ lệ với năng lượng hạt và tỷ lệ
nghịch với từ trường. Nên lưu ý rằng đối với hạt chuyển động dưới tương đối tính
với γ 1 thì thời gian chuyển động của hạt trên một vòng quỹ đạo là không đổi ngay
cả khi động lượng của hạt tăng. Quãng đường di chuyển dài hơn đối với hạt có động
lượng cao hơn thì được bì bởi vận tốc cao hơn. Tuy nhiên khi các hạt đạt đến năng
lượng tương đối tính thì cơ chế đồng bộ này bắt đầu không còn đúng nữa. Để hạt
tiếp tục còn được gia tốc thì các điều kiện cụ thể cần phải được thỏa mãn.

Hình 1.2. Sơ đồ nguyên lý của máy gia tốc microtron.

Một hạt đã thực hiện vòng thứ n đi qua hốc gia tốc và năng lượng của nó được
gia tốc. Sự thay đổi trong suốt khoảng thời của vòng thứ n + 1 so với vòng thứ n tỷ
lệ với sự tăng năng lượng Δγ. Sự tăng năng lượng trong thời gian chuyển động của
mỗi một vòng cần phải là số nguyên lần của chu kỳ tần số rf. Giả sử rằng thời gian
chuyển động của vòng đầu tiên nhất khi năng lượng hạt vẫn còn ở dưới tương đối
tính γ 1, thì bằng với một chu kỳ của rf, ta kết luận rằng cơ chế đồng bộ được đảm
cho tất cả các vòng nếu

∆𝛾 = 1 (1.44)

Hay bằng bội số nguyên lần. Để tạo ra máy microtron năng lượng nhận được
từ hốc gia tốc trong mỗi một qua hốc cần phải là

12
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
∆𝐸𝑒 = 511 𝑘𝑒𝑉 𝑐ℎ𝑜 𝑒𝑙𝑒𝑐𝑡𝑟𝑜𝑛; ∆𝐸𝑝 = 938 𝑀𝑒𝑉 𝑐ℎ𝑜 𝑝𝑟𝑜𝑡𝑜𝑛 (1.45)

Trong khi điều kiện cho electron có thể đạt được thì về mặt kỹ thuật, thì không
thể vào lúc này có thể tạo ra điện thế gần 1 GV cho hốc gia tốc cho proton. Do vậy
nguyên tắc microtron đặc biệt chỉ thích hợp cho gia tốc electron.

Kích thước của nam châm áp đặt giới hạn thực tế cho năng lượng cực đại của
hạt được gia tốc. Một nam châm đơn thì gần như tỷ lệ theo bậc ba của bán kính cong
của quỹ đạo và do vậy khối lượng của nam châm cũng tỷ lệ bậc ba theo năng lượng
cực đại của hạt được gia tốc. Cơ bản các máy microtron có nam châm đơn được sử
dụng để gia tốc electron có năng lượng lên đến khoảng từ 25 – 30 MeV.

Để làm giảm bớt các giới hạn về kỹ thuật cũng như về kinh tế và để cải thiện
việc kiểm soát điều kiện đồng bộ, khái niệm của máy microtron truy vết quỹ đạo
“race track microtron” đã được phát triển [3.14,15]. Trong máy microtron kiểu này
nam châm được chia ra ở giữa máy và đặt vuông góc với quỹ đạo ở hai đầu máy như
trong hình 1.3.

Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý gia tốc máy truy vết quỹ đạo microtron [3.15]

Không gian mở ở giữa cung cấp không gian cho một máy gia tốc tuyến tính
ngắn mà cho phép gia tốc electron lên năng lượng khoảng vài đơn vị γ do đó làm
giảm số quỹ đạo cần thiết để đạt đến năng lượng cần gia tốc mong muốn. Các nam
châm là các dạng phẳng và tỷ lệ hình dạng ban đầu giống như hình vuông có bán
kính cong.

1.4.2 Máy Cyclotron

13
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Điều kiện đồng bộ của microtron đã chứng tỏ là quá khó khăn để gia tốc các
hạt nặng như proton. Tuy nhiên để dẫn ra kết luận này ta phải bỏ qua điều kiện đồng
bộ tầm thường Δγ = 0. Điều kiện này yêu cầu rằng năng lượng hạt là không tương
đối tính mà giới hạn của năng lượng gia tốc hạt đạt được cực đại cần phải nhỏ hơn
nhiều so với năng lượng nghĩ của hạt. Giới hạn này không được quan tâm cho trường
hợp gia tốc electron kể từ khi các máy gia tốc tĩnh điện đã gia tốc được hạt lên đến
năng lượng cao hơn năng lượng này nhiều. Tuy nhiên đối với proton năng lượng
gia tốc nhỏ hơn nhiều so với năng lượng nghĩ của nó 938 MeV thì rất được quan
tâm. Điều này được công nhận bởi Lawrence và Edlesfsen [3.16] vào năm 1930
trong quá trình phát minh ra nguyên tắc gia tốc cyclotron và lần đầu tiên một thiết
bị như thế được xây dựng bởi Lawrence và Livingston vào năm 1932 [3.17].

Nguyên tắc cyclotron mượn lại từ trường đồng nhất và hốc gia tốc rf mà mở
rộng ra ngoài toàn bộ độ mở của nam châm như biểu diễn trong hình 1.4.

Hốc gia tốc cơ bản được cấu tạo có dạng hình hộp đựng thuốc cắt thành hai
nữa, có trường gia tốc được sinh ra giữa hai nữa này và được đặt vào giữa hai cực
của nam châm. Bởi vì hình dạng của nữa hộp đựng thuốc, những hốc này được gọi
là các Dee “D” của máy cyclotron.

14
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý gia tốc của máy cyclotron. Mặt cắt đứng hình trên,
hình dưới là mặt cát ngang ở giữa máy.

Các quỹ đạo hạt xuất hiện hầu như trong trường ở vùng rỗng bên trong của D
và đi ngang qua khe gia tốc giữa hai D hai lần trên một quỹ đạo tròn. Do sự tăng
năng lượng, các quỹ đạo có dạng xoắn ốc ra bán kính lớn hơn. Thời gian chuyển
động của hạt bên trong D được điều chỉnh bởi việc lựa chọn từ trường sao cho nó
bằng với một nữa chu kỳ của rf. Nguyên tắc của cyclotron cơ bản dựa trên máy linac
của Wideroe trong một cuộn dây từ trường mục đích để tiết kiệm không gian và thiết
bị rf. Tuy nhiên về cơ bản việc sử dụng trường trong các ống rỗng hay là trong D
kèm với việc tăng độ dài đường đi giữa các khe gia tốc thì giống nhau.

Thời gian chuyển động một vòng trên quỹ đạo có bán kính r trong máy
cyclotron được xác định từ (1.43):
2𝜋𝑟 2𝜋 𝑚𝑐 𝛾
𝜏= = (1.46)
𝑣 𝑒 𝑍𝐵

Với ta đặt γ = 1 và cho phép gia tốc các ion có điệnt tích nguyên tử Z. Giữ cho
từ trường không đổi ta có tần số chuyển động trên các quỹ đạo tròn không đổi và do
vậy có thể áp vào một nguồn rf có tần số không đổi
𝑍𝑒𝐵
𝐵 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 ⟹ 𝑓𝑟𝑒𝑣 = = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 = 𝑓𝑟𝑓 (1.47)
2𝜋𝑚𝑐𝛾

Vởi frf là tần số của nguồn rf trong hốc gia tốc.

Nguyên tăc của máy cyclotron được giới hạn cho các hạt gia tốc không tương
đối tính. Các proton được gia tốc lên đến năng lượng khoảng 2,5% năng lượng nghĩ
vào cỡ 20 – 25 MeV thì được xem là không tương đối tính. Khi hạt trở nên tương

15
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
đối tính γ > 1, tần số chuyển động tròn trở nên nhỏ hơn và hạt chuyển động không
còn đồng bộ với tần số nguồn rf.

Tần số rf phụ thuộc vào điện tích bộ Z của các hạt được gia tốc và từ trường B.
Từ (3.47) các tần số sau được yêu cầu cho các kiểu hạt gia tốc khác nhau:

𝑓𝑟𝑓 [𝑀𝐻𝑧] = 1,53 𝐵[𝑘𝐺 ] 𝑐ℎ𝑜 𝑝𝑟𝑜𝑡𝑜𝑛,


𝑓𝑟𝑓 [𝑀𝐻𝑧] = 0,76 𝐵[𝑘𝐺 ] 𝑐ℎ𝑜 𝑑𝑒𝑢𝑡𝑒𝑟𝑜𝑛, (1.48)
𝑓𝑟𝑓 [𝑀𝐻𝑧] = 0,76 𝐵[𝑘𝐺 ] 𝑐ℎ𝑜 𝐻𝑒 ++ ,
Tuy nhiên khi để ý kỹ hơn điều kiện đồng bộ cho thấy rằng chỉ có những tần số rf
cho phép thấp nhất thôi. Bất kỳ bội số nguyên lẻ của các tần số này (1.48) cũng sẽ
được chấp nhận.

Miễn sao hạt không đạt đến năng lượng tương đối tính động năng cực đại của
hạt Ekin phụ thuộc vào kiểu hạt, từ trường B và bán kính quỹ đạo cực đại R khả dĩ
trong máy cyclotron và được cho bởi
1 (𝑐𝑝)2 𝑍 2 𝑒 2 𝐵2 𝑅 2
𝐸𝑘𝑖𝑛 = 𝑚𝑣 2 = = (1.49)
2 2𝑚𝑐 2 2𝑚𝑐 2

Một số ví dụ cho động năng cực đại như sau:

𝐸𝑘𝑖𝑛 [𝑀𝑒𝑉 ] = 0,48 𝐵 2 [𝑘𝐺 2]𝑅 2 [𝑚2] 𝑐ℎ𝑜 𝑝𝑟𝑜𝑡𝑜𝑛


𝐸𝑘𝑖𝑛 [𝑀𝑒𝑉 ] = 0,24 𝐵 2 [𝑘𝐺 2]𝑅 2 [𝑚2] 𝑐ℎ𝑜 𝑑𝑒𝑢𝑡𝑒𝑟𝑜𝑛
𝐸𝑘𝑖𝑛 [𝑀𝑒𝑉 ] = 0,48 𝐵 2[𝑘𝐺 2]𝑅 2[𝑚2 ] 𝑐ℎ𝑜 𝐻𝑒 ++ (1.50)

Thông lượng hạt phản ánh cấu trúc thời gian của trường rf. Đối với trường rf
liên tục thì thông lượng hạt cũng liên tục có các cụm ngắt quãng rất nhỏ ở các khoảng
cách bằng với chu kỳ dao động của trường gia tốc. Đối với trường rf có dạng xung
thì rõ ràng thông lượng hạt phản ánh cấu trúc xung vĩ mô của trường rf hơn là cấu
trúc xung vi mô như trong trường rf liên tục.

1.4.3 Máy Synchro Cyclotron

Sự giới hạn đối với năng lượng không tương đối tính của nguyên tăc cyclotron
chỉ do giả sử rằng tần số rf là hằng số. Mô hình này của hệ rf thì thỏa yêu cầu và
hiệu quả nhất nhưng nó không thỏa các giới hạn cho năng lượng gia tốc. Các kỹ
thuật có thể làm thay đổi tần số sóng rf trong hốc gia tốc.

Khi kỹ thuật phát triển cho gia tốc hạt lên đến năng lượng càng cao càng tốt,
thì chùm hạt cần tăng hội tụ là quan trọng. Trong mặt phẳng ngang điều này đạt được
bởi sự hội tụ yếu như đã nêu ở các mục trước. Trong điều kiện ổn định không gian
pha theo phương dọc thì chưa được nói đến. Veksler [3.18] và McMillan[3.19] một

16
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
cách độc lập đã khám phá ra và xây dựng hệ thức nguyên tắc hội tụ pha mà là tính
chất đặc trưng hội tụ cơ bản cho các máy gia tốc hạt năng lượng cao dựa trên trường
gia tốc rf và đã được kiểm chứng vào những năm sau đó [3.20].

Cả hai khả năng sóng rf có tần số thay đổi và nguyên tắc hội tụ pha được thực
hiện trong máy synchro cyclotron. Trong phiên bản này của máy cyclotron, tần số rf
được thay đổi theo hệ số tương đối tính γ từ gia trị bằng một “không tương đối tính”.
Thay cho (1.47) ta có tần số chuyển động của hạt hay tần số rf
𝑍𝑒𝐵
𝑓𝑟𝑓 = (1.51)
2𝜋𝛾𝑚𝑐

Khi B = const tần số rf cần phải được điều chỉnh như sau
1
𝑓𝑟𝑓 ~ (1.52)
𝛾(𝑡)

Để giữ được sự đồng bộ hóa. Năng lượng nhất thời của hạt γ(t) có thể xác định
từ phương trình chuyển động 1/r = ZeB/(cp) mà ta giải cho động năng hạt

√𝐸𝑘𝑖𝑛 (𝐸𝑘𝑖𝑛 + 2𝑚𝑐 2 ) = 𝑒𝑍𝐵𝑟 (1.53)

Máy gia tốc lớn nhất từng được xây dựng dựa trên nguyên tắc này là máy
synchro cyclotron 184 in ở tại phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley LBL vào năm
1946 [3.21]. Khối lượng của nam châm là 4300 tấn, tạo ra từ trường cực đại là 15
kG và bán kính có quỹ đạo cực đại là 2,337 m. Từ (1.53) ta kết luận rằng động năng
cực đại của proton nên là Tmax = 471 MeV trong khi đó đã đạt được động năng cực
đại của proton là 350 MeV. Sự suy giảm này hầu như là do yếu tố là từ trường cực
đại 15 kG không trải rộng ra đến quỹ đạo cực đại do các yêu cầu về hội tụ. Nguyên
tắc của synchro cyclotron cho phép sự gia tốc các hạt đến năng lượng lớn hơn trong
nhiều vòng chuyển động của hạt bên trong nam châm của máy cyclotron. Quãng
đường di chuyển này đòi hỏi phải thỏa thêm hội tụ yếu như đã nêu trong tính chất
liên kết với nguyên tắc betatron để đạt được thông lượng hạt đủ lớn ở đầu cuối của
chu kỳ gia tốc. Như đã nêu trong mục 2 ta biết rằng ảnh hưởng hội tụ trong cả hai
mặt phẳng yêu cầu thành phần từ trường phương đứng giảm khi bán kính tăng. Đối
với sự hội tụ như nhau trong cả hai mặt phẳng thì chỉ số trường phải là n = ½ và do
đó từ trường phải tỷ lệ theo như
1
𝐵𝑦 (𝑟)~ (1.54)
√𝑟

Từ trường thì thấp đáng kể ở bán kính lớn so với từ trường tại tâm của nam
châm.

17
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Từ trường này phụ thuộc vào vị trí xuyên tâm cũng dẫn đến sự hiệu chỉnh điều
kiện theo vết tần số (1.52). Khi cả hai từ trường và năng lượng hạt thay đổi, cơ chế
đồng bộ chỉ được đảm bảo nếu tần số rf được điều chỉnh như sau
𝐵[𝑟(𝑡)]
𝑓𝑟𝑓 ~ (1.55)
𝛾(𝑡)

Bởi vì sự cần thiết của việc điều chỉnh tần số, thông lượng hạt có dạng cấu trúc
xung vĩ mô bằng với chu kỳ của sự hiệu chỉnh rf. Phân tích chi tiết của các vấn đề
vật lý máy gia tốc synchro cyclotron có thể được tìm thấy trong tài liệu tham khảo
[3.22].

1.4.4 Máy Isochron Cyclotron

Sự điều chỉnh tần số trong synchro cyclotron về mặt kỹ thuật thì khá phức tạp
và cần phải khác nhau cho các loại hạt khác nhau. Một sự khám phá có ý nghĩa để
giải quyết vấn đề này xuất hiện khi Thomas [3.23] nhận thấy rằng sự phụ thuộc bán
kính của từ trường có thể được hiệu chỉnh theo cách mà thỏa năng năng lượng của
hạt. Điều kiện (1.55) trong trường hợp này trở thành
𝐵[𝑟(𝑡)]
𝑓𝑟𝑓 ~ = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (1.56)
𝛾(𝑡)

Để làm cho tương thích với (3.56) với yêu cầu hội tụ, sự biến thiên mạnh theo
phương vị của từ trường được đưa vào
𝜕𝐵𝑦 (𝑟,𝜑)
≠0 (1.57)
𝜕𝜑

Trong bản chất cốt yếu, nguyên tắc hội tụ yếu được thay thế bởi hội tụ mạnh,
với các lực hội tụ được thiết lập dọc theo quỹ đạo hạt trong lúc thỏa điều kiện đồng
bộ chỉ trên giá trị trung bình trong mỗi một vòng quỹ đạo sao cho
1
2𝜋
∮ 𝐵𝑦 [𝑟 (𝑡), 𝜑]𝑑𝜑 ~ 𝛾(𝑡) (1.58)

Sự phát triển của máy gia tốc vòng cuối cùng cũng đã tạo ra quỹ đạo gia tốc
trên quỹ đạo tròn đầy đủ. Bắt đầu từ việc sử dụng trường rf có tần số không đổi để
gia tốc các hạt ta đã tìm thấy sự cần thiết phải điều chỉnh tần số rf để thỏa điều kiện
đồng bộ cho hạt trong giới hạn chuyển tiếp sang tương đối tính. Ứng dụng của các
sơ đồ nam châm hội tụ tinh tế, mà được biết như hội tụ mạnh, cuối cùng cho phép
quay trở lại cách hiệu quả nhất của gia tốc hạt với tần số sóng rf không đổi.

Các máy isochron cyclotron tạo ra chùm hạt gồm các nhóm hạt nhỏ liên tục ở
tần số rf. Thông lượng hạt proton cao làm cho máy gia tốc này trở thành nguồn phát

18
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
proton năng lượng cao hiệu quả nhất mà thường được dùng ở các bia để tạo ra các
chùm meson như kaon và pion thông lượng cao.

1.4.5 Máy Synchrotron

Năng lượng hạt cực đại được giới hajtn đến vài trăm MeV miễn sao còn dùng
theo nguyên tắc gia tốc cyclotron cơ bản bởi vì thể tích gia tốc và do đó chi phí cho
việc tao nên nam châm trở nên rất lớn và không thể thực hiện được. Các năng lượng
cao hơn có thể đạt được và có đủ khả năng đạt được nếu bán kính quỹ đạo R được
giữ không đổi. Trong trường hợp này trung tâm của nam châm không còn cần nữa
và các nam châm nhỏ hơn rất nhiều có thể được đặt dọc theo quỹ đạo hạt không đổi.
Trong hình 1.5 sự xắp xếp các nam châm được trình bày cho máy synchrotron hội
tụ mạnh [3.24] dựa trên cấu trúc FODO mà được nêu trong phần nâng cao.

Hình 1.5. Các nam châm và các hốc gia tốc trong máy synchrotron [3.24]

Phương trình (1.42) vẫn còn có thể sử dụng nhưng bây giờ ta giữ bán kính quỹ
đạo không đổi và có điều kiện cho quỹ đạo thiết kế như sau:
1 𝑒𝐵
= = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (1.59)
𝑅 𝑐𝑝

Điều kiện này có thể được thỏa đối với mọi năng lượng hạt bởi đoạn dốc từ
trường của nam châm tỷ lệ với động lượng hạt. Các hạt được phát vào ở động lượng
thấp và sau đó được gia tốc trong khi trường nam châm điều hướng được tăng để
giữ các hạt trên quỹ đạo có bán kính không đổi trong lúc các hạt nhận năng lượng.

19
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chùm hạt từ máy synchrotron như thế có dạng xung với tốc độ lặp lại được xác định
bởi chu kỳ của từ trường. Điều kiện đồng bộ (1.51) trở thành
𝑍𝑒𝐵
𝑓𝑟𝑓 = (1.60)
2𝜋𝛾𝑚𝑐

Vẫn còn đúng, nhưng do từ trường bị thay đổi tỷ lệ với động lượng hạt ta mong
đợi tần số đòi hỏi sự điều chỉnh miễn sao có sự khác biệt đáng kể giữa năng lượng
và động lượng hạt.

Đối với hạt chuyển động tương đối tính cao giải pháp cho gia tốc hạt đã được
tìm ra mà không đòi hỏi cần có nam châm lớn và chỉ cần trường rf có tần số không
đổi để có hiệu suât tối ưu. Đây là trường hợp của máy synchrotron cho electron có
năng lượng ban đầu tối thiểu cỡ vài chục MeV. Đối với lý do này các electron nhìn
chung được phát vào máy synchrotron có năng lượng khoảng từ 10 – 20 MeV từ
máy gia tốc tuyến tính hay máy microtron.

Tuy nhiên đối với các hạt nặng ta quay trở lại phương pháp điều chỉnh tần số
rf trong suốt các pha đầu của sự gia tốc. Từ (1.60) ta mong muốn tần số chuyển động
của hạt thay đổi theo
𝑍 𝑒𝑐𝐵
𝑓𝑟𝑒𝑣 (𝑡) = 𝛽 (𝑡)~ 𝛽(𝑡) (1.61)
2𝜋𝑐𝑝

Để giữ điều kiện đồng bộ, tần số rf cần phải là bội số nguyên lần của tần số
quay của hạt và cần phải được điều chỉnh tỷ lệ với sự thay đổi của tần số của hạt. Tỷ
số của tần số rf đối với tần số chuyển động của hạt được gọi là số điều hòa

𝑓𝑟𝑓 = ℎ𝑓𝑟𝑒𝑣 (1.62)

Năng lượng cực đại trong máy synchrotron được xác định bởi bán kính của
vòng quỹ đạo R và từ trường cực đại B, và từ (1.59) ta có

𝑐𝑝𝑚𝑎𝑥 = √𝐸𝑘𝑖𝑛 (𝐸𝑘𝑖𝑛 + 2𝑚𝑐 2 ) = 𝐶𝑝 𝐵 [𝑘𝐺 ]𝑅[𝑚] (1.63)


𝐺𝑒𝑉
Với 𝐶𝑝 = 𝑒 = 0,02997926
𝑘𝐺 𝑚

Các máy synchrotron đời đầu đã được xây dựng với nam châm điều hướng hội
tụ yếu mà thêm vào thành phần trường lưỡng cực cũng kể đến độ biến thiên trường
tự hợp với chỉ số trường mà thỏa điều kiện hội tụ (1.28). Các thông tin chi tiết hơn
về synchrotron hội tụ yếu có thể tham khảo trong [3.25,26].

20
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Với sự khám phá nguyên tắc hội tụ mạnh của Christofilos [3.27] và Courant và
các cộng sự [3.28] vào năm 1952 thì ngày càng có nhiều máy synchrotron có hiệu
suât cao được thiết kế và xây dựng.

Storage Ring – vòng lưu trữ

Mặc dù theo quy ước không phải là một máy gia tốc, vòng lưu trữ hạt có thể
được xem như một máy synchrotron được đóng băng theo thời gian. Trong khi các
chức năng cơ bản của vòng lưu trữ chính là các chức năng của máy synchrotron,
chùm hạt nhìn chung không được gia tốc nhưng chỉ được trữ trong quỹ đạo trong
thời gian dài cỡ vài giờ. Ứng dụng ban đầu là trong vật lý năng lượng cao để mang
hai chùm hạt chạy ngược chiều nhau hạt và phản hạt va chạm vào nhau để nghiên
cứu các quá trình của vật lý hạt cơ bản. Các ứng dụng mới hơn và nhiều hơn của
vòng lưu trữ là tạo ra các bức xạ synchrotron áp dụng trong nghiên cứu và kỹ thuật.

1.5 Tóm tắt các tham số đặc trưng

Để tóm tắt các nguyên tắc cở bản cho các máy gia tốc các loại hạt khác nhau,
ta dựa trên hai liên hệ cơ bản: phương trình lực Lorentz
1 𝑒𝐵𝑦
= (1.64)
𝑟 𝛾𝑚𝑐 2 𝛽

Và điều kiện đồng bộ


𝑐𝑒𝐵𝑦
𝑓𝑟𝑓 = ℎ (1.65)
2𝜋𝛾𝑚𝑐 2

Phụ thuộc vào tham số mà trong hai hệ thức này ta muốn giữ là hằng số hay
cho thay đổi thì ta sẽ có các nguyên tắc gia tốc khác nhau như được trình bày trong
bảng 1.1.

Bảng 1.1 Các tham số cho các kiểu nguyên tắc gia tốc khác nhau

Nguyên tăc Năng Vận tốc Quỹ Từ Tần số rf Thông lượng hạt
gia tốc lượng v đạo r trường B

Cyclotron 1 Thay v Không Không Dòng hạt liên tục
đổi đổi đổi nhưng được điều
chỉnh bởi rf
Synchro Thay Thay p B(r) B(r)/(t) Dạng xung
cyclotron đổi đổi
Isochron Thay Thay r = f(p) B(r,φ) Không Dòng hạt liên tục
cyclotron đổi đổi đổi nhưng được điều
chỉnh bởi rf

21
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Proton/Ion Thay Thay R p(t) v(t) Dạng xung
- đổi đổi
synchrotron
Electron - Thay Không R p(t) Không Dạng xung
synchrotron đổi đổi đổi

Có hai tham số hạt và ba tham số thiết bị kỹ thuật mà định nghĩa kiểu hoạt động
của máy gia tốc. Các nguyên tắc gia tốc khác nhau được định nghĩa bởi việc chọn
các tham số này là hằng số hay là thay đổi. Tùy theo mục đích ứng dụng là nghiên
cứu hay ứng dụng kỹ thuật các nguyển tắc gia tốc được sử dụng riêng lẻ hay được
kết hợp với nhau để thiết kế nên máy gia tốc. Cũng phụ thuộc vào năng lượng hạt
gia tốc mà các nguyên tắc gia tốc khác nhau được lựa chọ để tối ưu.

Ví dụ không có lý gì để xây dựng một máy synchrotron proton với proton cần
phải phát vào máy từ một nguồn proton có năng lượng rất thấp. Cách phù hợp nhất
trước tiên là gia tốc proton từ trường tĩnh điện ví dụ như từ máy Cockcroft – Walton
để đưa proton lên năng lượng trung bình, sau đó dùng máy gia tốc tuyến tính để gia
tốc proton lên đến năng lượng cao cỡ vài trăm MeV để phát vào máy synchrotron.

BÀI TẬP

Bài tập 1.1 Cho máy betatron Kerst gia tốc hạt quay ở quỹ đạo có tần số quay 60
Hz. Các electron được đưa vào máy có năng lượng ban đầu là 50 keV, tính từ trường
ở lối vào của electron và năng lượng electron nhận được ở vòng quay đầu tiên. Tính
từ trường và năng lượng electron nhận được trên một vòng quay khi electron ở năng
lượng 20 MeV. Cho biết nguyên nhân electron nhận năng lượng trên một vòng khác
nhau ở hai trường hợp trên.

Bài tập 1.2 Tính dòng điện kích thích tổng ở mỗi một trong hai cuộn dây từ trường
của hai cực nam châm cho máy betatron có basnn kính quỹ đạ hạt gia tốc R =0,4m,
electron gia tốc có động lượng cực đại cp = 42 MeV và khoảng cách giữa hai cực
nam châm là g = 10cm.

Bài tập 1.3 Tính cường độ dòng chùm electron trong máy betatron Kerst mà sẽ tạo
ra bức xạ sychrotron tổng có công suất 1 W với electron có động lượng cp = 300
MeV.

Bài tập 1.4 Thử thiết kế máy microtron để gia tốc electron có năng lượng cực đại E
= 25 MeV. Sử dụng từ trường có độ lớn B = 2140 G.

a) Tính bán kính quỹ đạo lớn nhất của electron ở năng lượng 25 MeV?

22
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
b) Vẽ tiết diện ngang của nam châm có cuộn dây kính thích. Hai cực nam châm
cần phải mở rộng theo phương bán kính ít nhất là 1,5 lần bề cao của khe giữa
hai cực nam châm ra ngoài quỹ đạo cực đại để đạt được từ trường đủ tốt cho
gia tốc. Dùng cuộn dây có tiết diện tổng là 5 cm2. Hãy chọn khe giữa hai cuộn
dây phù hợp?
c) Xác định công suất nguồn điện yêu cầu để cho các cuộn dây từ trường hoạt
động giả sử các cuộn dây này làm bằng đồng và hệ số lấp đầy của đồng là
75%. Có nghĩa là 75% tiết diện của cuộn dây là đồng và phần còn lại là chất
cách điện và chất làm mát. Vậy bạn có nghĩ rằng cuộn dây này có cần nước
làm mát.
d) Các yêu cầu về nguồn điện thay đổi như thế nào nếu ta thay đổi số vòng dây
trong cuộn dây do bởi sự thay đổi dòng điện. Vẫn giữ hệ số lấp đầy là 75%.

Bài tập 1.5 Tính sự thay đổi tần số được yêu cầu để gia tốc proton hay deuteron
trong máy synchro cyclotron từ động năng Ekin,o = 100 keV đến động năng Ekin =
600 MeV. Giữ từ trường không đổi và bỏ qua hội tụ yếu. Dẫn ra công thức cho tần
số frf nguồn cao tần rf như một hàm theo động năng và vẽ đồ thị frf(Ekin). Sự chênh
lệch tần số lớn nhất sẽ bao lớn cho các electron?

Bài tập 1.6 Cho máy synchrotron 400 GeV ở Fermilab có chu vi 6000m. Proton
được đưa vào máy có năng lượng 10 GeV. Tính sự chênh lệch tần số lớn nhất cần
điều chỉnh cho suốt quá trình đồng bộ trong chu kỳ gia tốc. Gia tốc từ 10 GeV đến
400 GeV mất 6 giây. Nếu tần số rf không được điều chỉnh thì chùm hạt thật sự bị
lệch so với chùm hạt lý tưởng di chuyển với vận tốc ánh sáng là bao nhiêu? Năng
lượng cực đại của hạt bây giờ là bao nhiêu? Vẽ đồ thị sự lệch năng lượng của hạt
trong 6 giây này?

Bài tập 1.7 Kiểm tra lại các công thức (1.41) và (1.63) cũng như (1.48) và (1.50)?

23
GV: TRỊNH HOA LĂNG: Giáo trình cao học – lưu hành nội bộ
Nguyên lý và ứng dụng máy gia tốc – Cyclotron – Chương 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

24

You might also like